Giáo án môn Địa lí Lớp 9 học kì 1

Giáo án môn Địa lí Lớp 9 học kì 1

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc

- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng Atlat để trình bày sự phân bố các dân tộc Việt Nam

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thu thập thông tin về một dân tộc.

 

docx 164 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 27/05/2024 Lượt xem 71Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 9 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................

TÊN BÀI DẠY: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc 
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng Atlat để trình bày sự phân bố các dân tộc Việt Nam
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thu thập thông tin về một dân tộc.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm các dân tộc Việt Nam
- Nhân ái: Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ sự phân bố các dân tộc Việt Nam.
- Tranh ảnh, clip về các dân tộc
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về các dân tộc Việt Nam
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS quan sát video kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Các dân tộc ở VN đa dạng, có đến 54 dân tộc.
- Các dân tộc có sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc như cùng chung tay ủng hộ đồng bào miền trung gặp lũ lụt, góp sức người sức của,
- Các dân tộc có điểm khác nhau về trang phục, phong tục, tập quán, ẩm thực, tiếng nói,
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS quan sát video về các dân tộc ở VN và trả lời câu hỏi
https://youtu.be/CQpfINQTP04HS
- Em có nhận xét gì về các dân tộc ở VN?
- Em hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ các dân tộc có sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Các dân tộc có điểm nào khác nhau?
Bước 2: HS quan sát video và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS trình bày kết quả, bổ sung
Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống. Các dân tộc tuy khác nhau về một số đặc điểm nhưng với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc ở VN: các dân tộc VN có đặc điểm gì? Sự phân bố của các dân tộc.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Các dân tộc ở Việt Nam ( 20 phút)
a) Mục đích:
- HS biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tuc, tập quán
- HS biết được các dân tộc có số dân khác nhau và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và các hình ảnh về trang phục, phong tục, hoạt động kinh tế của các dân tộc để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Các dân tộc ở Việt Nam
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 85,3 % dân số cả nước - có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật. 
- Các dân tộc ít người chiếm 14,7 % ds cả nước – có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống
c) Sản phẩm:
 Học sinh trả lời các câu hỏi: 
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm khác nhau: khác nhau giữa các dân tộc về văn hoá, ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quán
- Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Chiếm 85,3%
- Đặc điểm của dân tộc Việt (Kinh): Dân tộc Việt có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật,
- Dân tộc ít người có kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công,
- Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người:
+ Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao, (Tây Bắc).
+ Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang).
+ Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận).
+ Cồng, chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên)
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Cho HS xem tranh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam 
 Học sinh trả lời các câu hỏi: 
- Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm nào khác nhau?
- Cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Thử nêu đặc điểm của dân tộc Việt (Kinh)?
- Các dân tộc ít người có phong tục, tập quán canh tác ntn?
- Hãy kể tên 1số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong 4 phút 
Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài:
Mở rộng: 
- GV nhấn mạnh về vai trò của 1 bộ phận người Việt sống ở nước ngoài họ cũng thuộc cộng đồng các dân tộc VN
