20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10

20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10

20 TÁC PHẨM CHUYÊN THI VÀO LỚP 10

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Lê Anh Trà)

I - GỢI Ý

1. Xuất xứ:

Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam", Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990.

2. Tác phẩm:

Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.

3. Tóm tắt:

Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

 

doc 142 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 671Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 TÁC PHẨM CHUYÊN THI VÀO LỚP 10
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
I - GỢI Ý
1. Xuất xứ:
Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam", Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990.
2. Tác phẩm:
Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.
3. Tóm tắt:
Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.
Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.
II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
Trong bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên viết:
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá...
Đó là những câu thơ viết về Bác trong thời gian đầu của cuộc hành trình cứu nước gian khổ. Câu thơ vừa mang nghĩa tả thực vừa có ý khái quát sâu xa. Sự đối lập giữa một viên gạch hồng giản dị với cả một mùa đông băng giá đã phần nào nói lên sức mạnh và phong thái của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Sau này, khi đã trở về Tổ quốc, sống giữa đồng bào, đồng chí, dường như chúng ta vẫn gặp đã con người đã từng bôn ba khắp thế giới ấy:
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Còn nhiều, rất nhiều những bài thơ, bài văn viết về cuộc đời hoạt động cũng như tình cảm của Bác đối với đất nước, nhân dân. Điểm chung nổi bật trong những tác phẩm ấy là phong thái ung dung, thanh thản của một người luôn biết cách làm chủ cuộc đời, là phong cách sống rất riêng: phong cách Hồ Chí Minh.
Với một hệ thống lập luận chặt chẽ và những dẫn chứng vừa cụ thể vừa giàu sức thuyết phục, bài nghị luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kết hợp hài hoà của các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại để làm nên sự thống nhất giữa sự vĩ đại và giản dị trong phong cách của Người.
Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả. Để lí giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại, tác giả đã dẫn ra cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới... Kết luận được đưa ra sau đó hoàn toàn hợp lô gích: "Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh... Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu cái đẹp và cái hay...". Đó là những căn cứ xác đáng để lí giải về tính nhân loại, tính hiện đại - một vế của sự hoà hợp, thống nhất trong phong cách Hồ Chí Minh.
Ngay sau đó, tác giả lập luận: "Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại..".
Đây có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính nói trên. Trong thực tế, các yếu tố "dân tộc" và "nhân loại", "truyền thống" và "hiện đại" luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả: đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó.
Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến: đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp đã từng đi vào thơ ca như một huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là với các em thiếu nhi... cũng đã trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân Việt Nam. Với những dẫn chứng sống động ấy, thủ pháp liệt kê được sử dụng ở đây không những không gây nhàm chán, đơn điệu mà còn có tác dụng thuyết phục hơn hẳn những lời thuyết lí dài dòng.
Trong phần cuối bài, tác giả đã khiến cho bài viết thêm sâu sắc bằng cách kết nối giữa quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống "giản dị và thanh đạm" của Bác, tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm - các vị "hiền triết" của non sông đất Việt:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao...
