Giáo án Tự chọn Ngữ văn lớp 9 học kỳ II

Giáo án Tự chọn Ngữ văn lớp 9 học kỳ II

Tiết 12: TRAU DỒI VỐN TỪ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Củng cố những hiểu biết về cách trau dồi vốn từ: Cách nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ, cách làm tăng vốn từ.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng trau dồi vốn từ qua làm các bài tập.

3. Thái độ :

Hứng thú học tập bộ môn

II. Phương pháp

 Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm

III. Chuẩn bị

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn lớp 9 học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ II
Ngày soạn : 15/02/2013
Ngày giảng : 
 9A: 21/02/2013
 9B : 28/02/2013
Tiết 12: TRAU DỒI VỐN TỪ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về cách trau dồi vốn từ: Cách nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ, cách làm tăng vốn từ.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng trau dồi vốn từ qua làm các bài tập.
3. Thái độ :
Hứng thú học tập bộ môn
II. Phương pháp
	Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
III. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
IV. Kiểm tra bài cũ
D. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
? Nêu những cách để trau dồi vốn từ?
- HS xác định được 2 cách rèn luyện để trau dồi vốn từ chính.
? Tại sao cần phải nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ?
- HS lí giải 
? Ta có thể làm tăng vốn từ cho bản thân bằng những cách nào?
- HS rút ra kinh nghiệm cá nhân. GV bổ sung, rút ra kết luận chung.
HS nêu yêu cầu
? Tìm nghĩa của các từ: đánh, chín , gánh, nắm trong các trường hợp sau: - đánh cho mấy đòn, đánh đuổi giặc, đánh đàn, đánh cờ, đánh chuối để trồng, đánh hàng ra chợ.
- Quả cây đã chín, cơm canh đã chín, vá chín săm xe, ngượng chín mặt.
- Gánh lấy thất bại, gánh lúa về nhà.
- Nắm tay lại để đấm, nắm vắt xôi, nắm chính quyền, nắm kiến thức.
? Phát hiện lỗi dùng từ sau và chữa lại cho đúng:
a. Anh em công nhân đã nhận đầy đủ tiền bù lao của mấy ngày làm thêm ca.
b. Ba tiếng kẻng dóng lên một hồi dài.
c. Một kĩ sư người Nga là cha ruột của súng AK.
d. Trong chiến tranh, nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị tra tấn hết sức cực đoan.
e. Cách đây 25 năm, điểm chuẩn dể du học nước ngoài là 21 điểm vào năm 1981
? Phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa của các từ trong từng cặp từ sau: thám báo - quân báo; tình báo - gián điệp; trinh sát - trinh thám; đối thủ - đối phương.
? Đặt câu với các từ ngữ Hán Việt sau : tinh tú, điều tiết, tiết tháo, phá gia chi tử, công luận, độc thoại.
I. Kĩ năng rèn luyện trau dồi vốn từ
1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
- Một từ có thể nhiều nghĩa, ngược lại một khái niệm có thể được biểu hiện bằng nhiều từ. 
- Vì vậy cần phải có ý thức nắm được nghĩa của từ và sắc thái ý nghĩa của từ trong từng trường hợp thì mới có thể dùng từ một cách chính xác.
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ 
- Gặp từ ngữ khó không hiểu thì ta phải nhờ họ giải thích để hiểu biết và nắm chắc được nghĩa của từ.
- Khi xem sách vở, báo chí nếu gặp từ ngữ nào mình không hiểu nghĩa thì phải tra từ điển hoặc hỏi những người tin cậy để nắm được nghĩa của từ đó để hiểu được nội dung của văn bản- những từ mới cần ghi chép cẩn thận...
II. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1: 
- Đánh (đánh cho mấy đòn): làm đau, làm tổn thương bằng tác động của một lực (nghĩa gốc), các từ đánh còn lại dùng theo nghĩa chuyển.
2. Bài tập 2: a. bù lao = thù lao; b. cha ruột = cha đẻ; c. cực đoan = dã man; ...
3. Bài tập 3: 
Mẫu : lính có nhiệm vụ dò xét thu thập tình hình quân sự phục vụ chiến đấu cho địch thì gọi là thám báo, cho ta thì gọi là quân báo.
