5 Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021

5 Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021

Câu 1: (2,5 điểm)

a) Mô tả mô hình ADN của J.Oatxon và F.Crick.

b) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

-A-T-G-X-T-A

Em hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung.

Câu 2: (2,5 điểm)

a) Một người NST 21 bị mất 1 đoạn nhỏ làm người này bị ung thư máu. Em hãy thông tin cho người này biết đây là loại đột biến gì? Đột biến có các dạng nào?

b) Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật?

 

doc 7 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 25/05/2024 Lượt xem 82Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh học năm học 2020 - 2021
Đề 01
PHÒNG GDĐT
THÀNH PHỐ ...............
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Sinh học - Lớp 9
Thời gian: 45 phút
Câu 1: (2,5 điểm)
Mô tả mô hình ADN của J.Oatxon và F.Crick. 
b) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
-A-T-G-X-T-A 
Em hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung. 
Câu 2: (2,5 điểm)
a) Một người NST 21 bị mất 1 đoạn nhỏ làm người này bị ung thư máu. Em hãy thông tin cho người này biết đây là loại đột biến gì? Đột biến có các dạng nào?
b) Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật? 
Câu 3: (3,0 điểm)
a) Thụ tinh là gì? Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh?
b) Con người đã sử dụng những yếu tố nào tác động đến sự phân hoá giới tính ở vật nuôi, cây trồng? 
Câu 4: (2,0 điểm)
Ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Xác định kiểu gen và kiểu hình của con lai F1, khi cho đậu thân cao thụ phấn với đậu thân thấp. 
Đề 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ .........
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Sinh học - Lớp 9
Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Hãy chọn và ghi lại mẫu tự ở đầu phương án trả lời đúng nhất: 
Câu 1. Dạng đột biến cấu trúc NST sẽ gây ung thư máu ở người là: 
Mất đoạn NST 21 B. Lặp đoạn NST 21 
C. Đảo đoạn NST 21 D. Chuyển đoạn NST 21 
Câu 2. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
tARN B. mARN C. tARN D. Cả 3 loại ARN trên 
Câu 3. Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây? 
Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 
C. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2 D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 
Câu 4. Điều nào sau đây là đúng khi nói về thường biến:
Là những biến đổi về kiểu gen. 
B. Thường có hại cho sinh vật.
C. Không di truyền được. 
D. Biến đổi riêng lẻ không theo hướng xác định. 
Câu 5. Nếu đời P là AA x aa thì ở F2 sẽ có tỉ lệ các kiểu gen là:
3 AA : laa B. 1 AA : 2 Aa : 1 aa C. 1 AA: laa D . 2 Aa : 1 aa 
Câu 6. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của protein? 
Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 2 
C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4 
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. Nêu điểm khác nhau cơ bản của NST giới tính và NST thường? (1,5 điểm) 
Câu 2. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN? (1,5 điểm)
Câu 3. (1,5 điểm) Một gen chứa khoảng 9000 nucleotit, có nucleotit loại A = 2050 Nu. Hãy xác định:
a. Chiều dài của gen?
b. Tính các loại nucleotit loại T, G và X? 
Câu 4. Ở cà chua, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp. Giao phấn giữa giống cà chua thuần chủng thân cao với thân thấp thu được F1, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. Hãy lập sơ đồ lai từ 2 đến F2, xác định kiểu gen và kiểu hình của F và Fa? (2,5 điểm)
Đề 3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Sinh học - Lớp 9
Thời gian: 45 phút
Câu 1: (2,0 điểm)
Thường biến là gì? Nêu nguyên nhân phát sinh và đặc điểm của thường biến.
Câu 2: (2,0 điểm) 
a) Một mạch đơn của ARN có trình tự sắp xếp của các nucleotit như sau:
- A-U-G-G-X-A-A-X-U-G-A-X
Hãy viết trình tự sắp xếp của các nucleotit của đoạn ADN đã tổng hợp đoạn ARN trên.
Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen. 
Câu 3: (2,0 điểm)
Trình bày sự biến đổi của NST ở các kì của giảm phân I. 
Câu 4: (2,0 điểm)
Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu những nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc NST. Tại sao đột biến cấu trúc NST thường có hại cho con người và sinh vật?
Câu 5: (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp; gen B quy định tính trạng quả đỏ, gen b quy định tính trạng quả vàng, Các gen phân ly độc lập với nhau. Khi cho cây thân cao, quả vàng lại với cây thân thấp, quả đỏ. Hãy viết các sơ đồ lai để xác định kết quả của F1.
Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường.
Đề 4
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Sinh học - Lớp 9
Thời gian: 45 phút
Câu 1: (2,0 điểm)
Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua các kì của giảm phân II.
Câu 2: (2,0 điểm)
Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. Hãy nêu kết quả của quá trình đó.
Câu 3: (2,0 điểm)
- Thường biến là gì? Nêu những đặc điểm của thường biến.
Câu 4: (2,0 điểm)
- Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 5: (2,0 điểm)
Khi quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể của một người, người ta thấy cặp nhiễm sắc thể số 23 của người đó có một nhiễm sắc thể giới tính X. Em hãy cho biết:
Người đó là nam hay nữ? Người đó mắc bệnh gì? 
b) Những biểu hiện của bệnh đó là gì?
Đề 5
TRƯỜNG THCS TÂN LỘC
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Sinh học - Lớp 9
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0đ)
Câu I: (2,0 đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng trong các câu sau: 
I.1 (0,5đ) Sự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kỳ nào dưới đây của chu kỳ tế bào.
Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ trung gian 
I.2 (0,5đ) Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho ra: 
A. 1 tinh trùng B. 2 tinh trùng C. 4 tinh trùng D. 8 tinh trùng.
I.3 (0,5đ) Ở lúa bộ NST 2n = 24 NST. Số lượng NST trong thể một nhiễm là: 
A. 23 B. 22 C. 25 D.26 
I.4 (0,5đ) Loại ARN nào sau đây có chức năng trực tiếp truyền đạt thông tin di truyền? 
A. ARN B. ARN C. mARN D. Cả A và B
Câu 2 (2,01) Chọn các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2,3... để hoàn thiện các câu sau: (Cụm từ: Bền vững, quy định, Một NST, Tính trạng tốt). 
Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền.......1............của từng nhóm tình trạng được........2........ bởi các gen trên..........3......... nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm..........4......... luôn đi kèm với nhau. 
...................... 2... 
3................. 4.. 
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 đ) 
Câu 1: (1,5đ): Phân biệt bộ NST lưỡng bội với bộ NST đơn bội? 
Câu 2: (1đ). Đột biến gen là gì? có những dạng nào? vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? 
Câu 3: (1,5 đ) Phân biệt thường biến với đột biến? 
Câu 4: (2,0đ) Một đoạn phân tử ADN có A = 1600 Nucleotit, có X = 2A
Tìm số lượng Nucleotit của loại T và G? 
b. Tính chiều dài của đoạn phân tử đó?
Xem tiếp tài liệu tại: https://vndoc.com/tai-lieu-hoc-tap-lop-9

Tài liệu đính kèm:

  • doc5_de_thi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2020_2021.doc