10 Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

10 Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản.

Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp.

Câu 4: Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5 – 7 dòng).

 

doc 13 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 371Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "10 Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2021-2022
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH 
Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
	Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu (Câu 1 đến Câu 4).
Sẻ chia từng chiếc khẩu trang
        Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh cảnh sát giao thông phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang. 
        Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí.   
(Trích Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch từ virus Corona)
Câu 1.Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên
Câu 2.Tìm và gọi tên một phép liên kết có trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 3.Những việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng chống dịch bệnh?
Câu 4.Theo em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên có cần được ca ngợi không? Vì sao? Bản thân em cần phải làm gì để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh?
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 ( 2điểm)
 Từ nội dung của phần đọc hiểu em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan điểm “Cho đi là còn mãi mãi”
Câu 2 ( 5điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá qua khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
...
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
	Thầy cô cần tham khảo trọn bộ 50 đề và phần đáp án (295 trang) xin nhắn mình theo số zalo 0984422680 . Mình có tính chút phí biên soạn là 100k ạ. 
ĐỀ 2
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
 Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
 Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường 
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương 
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận 
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
 Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom 
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
 Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái 
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá 
Tình yêu thương bồi đắp cao lên 
(Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ)
 Câu 1: (0,5đ) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
 Câu 2: (1đ) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên	
 Câu 3: (1đ) Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người và dân tộc Việt Nam?
 Câu 4 (0.5 đ) Đoạn trích gợi em nghĩ tới những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9?
Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm)
 Câu 1(2,0điểm)
 Từ nội dung của đoạn thơ phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về sức mạnh của XXXong yêu nước
Câu 2 (5,0điểm)
	Cảm nhận của em về hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trong đoạn thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
 (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
Đề số 3
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH 
Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Phần 1: Đọc - hiểu ( 3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu:
NGỌN LỬA
	Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc An Độ, người đi đường thường. giữ ấm bằng một chiếc nổi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nổi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, ho cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm. 
 Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc. họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngổi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng sưởi của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc An. 
 Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mỗi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Anh sáng từ ngọn đuỐc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn. 
 Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế." 
 Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn". 
 Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hởi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn. [...] 
 (Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr. 86 - 87 
Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích. 
Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích 
Câu 3. Mỗi người đàn ông trong câu chuyện có một cách ứng xử riêng đối vớ những người bộ hành. Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao? 
Câu 4. Nhận xét ý nghĩa nhan đề Ngọn lửa.
Phần 2 : Làm văn ( 7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Từ câu chuyện trong phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn bàn về sức mạnh của tình yêu thương.
Câu 2 ( 5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
	“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
	Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ước mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
	 	 (Ngữ văn 9, tập I, tr.128-129, NXB Giáo dục 2016)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
***
Đề số 4
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH 
Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:	
            Ngoài sự kiện bóng đá, thì cả gần nửa thập kỉ chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự gắn bó, sự đồng lòng đồng sức từ chính quyền đến người dân về sự tương thân, tương ái, về sự đùm bọc che chở, nghĩa đồng bào của những người chung một mái nhà Việt Nam, chung một dân tộc Việt Nam mãnh liệt đến như thế. Sự kết nối mãnh liệt ấy lạ lùng thay không phải từ niềm vui lớn lao vĩ đại mà từ nỗi lo buồn trong hoạn nạn.
 Những dòng người dài dằng dặc hối hả ra sân bay chờ đợi giây phút được chen chân lên máy bay trở về tổ quốc. Cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi đặt chân xuống đất mẹ thiêng liêng: yên tâm rồi, an toàn rồi... Dẫu còn mệt mỏi sau chuyến bay dài, dẫu phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ ở sân bay, dẫu phải cách ly 14 ngày mới được về nhà nhưng cảm giác bình yên, được bảo vệ đó là điều hạnh phúc lớn nhất mà mọi người tìm kiếm trong hành trình trở về quê hương lúc này.
 Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hiểm nguy để đón những người con xa xứ. Các y, bác sĩ tận tụy thầm lặng, chấp nhận hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch. Họ nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn nước uống
 (Theo báo Giáo dục thời đại, )
Câu 1 (0,5điểm).   Theo em dịch bệnh nào được nhắc đến trong đoạn trích trên?
