Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) (tiếp theo)

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Nội dung, ý nghĩa Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954)

- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

2. Tư tưởng:

Bồi dưỡng tinh thần y/nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng

3. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề lịch sử

B. Chuẩn bị và phương tiện dạy - học

 Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ

C. Tiến trình dạy học

1. Tổ chức lớp

2. Kiểm tra: Em hãy trình bày chiến dịch Điện Biên Phủ bằng lược đồ?

3. Dạy học bài mới

 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nhân dân ta từ cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954 đã chuyển sang giai đoạn kết thúc. Chiến thắng ĐBP ngày 7/5/54 đã quyết định kết thúc chiến tranh về quân sự và việc ký hiệp định Giơnevơ đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 28
Tiết: 35
Ngày soạn:....................
Ngày dạy: .....................
BÀI 27. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954)
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Nội dung, ý nghĩa Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954)
- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
2. Tư tưởng: 
Bồi dưỡng tinh thần y/nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
3. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề lịch sử
B. Chuẩn bị và phương tiện dạy - học
	Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp 
2. Kiểm tra: Em hãy trình bày chiến dịch Điện Biên Phủ bằng lược đồ?
3. Dạy học bài mới
 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nhân dân ta từ cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954 đã chuyển sang giai đoạn kết thúc. Chiến thắng ĐBP ngày 7/5/54 đã quyết định kết thúc chiến tranh về quân sự và việc ký hiệp định Giơnevơ đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
HĐ1.Hd hs tìm hiểu mục III
HS. Đọc P.III (SGK trang 125 -126)
	Hội nghị Giơ-ne-vơ được triệu tập trong hoàn cảnh nào?
	Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị đã diễn ra như thế nào?Vì sao?
HS. Đọc nội dung cơ bản của hiệp định Giơ-ne-vơ
	Em có nhận xét gì về nội dung của Hiệp đinh Giơ-ne-vơ? So sánh với nội dung Hiệp định Sơ bộ?
GV. Phân tích để học sinh thấy được bước tiến quan trọng trong cuộc đấu tranh ngoại giao từ 1946 đến 1954
	Hiệp định Giơ-ne-vơ có ý nghĩa lịch sử ntn?
III. Hiệp định Giơ –ne -vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954)
(Hướng dẫn học sinh đọc thêm)
1. Hội nghị Giơ –ne –vơ
- K/c của ta giành nhiều thắng lợi, Pháp liên tiếp thất bại
- Ngày 8/5/1954, chính thức khai mạc
- Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra gay gắt
2. Hiệp định Giơ-ne-vơ
* Thời gian : 21/7/1954
* Nội dung cơ bản: 
+ Tôn trọng quyền cơ bản Đông Dương
+ Ngừng bắn, lập lại hoà bình ĐD 
+ Thực hiện tập kết, di chuyển quân đội
+ Việt nam thống nhất bằng Tổng tuyển cử T7/1956
* Ý nghĩa:
+ Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
+ Văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền cơ bản của Đông Dương.
+ M Bắc hoàn toàn giải phóng →CNXH
HĐ2.Hd hs tìm hiểu mục IV
	Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
GV. Liên hệ ảnh hưởng thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp đối với ptgpdt ở các nước thuộc địa Pháp ở châu Phi (An-giê-ri)
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
1. Ý nghĩa lịch sử
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của Pháp đối với Việt Nam trong gần một thế kỉ.Miền Bắc hoàn toàn giải phóng →chuyển sang giai đoạn cách mạng CNXH ,tạo điều kiện để giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của CNĐQ, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới
 Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
HS. Dẫn chứng về một số nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến 
GV. Giảng về một số nguyên nhân thắng lợi: TQuốc giúp đỡ về vũ khí (24 khẩu pháo), đạn dược (3600 viên đạn pháo 105 - chiếm 38%), lương thực (10,8%) 
2. Nguyên nhân thắng lợi
* Chủ quan:
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn , sáng tạo
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng được mở rộng ,có hậu phương vững chắc.
* Khách quan:
-Tình đoàn kết ,liên minh chiến đấu Việt- Miên- Lào với sự giúp đỡ to lớn Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN cùng lực lượng dân chủ tiến bộ
	4. Củng cố bài:
 	Tại sao lại khẳng định chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ đã quyết định chấm dứt chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?
	Lập bảng niên đại và sự kiện về thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954 
	5. Hướng dẫn học tập: 	+ Học bài cũ theo câu hỏi SGK
	+ Ôn tập chuẩn bị kiểm tra một tiết
Tuần : 28
Tiết: *
Ngày soạn:....................
Ngày dạy: .....................
ÔN TẬP PHẦN II
CHƯƠNG I ĐẾN CHƯƠNG V
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Nội dung,ý nghĩa nội dung ôn tập
2. Tư tưởng: 
Bồi dưỡng năng lực tự làm giải quyết các tình huống lịch sử
3. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề lịch sử
B. Chuẩn bị và phương tiện dạy - học
	Nội dung ôn tập
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp 
2. Kiểm tra: Việc học sinh rèn luyện làm bài tập lịch sử
3. Dạy học bài mới
1. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923)
	- Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
	- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba.
	- Tháng 12-1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
	Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước: Kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác-Lênin.
	- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.