Đây cũng là một yếu tố trong hệ thống lập luận của tác giả. Dẫu các yếu tố so sánh không thật tương đồng (Bác là một chiến sĩ cách mạng, là Chủ tịch nước trong khi Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh cuộc sống sôi động bên ngoài) nhưng vẫn được vận dụng hợp lí nhờ cách lập luận có chiều sâu: "Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác".
Bài văn nghị luận này giúp chúng ta hiểu sâu thêm về phong cách của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá của thế giới.
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
(G. G. Mác-két)
I - GỢI Ý
1. Tác giả:
Nhà văn Cô-lôm-bi-a G.G. Mác-két (Gabriel Garcia Marquez) sinh năm 1928. Năm 1936, tốt nghiệp tú tài, ông vào học ngành Luật tại trường đại học Tổng hợp Bô-gô-ta và viết những truyện ngắn đầu tay.
Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là tác giả của nhiều tiểu thuyết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo nổi tiếng. Ông từng được nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982.
G. G. Mác-két có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, nhưng nổi tiếng nhất là cuốn Trăm năm cô đơn (1967) - tiểu thuyết được tặng Giải Chianchianô của I-ta-li-a, được Pháp công nhận là cuốn sách nước ngoài hay nhất trong năm, được giới phê bình văn học ở Mĩ xếp là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong những năm sáu mươi của thế kỉ XX.
Toàn bộ sáng tác của G. G. Mác-két xoay quanh trục chủ đề chính: sự cô đơn - mặt trái của tình đoàn kết, lòng thương yêu giữa con người.
2. Tác phẩm:
Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình trình bày những ý kiến của tác giả xung quanh hiểm hoạ hạt nhân, đồng thời kêu gọi thế giới nỗ lực hành động để ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ về một thảm hoạ có thể huỷ diệt toàn bộ sự sống trên trái đất.
3. Tóm tắt:
Đây là một bài văn nghị luận xã hội. Tác giả nêu ra hai luận điểm cơ bản có liên quan mật thiết với nhau:
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất.
- Nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là phải ngăn chặn nguy cơ đó, đồng thời đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, tác giả đã đưa ra một hệ thống lập luận chặt chẽ, đặc biệt là những dẫn chứng rất cụ thể, xác thực, giàu sức thuyết phục.
II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà trình độ khoa học kỹ thuật đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc: những thành tựu của ngày hôm nay, rất có thể chỉ ngày mai đã thành lạc hậu. Đã từng có những ý kiến bi quan cho rằng: trong khi của cải xã hội tăng theo cấp số cộng thì dân số trái đất lại tăng theo cấp số nhân, con người sẽ ngày càng đói khổ. Tuy nhiên, nhờ có sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, của cải xã hội ngày càng dồi dào hơn, số người đói nghèo ngày càng giảm đi... 
Đó là những yếu tố tích cực trong sự phát triển của khoa học mà phần lớn chúng ta đều nhận thấy. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển đó thì hầu như rất ít người có thể nhận thức được. Bài viết của nhà văn Gác-xi-a Mác-két đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại trước nguy cơ đang hiện hữu của một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc có khả năng huỷ diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh xanh mà phương tiện của cuộc chiến tranh ấy - mỉa mai thay - lại là hệ quả của sự phát triển khoa học như vũ bão kia.
Vấn đề được khơi gợi hết sức ấn tượng: "Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8 - 8 - 1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái Đất". 
Sức tác động của đoạn văn này chủ yếu bởi những con số thống kê cụ thể: 50.000 đầu đạn hạt nhân; 4 tấn thuốc nổ; không phải một lần mà là mười hai lần... Thông điệp về nguy cơ huỷ diệt sự sống được truyền tải với một khả năng tác động mạnh mẽ vào tư duy bạn đọc. Không chỉ có thế, trong những câu văn tiếp theo, tác giả còn mở rộng phạm vi ra toàn hệ Mặt Trời, dẫn cả điển tích trong thần thoại Hi Lạp nhằm làm tăng sức thuyết phục.
Trong phần tiếp theo, tác giả đưa ra hàng loạt so sánh nhằm thể hiện sự bất hợp lí trong xu hướng phát triển của khoa học hiện đại: tỉ lệ phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân loại quá thấp trong khi tỉ lệ phục vụ cho chiến tranh lại quá cao. Vẫn là những con số thống kê đầy sức nặng:
- 100 tỉ đô la cho trẻ em nghèo khổ tương đương với 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B hoặc dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu;
- Giá 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong cùng 14 năm, bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét;
- Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới...
Đó là những con số vượt lên trên cả những giá trị thống kê bởi nó còn có giá trị tố cáo bởi điều nghịch lí là trong khi các chương trình phục vụ chiến tranh đều đã hoặc chắc chắn trở thành hiện thực thì các chương trình cứu trợ trẻ em nghèo hay xoá nạn mù chữ chỉ là sự tính toán giả thiết và không biết đến bao giờ mới trở thành hiện thực. Trong khía cạnh này thì rõ ràng là khoa học đang phát triển ngược lại những giá trị nhân văn mà từ bao đời nay con người vẫn hằng xây dựng.
Vẫn bằng phép suy luận lô gích và những con số thống kê nóng bỏng, tác giả đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm: sự phát triển vũ khí hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của con người mà còn đi ngược lại lí trí tự nhiên. Sự đối lập khủng khiếp giữa 380 triệu năm, 180 triệu năm, bốn kỷ địa chất (hàng chục triệu năm) với khoảng thời gian đủ để "bấm nút một cái" đã phơi bày toàn bộ tính chất phi lí ... (1994); Lưu Quang Vũ đã viết khoảng hơn 50 kịch bản sân khấu đã được dàn dựng và xuất bản: Sống mãi tuổi 17 (1979); Hồn Trương Ba da hàng thịt (1984); Người tốt nhà số 5 (1981); Khoảnh khắc và vô tận (1986); Bệnh sĩ (1988); Lời thế thứ 9 (1988); Điều không thể mất (1988)...
Các giải thưởng: Bảy Huy chương vàng trong các kì hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc; hai lần được Giải thưởng của Hội văn nghệ Hà Nội; hai lần được Giải thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động; tặng thưởng văn học của Bộ quốc phòng 1992.
- Tôi và chúng ta là vở kịch nói, phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi. Được viết năm 1984, ngay năm 1985 đã có Đoàn kịch Hà Nội, Đoàn Cải lương Thái Bình và Đoang cải lương Kiên Giang dàn dựng; đoạt Huy chương vàng hội diễn toàn quốc năm 1985.
Trong đoạn trích này, tư tưởng tiến bộ do giám đốc Hoàng Việt đề xướng chưa trở thành hiện thực nhưng với cơ sở thực tế, hệ thống lí luận chặt chẽ, lại được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân, có thể thấy rằng những tư tưởng ấy chắc chắn sẽ mang lại đời sống tốt đẹp hơn cho công nhân, đưa nhà máy phát triển theo một chiều hướng mới.
3. Tóm tắt:
Sau một năm về làm quyền giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt đã quyết định củng cố lại xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, dứt khoát không tuân thủ theo những lối mòn các nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Những ý kiến của Hoàng Việt về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp không được sự đồng thuận và chia sẻ của những con người bảo thủ đang là cộng sự của mình. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, những mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở nên hấp dẫn.
II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
1. Qua đối tượng cụ thể là xí nghiệp Thắng Lợi, vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức quản lý, tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất trên đất nước ta những năm đổi mới. Khi nhiệm vụ chính đã được xác định, các nguyên tắc, quy chế, các phương thức sản xuất cũ đã trở nên quá lạc hậu, lỗi thời. Để phát triển sản xuất, cần thay đổi tư duy, thay đổi phương thức quản lý, tổ chức... từ đó đổi mới cách làm, đổi mới tư duy quản lý cũng như sản xuất.
2. Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Tôi và chúng ta trong đoạn trích chính là mâu thuẫn giữa những suy nghĩ, cách làm ăn mới mẻ với những cơ chế, cách làm ăn đã quá cũ kỹ, lỗi thời. Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và rất phổ biến bởi nó xảy ra mọi nơi, mọi lúc. Không thay đổi cơ chế quản lý, không kích thích được người lao động nhiệt tình tham gia vào công việc và đóng góp công sức vào sự nghiệp chung, mọi khẩu hiệu kêu gọi cũng sẽ trở nên trống rỗng.
