38 đề kiểm tra Tiếng Việt 9

38 đề kiểm tra Tiếng Việt 9

KIỂM TRA VỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

A. Mục tiêu cần đạt

a. Kiến thức : Các em trình bày được những hiểu biết của mình về văn học trung đại, ở các mức độ khác nhau.

b. Kỹ năng: nhận diện được những đợn vị kiến thức đã học và diễn đạt được những hiểu biết đó bằng văn bản cụ thể.

c. Thái độ: qua bài kiểm tra giúp các em tưh đánh giá được một phần nhỏ con người và cuộc sống được phản ánh qua các tác phẩm .

B. Chuẩn bị :

 GV: Giáo án

HS : Ôn bài.

C. Tiến hành tổ chức kiểm tra:

1. Hoạt động 1: Kiểm tra sĩ số:

Vắng :

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "38 đề kiểm tra Tiếng Việt 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA VỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
A. Mục tiêu cần đạt
a. Kiến thức : Các em trình bày được những hiểu biết của mình về văn học trung đại, ở các mức độ khác nhau.
b. Kỹ năng: nhận diện được những đợn vị kiến thức đã học và diễn đạt được những hiểu biết đó bằng văn bản cụ thể.
c. Thái độ: qua bài kiểm tra giúp các em tưh đánh giá được một phần nhỏ con người và cuộc sống được phản ánh qua các tác phẩm . 
B. Chuẩn bị : 
 GV: Giáo án 
HS : Ôn bài.
C. Tiến hành tổ chức kiểm tra:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra sĩ số:
Vắng :
2. Hoạt động 2: Giao đề :
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NĂM HỌC 2009-2010
	 Mức đ ộ
Lĩnh vực
 nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chuyện người con gái Nam Xương
1
1
1
2
1
Truyện Kiều
3
1
1
4
1
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 
1
1
Hoàng Lê nhất thống chí 
1
1
Truyện Lục vân Tiên
3
1
4
Cộng: Số câu 
 Tổng số điểm 
9
2.25d
3
0.75
1
5đ
1
2đ
12
(3)
2
(7)
Họ và tên: . ĐỀ KIÊM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 9
Lớp 9/ Thời gian :45 phút ( không kể thời gian giao đề)
Điểm:
Lời nhận xét của giáo viên
I . Trắc nghiệm: (3 điểm) (Mỗi câu đúng 0,25 đ) 
 Đọc chọn và ghi chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng vào ô bên dưới.
Câu 1: Dòng nào dưới đây nhận xét đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương?
Hiếu thảo, thủy chung, yêu con, nhà nghèo. 
Xinh đẹp , hiểu thảo , yêu con , thủy chung.
Hiếu thảo, thủy chung, yêu con, trong danh dự.
Hiếu thảo, thủy chung , xinh đẹp, trọng danh dự.
Câu 2: Nhân vật bà mẹ Trương Sinh được Nguyễn Dữ sáng tạo nhằm mục đích gì?
Làm cho nội dung truyện thêm phong phú.
Làm cho đầy đủ nhân vật trong một gia đình .
Làm cho tính cách nhân vật Vũ Nương nổi bật hơn
Làm rõ tính cách và nỗi bất công mà nhân vật Vũ Nương phải chịu đựng.
Câu 3: Cụm từ “triệu bất tường” trong bài văn “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được hiểu theo nghĩa nào trong các nghĩa sau?
Nhiều điều không rõ ràng.	B. Nhiều điều lạ lùng
C. Dấu hiệu điềm gở, không lành. 	D.Điều không tốt, không hay.
Câu 4: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nghệ thuật Truyện Kiều?
Nghệ thuật xậy dựng cốt truyện độc đáo.
Ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.
Nghệ thuật khắc họa nhân vật và miêu tả tâm lý khéo léo.
Câu 5: Bút pháp nghệ thuật nào được tác giả Nguyễn Du sử dụng để tả chị em Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”?
 A. Bút pháp tả thực .	B. Bút pháp lãng mạn.
 C. Bút pháp ước lệ.	D. Bút pháp khoa trương.
Câu 6: Câu thơ “ Làn thu thủy, nét xuân sơn” miêu tả nét đẹp nào của nhân vật?
Tả nét đẹp đôi mắt và mái tóc. B.Tả nét đẹp mái tóc và đôi lông mày.
C. Tả vẻ đẹp của đôi mắt và làn da. D.Tả vẻ đẹp của đôi mắt và đôi lông mày. 
Câu 7: Tâm trạng Kiều bộc lộ trông đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều” là gì?
A. Chán nản buông xuôi.	B.Nhẹ nhõm vì đã bán mình cứu được cha.
C. Căm giận Mã Giám Sinh .	D. Ngại ngùng, e lệ , đau đớn , xót xa.	