- Quan sát Hình 1.2 SGK và các hình ảnh sau em có nhận xét gì về lớp học ở vùng cao này? Từ đó GV giáo dục HS lòng yêu mến, chia sẻ những khó khăn hiện nay của các dân tộc ít người.
2.2. Hoạt động 2: Phân bố các dân tộc ( 12 phút)
a) Mục đích:
- HS trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta: Sự phân bố của dân tộc Việt, các dân tộc ít người. 
- Trình bày được sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa: Trung du và miền núi phía Bắc với khu vực Trường Sơn -Tây Nguyên, duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để hoạt động nhóm.
Nội dung chính:
II. Phân bố các dân tộc
- Dân tộc Việt: phân bố tập trung ở các đồng bằng , trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên.
c) Sản phẩm: Hoàn thành các hoạt động nhóm
▪N1-N2: Sự phân bố của người Việt: Dân tộc Việt chủ yếu ở các đồng bằng, trung du và vùng duyên hải.
▪N3-N4: Vùng núi & trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú: của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700-1000m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
▪N5-N6: Các dân tộc cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên: có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành vùng khá rõ rệt, người Ê- đê ở Đắk- lắk, người Gia-rai ở Kon-tum và Gia lai, người Co-ho ở Lâm Đồng.
▪N7-N8: Các dân tộc cư trú ở vùng Cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ: có các dân tộc Chăm, khơ me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở thành phố HCM.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV phân lớp thành 8 nhóm - HS dựa vào nội dung mục 2 SGK và lược đồ Dân tộc trang 16 Atlat Địa Lí VN và thực hiện nhiệm vụ
▪N1-N2: Tìm hiểu sự phân bố của người Việt.
▪N3-N4: Tìm hiểu xem vùng núi & trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào?
▪N5-N6: Tìm hiểu các dân tộc nào cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên ?
▪N7-N8: Tìm hiểu xem các dân tộc nào cư trú ở vùng Cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận theo sự phân công của GV
Bước 3: HS đại diện các nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét bổ sung
Bước 4: GV chốt ý và ghi bảng.
Mở rộng: 
- Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết sự phân bố các dân tộc hiện nay đã có gì thay đổi? Có sự di chuyển xen kẽ giữa các dân tộc với nhau. Định canh định cư, giao đất giao rừng cho người dân.
- Việc phân bố lại các dân tộc theo định hướng hiện nay đã có tác dụng gì? Ổn định đời sống của người dân, yên tâm canh tác, phát triển kinh tế,
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án dựa theo sơ đồ
SỐ LƯỢNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 54
Dân tộc Kinh 85,3%
Các dân tộc ít người khác 14,7 % ....... %
PHÂN BỐ
- Phân bố rộng khắp cả nước song chủ yếu ở đồng bằng, trung du và duyên hải.
PHÂN BỐ
Sống chủ yếu ở miền núi và trung du.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV trình chiếu một số sơ đồ cho HS quan sát và hướng dẫn sơ qua cách xây dựng sơ đồ tư duy
Bước 2: GV yêu cầu các cá nhân hệ thống lại kiến thức bài học một cách khái quát qua sơ đồ tư duy dạng mindmap hoặc theo cách mình muốn thể hiện.
Bước 3: Quy định thời gian hoàn thiện là 5 PHÚT
Bước 4: Chấm bài một số HS xong sớm 
SỐ LƯỢNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ............
Dân tộc Kinh ........ %
Các dân tộc ít người khác % ....... %
PHÂN BỐ
..............................................
..............................................
..............................................
........................................................................................
..................................................
.....................................................
PHÂN BỐ
..................................................
..................................................
..................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về dân tộc Việt Nam 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Viết được 1 đoạn văn ngắn.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Qua tìm hiểu thực tế, hãy viết 1 đoạn thông tin khoảng 200 từ giới thiệu những nét văn hoá điển hình của dân tộc em.
Gợi ý:
- Em thuộc dân tộc nào?
- Ngôn ngữ chính của dân tộc em
- Nét độc đáo của trang phục
- Lễ hội đặc trưng,
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................