4. Bài tập 4: 
Mẫu: Ông ấy vẫn giữ vững tiết tháo của một nhà nho.
HĐ 4 : Củng cố, dặn dò :
1. Củng cố :
? Kháí quát nội dung bài học ?
2. Dặn dò :
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Tìm những từ Hán Việt đồng nghĩa với các từi Hán Việt sau: vấn đáp, tứ tuần, phụ mẫu, ẩm thực, trường độ, cường độ, không phận, tư duy, an khang, thông minh, thiên kiến.
Ngày soạn : 15/02/2013
Ngày giảng : 
 9A: 21/02/2013
 9B : 28/02/2013
Tiết 13
TRAU DỒI VỐN TỪ: NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG NÓI VÀ VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết các lỗi thường gặp, vận dụng để tránh những lỗi đó trong khi nói và viết.
- Học sinh xác định rõ mối quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ. 
- Nắm vững nghĩa của từ, cấu trúc câu, từ đó có cách lựa chọn và sử dụng chuẩn hơn.
2. Kĩ năng
 - Học sinh có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ, câu.
 - Thông qua các bài tập, nâng cao kỹ năng sử dụng từ, câu.
II. Phương pháp
 Thảo luận nhóm
III. Chuẩn bị 
GV : SGK, tư liệu tham khảo
HS : Chuẩn bị bài
IV. Kiểm tra bài cũ 
V. Tiến trình các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 -GV treo bảng phụ 
a. Dạ dày cá chép chỉ lớn hơn thực quản một chút và có nhiều tuyến vị tiết dịch vị, có tác dụng tiêu hóa tôm, tép, thức ăn và mọi loại mồi bắt được.
b. Nhà em có nuôi con chó. Con chó nhà em rất đẹp. Em rất yêu con chó nhà em.
- Hai ví dụ trên sai lỗi gì?
- GV lấy ví dụ về lặp từ với tư cách là một phép liên kết để học sinh so sánh:
“Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”
- HS đọc ví dụ : “Những người chiến sĩ dũng cảm đó không bao giờ khắc phục kẻ thù.” Câu sai lỗi gì? Thử sửa lại.
-Chỉ có một suất sưu của nhà nước mà hạnh phúc của gia đình chị Dậu vỡ tan.
Câu sai lồi gì? Cách sửa.	
- Muốn tránh lỗi này ta khắc phục bằng cách nào?
- Học sinh đọc các ví dụ trong bảng phụ:
a. Đôi tay dài lòng khòng phụ họa với đôi cẳng chân dài nghêu.
 b. Trong đa số các hợp chất hóa học, nguyên tử Oxy có hóa trị II.
 c. Trong bài văn tế, ông đã ca ngợi những người anh hùng bỏ mạng vì nước.
- Các câu trên sai những lỗi gì về dùng từ?
- Nêu cách khắc phục những lỗi trên?
+ Học sinh đọc ví dụ sau:
 Niềm đau của cô ấy đang trào dâng. 
- Từ “niềm” kết hợp với từ “đau” trong câu trên có phù hợp không? Vì sao?
- Thử nêu cách khắc phục lỗi trên?
- Đọc đoạn văn sau: Hai câu ca dao gợi cảm ấy nó như là một lời tâm sự của người nông dân, nó đi sâu vào lòng người đọc, tại sao vậy ư? Thì chính là trong hai câu thơ mang nặng tình người ấy có cả hoa và cả nhạc nữa đấy.
- Hãy phát hiện lỗi trong đoạn văn ấy?
- Muốn tránh lỗi này cân chú ý điều gì?
-GV đọc đoạn văn sau:
 Đọc câu thơ, ta thấy hiện lên trước mắt một cảnh đồng quê trong ngày nắng gắt và hình ảnh người nông dân đang điều khiển con trâu kéo cày. Hình ảnh ấy lồng lộng, cao lớn, làm cho câu thơ cũng sống dậy và chuyển động theo.
- Các từ: lồng lộng, cao lớn, sống dậy, chuyển động dùng trong đoạn văn có phù hợp không? Vì sao?
-Lỗi nào mắc phải? Hướng khắc phục?
- HS đọc ví dụ:
 Bầy choa có chộ mô mồ.