3. Việc miêu tả cuộc đấu tranh với tương quan lực lượng như vậy cho thấy khả năng phản ánh đúng đắn quy luật phát triển xã hội của tác giả. Khi cái mới còn chưa chứng tỏ được ưu thế và sức mạnh của mình, nó rất dễ bị cô lập. Cản trở sự vận động của cái mới là những tư tưởng cũ kĩ, bảo thủ, lạc hậu. Những con người tiêu biểu cho nếp nghĩ cũ đó một phần xuất phát từ những tư tưởng tư lợi nhưng điều chủ yếu, họ là những con người mang những nếp nghĩ quá lỗi thời, đã trở nên khô cứng. Họ sợ mọi sự đổi thay, không hẳn vì ngại cái mới làm giảm đi đi những quyền lợi vật chất mà họ đã quen được hưởng mà còn vì tư tưởng quen dựa dẫm, không dám chịu trách nhiệm trước bất cứ việc gì. Giống như người đã quen đi trên con đường nhỏ, nay sợ hãi khi bước ra đường lớn, họ đã vô tình hay cố ý trở thành vật cản của xã hội.
Cuộc đấu tranh mới - cũ diễn ra theo bốn sự kiện chính:
Ban đầu, khi giám đốc Việt tuyên bố đề án làm ăn mới, phái bảo thủ im lặng hoặc phản ứng một cách dè dặt. Sự im lặng ấy hàm chứa nhiều ý nghĩa. Rất có thể họ đang vờ lắng nghe nhưng thực chất là đang tìm ra những kẽ hở của đối phương để phản công. Khi giám đốc phân tích sự bất hợp lí giữa số lượng công nhân và yêu cầu thực tế của công việc, trưởng phòng tổ chức lao động bắt đầu lên tiếng. Cơ chế sản xuất cũ là cơ sở để ông ta bám vào. Cuộc tranh luận về vấn đề này đã làm bật ra một thực tế đã từng tồn tại trong thời bao cấp: các chỉ tiêu, kế hoạch được đề ra theo những cách thức chủ quan, áp đặt, hoàn toàn không căn cứ vào thực tế sản xuất. Điều đó đã được chỉ ra qua một đoạn đối thoại khá sinh động:
Hoàng Việt - Cái kế hoạch sản xuất ấy ở đâu ra, anh Chính?
Nguyễn Chính - ở cấp trên ạ.
Hoàng Việt - Nhưng cấp trên dưa vào đâu mà ra cái kế hoạch đó?
Nguyễn Chính - Có lẽ... dựa vào cấp trên cao hơn, dĩ nhiên!
Từ "Có lẽ..." đến "dĩ nhiên" là hai sắc thái hoàn toàn khác nhau. Ban đầu là phỏng đoán, ngập ngừng, sau đó là khẳng định dứt khoát. Uy lực của "cấp trên" là yếu tố khiến cho Nguyễn Chính có đủ tự tin vào lí lẽ của mình.
Khi thấy giám đốc Việt dễ dàng bẻ gãy lí lẽ đó, nhóm "bảo thủ" tiến hành đợt phản công thứ hai. Lần này có sự tham gia của trưởng phòng tài vụ, "tay hòm chìa khoá" của nhà máy, với sự hậu thuẫn của những quy tắc tài chính dù cũng đã lỗi thời nhưng không dễ có thể bác bỏ. Đợt phản công này khá quyết liệt và khó đoán trước kết quả bởi một bên mới chỉ là những ý tưởng đang hình thành nhưng bên kia là một người nắm vững các nguyên tắc tài chính - kế toán. Tin tưởng vào ưu thế của mình, trưởng phòng tài vụ không chỉ đấu tranh bằng lí lẽ với giám đốc mà còn phản ứng bằng hành động (không chịu cấp tiền tu sửa máy móc).
Sự phát triển của tình thế đã cho thấy bản lĩnh của vị giám đốc mới. Nếu như trong đợt phản công trước của nhóm "bảo thủ", Hoàng Việt chủ yếu dùng lí lẽ để bác bỏ thì trong lần thứ hai này, anh đã dùng uy quyền của mình để giải quyết vấn đề. Tất nhiên, uy quyền ấy muốn có hiệu lực phải dựa trên những lí lẽ xác đáng. Cơ sở cho những lí lẽ của giám đốc Việt là điều kiện để phát triển sản xuất mà một trong những yếu tố đó là đời sống của anh chị em công nhân. Đây có thể coi là điểm mấu chốt khiến cho đề án sản xuất mới được những người công nhân như ông Quých, bà Bộng (và những người khác sau này) đồng tình ủng hộ.
Khác với hai lần trước, ở lần thứ ba này, giám đốc Việt là người chủ động tấn công. Anh tuyên bố bãi bỏ chức vụ quản đốc. Đây là một quyết định khá bất ngờ bởi chức vụ quản đốc vốn đã tồn tại từ lâu. Mặc dù vậy, bằng lí lẽ thoả đáng của mình, giám đốc Việt vẫn khiến cho quản đốc Trương hoàn toàn chịu khuất phục. Anh ta chỉ còn biết lắp bắp, ấp úng mà không thể làm gì khác (có lẽ cũng bởi quá bất ngờ).
Cách dàn cảnh như vậy cũng cho thấy phần nào sự sắc sảo trong nghệ thuật viết kịch của Lưu Quang Vũ. Kịch là nghệ thuật sân khấu, vốn tối kị sự lặp lại trong các thao tác. Khai thác ba mối quan hệ khác nhau nhưng thực chất mâu thuẫn không thay đổi (vẫn là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ), tác giả đã để cho các nhân vật hoạt động theo ba cách thức khác nhau. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho vở kịch có được sức lôi cuốn liên tục.