TÊN BÀI DẠY: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được đặc điểm dân số của nước ta. 
- Nêu và  ... í nhất.
A
(Vùng kinh tế)
B
(Đặc điểm)
1. Trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Đồng bằng sông Hồng
3. Bắc Trung Bộ
4. Duyên Hải Nam Trung Bộ 
5. Tây Nguyên
a. Diện tích đồng bằng lớn, phù sa màu mỡ
b. Hai di sản thế giới: Phong Nha- Kẻ Bàng, cố đô Huế
c. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
d. Mỏ than có trữ lượng lớn
e. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Tây Nguyên. 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin về những nét văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................

TÊN BÀI DẠY: VÙNG TÂY NGUYÊN (TIẾP THEO)
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Hiểu được nhờ thành tựu về công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế - xã hội. 
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá. 
- Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần.
- Nhận biết được vai trò các trung tâm kinh tế vùng. 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng Tây Nguyên.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích sự phát triển của kinh tế vùng.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế của vùng và các trung tâm kinh tế lớn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ kinh tế của vùng Tây Nguyên
- Một số tranh ảnh vùng 
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về Tây Nguyên.
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS dựa vào hình ảnh để xác định kinh tế chính của vùng Tây Nguyên
c) Sản phẩm:
HS đoán được cà phê là cây trồng chủ lực của vùng.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cung cấp cho HS 1 bức ảnh, yêu cầu HS trình bày thế mạnh kinh tế của vùng.
 Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ trong 1 phút. Hết giờ GV gọi HS trình bày suy nghĩ của mình về bức ảnh.
Bước 3: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên ( 25 phút)
a) Mục đích:
- Phân tích được điều kiện để phát triển các ngành kinh tế ở Tây Nguyên.
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế ở Tây Nguyên. 
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác bản đồ kinh tế của vùng Tây Nguyên để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
IV. Tình hình phát triển kinh tế 
1.Nông nghiệp :
- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.
- Cây công nghiệp: Cà phê, cao su, chè... phát triển mạnh, đem lại hiệu qủa kinh tế cao. 
- Cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc lớn, trồng hoa, rau... được chú trọng phát triển.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh.
+ Tập trung chủ yếu ở Đăk Lắk , Lâm Đồng .
- Lâm nghiệp có sự chuyển hướng quan trọng: Kết hợp khai thác, trồng mới, bảo vệ rừng, gắn khai thác với chế biến .
 Độ che phủ rừng 54,8% ( 2003), cao nhất nước
2. Công nghiệp 
- Chiếm tỉ lệ thấp chỉ đạt 0.9 % so với cả nước (Năm 2002).
- Tốc độ phát triển nhanh nhưng c̣òn chậm so với mức trung b́ình của cả nước .
 - Các ngành công nghiệp phát triển: thủy điện, chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh
3. Dịch vụ 
- Có chuyển biến nhanh.
- Xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 cả nước.
+ Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên.
- Du lịch: sinh thái, văn hóa.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi nhóm
* Nhóm 1, 5: 
- Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên: Diện tích và sản lượng cà phê qua các năm đều tăng, TN là vùng có diện tích và sản lượng cà phê nhiều nhất nước.
- Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này: Có DT đất Badan lớn và màu mỡ, khí hậu Á Xích đạo, có mùa khô kéo dài thuận lợi cho thu hoạch và bảo quản, mùa mưa thuận lợi cho việc chăm sóc; thị trường rộng lớn; người dân có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cà phê.
- Xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên: HS xác định trên lược đồ.
- Ngoài cây công nghiệp vùng còn trồng: Chè, cao su, điều,  và chăn nuôi voi.
* Nhóm 2, 6: 
- Nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên: tổng giá trị còn nhỏ tuy nhiên tốc độ gia tăng nhanh.
- Sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất: 
+ Đắk Lắk có diện tích đất ba dan lớn, sản xuất cà phê quy mô lớn, xuất khẩu nhiều.
+ Lâm Đồng có địa hình cao, khí hậu vùng núi, thế mạnh sản xuất chè, rau quả ôn đới theo quy mô lớn.
