Bài dự thi sáng tác thơ – truyện ngắn

Bài dự thi sáng tác thơ – truyện ngắn

Suốt cả đời của giáo viên lương bổng đã ít ỏi cuộc sống lại chật vật, thậm chí còn bị người đời cho rằng đây là nghề đưa đò, nghề bán cháo quản.Nhưng tại sao có biết bao thế hệ này đến thế hệ khác vẫn từng ngày từng bước theo sự nghiệp trồng người.

 Tôi đã hiểu được lý do ấy vì thế hệ tương lai vì mầm non của đất nước mà cô Trang, cô giáo mến thương của tôi.Từ thuở còn ngồi ghế nhà trường cô đã ôm ấp cái hoài bão, niềm khao khát cháy bỏng được trở thành cô giáo để được ươm mầm cho thế hệ mai sau trở thành người hiền tài cho đất nước. Và để đạt được mục đích ấy cô đã không ngừng học tập và phấn đấu và gặp không biết bao sự phiền toái gian khổ của cuộc đời trong việc lựa chọn con đường cô đi. Từ khi còn là sinh viên cô phải thức khuya dậy sớm để học bài trau dồi tri thức, thế nhưng số phận lại trớ trêu thay, trong một đêm nọ cô đang học bài và bất chợt ngủ quên thế rồi cơn gió thổi qua hất ánh đèn dầu vào người cô lửa bốc cháy làm bỏng cả cánh tay của cô khiến cánh tay ấy không còn linh hoạt như trước kia. Cô Trang buồn lắm và càng mặc cảm với số phận hơn, thế nhưng cô vượt qua sự tự ti mặc cảm ấy cô nghĩ thế gian này còn rất nhiều người bất hạnh hơn mình nhưng tại sao họ vẫn bám lấy cuộc sống và không những không đầu hàng số phận mà còn sống tốt hơn. Chính ý chí kiên cường lòng yêu nghề mãnh liệt, cô đã theo đuổi được ước mơ, hoài bão của mình.

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi sáng tác thơ – truyện ngắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌ VÀ TÊN: VÕ THỊ THẢO LIL
LỚP: 8A2
TRƯỜNG THCS NGUYỄN QUANG DIÊU
XÃ AN PHƯỚC HUYỆN TÂN HỒNG
BÀI DỰ THI SÁNG TÁC THƠ – TRUYỆN NGẮN
S
uốt cả đời của giáo viên lương bổng đã ít ỏi cuộc sống lại chật vật, thậm chí còn bị người đời cho rằng đây là nghề đưa đò, nghề bán cháo quản.Nhưng tại sao có biết bao thế hệ này đến thế hệ khác vẫn từng ngày từng bước theo sự nghiệp trồng người.
 Tôi đã hiểu được lý do ấy vì thế hệ tương lai vì mầm non của đất nước mà cô Trang, cô giáo mến thương của tôi.Từ thuở còn ngồi ghế nhà trường cô đã ôm ấp cái hoài bão, niềm khao khát cháy bỏng được trở thành cô giáo để được ươm mầm cho thế hệ mai sau trở thành người hiền tài cho đất nước. Và để đạt được mục đích ấy cô đã không ngừng học tập và phấn đấu và gặp không biết bao sự phiền toái gian khổ của cuộc đời trong việc lựa chọn con đường cô đi. Từ khi còn là sinh viên cô phải thức khuya dậy sớm để học bài trau dồi tri thức, thế nhưng số phận lại trớ trêu thay, trong một đêm nọ cô đang học bài và bất chợt ngủ quên thế rồi cơn gió thổi qua hất ánh đèn dầu vào người cô lửa bốc cháy làm bỏng cả cánh tay của cô khiến cánh tay ấy không còn linh hoạt như trước kia. Cô Trang buồn lắm và càng mặc cảm với số phận hơn, thế nhưng cô vượt qua sự tự ti mặc cảm ấy cô nghĩ thế gian này còn rất nhiều người bất hạnh hơn mình nhưng tại sao họ vẫn bám lấy cuộc sống và không những không đầu hàng số phận mà còn sống tốt hơn. Chính ý chí kiên cường lòng yêu nghề mãnh liệt, cô đã theo đuổi được ước mơ, hoài bão của mình.
