Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 46, 47 - Phạm Thị Nga - THCS Ninh Xuân

Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 46, 47 - Phạm Thị Nga - THCS Ninh Xuân

Tiết 46 bài lớp 9

Văn bản : ĐỒNG CHÍ

( Chính Hữu)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài học, học sinh:

- cảm nhận được vẻ đẹp chân thực của tình đ/c, đồng đội và hình ảnh anh bộ đội cấch mạng được thể hiện trong bài thơ.

- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng

2.Kĩ năng: - Rkn: đọc, phân tích thơ tự do, các hình ảnh, chi tiết vừa chân thực vừa giàu sức biểu cảm và biểu trưng

3. Tư duy: Phân tích độc lập, tổng hợp, khái quát hình ảnh.

- Giáo dục: lòng tự hào, yêu mến những anh bộ đội Cụ Hồ

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY- HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:GV soạn giáo án- sgk- stk

 Tập thơ " Đầu súng trăng treo"

 ảnh chân dung Chính Hữu

 Máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

 Hs: Đọc - hiểu văn bản theo sgk

III. TIẾN TRÌNH:

 1. ổn định tổ chức

 2.Kiểm tra miệng? Đọc thuộc lòng đoạn trích" Lục vân Tiên gặp nạn" - phân tích tội ác của nhân vật Trịnh Hâm?

