Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Mỹ Thủy

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Mỹ Thủy

1. Kiến thức:

 - Giúp HS nắm 1 cách khái quát tình hình các nước Châu Á sau chiến tranh TG thứ 2.

 - Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

2. Tư tưởng:

 - Giáo dục cho HS tinh thần đoàn kết quốc tế, đặc biệt là đoàn kết với các nước trong khu vực để cùng hợp tác phát triển, xây dựng xã hội giàu đẹp, công bằng, văn minh.

3. Kĩ năng:

 - Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp những sự kiện lịch sử và sử dụng bản đồ Châu Á.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Mỹ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết: 5 Bài 4 các nước châu á
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Giúp HS nắm 1 cách khái quát tình hình các nước Châu á sau chiến tranh TG thứ 2.
	- Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
2. Tư tưởng:
	- Giáo dục cho HS tinh thần đoàn kết quốc tế, đặc biệt là đoàn kết với các nước trong khu vực để cùng hợp tác phát triển, xây dựng xã hội giàu đẹp, công bằng, văn minh.
3. Kĩ năng:
	- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp những sự kiện lịch sử và sử dụng bản đồ Châu á.
B. chuẩn bị:
	- Bản đồ Châu á và bản đồ Trung Quốc.
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:	Kiểm tra 15’
	- Khái quát quá trình tan rã của hệ thống thuộc địa giai đoạn từ 1945 -> giữa những năm 60 của TK XX.
3. Bài mới:
Giới thiệu: Từ sau chiến tranh TG thứ 2 đến nay, Châu á đã có nhiều biến đổi sâu sắc, trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, các dân tộc Châu á đã giành được độc lập. Từ đó đến nay, các nước đang ra sức củng cố độc lập, phát triển kinh tế và xã hội. Hai nước lớn nhất là Trung Quốc và ấn Độ đã đạt được những thành tựu lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, vị thế của các nước này càng lớn trên trường quốc tế.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nắm vài nét về tìm hiểu tình hình chung.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
- GV giới thiệu bản đồ tự nhiên Châu á.
? Nhận xét về diện tích, dân số, tài nguyên của Châu á? (Học sinh yếu)
? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Châu á từ sau chiến tranh TG thứ 2 đến đầu những năm 50 của TK XX phát triển như thế nào?
? Nêu những nét nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị của Châu á sau 1945? (Học sinh yếu)
? Nhận xét về tình hình chính trị của Châu á? Kinh tế như thế nào?
? Bằng kiến thức thực tế em hãy lấy VD về sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Châu á?
- Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật... phát triển nhanh và mạnh như vậy nên nhiều người đã dự đoán TK này là TK của Châu á.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm những nét cơ bản về đất nước Trung Quốc.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. 
- GV treo bản đồ Trung Quốc.
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa? (Học sinh yếu)
GV: Mao Trạch Đông là lãnh tụ của Đảng cộng sản Trung Quốc tuyên bố nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
? Theo em sự ra đời của nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân Trung Quốc?
- Sử dụng bản đồ TG để làm rõ: Hệ thống các nước XHCN nối liền từ Âu sang á.
? Em hãy trình bày nhiệm vụ của nhân dân Trung Hoa trong thời kì (1949 - 1959)? (Học sinh yếu)
? Trung Hoa đã bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế như thế nào?
? Nêu những thành tựu bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH ở Trung Quốc (1953 - 1957)?
? Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kì này?
? Hãy trình bày tình hình đất nước Trung Quốc trong thời kì (1959 - 1978)?
? Em hiểu “Đường lối 3 ngọn cờ hồng” như thế nào?