 Sau cơn mưa trời lại sáng, cô cũng đã tốt nghiệp ra trường về công tác tại trường Tiểu học ở một vùng quê, hằng ngày cô cùng chiếc xe đạp đến trường cách nơi cô ở khoảng 5 cây số. Cô tôi không xinh đẹp lắm nhưng tâm hồn và trí tuệ cô là nơi che chở chắp cánh cho chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của tuổi học trò. Tôi còn nhớ rất rõ dáng người nhỏ nhắn trên chiếc xe đạp tạo nên nét hao gầy khắc khổ nơi cô. Hồi ấy khi tôi còn là một học sinh lớp 5 - chính cô là người chủ nhiệm lớp chúng tôi. Tôi còn là một cô bé ngây thơ và tinh nghịch lắm. Những ngày mưa bão, cô đạp xe từ xa tới, bùn đất bám đầy quần vì đường trơn trợt. Khi cô đứng trước chúng tôi cô rất gọn gàng sạch sẽ tất cả chúng tôi ai cũng thương cô và bảo nhau học thật giỏi, thật ngoan. Thật không ngờ nơi mảnh đất xa xôi tận cùng biên giới của huyện Tân Hồng những tưởng không có một tia sáng nào có thể chiếu rọi xuyên qua những kẽ lá hấp thụ những quả trái cây non sắp rơi rụng vì thiếu chất phù sa.
 Thế nhưng, thật là trớ trêu những cái không may mắn vẫn không từ bỏ cô, vẫn đến với cô tôi- một người cô đáng thương giờ đây lại bị những rắp tâm tanh bẩn(1) của cuộc đời xâm phạm đến. Hôm nọ trên đường đạp xe đến trường, cô đang rẽ sang ngã ba bất chợt một chiếc xe tải lớn đâm thẳng vào đầu xe của cô, xe và người đều văng ra, mắt cô chạm vào một vật cứng, người đầy thương tích. Sau hơn một tháng điều trị tại bệnh viện, các vết thương không còn đau nhức, nhưng điều đáng buồn hơn đôi mắt của cô vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
 Rồi chúng tôi có đến thăm cô. Đến trước nhà thì chúng tôi gặp cô đang nằm trên một chiếc gường nhỏ. Chúng tôi lật đật chạy sang bên cạnh cô:
 - Cô ơi chúng em đến để thăm cô, cô có khỏe không?
 Chúng tôi đỡ cô dậy.
 -Các em đấy à! Cô cảm ơn các em, cô khỏe nhiều rồi
 Trước mắt cô chỉ là một bóng đen dày đặc, nỗi đau cộng thêm nỗi đau thời sinh viên cô đã bị thương tật ở cánh tay. Giờ đây, cô còn chịu thêm nỗi đau hơn hẳn nỗi đau ở cánh tay. Đó chính là bị mù lòa tăm tối. Nỗi đau ấy buộc cô phải từ bỏ tất cả sự nghiệp mà cả đời cô theo đuổi.
 Trò chuyện với cô hồi lâu, tôi bỗng bất giác nhìn lên trần nhà, thật bất ngờ thấy biết bao là giấy khen nhưng lại không phải là hoàn toàn của cô. Tôi tự nghĩ thầm: “ chẳng lẽ đó là của mẹ cô, mẹ cô cũng là giáo viên sao?”.Tôi gợi chuyện:
 - Cô ơi ! Mẹ cô cũng là giáo viên phải không cô?
 Cô đáp:
 - Ừ, đúng rồi ! mẹ cô cũng là giáo viên đấy các em. Nhưng bà..đã qua đời hai năm về trước.