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 46, 47 - Phạm Thị Nga - THCS Ninh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 bài lớp 9
Văn bản : Đồng chí
( Chính Hữu)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:Sau khi học xong bài học, học sinh:
- cảm nhận được vẻ đẹp chân thực của tình đ/c, đồng đội và hình ảnh anh bộ đội cấch mạng được thể hiện trong bài thơ. 
- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng
2.Kĩ năng: - Rkn: đọc, phân tích thơ tự do, các hình ảnh, chi tiết vừa chân thực vừa giàu sức biểu cảm và biểu trưng
3. Tư duy: Phân tích độc lập, tổng hợp, khái quát hình ảnh.
- Giáo dục: lòng tự hào, yêu mến những anh bộ đội Cụ Hồ
II. Thiết bị, tài liệu dạy- học: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:GV soạn giáo án- sgk- stk
 Tập thơ " Đầu súng trăng treo"
 ảnh chân dung Chính Hữu
 Máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
 Hs: Đọc - hiểu văn bản theo sgk
III. tiến trình:
	1. ổn định tổ chức
	2.Kiểm tra miệng? Đọc thuộc lòng đoạn trích" Lục vân Tiên gặp nạn" - phân tích tội ác của nhân vật Trịnh Hâm?
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
? Nghiên cứu phần chú thích * sgk và cho biết những thông tin về tác giả?
GV chiếu
GV mặc dù viết ít song tác giả có vị trí xứng đáng trong nền thơ hiện đại VN và 1 số bài thơ của ông đã trở thành những tác phẩm tiêu biểu của thơ ca kháng chiến: như Đ/c, Đường ra trận, Ngọn đèn đứng gác
? Nêu xuất xứ và h/c sáng tác tác phẩm?
GV: cuối năm 1947 nhà thơ cũng tham gia chiến dich VB TĐ với tư cách là 1 chính trị viên đại đội cùng tham gia và chia sẻ những khó khăn thiếu thốn với đồng đội của mình, bản thân ông sau trận đó đã bị ốm và được đồng đội chăm sóc. Bài thơ Đ/c ra đời chính là những lời viết tặng đồng đội của ông, bài thơ viết theo 1 phương hướng sáng tác mới: chân thực, giản dị, cô đúc. Bài thơ đã được phổ nhạc và trở thành bài hát quen thuộc, phổ biến khá rộng rãi
GV trước khi đi tìm hiểu chi tiết tác phẩm chúng ta cùng đọc tp để có những cảm nhận ban đầu về tp này
( yêu cầu: đọc chậm rãi, tình cảm, chú ý những câu thơ tự do, vần chân, cách đối xứng trong việc sắp xếp những chi tiết hình ảnh câu thơ Đồng chí đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ, câu cuối cùng đọc với giọng ngân nga)
GV chiếu
Gv đọc mẫu 1 lượt , sau đó gọi 2,3 em cùng đọc có nhận xét, sửa chữa, uốn nắn
? Sau khi đã đọc xong văn bản cùng với việc soạn bài ở nhà em hãy cho biết thể loại của tp, phương thức biểu đạt của tác phẩm? Trong đó phương thức nào là chủ yếu?
? Tìm bố cục của tác phẩm?
Gv chúng ta sẽ đi phân tích chi tiết tác phẩm theo bố cục này tuy nhiên chúng ta sẽ gộp phần 2và 3 để cùng phân tích vì nó cung biểu hiện sức mạnh, vẻ đẹp của tình đ/c
? Đọc diễn cảm 6 câu thơ đầu, đặc biệt chú ý vào 2 câu đầu tiên và cho biết tác giả nhắc đến những con người nào với những không gian cụ thể nào? Cụm từ nước mặn đồng chua là tục ngữ hay thành ngữ hay là ngữ cố định?( thành ngữ)
? Thành ngữ này gợi cho em biết gì về quê hương " anh"?
? Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi về những vùng quê nào của VN ta?
? Qua những chi tiết thơ trên ta thấy giữa anh và tôi có gì giống nhau?
GV: chính hoàn cảnh xuất thân trên đã gắn bó những con người xa lạ thành đôi người thân thiết, từ đó tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ về tình đ/c: một thứ tình cảm mới mẻ có sức liên kết tự nhiên, rộng rãi mọi người
? Quan sát vào câu thơ thứ 5 và cho biết hình ảnh " súng bên súng" gợi ra 1 cảnh tượng như thế nào?
? Qua hình ảnh súng bên súng cho thấy ngoài hoàn cảnh xuất thân giống nhau thì anh và tôi còn có gì chung mà gắn bó thành đ/c?
Gv : lý tưởng thiêng liêng của cuộc tranh đấu đã giúp những con người gắn kết với nhau tạo thành sức mạnh to lớn , thành đội ngũ trùng điệp. Đó cũng là cơ sở của tình đ/c
? Câu thơ thứ 6 của đoạn thơ còn cho ta thấy cơ sở nào nữa tạo nên tình đ/c trong cảm nhận của tác giả?