Câu 8: Nhận định nào sau đây nói chưa chính xác những biểu hiện trí tuệ sáng suốt của vua Quang Trung?
A. Phân tích chính xác tình hình địch – ta. B.Quyết đoán trước những biến cố lớn.
C. Lẫm liệt, quả cảm ,đường hoàng khi lâm trận. D. Xét đoán và dùng người khéo léo, tinh tường.
Câu 9: Hãy cho biết tác giả truyện “ Lục Vân Tiên” là ai?
 A. Nguyễn Du 	B. Nguyễn Đình Chiểu 
 C. Nguyễn Dữ 	D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Câu 10: Qua lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguỵêt Nga em thấy nàng là người thế nào?
Là người phụ nữ khuê các nết na ,thùy mị ,có học thức .
Là người phụ nữ lịch thiệp,khéo ăn nói.
Là người phụ nữ ý thức vẻ đẹp và gia thế của mình nên kiêu hãnh.
Là người phụ nữ khách sáo, luôn giữ thái độ xã giao trong giao tiếp.
Câu 11: Khát vọng nào của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu được gửi gắm qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
 A. Trở nên giàu sang có địa vị xã hội . B. Làm nên công danh lừng lẫy.
 C. Cứu người, giúp đời. 	 D. Người anh hùng sẽ được lưu danh sử sách.
Câu 12: Tính cách Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được xây dựng qua nghệ thuật nào?
 A. Miêu tả chân dung nhân vật .	 B. Miêu tả tâm lý và hành động của nhân vật .
 C. Miêu tả hình dáng ,tâm lý của nhân vật. D. Miêu tả hành động lời nói của nhân vật.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Trình bày giá trị nhân đạo của của Nguyễn Du qua văn bản : Mã Giám Sinh mua Kiều. 
Câu 2: (5 điểm): Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền qua hình tượng nhân vật Vũ Nương trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương.” Của Nguyễn Dữ
Đáp án :
I . Trắc nghiệm: (4 điểm) Đọc chọn và ghi chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng vào ô bên dưới.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
 12
Đ.án
C
D
C
A
C
D
D
C
B
A
C
D
II. Tự luận (6 điểm)
Câu1: giá trị nhân đạo của của Nguyễn Du qua văn bản : Mã Giám Sinh mua Kiều.
Ông đau đớn xót xa trước cảnh con người bị hạ thấp , bị chà đạp.
Ông khinh bỉ , căm phẫn sâu sắc bọn buôn người bất nhân tàn bạo.
Câu 2: Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền qua hình tượng nhân vật Vũ Nương trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương.” Của Nguyễn Dữ 
Gợi ý:
a. Mở bài: Trình bày được cảm nhận sắc của bản thân về tác phẩm và nhân vật .
b. Thân bài: HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm nỗi bật các nội dung sau:
- Người phụ nữ trong XH PK nam quyền có cuộc đời và số phận vô cùng đạu khổ vì học phải chịu nhiều oan ức , bất công.
- Có sự cảm thông sâu sắc đối với số phận nhân vật .
- Lê án cách sống bội bạc, thái độ bảo thủ gia trưởng của chế độ nam quyền. 
c. Kế bài: Trình bày cảm xúc của cá nhân sau khi được học xong TP, Bộc lộ niềm tự hào về chế độ xã hội ngày nay có nhiều ưu ái đối với người phụ nữ .
3. Hoạt động 3:Thu bài: ( kiểm tra số lượng bài)
4. Dặn dò: dặn HS chuẩn bị VB: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính:
 ***************************************************************
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Lớp 9
Tiết 75 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
Phần trắc nghiệm:Hs xác định được những kiến thức đã học về chương trình Tiếng Việt đã học ở lớp 9 kỳ I và kiến thức cũ ôn tập.
Phần tự luận:Hs trình bày được những hiểu biết của mình và diễn đạt nó dưới hình thức văn bản.
 2.Kỹ năng:Rèn luyện kỷ năng phát hiện , nhận xét đánh giá ..
 3.Thái độ: qua bài kiểm tra giáo dục cho học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, đặc biệt qua phần tự luận giáo dục cho HS ý thức sử dụng tiếng Việt có hiệu quả. 
B.CHUẨN BỊ
Gv:Đề kiểm tra photo.
Hs:ôn tập theo đề cương.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1.Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:(không)
 3. Bài mới