 Câu văn có khó hiểu không? Vì sao?
- GV ghi ví dụ: Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa.
 Dùng từ “nhi đồng” trong câu văn có phù hợp không? Giải thích?
-Nêu cách khắc phục.
-Các từ: vẻn vẹn, nủng nịu, ngoan ngoãn, sạch sẻ , khe khẻ, lộng lẫytừ nào viết đúng về dấu thanh?( vẻn vẹn, ngoan ngoãn, lộng lẫy)
-Vì sao có sự lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã?
-Lỗi này thường phổ biến ở đâu? (Trung bộ và Nam bộ)
-Hãy nêu hướng khắc phục?
-GV đưa ra cho học sinh những mẹo để khắc phục lỗi sai.
-Học sinh toàn trường đang dễu hành qua lễ đài.
-Câu văn sai lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng?
- Các em thường lẫn lộn những vần nào khi nói và viết?
- Cách khắc phục như thế nào?
-GV đưa ví dụ:
 Chị Hưu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Hãy phát hiện lỗi sai trong ví dụ trên - Cách chữa?
-Vần iêu - ươu - ưu ở vùng nào thường lẫn lộn? (miền Bắc hay lẫn lộn giữa ươu và iêu, miền Nam hay lẫn lộn ưu với ươu)
-Nêu cách khắc phục?
-Hãy phát hiện lỗi sai trong các câu sau:
Qủa la này ngon ghê.
Nhà bên có gì mà na nàng to dữ vậy.
Các lỗi thường gặp: 
I. Lỗi về dùng từ:
1. Dùng từ thừa, từ lặp
a. Bài tập:
b. Cách khắc phục:
- Có ý thức đọc lại có thể phát hiện và sửa chữa ngay bằng cách bỏ yếu tố trùng lặp đó.
2. Dùng từ sai âm, sai nghĩa:
a. Lỗi về âm:
a1. Bài tập:
 Khắc phục - Khuất phục
 Vỡ tan -Tan vỡ
a2. Cách khắc phục:
-Thận trọng khi sử dụng các thuật ngữ, từ ngữ vay mượn.
-Tra từ điển chính tả. 
b. Lỗi về nghĩa:
b1. Bài tập: 
-Lỗi do không nắm được hiện thực khách quan mà từ biểu thị.
- Không nắm chắc khái niệm mà từ biểu thị.
- Không nắm chắc sắc thái biều cảm của từ.
b2. Cách khắc phục:
- Không biết, không rõ, không hiểu, không nên dùng.
- Nắm chắc nghĩa của từ.
- Tra tự điển.
 3.Dùng từ không đúng vơi khả năng kết hợp của chúng:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
-Phải biết mỗi loại từ chỉ có khả năng kết hợp với số loại từ nhất định. (Ví dụ: Các từ: liếc, lườm, trợn, nhắm, nháythường chỉ đi với: mắt, vẫy, nắm  chỉ biểu thị hành động của tay)
4.Dùng từ lạc phong cách:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
- Một số từ chỉ chuyên sử dụng trong một số văn bản thuộc phong cách chức năng nhất định.
- Từ ngữ sử dụng trong phong cách sinh hoạt không nên đưa vào văn bản khoa học, văn bản hành chính và văn bản chính luận. 
5.Dùng từ sáo rỗng:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
-Tránh bắt chước người khác một cách vô ý thức.
-Nắm nghĩa cả từ và hoàn cảnh giao tiếp.
6.Lạm dụng từ địa phương, từ HánViệt:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
-Tránh lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
-Sử dụng cho phù hợp.
II.Lỗi về dấu thanh:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
-Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy qua câu lục bát:
Chị Huyền mang nặng ngã đau,
Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành.
-Các tiếng cùng gốc hay gần gũi với nhau sẽ mang dấu cùng nhóm với nhau.
-Các tiếng Hán Việt bắt đầu một trong âm như: m, n, nh, v, l, d, ng thì được viết dấu ngã.