 Tôi nói tiếp:
 - Vậy chẳng lẽ cô chọn nghề giáo chính là vì muốn nối nghiệp của mẹ cô ạ?
 Nghe tôi hỏi tôi thấy trên nét mặt của cô có ẩn chứa một cái gì khó tả:
 - Không đâu các em ơi! Thực ra lúc đầu mẹ cô đã rất phản đối chuyện cô theo con đường giáo viên của bà.
 Tôi ngạc nhiên hỏi cô:
 - Ủa sao vậy cô? Nhưng, nếu đã như thế sao hôm nay cô vẫn trở thành cô giáo?
 Giọng cô nhẹ nhàng khẽ nói:
 - Vì bà đã từng trải qua cuộc sống của người giáo viên nên thấu hiểu rõ sự vất vả long đong của nghề giáo. Vì thế bà không muốn cô nối nghiệp theo bà. Nhưng rồi trước sự quyết tâm, vì lòng yêu nghề và cô đã tìm mọi cách để thuyết phục được bà nên bà đành phải chấp nhận.
 Nghe cô nói vậy, tôi nghẹn ngào nói tiếp:
 - Cô ơi! Cô bị như thế này nếu thời gian có quay lại thì cô có chọn nghề này không?
 Nghe câu hỏi ngây thơ của đứa học trò nhỏ, cô nhẹ nhàng đưa đôi bàn tay ấm áp tôi nắm chặt lấy bàn tay của cô, cô nói:
 - Nếu thời gian có quay ngược lại cô vẫn tiếp tục chọn con đường này. Giá như thật sự có cơ hội đó cô sẽ không làm dở dang công việc trồng người và kết thúc như vầy đâu em à! Và cô sẽ quý trọng hơn những ngày giờ được ở bên cạnh các em để dạy dỗ cho các em nhiều hơn với tất cả những gì cô làm được
 Nói đến đây không những riêng tôi mà cả các bạn ai nấy cũng đều rưng rưng nước mắt. Vì sót thương cho số phận nghiệt ngã của cô và oán trách cuộc đời sao bất công với cô tôi một người cô rất hiền từ, nhân hậu.
 - Tại sao vậy cô? Chính nó đã gây ra cho cô biết bao sự đau đớn vất vả vậy màcô không chịu từ bỏ?
 Nghe tiếng nấc nghèn nghẹn bên tai , cô nhận ra chúng tôi đang khóc, chợt cô nắm lấy được bàn tay nhỏ bé thơ ngây của tôi cô nói: 
 - Thôi nào đừng khóc nữa các em! Xấu lắm những thiên thần bé nhỏ của cô ơi! Cô cũng giống như bao thầy cô khác thôi. Chỉ vì cô yêu các em,
 yêu cái ánh mắt ngây thơ, tâm hồn trong sáng, yêu cái tuổi học trò hồn nhiên vô tư. chính vì các em và tất cả những điều đó là nghị lực, sức mạnh thôi thúc cô theo đuổi sự nghiệp mà cô đã chọn. Nhưng các em ơi! Các em có biết niềm hạnh phúc to lớn nhất của người giáo viên là gì không? Đối với họ sẽ chẳng có hạnh phúc gì hơn khi được tận tay dạy dỗ cho các em biết đọc, biết viết, cầm tay các em nắn nót từng nét chữ, truyền đạt lại tất cả tri thức cho các em, để mai đây các em sẽ vững tin bước vào đời. nhưng các em ạ! Không phải họ làm tất cả như thế là để cầu mong sự đền đáp của các em đâu, chưa bao giờ, chưa bao giờ họ nghĩ vậy. Nhưng ở đây họ chỉ mong sao sau này các em trở thành một người tốt, thành đạt và đó chính là các em đã trả ơn cho thầy cô rồi
 Nghe cô nói xong chúng tôi xúc động nghẹn ngào, tôi muốn ôm lấy cô mà thét lên: “cô ơi! Cô thật là vĩ đại”
 Giờ đây tôi là một giáo viên Tiểu học nhưng hình ảnh về cô vẫn không phai mờ trong kí ức. Dường như lúc nào lời dạy bảo của cô cũng vang vọng trong đầu óc tôi là phải biết thương yêu trân trọng các em cũng như phải biết quý trọng cái nghề của mình. Cô ơi! Những kỉ niệm đó chắc cô không nhớ vì cô có biết bao học trò mà với cô ai cũng ân cần, còn em mãi ghi nhớ tấm lòng bao dung độ lượng như người mẹ hiền từ. Mỗi khi gặp các cậu học trò tinh nghịch tôi lại thầm nhớ về cái thuở ấu thơ với cô giáo đã xa cách gần 20 năm – cô giáo Trang của tôi. 