	- Năm 1922: ra báo “Le Paria” ( ngưòi cùng khổ)- vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tĩnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng.
	- Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp. Những sách báo này đã được bí mật chuyển về Việt Nam.
2. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)
	- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó ở lại Liên Xô vừa nghiên cứu vừa học tập.
	- Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đã đọc tham luận về nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa cách mạng các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước đế quốc.
	- Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc thuộc đậi và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin là bước chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
3. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925)
	- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước mới sang để thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên , trong đó có tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
	- Người đã sáng lập ra báo Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã được tập hợp và in thành sách Đường cách mệnh (1927) nêu ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
	- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã tiến hành “vô sản hóa”, góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
 * Tác dụng và ý nghĩa của những hoạt động trên:
	- Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển về chất.
	- Bước chuẩn bị về tổ chức cho thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam.
4 - Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)
* Bối cảnh lịch sử:
	- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ phát triển.
	- Hoạt động của 3 tổ chức cộng sản mang tính riêng rẻ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau đã gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng .
	- Yêu cầu bức thiết lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước.
	- Quốc tế cộng sản chỉ thị cho những người cộng sản Đông Dương thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế cộng sản và theo yêu cầu của những người cộng sản Đông Dương, cuối năm 1929 Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất.
* Nội dung hội nghị:
 - Hội nghị họp từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930 tại Cửu Long ( Hương Cảng- Trung Quốc)
 - Hội nghị đã nhất trí: thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
 - Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.Cương lĩnh của Đảng nêu là:
	- Việt Nam trước tiên làm cách mạng tư sản dân quyền ( sau này gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân), sau làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng đó kế tiếp nhau.
	- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và bọn vua quan phong kiến, tư sản phản cách mạng.
	- Mục tiêu cách mạng: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng nên chính phủ công-nông-binh, tổ chức ra quân đội công-nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc,lấy lại ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo.
	- Lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân. Công nông là gốc cách mạng. Cách mạng đồng thời đoàn kết tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu địa chủ chưa lộ rõ phản cách mạng.
	- Vai trò lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam- đội tiên phong của giai cấp vô sản Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lênin làm nền tảng tư tưởng ,là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
	- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của Cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa và giai cấp công nhân trên thế giới.
	+ Đây là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng. Cương lĩnh Chính trị đầu tiên này thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn, với tư tưởng cốt lõi là độc lập dân tộc và tự do dân chủ.
 - Nhân dịp này Nguyễn Ái Quốc đã ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng’
	_ Sau hội nghị thống nhất, Đông Dương cộng sản liên đoàn xin gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 23-2-1930, yêu cầu đó được chấp nhận. Đến đây Đảng Cộng sản Việt Nam mới là đảng thống nhầt của 3 tổ chức cộng sản.
5. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám
	* Khó khăn:
	- Sau khi ra đời, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế hết sức hiểm nghèo, như “ngàn cân treo sợi tóc”: Phải đối phó với 3 mối đe dọa lớn:
	+ Ngoại xâm: phía Bắc-quân Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách. Phía Nam-thực dân Pháp (được đế quốc Anh giúp đỡ) trở lại xâm lược.
	+ Nội phản: bọn tay sai Tưởng (Việt Quốc, Việt Cách), các lực lượng phản cách mạng ở miền Nam (Đại Việt, Tơrôxkit)bọn phản động trong các giáo phái...tăng cường chống phá cách mạng, cướp chính quyền ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái, gây các vụ cướp bóc, giết người làm cho xã hội mất an ninh.
	- Nạn đói, nạn dốt và tài chính khô kiệt.
	+ Hậu quả nghiêm trọng của nạn đói vẫn đe doạ.
	+ Nạn dốt: trên 90% người dân trong nước mù chữ, tệ nạn xã hội vẫn còn phổ biến..
	+ Tài chính: ngân quỹ trống rỗng, giá cả tăng vọt...
	* Những thuận lợi cơ bản tạo điều kiện cho chính quyền nhân dân vượt được khó khăn để tồn tại: có Đảng và Bác Hồ, nhân dân lao động phấn khởi, gắn bó với cách mạng, lực lượng so sánh trên thế giới thay đổi có lợi cho cách mạng.
6. Bước đầu xây dựng chế độ mới
	- 6-1-1946: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.
	- 2-3-1946: Quốc hội họp phiên đầu tiên: Ban hành dự thảo Hiến pháp, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
	- Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân ở Trung và Bắc Bộ được kiện toàn từ tỉnh đến xã đều tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắt phổ thông đầu phiếu.