III.Lỗi về vần:
1.Lẫn lộn iêu - iu - ưu
a.Bài tập:
-Híu chiến - Hiếu chiến
-Dễu hành - Diễu hành
b.Cách khắc phục:
-Vần iu chỉ xuất hiện trong một số từ:
Líu lưỡi, bĩu môi, địu gạo, ỉu xìu và tiếng chịu trong các từ: chịu đựng, chịu chơi
-Vần iu xuất hiện trong các từ láy âm: phụng phịu, đìu hiu.
-Đối với từ Hán Việt bao giờ cũng có thể viết ưu hay iêu
2.Lẫn lộn giữa iêu - ưu - ươu:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
-Vần ươu chỉ xuất hiện hạn chế trong mấy từ: cái bướu, con hươu, chai rượu, con khướu.
-Ngoài ra tất cả các từ Hán Việt không viết với vần ươu.
* Củng cố , dăn dò:
1. Củng cố :
? Để có vốn từ phong phú ta cần lưu ý điều gì 
2. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị tiết : “Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận”
Ngày soạn : 15/02/2013
Ngày giảng : 
 9A: 21/02/2013
 9B : 28/02/2013
Tiết 14 
 Rèn kỹ năng về văn nghị luận	
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 	
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức tổng hợp về văn nghị luận đã học từ các lớp dưới (từ lớp 7 - 9)
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhớ, tái hiện kiến thức và vận dụng vào thực hành.
3. Thái độ :
- Hứng thú cho bộ môn
II. PHƯƠNG PHÁP
	Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
III. CHUẨN BỊ 
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
 HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
IV. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
? Thế nào là văn nghị luận? Kể tên các văn bản nghị luận đã học ở lớp 8, 9?
V. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
- GV củng cố lại kiến thức HS đã được học về văn nghị luận.
? Thế nào là văn nghị luận ?
? Đặc điểm của văn nghị luận là gì?
? Thế nào là luận điểm? Luận điểm được trình bày như thế nào?
? Thế nào là luận cứ?
? Lập  ... TRUYỆN 
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 	 
1. Kiến thức:
- Tiếp tục củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Các dạng nghị luận, cách làm bài nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, bài văn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
	Nêu và giải quyết vấn đề, động não, thực hành có hướng dẫn
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
IV. KIỂM TRA BÀI CŨ :
V. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
HĐ 1 : Khởi động
HĐ 2 : Tổ chức cho HS luyện tập
- GV cho HS luyện tập qua bài tập:
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đề thấy vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật.
- Hình thức luyện tập :
 + GV cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho HS viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh.
+ Đối vơí phần xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý GV cho HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, cho HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt từng phần.
Gợi ý: 
1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Dạng bài : Nghị luận về tác phẩm truyện (về nhân vật trong truyện).
- Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa..
- Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về nhân vật của người viết.
- Ý: Vẻ đẹp của anh thanh niên:
+ Vẻ đẹp của tấm lòng yêu đời, yêu nghề, yêu công việc.
+ Vẻ đẹp ở lòng hiếu khách, ở sự quan tâm chu đáo đến người khác.
+ Vẻ đẹp ở lòng khiêm tốn.
2. Dàn ý:
Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
-	 Dẫn ra vấn đề nghị luận kèm theo nhận xét, đánh giá của người viết.
Thân bài: 
- Vẻ đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề. 
 Hoàn cảnh sống của anh thanh niên: là người cô độc nhất thế gian, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn
+ Tính chất công việc: đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó như đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, ....
+ Quan niệm về công việc: "ta với công việc là đôi...", coi công việc là niềm vui.
 Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học, nề nếp, ngăn nắp (nuôi gà, trồng hoa, đọc sách)
- Vẻ đẹp của lòng hiếu khách:
 Nhiệt tình, hồ hởi đón khách: thái độ nhiệt tình với hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ,...
 Say sưa kể về công việc và cuộc sống của mình ...
 Tấm lòng nhân hậu, quan tâm, chu đáo với mọi người: biếu tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái trẻ,...
- Vẻ đẹp của lòng khiêm tốn:
 Từ chối khi thấy hoạ sĩ vẽ mình: Thấy đóng góp của mình là nhỏ so với người khác.
+ Hào hứng giới thiệu cho hoạ sĩ những người đáng vẽ hơn mình.