* Chú thích: (1) Rắp tâm tanh bẩn của cuộc đời: ở đây có thể nói là những trò đùa quá chớn của cuộc đời muốn đùa nghịch với số phận đau thương của cô giáo.
 Hết
HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ TUYẾT MAI
LỚP: 7A1
TRƯỜNG THCS NGUYỄN QUANG DIÊU
XÃ AN PHƯỚC HUYỆN TÂN HỒNG
BÀI DỰ THI SÁNG TÁC THƠ – TRUYỆN NGẮN
 Con đi học xa quê
 Trong nỗi nhớ chiều mưa buồn
 Có hình dáng mẹ
 Thầm lặng đi về trong mưa tuôn.
 Con nhớ
 Ngày xưa trong những đêm mưa
Con nằm khoanh trong lòng mẹ
 Lời ru của mẹ dằng dặc buồn lẫn vào mưa tan tác.
 Những ngày mưa giăng đồng ruộng mờ như sương
 Mẹ cấy lúa trong màn mưa đổ vội
 Con co ro ngồi đợi
 Trong tấm ni lông cũ nát trên bờ.
 Con nhớ
 Có những chiều mưa
 Mẹ về qua xóm vắng
 Vai áo bạc như bao mùa mưa nắng.
 Đêm trở mùa se lạnh
 Mẹ thức thâu canh
 Hao gầy mong manh
 Con yêu mẹ lắm!
HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ NGUYỆT HÀ
LỚP: 6A1
TRƯỜNG THCS NGUYỄN QUANG DIÊU
XÃ AN PHƯỚC HUYỆN TÂN HỒNG
BÀI DỰ THI SÁNG TÁC THƠ – TRUYỆN NGẮN
 Có lúc thầy giống như người cha
 Giống cha vì thầy rất nghiêm khắc.
 Có lúc thầy giống như người mẹ
 Giống mẹ vì thầy rất dịu dàng.
 Có lúc thầy cũng là người anh
 Dạy những điều mà em chưa hiểu.
 Nhiều lúc thầy lại là người chị
 Dạy những điều mà con gái cần.
 Rồi thầy còn là một người bạn
 Lưôn bên em chia sẽ buồn vui.
 Đối với em thầy là tất cả
 Bởi vì thầy luôn ở cạnh em.
 Bước đường đời muôn ngàn cạm bẫy
 Đường em đi thầy dõi mắt trông theo.
 Lời thầy còn đó mái trường đây
 Bao năm xa cách nhớ ơn thầy.
HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ NGUYỆT HÀ
LỚP: 6A1
TRƯỜNG THCS NGUYỄN QUANG DIÊU
XÃ AN PHƯỚC HUYỆN TÂN HỒNG
BÀI DỰ THI SÁNG TÁC THƠ – TRUYỆN NGẮN
 Ơn thầy sánh tựa non cao
Tình cô sâu rộng khác nào biển đông
 Cô ơi! Em mãi ghi lòng
 Những ngày sum họp ở trong mái trường.
 Thầy cô là chỗ tựa nương
Dành cho em trẻ tình thương đậm đà
 Mỗi năm mỗi lớp đi qua
 Rồi đây em sẽ rời xa mái trường.
