Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 24 - Tuần 21 - Bài: 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 24 - Tuần 21 - Bài: 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939

1 . Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :

 - Những nét chính của tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến cách mạng Việt

. Nam trong những năm 1936 – 1939

 - Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh trong những năm 1936 – 1939, ý nghĩa của

 phong trào.

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1262Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 24 - Tuần 21 - Bài: 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 16 – 01 – 2008 	 TUẦN 21
Tiết 24 Từ ngày 28 / 01 / 2008
 02 / 02 / 2008
Bài: 20 CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ 
	 TRONG NHỮNG NĂM 1936 – 1939 
I – Mục tiêu bài học : 
 1 . Kiến thức : Giúp học sinh nắm được : 
 - Những nét chính của tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến cách mạng Việt
.	Nam trong những năm 1936 – 1939
 - Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh trong những năm 1936 – 1939, ý nghĩa của 
	phong trào. 
 2 .Tư tưởng : 
 Giáo dục cho học sinh lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng 
 3 .Kĩ năng : 
 - Tập dượt cho học sinh so sánh các hình thức tổ chức đấu tranh trong những năm 1930 – 1931 
 với 1936 – 1939 để thấy được sự chuyển hướng của phong trào đấu tran
 - Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử. 
II . Chuẩn bị của thầy và trò 
 1. Của Thầy: 
Bản đồ Việt Nam tranh ảnh về cuộc mít tin 
Sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử trường trung học phổ thông tập 1 trang 258 
 2. CủaTrò: 
 + Học thuộc bài cũ
 + Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan
 III . Các hoạt động dạy và học :
 1. Oân định tổ chức: 1 phút
 - Oån định trật tự
 - Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài cũ : 4 phút
 Hỏi: Tại sao nói: Xô viết Nghệ – Tĩnh là chính quyền kiểu mới 
 Đáp án: Xô viết Nghệ – Tĩnh đã ban hành hàng loạt các biện pháp tiến bộ
 - Chính trị 	 - Văn hóa xã hội 
 - Quân sự - Kinh tế 
	®Chính quyền của dân do dân và vì dân. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân thực sự được nắm quyền ở địa phương
 3 . Giới thiệu bài mới : 1 phút
Sau cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi như thế nào mà Đảng ta lại đề ra sách lược và hình thức đấu tranh mới ? sách lược cách mạng và hình thức đấu tranh có nét gì khác so với năm 1930 – 1931. Phong trào đòi tự do dân chủ trong năm 1936 –1939 diễn ra như thế nào ? có ý nghĩa gì ? bài học hôm nay thầy trò ta sẽ cùng tìm hiểu
 4. Hoạt động dạy và học 34 phút
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cơ bản
 Gv yêu cầu
H1 Những sự kiện nào của tình hình thế giới sau cuộc khủng hỏang kinh tế 1929 –1933 ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam ?
Gv: Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. Sau đó vận động thành lập ở mỗi nước mặt trận nhân dân tập hợp lực lượng tiến bộ chống phát xít 
H.2: Tình hình thế giới trên ảnh hưởng gì tới Việt Nam?
Gv: Tình hình lúc này có những nét mới, nổi bật là chủ nghĩa phát xít xuất hiện. Quốc tế Cộng sản đề ra chủ trương đúng đắn nhằm tập hợp lực lượng dân chủ trên thế giới chống chủ nghĩa phát xít. Để có đường lối đấu tranh phù hợp, Đảng ta phải có chủ trương mới 
Hs đọc SGK mục I
Tl.1.
- Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền đe doạ hoà bình và an ninh thế giới
- Quốc tế Cộng sản tiến hành đại hội VII (7.1935) tại Macxcơva 
- Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền 
- >Thực hiện 1 số cải cách dân chủ ở thuộc địa, thả 1 số tù chính trị ở Việt Nam 
Tl.2 
- Hậu qủa kéo dài của cuộc khủng hỏang kinh tế 1929–1933®đời sống các tầng lớp giai cấp bị ảnh hưởng 
- 1 số tù chính trị ở Việt Nam được trả tự do
-> Tạo điều kiện cách mạng Việt Nam phát triển 
I. Tình hình thế giới và trong nước
1. Thế giới
- Chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản đang đe dọa nền dân chủ và hòa bình thế giới 
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp 7.1935 tại Macxcơva->chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở các nước chống phát xít, chống chiến tranh 
- Năm 1936, chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp cầm quyền -> Thực hiện 1 số cải cách dân chủ ở thuộc địa
2. Trong nước 
- Cuộc tổng khủng hỏang kinh tế thế giới 1929-1933 tác động sau sắc đến mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội 
- Chính sách phản động của bọn cầm quyền 
® Đời sống nhân dân càng thêm đói khổ
 GV giao nhiệm vụ
H3: Trước tình hình mới Đảng ta có chủ trương gì ?
H4: Để thực hiện các nhiệm vụ đó Đảng đã làm gì 
H5: Hình thức và phương pháp đấu tranh chủ yếu là gì ?
Gv: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ thời kì này bùng lên mạnh mẽ, rộng khắp 