? Từ đôi người xa lạ giờ họ đã là đôi tri kỷ, có gì khác nhau trong 2 cách gọi đó?
Từ hình ảnh đêm rét  cho ta thêm một cảm nhận nào về tình đ/c?
? Đi hết cả đoạn thơ ta cảm nhận được tình đ/c bắt nguồn từ những cơ sở nào? Thông qua những chi tiết hình ảnh thơ như thế nào?
? Hãy quan sát câu thơ thứ 7 và cho biết nó có gì khác so với những câu thơ trên về cấu trúc, nhịp điệu? 
? Em hiểu thế nào là đ/c? Giải thích?
? Vai trò của câu thơ này trong cả bài thơ?
Gv : Câu thơ đ/c khép lại toàn bộ đoạn thơ đầu bằng những từ ngữ vô cùng giản dị, mộc mạc, mà rất đỗi thiêng liêng, cảm động, khẳng định và ngợi ca 1 tình cảm mới mẻ- tình đ/c. Vậy tình đ.c được biểu hiện như thế nào? Phần thứ 2 của bài thơ sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
? Đọc lại diễn cảm 10 dòng thơ tiếp theo của bài thơ?
Gv chiếu
? Qua 3 câu thơ " ruộng nương anh" gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đ/c?
? Họ hiểu về hoàn cảnh của nhau như thế nào? Em hiểu "gian nhà không" nghĩa là như thế nào? ( "không" là từ giàu sức gợi: không có gì, là nghèo, nếu viết là xiêu là trống thì gợi sự tội nghiệp không cần thiết, từ không đã đủ sức gợi về cái nghèo rồi, " mặc kệ' vừa cho thấy gian nhà cũng không còn cách chống chọi với thiên nhiên , nó cũng qúa mệt mỏi cũ kỹ, vừa cho thấy thái độ dứt khoát ra đi của người lính)
Gv : có cái gì đó giống như thái độ ra đi trong " tống biệt hành" của Thâm Tâm: Người ra đi đầu không nghoảnh lại vậy mà vẫn biết sau lưng mình nắng lá rơi đầy , còn người lính của chúng ta ở đây, dứt áo ra đi có vẻ như rất cương quyết vậy mà vẫn biết gió đang lung lay từng cơn đe doạ ngôi nhà của mình càng cho thấy nỗi nhớ nhà da diết đến chừng nào
? Hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính gợi cho em về tình cảm nào của người lính? ( tình cảm hậu phương trước lúc chia tay)
Gv: làng quê nào mà chẳng quen thuộc với hình ảnh gốc đa giếng nước đầu làng- quê hương anh đó hay cũng là quê hương tôi đó, ở đó có mẹ ta , vợ ta.. đang đưa tiễn ta đi và cũng ngóng đợi ta về
? Họ hiểu nhau từ nỗi nhớ nhà, từ tình hậu phương sâu đậm chứng tỏ tình cảm giữa họ như thế nào?
? Họ hiểu nhau tường tận như thế nên họ lại càng thương nhau hơn trong cuộc chiến đầy ác liệt gian khổ này? Hãy tìm tiếp những chi tiết thể hiện điều đó?
? Câu thơ trên cho thấy hiện thực nào của cuộc chiến được biểu hiện?
Gv hai câu thơ đã nêu đủ các triệu chứng của căn bệnh sốt rét: thoạt đầu là ớn lạnh, sau đó là rét run cầm cập,đắp bao nhiêu chăn cũng không hết rét trong khi thân nhiệt lại lên cao, người vã mồ hội. Phải hiểu và trải qua bệnh này mới thấy hết cái chân thật của câu thơ
? Qua hiện thực trên tình cảm đ/c được biểu hiện như thế nào?
? Ngoài khổ vì bệnh tật người lính còn chịu những khó khăn gian khổ nào nữa?
? Nhận xét của em về cách viết của tác giả trong những câu thơ trên? Với những chi tiết thơ và các vế câu đối xứng có tác dụng gì trong việc khắc hoạ những khó khăn của người lính?? Mặc dù khó khăn thiếu thốn là thế nhưng người lính vẫn sáng lên những phẩm chất cao đẹp, theo em đó là phẩm chất gì?
Cử chỉ tay nắm lấy bàn tay gợi tình cảm gì cuả người lính?
Gv: bộ đội ta là thế: hớp nước uống chung, bát cơm xẻ nửa, là chia nhau một mảnh tin nhà, chia nhau cuộc đời chia nhau cái chết,tình đ/c đồng đội thật đẹp và chân thành, mộc mạc làm sao. Những câu thơ cuối bài càng khắc hoạ rõ nét điều đó
? Đọc lại 3 câu cuối bài? Cảnh tượng nào được gợi ra ở những câu này? Hày thuật lại? Bức tranh trong bài minh hoạ cho chi tiết nào?
? Phân tích cái hay của câu thơ cuối cùng?
Gv: Lúc đầu Chính Hữu viết " đầu súng mảnh trăng treo" sau đó ông đã bỏ đi từ mảnh và chính tác giả có nhận xét câu thơ vừa có hình ảnh vừa có nhịp điệu: nhịp của nó như nhịp lắc cảu 1 cái gì lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát. Nó nói lên 1 cái gì ở xa chứ không buộc chặt. Bài thơ khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn vang trong lòng mỗi người đọc chúng ta bởi những chi tiết thơ chân thực giản dị mà giàu sức gợi. Vậy những biểu hiện cao đẹp của tình đ/c theo tác giả là gì? ( Hs nhắc lại)