 Thầy cô em mãi mến thương
 Nhưng rồi phải chịu đôi đường chia tay
 Em luôn nhớ mãi những ngày.
 Thầy cô dạy dỗ công dày biết bao
 Ơn này ví tựa non cao
Như vầng trăng sáng như sao trên trời
 Hôm nay em có đôi lời.
 Chúc thầy cô mãi sống đời bình an
 Như trời trên cõi thế gian
 Luôn ban ánh sáng để ban cho người.
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ MỸ NHÀN
LỚP: 7A1
TRƯỜNG THCS NGUYỄN QUANG DIÊU
XÃ AN PHƯỚC HUYỆN TÂN HỒNG
BÀI DỰ THI SÁNG TÁC THƠ – TRUYỆN NGẮN
 Đất nước ta từ Nam chí Bắc
 Rừng rậm quanh năm trải bạt ngàn
 Đồi núi cao vút giữa trời mây
 Những con đường xa tít khúc hò hay
 Trời xanh mây trắng nắng chan hòa.
 Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát
 Bầy cò trắng chao nghiêng đôi cánh
Chú chim con hò hát mê say
 Rộn rã múa bay suốt cả ngày.
 Nắng chiều soi ngả xuống chân đê
 Ấm tình thắt chặt người thôn quê
 Như dòng sông con nước lớn ròng
 Và chảy mãi về tận biển đông.
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
LỚP: 8A1
TRƯỜNG THCS NGUYỄN QUANG DIÊU
XÃ AN PHƯỚC HUYỆN TÂN HỒNG
 BÀI DỰ THI SÁNG
TÁC THƠ – TRUYỆN NGẮN
C
ó hai người bạn chơi với nhau rất thân. Hai người đều có tài về điêu khắc, đều ôm giấc mộng trở thành điêu khắc gia bậc thầy, sáng tạo ra những kiệt tác vĩ đại để lại cho muôn đời. Cả hai đều khao khát được đến học tại trường mĩ thuật trên thành phố. Nhưng thật không may mắn đến với họ, cả hai đều không còn gia đình, người thân. Làm thế nào để có được số tiền đi học cho năng khiếu bẩm sinh kia được nảy nở và đơm hoa kết trái. Cả hai đều rất buồn rầu, cố tìm hết mọi cách nhưng vẫn thấy bế tắc.
Một hôm một người đề nghị: 
 - Hay một trong hai người chúng ta sẽ đi làm kiếm tiền nuôi nhau ăn học.
 - Ồ! Ý kiến hay đấy! Vậy anh hãy để tôi đi làm lấy tiền nuôi anh. 
 Người kia đáp: 
 - Không đâu anh giỏi hơn tôi. Anh nên đi học để không uổng một nhân tài. 
 Tôi sẽ cố lo cho anh chu toàn.
 - Người thứ nhất nói: “ ai nói thế? Những bức tượng gỗ của anh đặc sắc hơn tác phẩm của tôi nhiều. Anh mới là người giỏi.
 Họ đùn đẩy nhau hoài, cuối cùng một giải pháp được đưa ra.Họ sẽ quánh tù tì: và một trong hai người được chọn.
 Hai người khăn gói lên thành phố, một người lên thi một trường mĩ thuật, còn một người kia đi xin việc. Họ ở chung trong một căn gác trọ chật hẹp trong khu phố nghèo. Rồi một người thi đậu vào trường mĩ thuật, còn người kia được nhận làm công nhân ở một công ty khai thác mỏ, tháng tháng gửi tiền cho một người bạn thân đang học ở trường mĩ thuật.
Bốn năm trôi qua nhanh chóng. Người sinh viên mĩ thuật năm nào giờ đã tốt nghiệp và đã trở thành nhà điêu khắc tài năng. Anh có những tác phẩm thành công vang dội ở các cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Anh mở xưởng điêu khắc riêng và bắt đầu thu được số tiền khá lớn từ việc bán tác phẩm của mình.
