Bài dự thi "tìm hiểu về biến đổi khí hậu"

Bài dự thi "tìm hiểu về biến đổi khí hậu"

 Câu1:Thế nào là biến đổi khí hậu?Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu?

 Trả lời:

 -BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khi hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỷ hoặc dài hơn.

 -Nguyên nhân gây ra bién đổi khí hậu:

BĐKH là do các quá trình tự nhiên hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển.

 +Tự nhiên: Sự thay đổi vị trí và cường độ hoạt động của Mặt trời, thay đổi trong vận động của Trái đất, hoạt động tự nhiên(động đất, núi lửa.), va chạm của thiên thạch trong khoảng không vũ trụ gần Trái đất.

 +Nhân tạo: Sử dụng năng lượng, phát triển công nghiệp; khai thác triệt để làm cạn tài nguyên thiên nhiên(rừng, đất, nước); làm mất cân bằng hệ sinh thái khiến cho thiên nhiên bị giảm, mất khả năng tự điều chỉnh vốn có.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi "tìm hiểu về biến đổi khí hậu"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công đoàn gd cẩm giàng
công đoàn trường tiểu học cẩm hưng	
bài dự thi
"tìm hiểu về biến đổi khí hậu"
Họ và Tên: Nguyễn Thị Hiền
Đơn Vị: Trường Tiểu Học Cẩm Hưng
 Câu1:Thế nào là biến đổi khí hậu?Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu?
 Trả lời:
 -BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khi hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỷ hoặc dài hơn.
 -Nguyên nhân gây ra bién đổi khí hậu:
BĐKH là do các quá trình tự nhiên hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển.
 +Tự nhiên: Sự thay đổi vị trí và cường độ hoạt động của Mặt trời, thay đổi trong vận động của Trái đất, hoạt động tự nhiên(động đất, núi lửa...), va chạm của thiên thạch trong khoảng không vũ trụ gần Trái đất.
 +Nhân tạo: Sử dụng năng lượng, phát triển công nghiệp; khai thác triệt để làm cạn tài nguyên thiên nhiên(rừng, đất, nước); làm mất cân bằng hệ sinh thái khiến cho thiên nhiên bị giảm, mất khả năng tự điều chỉnh vốn có.
Câu2:Tác động của biến dổi khí hậu? Khả năng tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra ở địa phương?
Trả lời:
Tác động của biến đổi khí hậu:
A, Tác động lên môi trường:
1.Tài nguyên đất:
 Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ Trái đất nóng lên, các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh trong những thập niên tới. Nước băng tan sẽ mang những lớp cặn lắng khiến các dòng chảy trở nên nông cạn hơn.
 Hiên tượng triều cường mực nước biển dâng cao gây sạt nở bờ biển, bờ sông, ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước .Mức nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn ở các khu vực thấp
 Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hóa trong đất khó xảy ra.
 Mưa ít rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất .Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng tích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây.
2. Tài nguyên đất:
 Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh khiến mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi ở của hàng triệu người sống ở các khu vực thấp, làm khan hiếm nguồn nước ngọt .Đặc biệt là nguồn nước ngọt bị xâm nhập mặn.
3.T ài nguyên không khí: làm cho chất lượng không khí ngày càng xấu hơn:
*Ô nhiễm không khí:
 - Núi lửa: phun ra những nham thạch nóng và nhiêtj khói, khí CO2, CO, bụi giàu sunphua, ngoài ra còn metan và một số khí khác. Bụi được phun cao và lan tỏa rất xa.
-Bão bụi: cuốn vào các chất độc hại như NH3, H2S, CH4...
-Cháy rừng:sinh ra nhiều tro và bụi, CO2, CO.
*Tăng nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 4 0C đến năn 2050 nếu phát thải khí nhà kính vẫn có
xu hướng tiếp tục tăng như hiện nay.Best regards,
Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các
ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ
cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và
á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.
4. Sinh quyển:
Nguyên nhân biến đổi đa dạng sinh học chủ yếu do các hoạt động của con người
 -Khai thác quá mức các loại động vật hoang dã.
 -Sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai (ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cây mai
 dương)đang tăng lên với tốc độ đáng lo ngại do hoạt động buôn bán hiên là mối đe
dọa lớn nhất lên tính ổn địnhvà đa dạng của các loại sinh thái, sau nguy cơ mất sinh
cảnh.Các đảo nhỏ và các hệ sinh thái thủy vực nước ngọt là những nơi bị tác động nhiều nhất.
-Các hoạt động quy hoạch thiếu hợp lý của con người như ngăn sông đắpđập,chuyển đổi 
đất ngập nước, khai thác gỗ, gây ô nhiễm 
-Nhu cầu ngày càng tăng nhanh và nhiều về nguồn nước ngọt làm thay đổi các dòng nước tự nhiên, các quá trình lắng đọng và làm giảm chất lượng nước.
-Sự giảm bớt số các loại được nuôi trồng đồng thời đã làm giảm nguồn gen trong nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi.
B.ảnh hưởng đến con người:
1. Sức khỏe:
* Việt nam:
-Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa và nhiệt độ hàng năm. ở miền bắc, mùa đông sẽ ấp lên, dẫn đến thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.
-Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh
-Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn sạt nở đất v,v gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật.
-BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới:sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm lây lan
* Thế giới:
Hiện nay,biến đổi khí hậu đã cướp đi mạng sống của 300.000 người mỗi năm ảnh hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người trên trái đất do tác động từ những năm nắng nóng lũ lụt và cháy rừng gây ra.
-Hàng triệu người sống trong các khu nhà ổ chuột trở thành nạn nhân tiềm tàng của các cơn bão hoặc cuồng phong.
-Các nhà khoa học ước tính rằng sự tăng nhiệt độ lên 1 độ C sẽ khiến cho năng lực sản xuất lương thực giảm tới 17%. Do vậy, giá lương thực sẽ tăng cao và nạn đói sẽ ra tăng ở các quốc gia đang đối mặt với những vấn đề này."Ngày nay có một tỷ người đang thiếu dinh dưỡng. Nếu như xuất hiện bùng nổ dân số ở trung Quốc hay ấn Độ vào cuối thế kỷ này thì một nửa dân số thế giới có thể lâm vào tình trạng thiếu ăn"
-Những căn bệnh hiện nay đang hoành hành chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như sốt rét, viem màng não, sốt xuất huyếtsẽ nan rộng ra trên phạm vi toàn cầu. "Nếu không hành động ngay thì trong vòng 50 đến 100 năn nữa thì con cháu chúng ta sẽ phải trả giá cho hậu quả của khí hậu do cách sống phung phí của chúng ta hiện nay.Đây là mối đe dọa cho sự tồn vong của chính con người"
C. Kinh tế:
Tất cả các nước đều bị tác động của BĐKH,nhưng những nước bị tác động đầu tiên và nhiều nhất lại là những nước và cộng đồng dân cư nghèo nhất, mặc dù họ đòng góp ít nhất vào nguyên nhân BĐKH. Tuy nhiên, hiện tượng thời tiét bất thường, bao gồm lũ lụt, hạn hán, bão tốcũng đang gia tăng ngay cả các nước giàu.Nếu không thay đổi tư duy về đầu tư hiện nay và trong những thập niên tới, thì chúng ta có thể gây ra những nguy cơ đổ vỡ lớn về kinh tế và xã hội ở một quy mô tương tự những đổ vỡ liên quan tới cuộc đại chiến thế giới và suy thái kinh tế trong nửa đầu thế kỷ XX. Khi đó sẽ rất khó khăn để đảo ngược những gì có thể xảy ra.
Khả năng tổn hại do BĐKH gây ra ở địa phương:
Tổn hại về sản xuất nông nghiệp, về chăn nuôi, về kinh tế.
Câu 3: Tổ chức hội LHPN cần làm gì để nâng cao nhận thức về BĐKH và vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia có hiệu quả các hoạt động giảm nhẹ, ứng phó với BĐKH?
 Trả lời:
-Làm tốt công tác truyền thông, nâng cao nhận thức do cán bộ hội viên và các tầng lớp phụ nữ về thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu.
-Vận động cán bộ, hộ viên phụ nữ cách ứng phó với biến đổi khí hậu bằng việc thích nghi với biến đổi khí hậu và thực hiện các hoạt động nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu như tiết kiệm diện, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước ngọt, tham gia trồng cây xanh
-Vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ làm công tác phục hồi các hệ sinh thái như:
+Trồng nhiều cây xanh.
+Bảo tồn các hệ sinh thái động thực vật.
-Vận động chị em phát triển kinh tế xã hội dựa trên các nguyên tắc bền vững.
Câu 4:ở địa phương chị đã xảy ra thiên tai gì do biến đổi khí hậu gây ra, bản thân chị đã làm gì để góp phần hạn chế tổn hại mà thiên tai đó gây ra?
Trả lời:
Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Điển hình là vùng Đồng Bằng Sông Hồng và sông Cửu Long. Hải dương là một trong những tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Trong những năm qua Hải Dương đã xảy ra những thiên tai do khí hậu gây ra:
-Số ngày nắng nóng kéo dài.
-Trong 5 năm trở lại đây nguồn nước luôn bị thiếu do mực nước sông Hồng xuống thấp.
-Năm 2008 đã xảy ra đợt rét đậm, rét hại kéo dài với cường độ mạnh đã làm chết các cây rau màu... ảnh hưởng nặng nề đênd nông nghiệp
-Mưa to gây ngập lụt năm 2008
Những biến đổi này thực sự đã, đang và sẽ làm cho các thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác, đặc biệt là bão lũ,hạn hán ngày càng tăng cường về cường độ,tần xuất xảy ra ngày càng ác liệt hơn. Hậu quả của chúng đối với sản xuất, hoạt động kinh tế-xã hội, đời sống, dân sinh sẽ ngày càng nặng nề hơn, khó lường trước và đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
Để hạn chế tổn hại do thiên tai gây ra bản thân mỗi chúng ta cần :
Giảm tiêu thụ và tiết kiệm năng lượng :tiết kiệm điện, xăng, dầu,than, củi, khí ga
-Tiết kiệm sử dụng nước,không làm ô nhiễm nguồn nước.
-Hạn chế sử dụng túi nilon.
-Xây dựng công trình hợp lý.
Sử dụng hầm Bioga, tận dụng các sản phẩm phụ của nông nghiệp.
Câu5: Chị hãy trình bày một sáng kiến hoặc một mô hình(đã được thực hiện trong cộng đồng)có tính khả thi để góp phần giảm nhẹ tác hại của biến đổi khí hậu.
-Trả lời:
Nếu là sáng kiến, có thể trình bày dựa trên một trong những nội dung cơ bản sau:
-Phương pháp tuyên truyền vận động để cán bộ, hộ viên, phụ nữ và nhân dân hiểu rõ hậu quả khôn lường do biến đổi khí hậu gây ra, từ đó thay đổi thói quen có hại đối với môi trường, góp phần giảm nhẹ tác hại của biến đổu khí hậu.
-Giải pháo để xử lý rác thải, nước thải trong sinh hoạt, sản xuất.
-Trồng, chăm sóc cây xanh(bao gồm cả cây trồng rừng, bảo vệ rừng).
-Giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
2. Nếu là mô hình đã dược thưch hiện trong cộng đồng cần nêu rõ:
-Địa điểm, thời gian thực hiện, khả năng nhân rộng(số lượng mô hình trên địa bàn đến thời điểm hiện tại).
-Nội dung hoạt động chính của mô hình.
-Đơn vị, cá nhân khởi xướng và chủ trì triển khai.
-Mô hình đã thu hút sự tham gia của cộng đồng như thế nào, tạo quyền cho cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường ra sao.
-Kết quả hoạt động của mô hình(càng định lượng càng tốt).
-Cộng đồng được hưởng lợi như thế nào từ việc xây dựng và phát triển mô hình.
-Nguồn tài chính để duy trì hoạt động.
-Khả năng duy trì sự phát triển của mô hình còn gặp nhiều khó khăngì.
-Kinh nghiệm từ việc xây dựng mô hình và những đề xuất để mô hình được nhân rộng và hoạt động hiệu quả.
-Ví dụ:Mô hình"Tổ phụ nữ thu gom rác thải", "Đoạn đường phụ nữ tự quanư". "CLB Phụ nữ bảo vệ môi trường"

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_du_thi_tim_hieu_ve_bien_doi_khi_hau.doc