Giao đề và hướng dẫn học sinh làm bài
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9 K1 
	 Mức đ ộ
Lĩnh vực
 nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các phương châm hội thoại 
2
2
4
Xưng hô trong hội thoại 
1
1
Cách dẫn trực tiếp , gián tiếp.
1
1
Sự phát triền của từ vựng 
1
1
Thuật ngữ 
1
1
Trau dồi vốn từ 
1
1
Tổng kết từ vựng 
5
1
1
1
7
2
Cộng: Số câu : 18
 Tổng số điểm: 10
12
(3)
4
(1)
1
(4)
1
(2)
16
(4)
2
(6)
Họ và tên: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Lớp 9 / Thời gian:45 phút
I.Trắc nghiệm: (4 điểm) 
 Đọc,chọn và ghi chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng vào ô bên dưới.
Câu1: Câu: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?
A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . D. PC lịch sự . 
Câu2: Câu : “Ông nói gà , bà nói vịt ” người nói vi phạm phương châm hội thoại nào? 
A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . D. PC lịch sự . 
Câu3: Khi bác sĩ nói với một bệnh nhân nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ?
A. PC lịch sự. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . D. PC về chất.
Câu4: Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: 
 Tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng..
A. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC về lượng .
B. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC lịch sự. 
C. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC quan hệ . C. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC về chất
Câu5: Để lời nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần:
Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào lí do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Câu6: Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn:
 A. Trực tiếp. B. Gián tiếp.
Câu7: Trong câu: Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất người viết đã dùng cách dẫn nào? 
 A. Trực tiếp. B. Gián tiếp.
Câu 8: Từ mặt trời in đậm dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào? 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
A. Phương thức ẩn dụ . B. Phương thức hoán dụ .
Câu 9: Thuật ngữ là:
Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học .
Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ .
Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong văn bản khoa học .D.Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
Câu10: Câu sau bị lỗi ở từ nào? Huyện ta cũng có thắng cảnh đẹp.
A. Huyện. B. cũng C. Thắng cảnh D. Đẹp.
Câu11: Trong các câu sau câu nào là thành ngữ ?
A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. B. Được voi đòi tiên.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Chó treo mèo đậy . 
Câu12: Trong các từ: Từ đơn ; Từ phức; Từ; Từ ghép Từ nào có cấp độ khái quát cao nhất?
A.Từ đơn ; B.Từ phức; C.Từ; D.Từ ghép.
Câu 13: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau, tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ nào? 
Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe thùng xe có xước. (Phạm Tiến Duật )
A. Ẩn dụ . B. Hoán dụ . C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa .
Câu14: Biện pháp tu từ được vận dụng qua các từ in đậm trong câu thơ:
Làn thu thủy nét xuân sơn 
 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. (Tr Kiều - Nguyễn Du)
 A. Ẩn dụ . B. Hoán dụ . C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa.
Câu15: Cách nói nào sau sử dụng phép nói quá?
 A.Đẹp tuyệt vời. B.Chưa ăn đã hết. C.Sợ vã mồ hôi. D.Không một ai có mặt
Câu 16: Trong các từ sau,từ nào là từ Hán Việt?
A. Học sinh. B. Sân trường. C.Hiệu trưởng. D.Cái bàn. 
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)Vận dụng kiến thức đã học để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ láy trong những câu thơ sau: 
 Nao nao dòng nước uốn quanh,