Năm tháng trôi qua nhà điêu khắc trẻ đã tìm gặp bạn thân thương năm nào đã hy sinh tuổi trẻ làm việc cực lực để kiếm tiền nuôi mình ăn học. Anh vô cùng sung sướng và mừng rỡ anh nói: 
 -Nào bạn ơi, giờ đến lượt anh rồi đấy. Hãy đi học trường mĩ thuật để đeo đuổi ước mơ sáng tạo của mình, tôi sẽ lo tất cả cho anh.
Nước mắt rưng rưng, người công nhân thợ mỏ vừa cúi gằm mặt vừa lắc đầu.Không không. .Rồi anh lau nước mắt, ngẩng đầu lên nhìn người bạn thân. Anh đưa bàn tay ra, cất tiếng dịu dàng:
- Không đâu, bạn ơi! Tôi không thể đi học được nữa.Quá muộn rồi, anh hãy nhìn này.bốn năm lam lũ ở hầm mỏ đã khiến tôi bị viêm khớp nặng đến nỗi bây giờ tôi không thể cầm nổi một ly bia để chúc mừng anh công thành danh toại, huống hồ là sáng tác.
Hết
HỌ VÀ TÊN: HỒ THỊ NGỌC ANH
LỚP: 7A2
TRƯỜNG THCS NGUYỄN QUANG DIÊU
XÃ AN PHƯỚC HUYỆN TÂN HỐNG
 BÀI DỰ THI SÁNG 
TÁC THƠ – TRUYỆN NGẮN
Ở
 trên đời có những thứ còn quý giá hơn kim cương. Đó chính là nước mắt học trò. Hôm ấy vào ngày hai tháng mười, đúng vào dịp tết trung thu. Ngày vui chưa tàn chuyện buồn đã đến với lớp 7A2.
Khi ba hồi trống “Tùng, tùng, tùng” vang lên, báo hiệu cho tiết sinh hoạt chủ nhiệm đã đến. Tôi chưa kịp ổn định thì thầy tôi đến. Thầy để chiếc cặp da xuống bàn rồi nói:
- Thầy báo cho các em biết một tin chẳng biết là buồn hay vui đối với các em bắt đầu tuần sau thầy không còn là chủ nhiệm nữa.Nghe thầy nói xong tôi quan sát bắt gặp những ánh mắt ngơ ngác đổ dồn về phái thầy.Tôi lên tiếng hỏi?
- Có thật không thầy, tuần sau thầy không còn chủ nhiệm 7A2 nữa sao thầy?
Bỗng dưng cái không khí ồn ào tắt hẳn.Các bạn ai nấy cũng đang hồi hộp để đợi chờ câu trả lời của thầy, mong rằng nó sẽ không là sự thật. Rồi thầy nói:
- Ừa, dù thầy không còn là chủ nhiệm nhưng thầy mong các em sẽ cố gắng phấn đấu học tập hơn nữa, thầy cô nào chủ nhiệm thì cũng vậy thôi.
Vừa nghe xong, các bạn ai cũng buồn, vì điều thầy nói ra dường như nửa tin nửa ngờ thật sự nó quá đột ngột. Riêng tôi đâm ra tự hỏi vẩn vơ:“Ôi sự thật đây ư? Sự thật luôn trớ trêu như vậy sao?” Cả lớp đồng loạt nói:
- Thầy ơi, thầy đừng đi, đừng đi, đừng bỏ lớp em thầy là chủ nhiệm lớp em nhe thầy. Chúng em hứa sẽ không làm thầy thất vọng chúng em sẽ là con ngoan trò giỏi như thầy đã mong, thầy là chủ nhiệm lớp em có được không?
Vừa nói xong các bạn gái chúng tôi đều rưng rưng nước mắt, còn bạn trai cũng vậy. Nhưng điều không thể nào ngờ là các bạn thường ngày không lo học chỉ biết quậy phá giờ đây cũng không muốn xa thầy, không muốn thầy làm công tác chủ nhiêm lớp khác.