Câu 2 (0.5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra các phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn thứ 3 của văn bản trên
Câu 4. (1 điểm) Theo em chúng ta cần làm để phòng chống dịch bênh?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ đoạn trích trên em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống và trong công cuộc phòng chống đại dịch. 
Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
 	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 
Kết tràng hoa dâng bẩy mươ chín mùa xuân ...
 ( Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ SỐ 5
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH 
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
	 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tết
	Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu.
	Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.
	Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.
	Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi.
	Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”.
 	 (Trần Hoàng Trúc, https://tuoitre.vn).
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản.
Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp.
Câu 4: Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5 – 7 dòng). 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.
Câu 2. (5,0 điểm) Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải không những thể hiện tình yêu đất nước, yêu cuộc sống mà còn thể hiện khát vọng cống hiến cho đời một cách chân thành tha thiết. Em hãy phân tích khổ thơ sau để làm sáng tỏ điều đó:
 Ta làm con chim hót 
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hò ... àm sáng tỏ ý kiến trên.
Thầy cô cần tham khảo trọn bộ 50 đề và phần đáp án (295 trang) xin nhắn mình theo số zalo 0984422680 . Mình có tính chút phí biên soạn là 100k ạ. 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
***
ĐỀ SỐ 7
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH 
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi
	Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
 Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo.
 Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
 Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình".	 
(Nguồn internet)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm một phép liên kết trong đoạn văn đầu tiên của văn bản trên
Câu 3 (1,0 điểm): Theo em cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị?
Câu 4 (1,0 điểm): Ở cuối văn bản, thầy giáo khuyên học sinh: “Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình". Em có đồng ý với ý kiến của thầy giáo không? Vì sao?	 
II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ lời khuyên của thầy giáo ở phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống. 
Câu 2 (5,0 điểm):Cảm nhận của em về vể đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
 (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận - Ngữ văn 9 – tập 1)
Thầy cô cần tham khảo trọn bộ 50 đề và phần đáp án (295 trang) xin nhắn mình theo số zalo 0984422680 . Mình có tính chút phí biên soạn là 100k ạ. 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ số 8
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH 
NĂM HỌC 2021-2022
Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
	Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
(1) Có lẽ đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đá. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi. 
(2) Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca”.
(Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên số ngày 8-6-2015)
Câu 1.(0.5) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên
Câu 2.(1.0) Nêu chủ đề của văn bản 
Câu 3.(1.0) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích và cho biết dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp đó.
Câu 4. (0.5)Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát quốc ca Việt Nam?
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 ( 2điểm)
 Từ văn bản trên, em hãy viết 1 đoạn văn bàn về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay và theo em cần phải hát quốc ca như thế nào?
Câu 2 ( 5điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
 ----Hết-----
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
***
ĐỀ SỐ 9
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH 
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
	(1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1(0.5). Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên và nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2(0.5).  Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích và nêu rõ dấu hiệu nhận biết đó là lời dẫn trực tiếp?
Câu 3(1.0). Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? 
Câu 4 (1.0). Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong phần trích trên là gì?  
Phần II. Làm văn (7,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm)
	Từ văn bản ở phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của sách. 
 Câu 2( 5,0 điểm)
Cảm nhận của em về hai khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
 Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
 Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
 Mặt trời đội biển nhô màu mới
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
 (Trích Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận, Ngữ văn 9 , tập 1)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
***
ĐỀ SỐ 10
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH 
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
 (Tự nguyện – Trương Quốc Khánh)
Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 (0.5 điểm): Bộ phận in đậm trong câu sau là thành phần gì của câu? 
 Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ? Và nêu tác dụng?
Câu 4(1 điểm). Từ đoạn thơ trên theo em tác giả muốn nhắn nhủ đến bạn đọc điều gì?
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung gợi ra trong đoạn văn trên, hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay
Câu 2 (5,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau:
“...Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. Buổi ra đi mẹ chàng có dặn rằng:
 -Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được. 
 Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng rằng:
 -Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẫn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu tàn rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
 Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.”
 (Chuyện người con gái Nam Xương – SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Thầy cô cần tham khảo trọn bộ 50 đề và phần đáp án (295 trang) xin nhắn mình theo số zalo 0984422680 . Mình có tính chút phí biên soạn là 100k ạ. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc10_de_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022.doc