- Tình hình sản xuất lâm nghiệp các tỉnh ở Tây Nguyên: Lâm nghiệp phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng và giao khoán bảo vệ rừng. Độ che phủ rừng cao hơn trung bình cả nước.
- Trong sản xuất nông nghiệp vùng còn gặp những khó khăn: Thiếu nước, sự biến động giá nông sản.
* Nhóm 3, 7: 
- Tình hình phát triển công nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên: Tỉ trọng còn nhỏ nhưng tốc độ tăng khá nhanh.
- Tỉ trọng công nghiệp ở Tây Nguyên năm 2013 chiếm 0,7% so cả nước.
- Vị trí của nhà máy thủy điện Yaly trên sông Xêxan: HS xác định trên lược đồ.
- Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh thủy năng, phục vụ sản xuất chế biến sản phẩm cây công nghiệp, lương thực và sinh hoạt.
* Nhóm 4, 8: 
- Hoạt động dịch vụ ở Tây Nguyên phát triển: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nông, lâm sản
- Tiềm năng phát triển ngành dịch vụ ở Tây Nguyên: khí hậu tốt, phong cảnh đẹp, nhiều nét văn hoá độc đáo,
- Phương hướng phát triển của Đảng và Nhà nước trong đầu tư phát triển ở Tây Nguyên: khắc phục các khó khăn về tự nhiên, nâng cao trình độ dân trí, chăm lo đời sống người dân,
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV chia lớp ra làm 8 nhóm, cho HS quan sát Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên và đưa ra nhiệm vụ:
* Nhóm 1, 5: 
- Hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. 
- Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này? 
- Hãy xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên? 
- Ngoài cây công nghiệp vùng còn trồng những loại cây nào và chăn nuôi gì nữa?
* Nhóm 2, 6: 
- Dựa vào bảng 29.1, hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên. Tại sao sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất?
- Nhận xét tình hình sản xuất lâm nghiệp các tỉnh ở Tây Nguyên.
- Trong sản xuất nông nghiệp vùng còn gặp những khó khăn gì?
* Nhóm 3, 7: Dựa vào kênh chữ và bảng 29.2
Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Tây Nguyên và cả nước qua các năm
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm
Vùng
2005 
2010 
2011 
2012 
2013
Cả nước 
988,5 
2963,5 
3695,1 
4506,8 
5469,1
Tây Nguyên 
7,2 
22,7 
28,8 
31,1 
36,8
- Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Tỉ trọng công nghiệp ở Tây Nguyên năm 2013 so cả nước như thế nào? 
- Xác định vị trí của nhà máy thủy điện Yaly trên sông Xêxan và nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên.
* Nhóm 4, 8: Dựa vào kênh chữ và hiểu biết của mình cho biết: 
- Hoạt động dịch vụ ở Tây Nguyên phát triển như thế nào?
- Quan sát hình 29.4: Tiềm năng phát triển ngành dịch vụ ở Tây Nguyên 
- Cho biết phương hướng phát triển của Đảng và Nhà nước trong đầu tư phát triển ở Tây Nguyên ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Các trung tâm kinh tế của vùng ( 10 phút)
a) Mục đích:
Xác định và nhận biết được vai trò của các trung tâm kinh tế lớn của vùng	
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
V. Các trung tâm kinh tế 
- Các thành phố: Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Đà Lạt là 3 trung tâm kinh tế ở Tây Nguyên
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi.
- Xác định vị trí của các thành phố: Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Đà Lạt. HS xác định trên lược đồ.
- Những quốc lộ nối các thành phố này với thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển Duyên hải Nam Trung Bộ: QL 19, 24, 25, 26, 20, Đường HCM.
- Chức năng của 3 trung tâm kinh tế vùng: HS dựa vào SGK/ 111.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Dựa vào hình 29.2, hãy xác định vị trí của các thành phố: Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Đà Lạt. 
- Những quốc lộ nối các thành phố này với thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển Duyên hải Nam Trung Bộ. 
- Cho biết chức năng của 3 trung tâm kinh tế vùng.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Đại diện các cặp đôi trình bày, HS khác bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án theo kiến thức đã học.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời câu hỏi sau:
Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Tây Nguyên. 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Hãy đóng vai “ Đại sứ du lịch Việt Nam” và viết 1 đoạn thông tin trình bày hiểu biết của em về dự án du lịch “ Con đường xanh Tây Nguyên”
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docx20230430_103310_826911_ga_dia_li_9_hk1_cv_5512.docx