? Hậu quả nặng nề của đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại CM văn hóa vô sản” ở Trung Quốc?
(Học sinh yếu)
? Trung Quốc đề ra đường lối cải cách mở cửa từ bao giờ? Nội dung của đường lối đó là gì?
? Trong quá trình đổi mới Trung Quốc đã đạt được những thành tựu gì về kinh tế?
? Những thành tựu đối ngoại của Trung Quốc thời kì này như thế nào?
GV kết luận:
Hiện nay Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định cao vào bậc nhất TG (trên 9% / năm). Năm 2001 GDP đạt 9593,3 tỉ nhân dân tệ, gấp 3 lần 1989.
Đọc thông tin sgk.
Quan sát.
Nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét.
- Tình hình chính trị bất ổn.
- Nhiều nước Châu á đạt được sự tăng trưởng về kinh tế: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ở Đông Bắc á.
Đọc thông tin sgk.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Quan sát.
- Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
- Tiến hành công nghiệp hóa và phát triển kinh tế, xã hội.
Trả lời, nhận xét.
- Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ I.
- Đất nước thay đổi rõ rệt.
- 246 công trình được xây dựng và đưa vào sản xuất.
- Công nghiệp tăng 140%, nông nghiệp tăng 25% (so với 1952).
Trả lời, nhận xét.
- Đường lối chung (Dốc hết sức lực để xây dựng CNXH).
- Đại nhảy vọt (Toàn dân làm gang thép để 15 năm sau Trung Quốc sẽ vượt Anh)
- Công xã nhân dân, đó là 1 tổ chức hợp nhất ở nông thôn giữa sản xuất và chính quyền.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét.
+ Đạt nhiều kết quả.
+ Địa vị trên trường quốc tế nâng cao
+ Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam.
+ Mở rộng quan hệ, hợp tác trên TG
+ Thu hồi Hồng Kông và Ma Cao
I. Tình hình chung:
- Diện tích: 44T km2 (rộng số 1 TG)
- Dân số: 3,35 tỉ người (1995)
- Tài nguyên: phong phú.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dấy lên khắp Châu á.
+ Chính trị:
- Không ổn định do chiến tranh xâm lược của đế quốc.
- Các nước đế quốc duy trì ách thống trị của chúng.
- Một số nước Châu á diễn ra xung đột.
+ Kinh tế: 
Nhiều nước Châu á đạt được sự tăng trưởng về kinh tế.
II. Trung Quốc:
1. Sự ra đời của nước Cộng hòa 
nhân dân Trung Hoa:
 Sau kháng chiến chống Nhật:
+ Nội chiến CM bùng nổ (46 - 49) -> Trung Hoa, Quốc dân Đảng thất bại, Tưởng Giới Thạch phải chạy ra Đài Loan.
+ 1/10/1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
* ý nghĩa lịch sử:
- Đó là 1 thắng lợi có ý nghĩa lịch sử kết thúc 100 năm ách đô hộ của đế quốc phong kiến.
- Đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do.
- Hệ thống các nước XHCN nối liền từ Âu sang á.
2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959):
* Nhiệm vụ:
- Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
- Tiến hành công nghiệp hóa và phát triển kinh tế, xã hội.
* Thực hiện:
- Năm 1950: Khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp cải tạo công thương nghiệp, xây dựng công nghiệp dân tộc, phát triển văn hóa giáo dục.
- Năm 1952: Hoàn thành khôi phục kinh tế.
- Từ năm 1953: Thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 - 1957)
* Thành tựu:
- Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ I.
- Đất nước thay đổi rõ rệt.
- 246 công trình được xây dựng và đưa vào sản xuất.
- Công nghiệp tăng 140%, nông nghiệp tăng 25% (so với 1952).
* Chính sách đối ngoại:
- Tích cực, củng cố hòa bình và đẩy mạnh cách mạng TG.
- Địa vị quốc tế ngày càng vững chắc.
3. Đất nước trong thời kì biến động (1959 - 1978):
- Trung Quốc trải qua thời kì biến động kéo dài.
+ Mở đầu là đường lối “Ba ngọn cờ hồng”.
+ Phát động toàn dân làm gang thép.
+ Kinh tế đất nước rối loạn.
+ Sản xuất giảm sút.
+ Nạn đói nghiêm trọng.
+ Nội bộ Đảng cộng sản lục đục, tranh giành quyền lực gay gắt.
* Hậu quả:
+ Kinh tế và chính trị hỗn loạn trong cả nước.
+ Nội bộ Đảng lục đục, nhân dân đói khổ.
4. Công cuộc cải cách mở cửa: (từ năm 1978 đến nay)
- 12/1978: Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới
* Nội dung:
- Xây dựng CNXH theo kiểu Trung Quốc.
- Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
- Thực hiện cải cách mở cửa.
- Hiện đại hóa đất nước.
* Thành tựu:
- Kinh tế tăng trưởng cao nhất TG: 9,6% năm.
- Tiềm lực kinh tế đứng thứ 7 TG.
- Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
* Đối ngoại:
+ Đạt nhiều kết quả.
+ Địa vị trên trường quốc tế nâng cao
+ Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam.
+ Mở rộng quan hệ, hợp tác trên TG
+ Thu hồi Hồng Kông và Ma Cao
III. Luyện tập:
Bài 1: Tại sao nhiều người dự đoán rằng “TK XX là 1 TK của Châu á?
A. Vì họ dựa vào dự đoán của LHQ.
B. Vì từ nhiều thập niên qua, nhiều nước Châu á đã đạt được sự tăng trưởng về kinh tế.
C. Vì Châu á là nời phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất và sôi nổi nhất.
D. Tất cả đều đúng.
Bài 2: Em hãy cho biết hậu quả của “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại CM văn hóa vô sản”?
D. Cũng cố, dặn dò.
- Nắm nội dung bài học: 
	+ Tình hình các nước Châu á sau chiến tranh TG thứ 2.
	+ Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
	+ Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959) 
	+ Đất nước trong thời kì biến động (1959 - 1978)
	+ Công cuộc cải cách mở cửa: (từ năm 1978 đến nay)
- Chuẩn bị bài mới: 
	Các nước Đông Nam á
	 @ & ?	
	Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 6 Bài 5 : Các nước Đông Nam á
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:	Giúp HS nắm được các ý chính sau:
	- Tình hình Đông Nam á trước và sau 1945.
	- Sự ra đời của tổ chức ASEAN, tác dụng của nó và sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam á.
2. Tư tưởng:
	- Tự hào về những thành tích đạt được của nhân dân ta và nhân dân các nước Đông Nam á trong thời gian gần đây, củng cố lại sự đoàn kết giữa các dân tộc trong khu vực.
3. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ Đông Nam á, Châu á và TG.
B. Chuẩn bị:
	- Bản đồ Đông Nam á, bản đồ TG.
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:	
	- Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa? Mười năm đầu xây dựng?
	- Hai mươi năm biến động? Công cuộc mở cửa Trung Quốc?
3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Đông Nam á trước và sau 1945.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
- GV treo bản đồ Đông Nam á. Giới thiệu về các nước Đông Nam á.
? Trình bày tình hình Đông Nam á trước và sau chiến tranh TG thứ 2?
(Học sinh yếu)
? Sau khi 1 số nước dành độc lập, tình hình khu vực này ra sao?
- Yêu cầu HS xác định vị trí những nước đã dành được độc lập trên bản đồ.
? Từ giữa những năm 50 của TK 20, đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam á có gì thay đổi?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm vài nét về tổ chức ASEAN.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào? (Học sinh yếu)
? Mục tiêu hoạt động của ASEAN?
? Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ ASEAN là gì? (Học sinh yếu)
? Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN như thế nào?
GV giới thiệu: Trụ sở ASEAN tại Giacacta (Inđônêxia) đó là nước lớn nhất Đông Nam á.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nắm những nét cơ bản về sự phát triển của ASEAN.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Tổ chức ASEAN đã phát triển như thế nào?
? Hoạt động chủ yếu của ASEAN hiện nay là gì? (Học sinh yếu)
? Những hoạt động cụ thể của ASEAN trong thập kỉ 90 đã có những nét gì mới?
GV: Cho HS xem hình 11. Hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà Nội, thể hiện sự hợp tác hữu nghị, giúp đỡ nhau cùng phát triển của ASEAN.
