Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 6, Bài 5: Các nước Đông Nam Á - Năm học 2021-2022 - Bùi Thị Duyên

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 6, Bài 5: Các nước Đông Nam Á - Năm học 2021-2022 - Bùi Thị Duyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.

- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức này.

- Trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực đặc thù:

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Biết xác định vị trí của nước ASEAN trên lược đồ. Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.

 - Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.

3. Phẩm chất:

 - Giáo dục niềm tự hào về các thành tựu đạt được của nhân dân Đông Nam Á, củng cố khối đoàn kết trong khu vực.

 

docx 7 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 6, Bài 5: Các nước Đông Nam Á - Năm học 2021-2022 - Bùi Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:11/10/2021
Tiết 6 - Bài 5
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức này.
- Trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực đặc thù:
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Biết xác định vị trí của nước ASEAN trên lược đồ. Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.
 - Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.
3. Phẩm chất:
 - Giáo dục niềm tự hào về các thành tựu đạt được của nhân dân Đông Nam Á, củng cố khối đoàn kết trong khu vực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU	
- Bản đồ chính trị thế giới từ sau CTTG2 đến năm 1989
- Tranh ảnh , clips về các nước Đông Nam Á.
- Bản đồ châu Á.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước Đông Nam Á.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU ( 5 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 GV chiếu một số hình ảnh về các nước trong khu vực Đông Nam Á, hướng dẫn hs đoán xem đó là khu vực nào? GV mời một hs giới thiệu qua về khu vực đó( vị trí, diện tích, dân số, số nước..)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát các hình ảnh và đoán
 - Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.
Đông Nam Á là khu vực nằm ở phía Đông nam của châu Á gồm bán đảo Đông Dương, quần đảo Mã Lai, quần đảo In-đô-nê-xi-a và quần đảo Phi-lip-pin. Diện tích 4,5 triệu km2.Chiếm 14.1 % lãnh thổ Châu Á và chiếm 3.3 % diện tích toàn thế giới. Dân số 676.626.407 người ( 25/09/ 2021theo số liệu từ Liên hợp Quốc). Đông Nam Á là một khu vực chiến lược về kinh tế và chính trị, trên con đường biển giao thương giữa Đông và Tây. Khu vực này hiện nay gồm 11 quốc gia:Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Brunây, Phi-lip-pin và Đông Timo.
Bước 3: HS trả lời
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài:
 Chiến tranh thế giới thứ 2 đã tạo cơ hội để nhiều nước trong khu vực ĐNA giành độc lập và phát triển kinh tế, bộ mặt các nước trong khu vực có nhiều thay đổi. Nhiều nước đã trở thành nước công nghiệp mới hay con rồng châu Á. Để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển của Đông Nam Á sau 1945 đến nay chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 25 phút)
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945( 8 phút)
a.Mục tiêu: Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV hướng dẫn hs đọc mục I SGK và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Quan sát lược đồ: Các nước ĐNÁ trước Chiến tranh thế giới thứ hai và cho biết điểm chung của các nước ĐNÁ trước CTTGT2
Sau CTTGT2 phong trào giải phóng dân tộc ở các nước ĐNÁ diễn ra như thế nào và kết quả ra sao?
Vì sao nói từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước ĐNÁ đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
 Gợi ý sản phẩm:
Trước CTTGT2: Hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của thực dân phương Tây (trừ Thái Lan).
 Sau năm 1945, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng:
+ Nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào từ tháng 8 đến tháng 
10 năm 1945. Sau đó, đến giữa những năm 50 thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực đã giành được độc lập.
Từ năm 1950, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng, chủ yếu do sự can thiệp của đế quốc Mĩ. Mĩ thành lập khối quân sự SEATO (1954) và làm cho các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại
Bước 3: HS báo cáo nhiệm vụ
+ HS trả lời, hs khác nhận xét