? Nêu những đặc sắc về nội dung và gnhệ thuật của bài thơ?( cho Hs làm bài tập trắc nghiệm)
I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm
 1. Tác giả:
- Chính Hữu ( Trần Đình Đắc),sinh năm 1926, quê huyện Can Lộc- Hà Tĩnh
- 1946 tham gia quân độivà làm thơ
- Thơ của ông chủ yếu viết về đề tài người lính, thường giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, nhiều suy tưởng, ngôn ngữ chọn lọc, cô đọng và có sức ngân vang lớn
- những tập thơ nổi tiếng của ông:Đầu súng trăng treo, Thơ Chính Hữu, Tuyển tập Chính Hữu
 2. Tác phẩm:
- Bài thơ viết năm 1948, sau khi nhà thơ cùng đồng đội của mình trải qua chiến dich Thu Đông 1947
II. Tìm hiểu tác phẩm
 * Đọc:
 * Thể loại: thơ tự do, các câu thơ số tiếng khác nhau, vần chân, nhịp thơ không cố định, theo dòng mạch cảm xúc
 * Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ( biểu cảm là chủ yếu)
 * Bố cục: 
 - 6 câu thơ đầu: những cơ sở của tình đ/c
 - 11 câu thơ tiếp: những biểu hiện và sức mạnh của tình đ/c
 - 3 câu cuối: hình ảnh 2 người lính trong phiên canh gác
 1. Những cơ sở của tình đồng chí
- Anh và tôi: từ nước mặn đồng chua, từ nơi đất cày lên sỏi đá
- nước mặn  gợi hình ảnh những dải đồng bằng Hà Nam, Thái Bình, Nam Định quanh năm chiêm khê mùa thối, sống ngâm da chết ngâm xương→ nghèo
- đất cày lên sỏi đá: vùng trung du đất bạc màu hoặc khô cằn sỏi đá→ cũng rất nghèo 
→ Họ cùng giống nhau về hoàn cảnh xuất thân: đều là những người nông dân nghèo, ra đi từ những vùng quê nghèo khó
- súng bên súng gợi ra hình ảnh đội ngũ trùng điệp sát cánh bên nhau trong tranh đấu
→ Những con người cùng lý tưởng, sát cánh bên nhau theo tiếng gọi thiêng liêng của TQ
- đêm rét chung chănsự chia sẻ buồn vui thiếu thốn trong sinh hoạt của người lính buổi đầu kháng chiến chống Pháp
- đôi tri kỷ: ( tri kỷ là biết mình), đôi  là đôi bạn thân thiết hiểu bạn như hiểu mình
→ những con người gắn bó thân thương như tình cảm bạn bè chân thật
→ tình đ/c được xây cất từ t/c giai cấp cần lao- 1 thứ tình cảm mới mẻ gắn bó tự nguyện, rộng rãi mọi người và tạo thành sức mạnh trong đấu tranh
→ những hình ảnh thơ chân thực giàu sức gợi, với những ngôn từ vô cùng giản dị
- câu thơ thứ 7 chỉ có 2 tiếng cực ngắn, giản dị nhưng có sức âm vang lớn, nhịp điệu câu thơ có sự thay đổi: nhịp thơ ngưng lại, đột ngột, làm thay đổi cả nhịp điệu bài thơ và tác động sâu sắc đến người đọc, người đọc cũng phải dừng lại, ngưng lại trong suy ngẫm
- câu thơ này là cao trào cảm xúc của đoạn thơ đầu- là câu thơ quan trọng bậc nhất của bài thơ - được lấy làm nhan đề cho cả bài thơ. Nó như bản lề của bài thơ khép mở 2 phần của bài: nó khép lại 6 câu thơ đầu- đó là cơ sở của tình đ/c, và mở ra phần 2 : tình đ/c được biểu hiện như thế nào?
- dấu chấm cảm như 1 sự xúc động lớn không thể kìm nén của tác giả
 2. Những biểu hiện của tình đồng chí
- Họ hiểu về hoàn cảnh của nhau:
 + ruộng nương, gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
→ hiểu nhau thấu đáo tường tận, thương cảm đồng cảm
- Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhsốt..
- bệnh sốt rét rừng - một căn bệnh kinh niên và phổ biến của người lính 
→ chia  ... gợi hình vừa gợi cảm. câu thơ vừa gợi ra hình ảnh thực: mảnh trăng về khuya như càng xuống thấp hơn và có lúc như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng, song lại có chất lãng mạn: dù khó khăn gian khổ người lính vẫn không quên ngắm vầng trăng, hình ảnh đẹp của 1 cuộc sống thanh bình. Đó là vẻ đẹp hài hoà giữa tâm hồn chiến sỹ và tâm hồn thi sỹ- những anh bộ đội Cụ Hồ
III. Tổng kết: Ghi nhớ Sgk- 131
IV. Luyện tập - làm bài tập 2 sgk
	4. Củng cố: Gv khái quát bài