H6:Nghe tin chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương thì Đảng có chủ trương gì?Hình thức chủ yếu là gì? Lực lượng tham gia? Mục đích ?
Sơ kết: Đây là cuộc vận động công khai, hợp pháp đầu tiên ở nước ta 
 Hs theo dõi SGK mục II
 Tl.3 
Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ở thuộc địa 
- Tạm gác khẩu hiệu: “đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hòan tòan độc lập”, “tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày 
 -> Thực hiện nhiệm vụ: “Chống phát xít, chống chiến tranh”, đòi “tự do dân chủ, cơm áo hòa bình” 
Tl.4 
 Chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (hè 1936) đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương (1938)nhằm tập hợp lực lượng yêu nước, dân chủ chống phát xít 
Tl.5
 - Chuyển từ đấu tranh bí mật bất hợp pháp sang đấu tranh công khai, bán công khai, kết hợp với bí mật 
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức, giáo dục và mở rộng đấu tranh quần chúng 
Tl.6
- Phát động phong trào dân chủ công khai rộng lớn trong quần chúng 
- Mít tin hội họp, diễn thuyết®thu thập “dân nguyện” được tổ chức 
- Chủ yếu là công nông và tiểu tư sản
- Đòi trả tù chính trị, thi hành luật lao động ngày làm 8 giờ đảm bảo số ngày nghĩ có lương trong năm, cải thiện đời sống 
II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ
1. Chủ trương của Đảng 
- Tạm gác khẩu hiệu: “đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hòan tòan độc lập”, “tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày 
 -> Thực hiện nhiệm vụ: “Chống phát xít, chống chiến tranh”, đòi “tự do dân chủ, cơm áo hòa bình” 
Phương pháp:
+ Đấu tranh công khai, bán công khai kết hợp bí mật 
+ Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục quần chúng 
2. Phong trào đấu tranh
a.Phong trào Đông Dương Đại hội 
- Đảng chủ trương thực hiện phong trào Đông Dương Đại hội, thu thập “dân nguyện”trình lên phái đòan chính phủ Pháp 
- Nhiều ủy ban “hành động” ra đời lãnh đạo đấu tranh 
H7: Phong trào này diễn ra như thế nào ? 
H8: Những chi tiết nào chứng tỏ phong trào phong trào mạnh mẽ 
Gv: Giới thiệu hình 33 – SGK: Lễ tưởng niệm 1. 5. 1938 với tổ chức đội ngũ chỉnh tề, có cờ hoa gồm 25 đòan đại biểu của các ngành các giới 
H9: Các phong trào này nhằm mục đích gì ?
H10: Phong trào đấu tranh báo chí công khai diễn ra như thế nào ?
H11: Phong trào này trong giai đọan cuối 1938 phát triển như thế nào ? 
 GV giao nhiệm vụ
H12: Tại sao thời kì 1936–1939 Đảng ta lại chủ trương đấu tranh dân chủ công khai ? 
Tl.7
 Sôi nổi, mạnh mẽ khắp tòan quốc. Đặt biệt là các thành phố lớn, khu mỏ, đồn điền cao su 
Tl.8
 +Công nhân than Hòn Gai bãi công (11. 936) 
+ Công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh) bãi công (3. 1937)
+ Cuộc mít tin khổng lồ của 2,5 vạn nhân dân tại quảng trường nhà Đấu Xảo Hà Nội 
Tl.9
 Đòi tự do lập hội Aùi Hữu, lập nghiệp đòan, thi hành luật lao động, giảm thuế, chống chiến tranh, chống phát xít, chống sinh họat đắt đỏ, bảo vệ hòa bình 
Tl.11
 Cuối 1938 chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thẳng tay khủng bố cách mạng, bọn phản động Pháp ở thuộc địa phản công Mặt trận dân chủ Đông Dương 
Hs Thảo luận nhóm
Lợi dung các điều kiện thuận lợi ở trong nước và tình hình thế giới
b.Phong trào đấu tranh dân chủ công khai của quần chúng 
- Phong trào diễn ra sôi nổi mạnh mẽ ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, đồn điền. 
3. Phong trào báo chí công khai 
- Nhiều tờ báo của Đảng, Mặt trận, các tổ chức quần chúng được lưu hành: “Tiền phong”, “dân chúng”... 
- Sách báo về chủ nghĩa Mác – Lê nin và chính sách của Đảng được lưu hành 
- Cuối 1938 chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thẳng tay khủng bố cách mạng 
® Phong trào bị thu hẹp dần 
- Ngày 1. 9. 1939 phong trào chấm dứt
H13: Cuộc vận động dân chủ 1936 –1939 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ? 
Tl.13 
- Là 1 cao trào dân tộc dân chủ rộng lớn 
- Đảng ngày càng có uy tín trong quần chúng 
- Chủ nghĩa Mác–Lê Nin và đường lối chính sách của Đảng truyền bá trong quần chúng 
- Đảng đào luyện đội quân chính trị đông cho cách mạng tháng 8-1945
III. Ý nghĩa của phong trào
- Là 1 cao trào dân tộc dân chủ rộng lớn 
- Đảng ngày càng có uy tín trong quần chúng 
- Chủ nghĩa Mác–Lê Nin và đường lối chính sách của Đảng truyền bá trong quần chúng 
- Đảng đào luyện đội quân chính trị đông cho cách mạng tháng 8-1945 
4. Củng cố – dặn dò: 5 phút
 Gv treo bảng phụ
 -> hs làm bài tập 
 Yêu cầu: so sánh 2 cao trào cách mạng 1930 – 1931 và 1936 – 1939
Nội dung so sánh
Lực lượng tham gia
Hình thức đấu tranh
Mục tiêu cách mạng
cao trào cách mạng 1930 – 1931
cao trào cách mạng1936 – 1939
Dặn dò: 
 + Học thuộc bài cũ 
 + Soạn bài mới, bài 25
 + Đọc tư liệu lịch sử 8
 + Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu 

Tài liệu đính kèm:

  • docT. 24.doc