 Kết bài: Nhận xét, đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
HĐ 3 : Củng cố, dặn dò :
1. Củng cố :	
2. Dặn dò :
Bài tập : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Ngày soạn : 14/03/2013
Ngày giảng : 
 9A : 21/03/2013
 9B : 28 /03/2013
Tiết 19+20
TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN, QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG NHỮNG TÁC PHẨM THƠ HIỆN ĐẠI 9 ĐÃ HỌC
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- Củng cố nội dung các bài thơ hiện đại trong chương trình văn 9
	- Khắc sâu nội dung về tình yêu thiên nhiên, quê hương trong mỗi bài thơ
2. Kĩ năng
	- Nhận diện và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương đát nước
3. Thái độ 
	- Thêm tự hào và yêu mến quê hương , đất nước
II. Phương pháp
	Nêu và giả quyết vấn đề, động não, thực hành
III. Chuẩn bị
GV : nghiên cứu nội dung bài soạn
HS: đọc lại các bài thơ hiện đại lớp 9
IV. Kiểm tra bài cũ
	Kết hợp trong giờ học
V. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1. Khởi động
Hoạt động 2. Hệ thống một số bài thơ hiện đại đã học ở lớp 9
I. Một số tác phẩm thơ hiện đại
( Bảng)
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động mới
Từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá.
Ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Gợi nhớ những năm tháng gian khổ của người lính, nhắc nhở thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn"
Giọng tâm tình, hồn nhiên. Hình ảnh gợi cảm.
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
198
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, vũ trụ và khát vọng làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời.
Hình ảnh đẹp, gợi cảm, so sánh và ẩn dụ sáng tạo. Gần gũi dân ca.
Sang thu
Hữu Thỉnh
1998
Những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển biến nhẹ nhàng của thiên nhiên từ cuối hạ sang thu.
Hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm.
Hoạt động 3. Thực hành
? Hãy tìm chi tiết , hình ảnh trong các bài thơ trên?
HS tìm các chi tiết, hình ảnh thiên trong bài thơ và phân tích
GV gợi ý HS xây dựng dàn ý
Hết tiết 11 chuyển tiết 12
HS hoàn thành bài viết, nộp
 Hoạt động 4. Củng cố- dặn dò
Ôn tập bài “ Sang thu- Hữu Thỉnh
II. Thực hành
Đề bài: Cảm nhận về tình yêu thiên nhiên trong khổ thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
 (Mùa xuân nho nhỏ- của Thanh Hải )
 1.Dàn ý
a. Mở bài: giới thiệu về khái quát về bài thơ, vị trí khổ thơ và nội dung của khổ thơ
b. Thân bài : phân tích các hình ảnh thiên nhiên
 Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên
- Hình ảnh dòng sông xanh
- Hình ảnh bông hoa tím biếc
- Tiếng chim chiền chiện
-> Bức tranh xuân tươi đẹp với không gian cao rộng và màu sắc tươi thắm
*Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên
Nhà thơ say sưa đón nhận vẻ đẹp của tạo hóa “ hứng’’
-> Thi sĩ yêu thiên , yêu cuộc sống
c. Kết bài: 
Bút pháp tả cảnh tạo nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp gợi tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống
2. Viết bài
* Củng cố, dặn dò:
1. Củng cố :
GV: Khái quát lại những kiến thức cơ bản đã học trong bài.	