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 Sè sè nắm đất bên đường,
 Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
 (Nguyễn Du,Truyện Kiều)
 Câu 2: ( 4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn (khoảng 5 đến 8 câu) trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh,nói quá,nói giảm nói tránh,điệp ngữ. Chỉ ra những phép tu từ đó.
 BÀI LÀM
Đáp án:
Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đ.án
B
C
C
B
C
A
B
A
D
D
B
C
C
D
B
C
II. Tự luận (6 điểm) 
Câu 1: (2đ) 
Những từ láy: nao nao,nho nhỏ,sè sè,rầu rầu
Những từ láy trong đoạn thơ vừa tả hình dáng của sự vật vừa thể hiện tâm trạng của con người:nao nao,rầu rầu()
 Câu2: (3đ) Hs viết được đoạn văn và sử dụng các phép tu từ đã cho.Mỗi phép tu từ đúng:(1 điểm)
Hoạt động 3: Thu bài và kiểm bài:
Hoạt động 4: Dặn dò: dăn HS chuẩn bị bài: Kiểm tra văn thơ hiện đại 
KIỂM TRA VĂN – THƠ HIỆN ĐẠI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
 - Phần trắc nghiệm : Học sinh xác định được những đã học về văn – thơ hiện đại đã học ở lớp 9 học kỳ I.
 - Phần tự luận : Học sinh trình bày được những hiểu biết của mình và diến đạt nó dưới hình thức văn bản .
 2.Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng phát hiện , nhận xét đánh giá ..
 3.Thái độ: qua bài kiểm tra giáo dục cho học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, đặc biệt qua bài văn giúp Hs có học tập được phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới,có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệ thầm lặng mà rất cần thiết cho dân,cho nước.
B.CHUẨN BỊ
Gv:Đề kiểm tra photo.
Hs:ôn tập theo đề cương.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
*Hoạt động 1:. Kiểm tra sĩ số: 
*Hoạt động 2:. Giao đề và hướng dẫn học sinh làm bài:
Đề bài: ( Đầy là đề gốc , giáo viên có thế sử dụng đề trộn)
	 Mức đ ộ
Lĩnh vực
 nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
1
1
Đồng chí
1
1
Đoàn thuyền đánh cá
2
1
3
Bếp lửa 
2
1
3
Làng
2
1
1
3
1
Lặng lẽ Sa Pa
2
2
Chiếc Lược Ngà 
2
1
1
3
1
Cộng: Số câu : 18
 Tổng số điểm: 10
12
(3)
4
(1)
1
(5)
1
(1)
16
(4)
2
(6)
Họ và tên: KIỂM TRA VĂN – THƠ HIỆN ĐẠI
Lớp 9 / Thời gian:45 phút
I . Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu1: Nguyên nhân xe không kính được giải thích thế nào ở hai dòng đầu của tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”?
Những chiếc xe vốn không có kính. B. Những chiếc xe vì bom đạn mà không có kính.
Những chiếc xe đã bị vỡ kính. 	 D. Những chiếc xe vốn có kính nhưng vì bom mà vỡ mất.
Câu 2: Chủ đề của bài thơ Đồng Chí là gì?
A.Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 B.Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng.
C.Sự nghèo túng,vất vả của người nông dân mặc áo lính. D.Vẻ đẹpcủa hình ảnh Đầu súng trăng treo.
Câu 3:Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then,đêm sập cửa
 A.So sánh. B. So sánh và ẩn dụ. D.Hoán dụ. D.Phóng đại và tượng trưng.
Câu 4: Câu thơ : Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi! Diễn tả điều gì?
A. Người dân chài gọi cá vào lưới.	 B. Người dân chài mong được nhiều cá.
B. Người dân chài phấn khởi và mong được nhiều cá. D. Người dân chài bày tỏ niềm vui khi được cá. 
Câu 5: Những loài cá nào được nhắc đến trong bài thơ : Đoàn thuyền đánh cá.?
 A. Cá nhụ,cá chim,cá đé,cá song,cá thu,cá heo. B. Cá bạc,cá thu,cá nhụ,cá đối,cá mối.
 C. Cá bạc,cá thu,các nhụ,cá chim,cá đé,cá song. D.Cá mập,cá voi,cá thu,cá chim,cá đé,cá nhụ
Câu 6: Trong bài thơ Bếp lửa bà dặn cháu viết thư cho bố như thế nào?
	 A. Kể rõ hoàn cảnh khó khăn.	 B. Nhờ bố và đoàn thể giúp đỡ lương thực .
 C. Không kể sự thật, chỉ nói nhà vẫn bình yên. D. Kể rằng làng xóm rất vui vẽ.
Câu 7: Thói quen mấy chục năm của người bà trong bài thơ Bếp lửa là gì?
	A. Thức khuya để đọc sách .	B.Dậy sớm nhóm lửa 
	C. Không ngủ trưa.	D. Hát ru cho cháu nghe.
