Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 114: Trả bài tập làm văn số 7

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 114: Trả bài tập làm văn số 7

TIẾT 144: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

A. Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh:

- Nhận biết được kết quả bài viết số 7, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết.

-Thấy được lỗi và có phương hướng khắc phục và sửa chữa các lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn.

- Ôn lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ).

B. Chuẩn bị.

- Kết quả bài viết số 7: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.

- Học sinh:

+ Lý thuyết dạng văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

+ Yêu cầu của đề bài bài viết số 7

- Phương pháp: Trao đổi, thảo luận.

 

docx 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 114: Trả bài tập làm văn số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Giảng:	
TIẾT 144: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A. Mục tiêu cần đạt. 
Giúp học sinh:
- Nhận biết được kết quả bài viết số 7, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết.
-Thấy được lỗi và có phương hướng khắc phục và sửa chữa các lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn.
- Ôn lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ).
B. Chuẩn bị. 
- Kết quả bài viết số 7: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.
- Học sinh: 
+ Lý thuyết dạng văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
+ Yêu cầu của đề bài bài viết số 7
- Phương pháp: Trao đổi, thảo luận.
C. Tiến trình lên lớp. 
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1.Tổ chức.
Sĩ số:
2. Kiểm tra.
Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
* Hoạt động2: Nội dung.
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung kiến thức
Gv gọi Hs đọc lại đề bài viết số 7.
 Ghi đề vào vở.
 Kiểu đề thuộc thể loại nào?
Nội dung của đề yêu cầu ?
 Hình thức của bài viết?
 Lập dàn ý.
 Gv nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết.
 Nhận xét rõ những nhược điểm của bài viết.
+ Nhược điểm chủ yếu trong bài chưa thực hiện tốt và chưa đầy đủ?
Yêu cầu học sinh sửa lỗi bài viết
 + Sửa những lỗi đã mắc cụ thể trong bài viết của mình.
+ Có những thắc mắc gì cần giải đáp.
Đọc 1 số đoạn văn viết tốt có nêu tên.
Đọc 1 số đoạn viết yếu.
I. Đề bài.
 Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt.
II. Phân tích đề, lập dàn ý.
1. Phân tích đề.
-Thể loại: Nghị luận về một bài thơ.
-Vấn đề nghị luận: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “ Bếp Lửa”. 
- Yêu cầu chung:
-Những nội dung cần trình bày trong bài viết:
+ Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ:
 - Gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu.
 - Thể hiện lòng kính yêu, biết ơn của người cháu đi xa, đã trưởng thành với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
 - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Hình thức:
- Bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giữa các phần các đoạn phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với nhau.
-Bài viết trình bày sạch đẹp, khoa học.
2. Lập dàn ý.
a. Mở bài. 
Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa”, nêu ý kiến khái quát của mình về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
b.Thân bài. 
Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:
- Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ.
-Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
-Hình ảnh bếp lửa gợi nhắc cuộc sống –kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh người bà.
-Hình ảnh bếp lửa gợi những suy nghĩ về cuộc đời bà.
-Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà. Bếp lửa bình dị, thân thuộc mà kỳ diệu , thiêng liêng.
- Sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. 
c. Kết bài. 
 Lòng kính yêu trân trọng, biết ơn của người cháu với người bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
III. Nhận xét. 
1. Ưu điểm.
- Đa số các em nắm được phương pháp làm bài.
- Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề.
- Xác định được các luận điểm triển khai để viết bài.
- Nhiều em bài viết có bố cục đầy đủ, chặt chẽ, 
- Trình bày sạch sẽ. 
-Học sinh đã nghị luận được đúng thể loại ,nội dung mà đề bài yêu cầu.(Lương, Thuỳ, Thanh, Thương,Thắng B)
 -Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng ( Lương, Thương, Thắng )
2. Nhược điểm.
- Một số bài viết luận điểm chưa rõ ràng.
- Một số ít chưa nắm vững yêu cầu của đề.
- Phần phân tích chưa sâu, chưa biết chọn lọc các chi tiết tiêu biểu, đặc sắc.
- Một số bài viết cò để nội dung sơ sài, trình bày cẩu thả, chữ viết sai lỗi chính tả nhiều Minh, Sáng, Hà Thắng.
IV. Trả bài, chữa lỗi.
- Trả bài. 
- Lấy điểm. 
- Yêu cầu học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.
- Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn
- Lỗi về chữ viết
- Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.
* Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có).
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
 	- Nhận xét tiết trả bài.
- Kiểm tra lại việc sửa lỗi của học sinh..
 - Về nhà:
 	 	+ Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.
+ Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTra bai tap lam van so 7.docx