HS đọc thông tin sgk.
Quan sát, lắng nghe.
- Khu vực rộng 4,5 triệu km2, gồm 11 nước, 527 triệu người (2000) - Trước chiến tranh TG thứ 2 hầu hết các nước Đông Nam á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
HS xác định vị trí.
Từ cuối những năm 50, trong đường lối ngoại giao của các nước Đông Nam á bị phân hóa.
HS đọc thông tin sgk.
Sau khi dành độc lập một số nước Đông Nam á có nhu cầu hợp tác phát triển.
- Phát triển kinh tế và văn hóa, thông qua sự hợp tác hòa bình ổn định giữa các thành viên.
Trả lời, nhận xét.
Quan sát, lắng nghe.
HS đọc thông tin sgk.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Hợp tác kinh tế, xây dựng 1 Đông Nam á hòa bình, ổn định, phát triển, phồn vinh.
Quan sát, lắng nghe.
I. Tình hình Đông Nam á trước và sau 1945:
1. Trước chiến tranh TG thứ 2:
- Các nước Đông Nam á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước phương Tây.
2. Sau chiến tranh TG thứ 2:
- Một loạt các nước Đông Nam á nổi dậy dành chính quyền (Inđônêxia, Việt Nam, Lào)
- Bọn đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân phải đứng lên chống xâm lược: Việt Nam, Inđônêxia...
- 7/1946: Anh trao trả độc lập cho Philipin, Miến Điện, Mã Lai.
- Giữa những năm 50 các nước Đông Nam á lần lượt dành độc lập.
- Tình hình Đông Nam á căng thẳng và có sự phân hóa (do Mĩ can thiệp)
- Tháng 9/1954 khối quân sự Đông Nam á thành lập nhằm:
+ Ngăn chặn CNXH.
+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
+ Thái Lan, Philipin gia nhập khối SEATO.
+ Mĩ xâm lược Đông Dương.
+ Inđônêxia và Miến Điện hòa bình trung lập.
II. Sự ra đời của tổ chức ASEAN:
1. Hoàn cảnh thành lập:
- Sau khi dành độc lập một số nước Đông Nam á có nhu cầu hợp tác phát triển.
- Ngày 8/8/1967, ASEAN ra đời gồm 5 nước: Inđônêxia, Thái Lan, MaLai, Philipin, Xingapo.
2. Mục tiêu:
- Phát triển kinh tế và văn hóa, thông qua sự hợp tác hòa bình ổn định giữa các thành viên.
* Nguyên tắc:
- Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
- Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
- Hợp tác và phát triển.
III. Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”:
- 1/1984 Brunây gia nhập ASEAN
- 7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7.
- 9/1997 Lào và Mianma gia nhập
- 4/1999: Campuchia gia nhập.
* Hoạt động chủ yếu: Hợp tác kinh tế, xây dựng 1 Đông Nam á hòa bình, ổn định, phát triển, phồn vinh.
- 1992 (AFTA) khu vực mậu dịch chung của Đông Nam á ra đời.
- 1994, diễn đàn khu vực ARF gồm 23 nước trong và ngoài khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển.
-> Lịch sử Đông Nam á bước sang thời kì mới.
IV. Luyện tập:
Bài 1: Những nước Đông Nam á nào là thành viên của tổ chức quân sự Đông Nam á (SEATO):
	A. Việt Nam, Campuchia và Lào.
	B. Inđônêxia và Miến Điện.
	C. Thái Lan và Philipin.
	D. Xingapo, Brunây và Malaixia.
Bài 2: Những nước Đông Nam á nào thi hành chính sách hòa bình trung lập.
	A. Việt Nam, Campuchia và Lào.
	B. Inđônêxia và Miến Điện.
	C. Thái Lan và Philipin.
	D. Xingapo, Brunây và Malaixia.
Bài 3: Nguyên nhân ra đời, mục tiêu hoạt động của ASEAN và các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN?
Nguyên nhân: Sau chiến tranh dành độc lập và trước những yêu cầu phát triển kinh tế...
Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa.
Nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền...
D. Cũng cố, hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung của bài học:
	+ Tình hình Đông Nam á trước và sau 1945.
	+ Sự ra đời của tổ chức ASEAN, tác dụng của nó và sự phát triển của các nước trong 	khu vực Đông Nam á.
- Chuẩn bị bài mới: 
Các nước Châu Phi
	@ & ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 5,6.doc