2. Dặn dò :
Bài tập : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề bài tập đã cho
Ngày soạn : 28/02/2013
Ngày giảng : 
 9A : 21/03/2013
 9B : 28 /03/2013
Tiết 21
TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN, QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG NHỮNG TÁC PHẨM THƠ HIỆN ĐẠI 9 ĐÃ HỌC
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- Củng cố nội dung các bài thơ hiện đại trong chương trình văn 9
	- Khắc sâu nội dung về tình yêu thiên nhiên, quê hương trong mỗi bài thơ
2. Kĩ năng
	- Nhận diện và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
3. Thái độ 
	- Thêm tự hào và yêu mến quê hương , đất nước
II. Phương pháp
	Thực hành
III. Chuẩn bị
GV : nghiên cứu nội dung bài soạn
HS: đọc lại các bài thơ hiện đại lớp 9
IV. Kiểm tra bài cũ
	Đọc diễn cảm bài thơ ‘ Sang thu’’
V. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy- học
Nội dung chính
Hoạt động 1. Khởi động
Hoạt động 2. Gv cung cấp đề bài
HS lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh, Gv thu bài nhận xét
Thực hành
Đề bài:Vẻ đẹp thiên trong bài “Sang Thu- Hữu Thỉnh’’
Bài văn mẫu
Không phải Thu mà là Sang thu. Thi nhân muôn đời yêu mến mùa thu, cũng không hiếm trường hợp say sưa trước những đổi thay của tạo vật khi đất trời giao chuyển. Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang. Nhưng sẽ chẳng có mấy ý nghĩa khi xúc cảm ấy chẳng mang nét duyên riêng. Người ta từng nói về Hữu Thỉnh với chất dân gian trong thơ. Quả vậy, ở đây, sự độc đáo bắt đầu bằng "hương thu":
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Gió chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Không phải lá ngô đồng, không phải hương cốm mới, không phải hoa cau rụng, mùa thu bất chợt hiện diện với hương ổi chín thơm lựng trong gió hanh se. Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió. Từ chùng chình gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ t lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu. Sao lại là hình như chứ không phải là chắc chắn? Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Cảm xúc ấy tiếp tục lan toả, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Sự vận động của mùa được cụ thể hoá bằng những sắc thái đổi thay của tạo vật. Đó là vẻ "dềnh dàng" của dòng sông, cái "bắt đầu vội vã" của cánh chim và, thật đặc biệt, đám mây mang trên mình cả hai mùa. Tất cả đang hoà trong khúc biến tấu giao mùa. Có cái gì đang mơ hồ xâm chiếm, đang thay thế, đang mờ đi, nhạt ra, đang trôi. Không có gì hiện ra thật sắc nét, không có gam màu tương phản nào, ngay cả ở hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa khác biệt. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ, cũng không phải vẻ đẹp của mùa thu, mà là vẻ đẹp của chính sự chuyển mùa, vẻ đẹp của tâm hồn con người gần gũi, giao cảm với thiên nhiên để lắng nghe và dự cảm:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn ma
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận bắt đầu từ hương ổi phả trong gió se chùng chình qua ngõ, cái "hình như" của lòng người, vẻ dềnh dàng của sông, vội vã của chim,... và đến đây là nắng, là mưa, là sấm, hàng cây. Chưa hết hẳn cái nắng của mùa hè nhng những cơn ma đã không còn ào ạt. Hai chữ "bao nhiêu" nghe như say mê, như luyến tiếc. Nắng lắm thì mưa nhiều. Đó là đặc điểm của mùa hè. Nhng nắng vẫn còn mà mưa thì đã vơi dần. Vơi dần thì không chỉ là ít mưa đi mà còn là ma ít nước đi. Đây cũng là dấu hiệu của sự chuyển mùa. Rồi đây, nắng sẽ hanh hao, mưa sẽ trở nên hoạ hoằn. Khi ấy mới thực sự là thu. Tưởng chừng chỉ là những câu thơ tả cảnh mà thực ra là kín đáo bộc lộ xúc cảm giao mùa, những rung động ngọt ngào của lòng người trong mối luyến giao thấm quyện với thiên nhiên.
Bài thơ khép lại với hình ảnh sấm và hàng cây vừa có tính tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi ra những suy t thâm trầm. Cuối hạ - đầu thu, khi đã không còn những cơn mưa xối xả thì sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội. Hàng cây đứng tuổi là hàng cây đã qua bao cuộc chuyển mùa? Không biết chính xác là bao nhng chắc cũng đủ để điềm nhiên trước những biến động. Tựa như con người lịch lãm, từng trải có thể bình tâm, đạt được trạng thái ôn tồn trớc những vang chấn của ngoại cảnh.
Với hình ảnh thơ tự nhiên, không chau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị, nhà thơ Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa. Qua đó bộc lộ một tình cảm yêu mến thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc.
* Củng cố, dặn dò:
1. Củng cố :
GV: Khái quát lại những kiến thức cơ bản đã học trong bài.	
2. Dặn dò :
Bài tập : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề bài tập đã cho.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon ngu van 9 (2).doc