Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 40: Nói giảm nói tránh

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 40: Nói giảm nói tránh

NÓI GIẢM NÓI TRÁNH

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.

- Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.

- Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong cảm thụ và trong giao tiếp.

 II. Chuẩn bị:

Giáo viên:

- Đọc thêm phần lưu ý và tư liệu tham khảo Phong cách học tiếng Việt PTTH Theo Đinh Trọng Lạc chủ biên.

- PTDH: Bảng phụ ghi các ví dụ

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a / 29 (vắng .)

 2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi: Thế nào là nói quá và nêu tác dụng của phép nói quá? Cho ví dụ và chỉ ra phép nói quá ấy.

 b. Đáp án: Nêu được khái niệm ( 4 đ ), lấy ví dụ đúng, hay 6 đ )

 3. Bài mới: Trong ngôn ngữ thường ngày, những cách nói tế nhị, thanh tao là cần thiết trong một số hoàn cảnh gaio tiếp. Vì vậy tuỳ tình huống mà xử lý ngôn ngữ. Nói giảm nói tránh là phương thức diễn đạt tế nhị trong hoàn cảnh giao tiếp mà người nói không tiện nói ra vì sợ quá phũ phàng hoặc sợ xúc phạm đến người nghe, nói giảm nói tránh là phương thức trái vơi ngoa dụ, phóng đại

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 40: Nói giảm nói tránh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40. Tiếng việt	 Ngày dạy: 21/10/08 
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
- Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.
- Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong cảm thụ và trong giao tiếp.
 II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Đọc thêm phần lưu ý và tư liệu tham khảo Phong cách học tiếng Việt PTTH Theo Đinh Trọng Lạc chủ biên.
- PTDH: Bảng phụ ghi các ví dụ
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 29 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi: Thế nào là nói quá và nêu tác dụng của phép nói quá? Cho ví dụ và chỉ ra phép nói quá ấy.
 b. Đáp án: Nêu được khái niệm ( 4 đ ), lấy ví dụ đúng, hay 6 đ )
 3. Bài mới: Trong ngôn ngữ thường ngày, những cách nói tế nhị, thanh tao là cần thiết trong một số hoàn cảnh gaio tiếp. Vì vậy tuỳ tình huống mà xử lý ngôn ngữ. Nói giảm nói tránh là phương thức diễn đạt tế nhị trong hoàn cảnh giao tiếp mà người nói không tiện nói ra vì sợ quá phũ phàng hoặc sợ xúc phạm đến người nghe, nói giảm nói tránh là phương thức trái vơi ngoa dụ, phóng đại
Gv
Hs
Gv
HsGv
 * Hoạt động 1: Nói giảm nói tránh và tác dụng của của nói giảm nói tránh.
- Học sinh đọc ví dụ ( Bảng phụ )
- Những từ in đậm trong các đoạn trích có ý nghĩa gì? Tại sao người viết và người nói lại dùng cách diễn đạt đó?
(tránh từ chết giảm bớt đau buồn)
- Em có thể tìm những cách nói khác để nói về chết?(quy tiên, toi, chầu trời, ao,)
- Từ bầu sữa có ý nghĩa gì? (tránh dùng từ ngữ hơi thô)
- So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng tế nhị hơn đối vơí người nghe?
(Cách nói thứ hai tế nhị hơn, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận)
- Từ những tìm hiểu trên cho biết thế nào là nói giảm nói tránh? Nêu tác dụng của nói giảm nói tránh?
(diễn đạt sự tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục thiếu lịch sự)
+ Đọc ghi nhớ Sgk/ tr 108
I. Nói giảm nói tránh và tác dụng:
 1. Ví dụ: 
2. Ghi nhớ: Sgk/ tr 108
Gv
Hs
Gv
HsGv
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luỵên tập.
- Cho học sinh làm bài tập theo nhóm sau đó cử đại diện nhóm lên làm trên bảng.
+ Nhận xét bổ sung giáo viên tổng hợp và công nhận kết quả.
- Ở bài tập 2: Cho các nhóm thi làm nhanh, mỗi nhóm 1 cặp câu.
- Bài tập 3: Cho học sinh đặt câu theo mẫu.
Giáo viên thu theo nhóm để chấm điểm nhanh.
BT4 cho học sinh về nhà làm
II. Luyện tập
Bài 1/108: 
 a. đi nghỉ b. chia tay nhau. c. khiếm thị.
 d. có tuổi. e. đi bước nữa
Bài 2/108
 a1 (-) a2 (+) b1 (-) b2 (+) c1 (+) c2(-)
 d1 (+) d2 (-) e1 (-) e2 (+)
Bài 3/108
- Bạn ấy học chưa được giỏi lắm.(bạn ấy học yếu)
- Có lẽ để khi khác thì hay hơn(anh cút đi)
- Anh ấy không được mập lắm.(anh ấy như con cò hương)
- Cô ấy hát không được ngọt ngào lắm.(cô ấy hát quá dở)
- Xin cười nho nhỏ một tí (cấm cười to)
Bài 4/108
 Trong các trường hợp bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình thì không nên nói thẳng. Khi trình bày tường thuật một vấn đề gì tránh cho người khác hiểu lầm cần nói đúng mức độ sự thật vì nói giảm nói tránh sẽ gây bất lợi.
4. Củng cố:
 - Thế nào là nói giảm nói tránh. Nêu tác dụng của nói giảm nói tránh? 
5. Hướng dẫn - dặn dò:
 - Hoàn tành bài tập 4:
 - Ôn lại các kiến thức về truyện ký Việt Nam để kiểm tra 1 tiết văn.
 - Chuẩn bị giấy kiểm tra ( giấy vở )
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • doc40.doc