	- 29-5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) được thành lập để tăng cường và mở rộng khối đoàn kết toàn dân.
7. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính
	* Giải quyết nạn đói:
	- Biện pháp cấp thời, kêu gọi tiết kiệm, “nhường cơm, xẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm” để có thêm gạo cứu đói.
	- Biện pháp lâu dài: đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng cho nông dân nghèo, giảm tô 25% bỏ các thứ thuế vô lí...
	* Giải quyết nạn dốt: 
	- Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan bình dân học vụ.
	- Phong trào xoá nạn mù chữ, phát triển trường học...
	* Về tài chính:
	- Kêu gọi sự đóng góp của nhân dân.
	- Xây dựng “quỹ độc lập”, “tuần lễ vàng”.
	- 31-1-1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.
8. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược
	- Đêm 22 rạng 23-9-1945, Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
	- Nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tiến hành tổng bãi công, bãi thị, bãi khoá, tập kích quân Pháp...
	- Quân Pháp được tăng viện, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
	- Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
9. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng
	- Sách lược đấu tranh của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai: Hoà hoãn, tránh xung đột, giao thiệp thân thiện và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị với quân Tưởng một cách khôn khéo, đồng thời kiên quyết trừng trị bọn tay sai. Bằng cách cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế Bộ trưởng trong chính phủ Liên hiệp.
	- Cho Tưởng một số quyền lợi trước mắt về kinh tế.
	- Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng.
10. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt - Pháp ( 14-9-1946)
	* Hoàn cảnh:
	- Pháp muốn mở rộng chiến tranh nhằm thôn tính cả nước ta, chúng đàm phán với Tưởng Giới Thạch để thay thế quân Tưởng chiếm đóng miền Bắc Việt Nam. Pháp sẽ nhượng lại cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc.
	-> Hiệp ước Hoa-Pháp được ký ngày 28-2-1946.
	Hiệp ước Hoa-Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường:
	- Khẩn trương cầm vũ khí chống Pháp.
	- Chủ động đàm phán với Pháp để loại trừ quân Tưởng. Tranh thủ thời gian hoà hoãn, chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.
	- Trước tình hình đó ta chọn con đương thứ hai. Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
	*Nội dung Hiệp định:
	- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia độc lập.
	- Chính phủ ta cho quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng giải giáp quân Nhật.
	- Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
	- Ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Sơ bộ: loại trừ bớt kẻ thù, tập trung lực lượng vào kẻ thù chính là thực dân Pháp-Ta có thêm thời gian cũng cố lực lượng.
	*Tình hình sau khi kí Hiệp định Sơ bộ:
	- Ta: tranh thủ củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt: thành lập Liên Việt, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam...xây dựng và củng cố các lực lượng vũ trang.
	- Pháp: vẫn gây xung đột ở Nam Bộ, lập Chính phủ Nam Kì tự trị, tăng cường khiêu khích, làm thất bại cuộc đàm phán ở Phông-ten-nơ-blô (Pháp).
	- Ngày 14-9-1946: Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà ta biết chắc chắn nhất định sẽ nổ ra.
11. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ
	- Thực dân Pháp bội ước.
	+ Sau Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
	+ Tại Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây xung đột vũ trang, ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ dô cho quân đội Pháp.
	- Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc chiến toàn quốc kháng chiến.
	- Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
	- Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ.
12. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta
	+ Tháng 9-1947, Tổng Bí thư Trường Chinh đã viết Kháng chiến nhất định thắng lợi,nêu những nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
	Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của ta là cuộc chiến tranh nhân dân-toàn dân toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
13. Thực dân Pháp tấn công Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc
	- Âm mưu của địch:
	+ Pháp lúng túng trong chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.
	+ Chính trị: Thành lập chính phủ bù nhìn trung ương.
	+ Quân sự: Mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc để tiêu diêt quan chủ lực của ta, phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, khoá chặt biên giới Việt - Trung.
	+ Pháp tấn công lên Việt Bắc: Ngày 7-10-1947, Pháp cho quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, đồng thời cho hai cánh quân theo đường số 4 và sông Lô bao vây Việt Bắc.
14. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ Căn cứ địa Việt Bắc
	- Chủ trương của ta:
	Chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc, phá tan âm mưu của địch.
	+ Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc: bao vây , tập kích quân nhảy dù.
	Bẻ gảy hai gọng kìm của địch: Đường thủy ở Đoan Hùng (25-10-1947) và đường bộ ở đèo Bông Lau (30-0-1947).
 	Ngày 19-12-1947, đại bộ phận Pháp rút khỏi Việt Bắc.
	- Kết quả: Ta giành thắng lợi lớn, tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch, căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững. Cơ quan đầu não của ta an toàn, bộ độ chủ lực trưởng thành.
	+ Ý nghĩa: Đánh bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
4. Củng cố bài:
 	Nhắc lại những kiến thức cơ bản 
5. Hướng dẫn học tập: 	+ Học bài cũ theo câu hỏi SGK
	+ Ôn tập chuẩn bị kiểm tra một tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 9.doc