Câu 8: Vì sao bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa được coi là kỳ lạ và thiêng liêng? 
	A. Vì bếp lửa bà nhen nồng đượm. 	B.Vì bếp lửa bà nhen chờn vờn trong sương sớm.
	C. Vì bếp lửa bà nhen để nấu cơm cho cháu. 
	D.Vì bếp lửa nhóm niềm yêu thương, niềm tin cho cháu và mọi người . 
Câu 9: Câu văn : “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra ..” Miêu tả tâm trạng ông Hai khi nào?
Khi nghe người đàn bà ẵm con nói làng Chợ Dầu theo giặc.
Khi ông Hai từ chỗ nghe tin dữ trở về nhà.
Khi ông Hai được bà chủ báo tin không cho ở nữa .
Khi ông Hai thủ thỉ trò chuyện với thằng con út.
Câu 10: Vì sao ông Hai khoe cả việc Tây nó đốt nhà mình?
	A. Ông tố cáo tội ác của giặc .	
	B. Ông thông báo làng ông bị giặc phá.
	C. Ông coi đó là bằng chứng của việc làng ông không theo giặc.
	D. Ông mừng vì làng ông không theo giặc. 
Câu 11: Đọc truyện Làng em hiểu ông Hai là người có phẩm chất gì?
	A. Coi trọng danh dự. 	B. Yêu làng .
	C. Yêu nước .	D. Coi trọng danh dự, yêu làng , yêu nước.
Câu 12: Nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng Lẽ Sa Pa có những phẩm chất nào?
	A. Yêu nghề,có ý thức lạo động,thủy chung	 B. Khiên tốn,cởi mở,thật thà. .
	C. Có ý thức lao động,thủy chung 	 D. Cởi mở, khiêm tốn , yêu nghề, có ý thức lao động .
Câu 13: Nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng Lẽ Sa Pa được miêu tả thông qua điểm nhìn của các nhân vật nào? 
	A. Ông Họa sĩ và bác lái xe	B. Cô kỹ sư. – Bác lái xe.
	C. Cô kỹ sư và ông họa sĩ.	D. Bác lại xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư.
Câu 14: Văn bản Chiếc Lược Ngà được viết trong thời kỳ nào?
	A. Kháng chiến chống Pháp.	B. Kháng chiến chông Mỹ .
	C. Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám.	D. Thời kỳ hòa bình.
Câu 15: Bé Thu ( Chiếc Lược Ngà)có sự đối xử lạnh lùng với anh Sáu là vì?
	A. Bé Thu không thương ba. 	B. Bé Thu còn nhỏ tuổi .
	C. Bé Thu bị người khác xúi dục .	D. Bé Thu không biết anh Sáu chính là ba mình.
Câu 16: Bé Thu ( Chiếc Lược Ngà) không nhận ra anh Sáu là vì?
	A. Anh đã già so với trước . 	B. Anh có thêm sẹo trên mặt.
	C. Thu còn ít tuổi.	D. Lâu ngày anh mới về nhà. 
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (1đ) Để khắc hoạ nổi bật chủ đề của truyện,tính cách của nhân vật trong truyện Làng.Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện như thế nào?Tác dụng của tình huống ấy?
Câu 2: (5 đ) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Lưu ý:(Do thời gian ít cho nên chỉ viết một bài văn ngắn,phân tích được vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên,rút ra bài học và liên hệ bản thân).
 BÀI LÀM
Đáp án:
I . Trắc nghiệm: (4 điểm) Đọc chọn và ghi chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng vào ô bên dưới.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đ.án
C
A
B
B
C
C
B
D
B
C
D
D
A
B
D
B
II. Tự luận : (6 điểm)
1.Tình huống: Ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu yêu quý của ông đã trở thành Việt gian theo Pháp,phản lại kháng chiến,phản lại Cụ Hồ.
Tác dụng:Tạo điều kiện để phẩm chất,tâm trạng và tính cách của nhân vật thêm sâu sắc,góp phần giải quyết chủ đề của tác phẩm.
2. A.Giới thiệu tác phẩm và nhân vật.(1đ)
 B. Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên.(3,5đ)
 -Say mê và có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp thầm lặng mà rất cần thiết cho cho xã hội,nhân dân,đất nước.
 -Sôi nổi,yêu đời,vô tư,cởi mở và chân thành với mọi người;sống ngăn nắp,khoa học.
 -Khao khát đọc sách,học tập.
 -Khiêm tốn,lịch sự,tế nhị,quan tâm đến người khác.
 =>Phân tích,chứng minh qua lời kể của bác lái xe,lời kể,việc làm của anh thanh niên trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với bác hoạ sĩ và cô kĩ sư.
 C.Kết luận:bài học và liên hệ bản thân.(0,5đ)
*Hoạt động 3: Thu bài và kiểm bài:

Tài liệu đính kèm:

  • doc38 de Kt van TV 9.doc