Trong mối quan hệ thứ tư, kịch tính được đẩy lên cao độ. Nếu như trong ba cuộc đấu tranh trước đó, quan hệ chủ yếu vẫn là quan hệ công việc thì lần này, không chỉ là quan hệ công việc mà còn là quan hệ con người, quan hệ chức vụ khá gần gũi giữa giám đốc và phó giám đốc. Khác với thái độ dè dặt ban đầu, thái độ của phó giám đốc Nguyễn Chính rất quyết liệt:
"Nguyễn Chính - Đã cũ kĩ lạc hậu. Không đầu! Cái cơ chế mà đồng chí mạt sát ấy tồn tại bền vững mấy chục năm nay. Nhờ nó mà chúng ta có hôm nay, có chủ nghĩa xã hội như ngày hôm nay, hạt gạo đồng chí ăn, cái áo đồng chí mặc và cả chính con người đồng chí nữa đã được rèn luyện và trưởng thành trong cơ chế ấy. Đừng vội vã phủ nhận!".
Đó có thể coi là một giọng điệu khá "đanh thép" dựa trên những giá trị bền vững. Quả thật, cơ chế ấy đã từng tồn tại và không phải không có thời đã từng phát huy tác dụng, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh đòi hỏi sự tập trung nhân lực, vật lực đến mức tối đa. Tuy nhiên, điều đó không làm cho giám đốc Việt mất bình tĩnh. Quy luật vận động của xã hội đóng vai trò then chốt. Cái hôm qua là tích cực thì hôm nay đã trở nên lỗi thời. Hoàng Việt đã chiến thắng bởi anh không phủ nhận quá khứ nhưng vẫn đứng vững trên lí luận của thực tại, của quy luật vận động lịch sử.Không thể bẻ gãy được lí lẽ sắc sảo ấy, Nguyễn Chính tung ra "miếng đòn" cuối cùng:
"Nguyễn Chính - Tất cả những việc đồng chí định tiến hành, không có trong nghị quyết Đảng uỷ xí nghiệp. Đảng uỷ chưa quyết định, đồng chí Việt ạ".
Đòn phản công này tương đối sắc bén, dựa trên một sự thật hiển nhiên: nghị quyết của Đảng uỷ chưa đề cập đến những vấn đề cụ thể như thế. Mặc dù vậy, bằng sự nhanh trí, giám đốc Việt vẫn tìm được cơ sở hợp lí cho những dự định táo bạo của mình, đó là nghị quyết "đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống công nhân". Một lần nữa, cái mới lại chiến thắng.
Cuộc đối thoại sau đó giữa Hoàng Việt và Lê Sơn như báo trước cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới chưa thể chấm dứt, nó sẽ còn diễn ra thậm chí còn gay go, quyết liệt hơn. Câu nói vui của Lê Sơn cuối đoạn trích cũng cho thấy rằng quan điểm táo bạc, tích cực của giám đốc Việt đã được nhiều người đồng tình ủng hộ và trong xu thế tất yếu, chắc chắn nó sẽ trở thành hiện thực.
Cũng cần nhận thức rõ tính chất tích cực của cuộc đấu tranh này. Cái cũ là sự cản trở nhưng đồng thời cũng là động lực cho cái mới nhanh chóng phát triển và khẳng định được mình. Cuộc đấu tranh mới - cũ càng gay gắt bao nhiêu thì thắng lợi của cái mới trước cái cũ lại càng có ý nghĩa bấy nhiêu. Chỉ qua một đoạn trích, chúng ta chưa thấy được kết quả của cuộc đấu tranh ấy nhưng hiện thực cuộc sống hôm nay đã chứng tỏ tác giả có một tầm nhìn xa và khả năng dự báo xã hội chính xác.
4. Cảnh ba của vở kịch thể hiện khá rõ tính cách của các nhân vật:
- Giám đốc Hoàng Việt là một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, táo bạo, dám nghĩ dám làm vì sự nghiệp chung của nhà máy cũng như quyền lợi của anh chị em công nhân.
- Lê Sơn cũng là một kỹ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp. Dù biết khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn bộ hoạt động của đơn vị.
- Phó giám đốc Nguyễn Chính tiêu biểu cho loại người bảo thủ nhưng cũng rất khôn ngoan, nhiều mánh khoé. Anh ta luôn vin vào cơ chế, không muốn đổi thay những nguyên tắc dù đã rất lạc hậu.
- Quản đốc Trương là người suy nghĩ và làm việc như cái máy, thiếu tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với chị em công nhân.
5. Cuộc đấu tranh trong Tôi và chúng ta là cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới. Đó là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống sinh động. Tuy gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ. Cách làm việc, những chủ trương đổi mới của Việt, Lê Sơn, Thanh... phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, với nguyện vọng của anh em trong xí nghiệp, bởi vậy, những chủ trương ấy luôn được mọi người ủng hộ.

Tài liệu đính kèm:

  • doc20 tac pham chuyen thi vao 10.doc