Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 126: Mây và sóng

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 126: Mây và sóng

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẵu tử, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.

 2. Tích hợp với phần văn ở bài ôn tập thơ và kiểm tra văn (phần thơ) và những văn bản về tình cảm cha mẹ đối với con cái đã học.

 3. Rèn kỹ năng đọc và phân tích thơ tự do (thơ văn xuôi) phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại trong độc thoại của bài thơ.

II.CHUẨN BỊ:

 1. GV: Tập thơ Tago - Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà nội.

 2. HS: Học bài cũ đọc bài mới

III.TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức.

2. Ktra: ? Người cha qua việc tâm tình dặn dò con muốn thể hiện và gửi gắm điều gì?

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 126: Mây và sóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	
Tiết 126	mây và sóng
	Tago
I.Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẵu tử, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
	2. Tích hợp với phần văn ở bài ôn tập thơ và kiểm tra văn (phần thơ) và những văn bản về tình cảm cha mẹ đối với con cái đã học.
	3. Rèn kỹ năng đọc và phân tích thơ tự do (thơ văn xuôi) phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại trong độc thoại của bài thơ.
II.Chuẩn bị:
	1. GV: Tập thơ Tago - Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà nội.
	2. HS: Học bài cũ đọc bài mới
III.Tiến trình:
ổn định tổ chức.
Ktra: ? Người cha qua việc tâm tình dặn dò con muốn thể hiện và gửi gắm điều gì?
Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1:
GV nêu yêu cầu khi đọc và đọc mẫu một lượt,2-3 HS đọc tiếp.
HS đọc chú thích SGK
? Nêu bố cục của bài thơ?
Hoạt động 2
? HS đọc lại 2 đoạn thơ của phần 1 và 2.
? Có mấy lời hỏi và lời đáp trong từng phần đối thoại?
? Câu trả lời thứ nhất của bé tại sao lại là một câu hỏi?
?Câu trả lời thứ hai có gì đáng chú ý về thành phần?
? Tại sao em bé không từ chối ngay lập tức lời rủ rê của những người ở trên mây trong sóng?
? Theo em họ có thể là ai?
? Đọc những câu thơ còn lại ở cả hai phần.
? hãy thuật lại từng trò chơi mà bé nghĩ ra để thay thế cho việc ngao du cùng mây sóng?
? Đặc điểm và ý nghjĩa của những trò chơi đó là gì?
? Phân tích vẻ đẹp và chiều sâu của câu thơ: “Hai tay con ôm lấy mẹ....mẹ con ta ở chỗ nào”?
Hoạt động 3.
? NT của bài thơ này là gì?
I. Đọc tìm hiểu chú thích và bố cục:
1. Đọc:
2. Chú thích(SGK)
3. Bố cục:
 Hai phần:
 a. Câu chuyện với mẹ và những ngưòi ở trên mây và trò chơi thừ nhất của em bé.
 b. Câu chuyên thứ hai với mẹ về những nguời ở trong sóng và tro chơi thứ hai của em bé
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Lời từ chối của em bé trước sự mời gọi rủ rê của những người sống trên mây, trong sóng:
Em bé hỏi lại là vì em đã bị hấp dẫn, cuốn hút bởi những lời rủ rê cũa những người sống trên mây trong sóng. Vì bé rất tò mò,rất ham chơi, ham vui.Chơi suốt ngày với bình minh vàng,vầng trăng bạc thì thú vị nhất còn gì! Đó là tình cảm là tâm lý rất tư nhiên của lứa tuổi bécâu hỏi của bé về cách đidẫn đến câu trả lời thứ hai của những người kỳ lạ, cách đi thật dễ dàngchẳng phải cố gắng gì nhiều.
- Câu trả lời thứ hai gồm hai nửa, nửa đầu là câu nêu lên sự thật, một tình thế cũng là lý do để từ chối : Mẹ mình đanng ở nhà , buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà. Nửa thứ hai là câu hỏi tu từ, hỏi chỉ để là khẳng định cái lý do chính đáng và chắc chắn để bé kiên quyết từ chối những lời rủ rê, mời gọi hấp dẫn của họ 
-Nếu em bé từ chối ngay thì logic tình cảm thiếu chân thực vì trẻ em nào mà chẳng thích chơi, thích đi, thích lạ. Bé phần nào đã bị cuốn hút. Song cuối cùng bé đã từ chối, bé không muốn đánh đổi thú vui chơi bằng việc xa mẹ, để mẹ phải một mình ở nhà rõ ràng tình thương mẹ đã thắng lời mời gọi của những kẻ sống trên mây và trong sóng.