Thấy vậy thầy nghẹn ngào nói:
- Kế hoạch này là Ban giám hiệu sắp xếp thầy đâu thể quyết định được, thầy cũng biết các em rất buồn, thầy không thể làm khác được các em ơi! Tuy khoảng thời gian thầy làm công tác chủ nhiệm lớp các em rất ngắn, thầy cũng biết tình cảm mà các em dành cho thầy cũng không ít. Đó chính là kỉ niệm tình thầy trò và cũng là hành trang mà thầy sẽ mang theo khi không còn đứng trên bục giảng. Bây giờ thế này đâu ai mà không buồn phải không các em. Nhưng các em cũng đừng buồn, rồi thầy cô giáo mới sẽ thay thầy chủ nhiệm lớp các em cũng sẽ thương yêu các em giống như thầy. Tuy thầy không còn làm chủ nhiệm lớp các em nhưng thầy vẫn còn đứng lớp dạy cho các em mà. Nhưng điều quan trong là các em phải biết nỗ lực hơn nữa để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô và cha mẹ của các em.
Nghe thầy nói vậy tôi lại hỏi tiếp:
- Nhưng thầy ơi, thầy chủ nhiệm lớp khác thì tình cảm của thầy chỉ giành cho lớp đó, đâu còn quan tâm gì tới 7A2 nữa. 
Thầy đáp:
- Các em đừng lo, dù thầy chủ nhiệm lớp nào đi chăng nữa thì tình cảm của thầy dành cho 7A2 vẫn thế, không bao giờ thay đổi. Tất cả học sinh của trường đều là học trò của thầy.
Mải nói mà chẳng quan tâm thời gian cứ trôi, trôi mãi. Thế là bốn mươi lăm phút đã nhanh chóng trôi qua. Ba hồi trống lại vang lên: “Tùng tùng tùng” chẳng hiểu sao tiếng trống hôm nay lại khác hẳn so với mọi hôm. Chắc có lẽ vì thời gian hôm nay trôi qua nhanh hơn gấp ngàn lần của ngày hôm qua. Lúc này không hiểu sao tim tôi lại có cảm giác đau đau, hình như vừa có một nhát dao đâm xuyên vào nó. Và chắc là do qua tiết học này thì thầy không còn chủ nhiệm nữa. Tôi muốn khóc thật nhiều, nhưng cố nín để thầy không buồn.
Rồi thầy đứng dậy, tôi cố cản thầy lại vì tôi sợ thầy bước ra khỏi cánh cửa kia thì thầy sẽ quên hẳn 7A2 và mãi mãi sẽ không còn yêu thương 7A2 như trước nữa. Rồi tôi đứng dậy nói.
- Thầy ơi! Hôm nay là ngày cuối cùng thầy chủ nhiệm lớp. chúng em muốn tặng thầy bài hát để thầy mãi nhớ đến 7A2. “khi thầy viết bảng 23” lúc đó chúng tôi hát mà chẳng hiểu sao nước mắt từ hai hàng mi cứ rơi thấm nhòa ttrang vở. Hát đến nửa đoạn bỗng không ai hát được thành lời rồi bật khóc, khóc to hơn. 
Thấy thế thầy nghẹn ngào nói:
- Các em không được khóc, nếu khóc nữa thì thầy sẽ khóc theo đó, thôi nín đi.
Thầy không khóc, không rơi lệ chắc có lẽ đó là những giọt nước mắt khô không thể tuôn trào, tôi đã cảm nhận được bởi ánh mắt của thầy đã nói cho tôi biết được điều đấy. Cũng đã quá giờ tan buổi học thầy đứng dậy nói:
- Thôi không hát nữa, còn về ngôi sao của lớp là do thầy trò ta cùng làm hãy cất giữ cẩn thận để làm kỉ niệm.
Nói rồi thầy lặng lẽ bước đi trong ánh nắng chiều đang buông xuống bỏ lại sau lưng những giọt nước mắt học trò.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_du_thi_sang_tac_tho_truyen_ngan.doc