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức( như phần gợi ý sản phẩm).
Hoạt động 2. 2. Tìm hiểu sự ra đời của tổ chức ASEAN( 10 phút)
a.Mục tiêu: Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động của tổ chức này. Xác định ví trí các nước Đông Nam Á trên lược đồ.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
HS đọc mục II SGK và thực hiện các nhiệm vụ sau( hoạt động cá nhân)
Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN
Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN
Kinh tế của các nước ASEAN
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Gợi ý sản phẩm: 
Hoàn cảnh: hợp tác để phát triển kinh tế, văn hóa và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
 Ngày 8/ 8/ 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po. 
+ Mục tiêu: phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nỗ lực chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
 +Nguyên tắc hoạt động: 
Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Hợp tác, phát triển có kết quả.
Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng nhanh: Thái Lan, Ma-lai-xi-a đặc biệt là Xin-ga-po
Bước 3: HS báo cáo nhiệm vụ
HS trả lời, hs khác nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.( phần gợi ý sản phẩm)
Hoạt động 2. 3. Tìm hiểu sự mở rộng và phát triển của ASEAN: từ "ASEAN 6" phát triển thành "ASEAN 10"( 7 phút)
a. Mục tiêu: Trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục III SGK 
Hoạt động cá nhân
- Lập bảng niên biểu về quá trình ra đời và phát triển của ASEAN theo mẫu sau:
Thời gian
Sự kiện
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
Gợi ý sản phẩm:
Thời gian
Sự kiện
8/8/1967
5 nước: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin
1984
Brun-nây
7/1995
Việt Nam
7/1997
Lào và Mi-an-ma
4/1999
Cam-pu-chia
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Cá nhân trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh ( như phần gợi ý sản phẩm).
*Bổ sung kiến thức: 
Như vậy 10 nước ĐNÁ đều đứng trong tổ chức ASEAN. 
- Năm 1992 thành lập Khu mậu dịch tự do ( AFTA).
- Năm 1994 lập Diễn đàn khu vực ( ARF).
 Một chương mới mở ra trong lịch sử ĐNÁ.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh xem Hình 11 ® Thể hiện sự hợp tác hữu nghị, giúp đỡ nhau cùng phát triển. 
GV liên hệ: Năm 2020 VN đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 với chủ đề: “ ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”. HS quan sát một số hình ảnh
*Câu hỏi dành cho hs khá, giỏi: Qua bài học em hãy cho biết những biến đổi lớn của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP ( 5 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945; hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động của tổ chức này; quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.
b. Tổ chức thực hiện:
+GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo hình thức trò chơi “ Ai nhanh hơn”. 
Câu 1: Ba nước đầu tiên ở Đông Nam Á giành được độc lập là :
 A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào
 B. In-đô-nê-xi-a, Phi –lip-pin, Lào.
 C. Miến Điện, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
 D. Ma-lai-xi-a, Miến Điện, Phi-lip-pin.
Câu 2: Tổ chức ASEAN được thành lập vào thời gian nào ?
 A. 8/7/1965 B. 8/7/1967
 C. 8/8/1967 D. 8/8/1969
Câu 3: Trụ sở của ASEAN đặt tại 
 A. Gia-các-ta ( In-đô-nê-xi-a )
 B. Hà Nội (Việt Nam )
 C. Băng Cốc ( Thái Lan )
 D. Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a )
Câu 4: Thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN là 
A.Thái Lan B. Lào 
C. Mi-an-ma D. Việt Nam 
Câu 5: Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á viết tắt là :
 A. SEV B. SEATO
 C. AFTA C. ARF
+ HS tham gia trò chơi
+ GV nhận xét và đánh giá, cho điểm thường xuyên.
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG( ở nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để viết về mối quan hệ VN –ASEAN. 
b. Tổ chức thực hiện:
+ GV giao nhiệm vụ
Nêu sự hiểu biết của em về mối quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay?
Thời cơ và thách thức khi VN gia nhập tổ chức ASEAN.
+ HS làm ở nhà và nộp lại cho GV
* GV hướng dẫn HS học bài
+ Học bài cũ, chuẩn bị bài 6: Các nước Châu Phi. Nắm khái quát tình hình các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về châu Phi, nhân vật Nen-xơn Man-đê-la.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_6_bai_5_cac_nuoc_dong_nam_a_nam_h.docx