Kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt lớp 7 - Tuần 23, tiết 90 - Trường THCS Trưng Vương

Kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt lớp 7 - Tuần 23, tiết 90 - Trường THCS Trưng Vương

I. Trắc nghiệm (3đ). Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25đ)

1. Câu đặc biệt là gì ?

a. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.

b. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.

c. Là câu chỉ có chủ ngữ.

d. Là câu chỉ có vị ngữ .

2. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?

a. Ai cũng phải học đi đôi với hành. c. Học đi đôi với hành.

b. Anh trai tôi họcluôn đi đôi với hành. d. Nhiều người học đi đôi với hành.

3. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ?

a. Giờ ra chơi. c. Cánh đồng làng.

b. Tiếng suối chảy róc rách. d. Câu chuyện của bà tôi.

4. Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?

a. Bộc lộ cảm xúc. c. Làm cho lời nói được ngắn gọn.

b. Gọi đáp. d. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt lớp 7 - Tuần 23, tiết 90 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trưng Vương
Lớp: 
Họ và tên:
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn : Tiếng Việt – Lớp 7
Tuần : 23 ; Tiết : 90
 Điểm:
I. Trắc nghiệm (3đ). Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25đ)
1. Câu đặc biệt là gì ?
a. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. 
b. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
c. Là câu chỉ có chủ ngữ.
d. Là câu chỉ có vị ngữ .
2. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?
a. Ai cũng phải học đi đôi với hành. c. Học đi đôi với hành.
b. Anh trai tôi họcluôn đi đôi với hành. d. Nhiều người học đi đôi với hành.
3. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ?
a. Giờ ra chơi. c. Cánh đồng làng.
b. Tiếng suối chảy róc rách. d. Câu chuyện của bà tôi.
4. Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?
a. Bộc lộ cảm xúc. c. Làm cho lời nói được ngắn gọn.
b. Gọi đáp. d. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
5. Trong các loại từ sau , từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ?
a. Từ hô gọi. c. Quan hệ từ.
b.Từ tình thái. d. Số từ.
6. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?
a. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây. c. Hoa sim !
b. Lan được đi tham quan nhiều nơi. d. Mưa rất to.
7. Trạng ngữ là :
a. Là thành phần chính của câu. c. Là biện pháp tu từ trong câu.
b. Là thành phần phụ của câu. d. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt.
8.Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?
a. Theo các nội dung mà chúng biểu thị.
b. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau.
c. Theo vị trí của chúng trong câu.
d. Theo mục đích nói của câu.
9.Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy . Đúng hay sai ?
a. Đúng b. Sai.
10.Tách trạng ngữ thành câu riêng,người nói, người viết nhằm mục đích gì ?
a. Làm cho câu ngắn gọn hơn. 
b. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
c. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ. 
d. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
11.Dòng nào là trạng ngữ của câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào.” ( Nam Cao )?
a. Dần đi ở từ năm chửa mười hai c. Đầu nó còn để hai trái đào
b.Khi ấy d. Cả a, b, c đều sai.
12. Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể được tách thành câu riêng để đạt được những mục đích nhất định ?
a. Đầu câu. c. Cuối câu.
b. Giữa chủ ngữ và vị ngữ . d. Cả a , b, c đều sai.
II. TỰ LUẬN : (7điểm)
1. Xác định và gọi tên các trạng ngữ trong câu sau:
 Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng , những con chim họa mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót thật du dương . ( 3 đ )
2. So sánh sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn. Cho ví dụ. ( 2 đ)
3. Viết một văn đối thoại ngắn có dùng câu đặc biệt. ( 2 đ)
ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 7
TUẦN : 23 ; TIẾT : 90.
I . Trắc nghiệm: 3 điểm
1b, 2c, 3b, 4c, 5c, 6c,7b, 8a, 9b, 10b, 11b, 12c.
II. Tự luận : 7 điểm
Xác định đúng 3 trạng ngữ: 1,5 đ
Gọi tên đúng 3 trạng ngữ : 1,5 đ
Buổi sáng: Trạng ngữ chỉ thời gian
Trên cây gạo đầu làng: Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Bằng chất giọng thiên phú: Trạng ngữ chỉ phương tiện .
Nêu được sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn :1đ
Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ . ( 0,5 đ )
Câu rút gọn là câu : khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu ( 0,5 đ )
Nêu đúng ví dụ câu đặc biệt ( 0,5 đ )
Nêu đúng ví dụ câu rút gọn ( 0,5 đ )
-Viết đoạn văn hay, nội dung rõ ràng ,trình bày sạch đẹp ( 1 đ)
- Có sử dụng câu đặc biệt hợp lý . ( 1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1_tiet_mon_tieng_viet_lop_7_tuan_23_tiet_90_truong.doc