-Là thế giới thần tiên kỳ ảo ttrong truyện cổ tích, trong truyền thuyết,thần thoại mà bé được nghe được đọc và tưởng tượng ra, đó là những tiên đồng những ngọc nữ xinh đẹp, là những nàng tiên cá tuyệt vời với giọng hát mê hồn dập dờn trong sóng biển xanh mênh mông.
	Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ chính là ở sự khắc phục sự ham muốn chính đáng của tuooỉ thơ để làm vui lòng mẹ, chính tỏ tình cảm của mẹ với bé thật là sâu nặng. 
2. Trò chơi của bé.
-Học sinh thuật lại.
-Đó là những trò chơi sáng tạo và thú vị ở chỗ nó hoà hợp tuyệt diệu giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẹ con.
-Ba câu thơ không chỉ tả cách chơi trong trò chơi sáng tạo của bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc vô biên, tràn ngập của con, của sự hoà hợp thương yêu là của hai mẹ con giữa thiên nhiên, vũ trụ và cuộc sống con người. Những câu thơ còn mang chiều sâu triết lý về tình thương yêu mẹ con hạnh phúc của tình mè con thật gần gũi, giản dị nhưng cũng vô cùng lớn lao, thiêng liêng và vĩnh hằng như vũ trụ, như thiên nhiên, và kỳ diệu thay, điều đó lại do chính con người, chính bé tạo ra.
III.Tổng kết
1.NT:-Tứ thơ phát triển theo bố cục tương đối cân phân, đối xứng nhưng không trùng lặp.
 -Đối thoại lồng trong lời kể 
 -Sự hoá thân của tác giả vào nhân vật trữ tình em bé.
 -Tưởng tượng bay bổng, phóng khoáng.
2.CĐ: Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng bất diệt
HĐ3. Củng cố:GV nhấn mạnh nội dung bài học 
4.Giao nhiệm vụ: Về nhà học bài cũ, đọc bài mới
5.Rút kinh nghiệm:
Tiết 127. Ôn tập về thơ
Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ VN hiện đại đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9. Củng cố kiến thức cơ bản về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua qua trình học các tác phẩm thơ trong chương trình lớp 9và các lớp 6,7,8. Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của thơ hiện VN từ sau cách mạng tháng tám-1945.
2.Tích hợp với phần TV ở bài nghĩa tường minh và nbghĩa hàm ý, TLV bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
4.Rèn kỹ năng so sánh hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
II.Chuẩn bị:
 Giáo viên:Hệ thống kiến thức
 Học sinh: Chuẩn bị bài
III.Tiến trình:
ổn định tổ chức
KT: Kết hợp trong bài
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1
I.Bảng hệ thống kiến thức:
Phần này giáo viên hướng dẫn HS lập bảng ở nhà theo mẫu sgk. Sau đó gv gọi hs trình bày theo từng bài.
Hoạt động 2
II.Thống kê theo giai đoạn lịch sử:
a.Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-4-1954): Đồng chí-Chính Hữu(1948)
b.Giai đoạn MB hoà bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp : Đoàn thuyền đánh cá(1958), Con cò(1962), Bếp lửa(1963).
c.GĐ kc chống Mỹ(1964-1975) Bài thơ về tiểu đội xe không kính(1969), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ(1971)
d.GĐ sau 1975- Đất nước thống nhất: Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, sang thu, nói với con.
Thể hiện cuộc sống đất nước và tư tưởng tình cảm của con người:
-Đất nước và con người Việt Nam từ sau CMT8 đến nay qua các giai đoạn lịch sử: Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ gian khổ, trường kỳ và thắng lợi vẻ vang. Nhân dân đất nước anh hùng( Đồng chi, baig thơ về tiểu đội xe không kính)
-Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người:Đoàn thuyền đánh cá, mùa xuân nho nhỏ.
-Tình cảm, tư tưởng tâm hồn của con người trong thời kỳ lịch sử có nhiền biến động thay đổi sâu sắc: Tình yêu đất nước, tình cảm đồng chis, đồng đội, lòng kính yêu, thương nhớ và biết ơn Bác Hồ, tình cảm mẹ con, cha con, bà cháu gần gũi thiêng liêng, chặt bền gắn liền với tình cảm chung- với nhân dân và đất nước.
Hoạt động 3: Những nét chung và riêng qua 3 bài thơ: Con cò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Mây và sóng.
a.Những điểm chung:
+ Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng thắm thiết
+ Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ
b.Những điểm riêng:
+ Khúc hát ru: Sự thống nhất gắn bó giữa tình yêu con với tình yêu đất nước, gắn bó trung thành với cách mạng của người mẹ Vân Kiều(Tà Ôi) trong kháng chiễn chống Mỹ. Hình tượng sáng tạo: Hát ru con lớn trên lưng mẹ
+Con Cò: Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con phát triển và ca ngợi lòng mẹ, tình mẹ thương con, ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người.
+Mây và sóng: Hoá thân vào lời trò truyện hôn nhiên, ngây thơ say sưa của bé đối với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Tình yêu mẹ của bé là sâu nặng hấp dẫn hơn tất cả những vẻ đẹp và sự hấp dẫn khác trong thiên nhiên và vũ trụ.
Hoạt động 4. Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội qua các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ánh trăng:
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét.
Hoạt động 5
Huy Cận- Đoàn thuyền đánh cá: Bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh, liên tưởng tưởng tượng bay bổng. Giọng thơ tươi vui, khoẻ khoắn. Đó là bài ca lao độngb sôi nổi, phấn chấn, hào hùng. Hình ảnh thơ đặc sắc: Đoàn thuyền đánh cá ra đi, đánh cá, trở về.
Chính Hữu- Đồng Chí: Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực cụ thể chọn lọc cô đúc. Hình ảnh đặc sắc: Đầu súng trăng treo
+Nguyễn Duy- ánh trăng: Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả, ý nghĩa khái quát, lời tự tình, độc thoại, ăn năn, ân hận, với chính mình. Hình ảnh đặc sắc: ánh trăng im phăng phắc.
+ Chế Lan Viên- Con Cò:Bút pháp dân tộc- hiện đại: Phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru.. Hình ảnh đặc sắc: Con cò, cánh cò.
+ Thanh Hải- Mùa xuân nho nhỏ: Bút pháp hiện thực và lãng mạn chất Huế đậm đà. Lời tâm nguyện trước lúc đi xa. Hình ảnh đặc sắc: Mùa xuân nho nhỏ
HS đọc đoạn viết của bản thân( Nhận xét)
Hoạt động 6. Củng cố:
-GV nhấn mạnh nội dung bài học 
4.Giao nhiệm vụ:
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
5.Rút kinh ngiệm:
Tiết 128. Nghĩa tường minh và hàm ý
I.Mục tiêu bài học
Kiến thức: Củng cố khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý.
Tích hợp với văn qua văn bản Mây và sóng, với tập làm vănở kiểu bài nghị luận
Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng và giải mã Hàm ý trong giao tiếp
II.Chuẩn bị 
Giáo viên: Soạn giáo án
Học soạn: Học bài cũ, đọc bài mới.
III.Tiến trình:
ổn định tổ chức
Kiểm tra: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ?
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1
HS đọc ví dụ SGK?
?Nêu hàm ý của những câu in đậm?
? Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng?
? Hàm ý trong câu nói nào của chi Dậu rõ hơn? vì sao chị phải nói rõ hơn như vậy?
?Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tý đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
? HS đọc ghi nhớ sgk?
I.Điều kiện sử dụng hàm ý:
1.VD: 
+ Câu 1: Con chỉ được......Có hàm ý là sau bữa ăn nằy cái Tý phải sang ở nhà ông bà Nghị vì chị Dậu đã bán nó.
-Vì đây là một sự thật đau lòng nên chị không dám nói thẳng với con.
+ Câu 2: Con chỉ ăn......Cái Tý đã hiểu rõ tai hoạ ập xuống đầu nó. Vì vậy ta có thể kết luận hàm ý của câu sau rõ hơn hàm ý của câu trước.
-Vì chính chị cũng không thể chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những giây phút lừa dối cái Tý.
-“Giãy nảy liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi “U bán con thật đấy ư?”
=>Ghi nhớ (sgk)
II.Luyện tập:
Bài tập 1
a.Người nói là anh thanh niên và người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái:
hàm ý của câu in đậm là: Mời bác và cô vào trong nhà uống nước.
Hai người nghe đều hiểu hàm ý của câu nói đó: “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, ngồi xuống ghế”
b.Người nói là anh Tấn người nghe là chị hàng đậu ngày trước
-Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được.
-Thể hiện ở câu cuối.
c.Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư
-Hàm ý: Câu 1: Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân như thế này ư?
 Câu 2: Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này.
-Hoạn Thư hiểu các hàm ý đó nên đã hồn lạc phách siêu và khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”
Bài tập 2,3: GV hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 5: Thông qua sự so sánh giữa “Hi vọng” với “Con đường” của Lỗ Tấn, chúng ta có thể hiểu được hàm ý của chúng tác giả “tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công”
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập còn lại.
4.Giao nhiệm vụ:
-Học sinh về nhà học bài cũ đọc bài mới
5.Rút kinh nghiệm
Tiết 129 Kiểm tra về thơ
I.Mục tiêu bài học:
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn lớp 9 học kỳII.
Tích hợp: Tiếp tục công việc của tiết 127.
Rèn luyện và đánh giá kỹ năng viết văn: Cảm nhận và phân tích 1 đoạn, 1 câu, 1 hình ảnh hoặc vấn đề trong thơ trữ tình.
II.Chuẩn bị;
Giáo viên:Ra đề + Đáp án
Học sinh: Ôn tập kỹ nội dung bài ôn tập
III.Tiến trình:
ổn định tổ chức
Kiểm tra
Đề bài:
I.Trắc nghiệm:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“ Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
1.Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
a. So sánh b. Điệp từ c. Nhân hoá d. Hoán dụ
2.Những nhịp nào đã được sử dụng trong đoạn thơ?
a.2-3. b. 3-2 c.1-2-2 d.2-1-2
3.Đoạn thơ tả cảnh gì?
a.Mùa xuân thiên nhiên c. Mùa xuân lòng người
b.Mùa xuân đất nước d. Cả ba ý trên
4.Đoạn thơ trên có mấy từ láy, mấy từ ghép?
a. Một từ láy, ba từ ghép. c. Hai từ láy, hai từ ghép
b. Hai từ láy, ba từ ghép d . Hai từ láy, bốn từ ghép
5.Cảm xúc chủ yếu của nhà thơ trong đoạn thơ này là gì?
a.Vui tươi phấn khởi c. Hối hả, xôn xao
b.Tự hào rạo rực d. Bâng khuâng man mác
II.Tự luận:
 Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
Đáp án:
I.TN( 3.5 điểm)
1.(1đ) a,b
2.(1đ)a,b
3.(0.5đ)d
4(0.5đ)c
5.(0.5đ)c
II.TL(6.5đ)
Mở bài: Giới thiệu bài thơ và tình cảm khái quát của tác giả thể hiện trong bài thơ
Thân bài: Phân tích tình cảm của tác giả qua 3 khổ thơ. Mỗi khổ 1.5 đ
Kết luận(1đ) khẳng định lại tình cảm của tác giả.
Củng cố;
GV nhấn mạnh nội dung bài
4.Giao nhiệm vụ:
-Về nhà ôn lại bài chuẩn bị bài mới.
5.Rút kinh nghiệm:
Tiết 130 Trả bài số 6 (Viết ở nhà)
I.Mục tiêu bài học: 
-Ôn lại lú thuyết và kỹ năng của kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
-Nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm về những ưu nhược điểm thông qua một bài viết cụ thể.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Học sinh:
III. Tiến trình:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra:
Tổ chức các hoạt động:
 Đề: Suy nghĩ về thân phận người Phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Hoạt động 1
Tìm hiểu đề và tìm ý: Giáo viên hưỡng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tìm ý
1.Tìm hiểu đề:
Kiểu đề: Nghị luận về tác phẩm truyện.
Vấn đề nghị luận: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
Cơ sở nghị luận: Phân tích nhân vật Vũ Nương
Yêu cầu nghị luận: Xác lập các luận điểm, luận cứ để làm rõ vấn đề “ Thân phận người Phụ nữ trong xã hội cũ”
2.Tìm ý:
-Đối với người phụ nữ xã hội phong kiến xưa có những luật lệ hà khắc gì?
-Hậu quả của những luật lệ hà khắc ấy đối với Vũ Nương là gì?
-Ngoài các ý chính ấy, còn có thể khai thác thêm các khía cạnh ý nghĩa nào?
Hoạt động 2
Nhận xét ưu nhược điểm: ( GV chỉ rõ ở những bài nào?)
*Ưu: Bố cục:
 Liên kết:
 Diễn đạt hành văn, chính tả:
 Xác định đề, cách trình bày luận điểm:
*Nhược :
 Bố cục:
 Liên kết:
 Diễn đạt hành văn, chính tả:
 Xác định đề, cách trình bày luận điểm:
Hoạt động 3
 Đọc rút kinh ngiệm:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc 2 bài khá nhất, 1 bài trung bình và hai bài yếu nhất. (Chú ý có sửa chữa)
Hoạt động 4 Củng cố:
Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài học.
4.Giao nhiệm vụ:
-Học bài cũ, đọc bài mới.
5.Rút kinh ngiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docmay va song.doc