	5.Hướng dẫn vn : làm bài tập- học thuộc bài thơ
 Soạn bài thơ " tiểu đội xe không kính'
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết dạy: 47
bài thơ về tiểu đội xe không kính
 (Phạn Tiến Duật)
A. Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức : Giúp HS : Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.
Thấy được vẻ đẹp riêng của giọng điệu, ngôn ngữ thơ.
Rèn kỹ năng đọc thơ tự do, phân tích hình ảnh ngôn ngữ thơ
B. Chuẩn bị 
GV: Nghiên cứu, soạn bài, tranh ảnh 
HS: Đọc soạn bài.
C. Tiến trình giờ dạy 
1. ổn định tổ chức(1') :
	Kiẻm tra sĩ số :	
2. Kiểm tra bài cũ (5'):
? Đọc diễn cảm bài thơ đồng chí, cho biết bài thơ được sáng tác trong thời điểm nào, ở đâu, được 	đưa vào tập thơ nào?
Y/C HS đọc thuộc lòng bài thơ 
Sáng tác 1948 khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bấc
Được đưa vào tập thơ.
GV: Nhận xét, cho điểm 	
3. Bài mới (35') : 
? Tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhấn mạnh thêm
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha là nhà giáo, dạy chữ hán và chữ pháp, ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, không tiếp tục với nghề giáo,ông gia nhập quân đội .Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. là 1 trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước.chiến tranh kết thúc , ông về làm việc tại ban văn nghệ hội nhà văn VN . Là phó ban đối ngoại hội nhà văn. Là người đẫn chương trình của VTV3 dành cho người cao tuổi. ông được giải thửơng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
-Thơ của ông hồn nhiên trẻ trung tinh nghịch, cứng cỏi nhưng cũng rất sâu sắc. nhiều bài được phổ nhạc như TSĐ- TST
? Nêu xuất xứ của bài thơ?
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
- Lúc đầu được đăng trên báo văn nghệ và được giải nhất.
GV: Yêu cầu giọng đọc tự nhiên tinh nghịch gần với lời nói hàng ngày có vẻ ngang tàng, sôi nổi
GV: Đọc mẫu, gọi HS đọc
? Bếp Hoàng Cầm là gì, Tiểu đội có ý nghĩa như thế nào? (HS dưạ vào chú thích SGK trả lời)
- Tiểu đội đơn vị gồm 12 người
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?
- Thể thơ tự do
? Bài thơ chia mẫy phần, nêu nội dung từng phần?
- Bố cục chia 3 phần
Phần 1: khổ 1 Giới thiệu chung về tiểu đội xe không kính
Phần 2: tiếp khổ 6: Tinh thần vượt khó, đời sống tình cảm của những người lính chiến sĩ lái xe.
Phần 3: Còn lại : ý chí chiến đấu
Đọc diễn cảm khổ thơ đầu
? Tác giả chọn chi tiết nào để giới thiệu về tiểu đội xe không kính của mình?
?Em có nhận xét gì về giọng điệu và nghệ thuật của 2 câu thơ trên?
- Giọng điệu tự nhiên như lời tâm sự
- Lặp từ không, không có
? Thái độ, tư thế của người chiến sĩ lái xe được miêu tả như thế nào?
?Em có nhận xét gì về nhịp của thơ 2 câu thơ trên?
- Câu thơ 6 chữ nhịp 2/2/2
?Ngoài ra tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nữa?
- Điệp từ : Nhìn
-Đảo trật tự từ ung dung lên đầu câu thơ.
? Việc sử dụng nhịp thơ 2/2/2,phối hợp với các biện pháp NT trong 2 câu thơ trên có tác dụng gì?
GV bình chuyển ý: Trong khổ 1 với lời vào bài giản dị mà độc đáo PTD đã giới thiệu cho chúng ta thấy đặc điểm nguyên nhân của những chiếc xe không kính. Hơn nữa nhà thơ còn giới thiệu cho chúng ta về chủ nhân của những chiếc xe này. Đó là những người lính đối mặt với cái chết rình rập vẫn ung dung bình tĩnh,dũng cảm bất chấp hiểm nguy.Vậy tinh thần vượt khó của họ được thể hiện như thế nào chúng ta chuyển sang phần 2
HS đọc phần 2 bằng mắt.
? Khi xe không có kính thì người lái xe gặp phải những khó khăn gì?
?Gió không làm cho mắt cay mà lại làm cho mắt đắng. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì cho hình ảnh này? Tác dụng?
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Thiên nhiên rất khắc nghiệt
? Ngoài thời tiết khắc nghiệt người lính còn gặp khó khăn nào khác?
? Nhận xét gì về cánh sử dụng nghệ thuật miêu tả của nhà thơ qua 2 hình ảnh trên?
- Biện pháp so sánh
- Điệp từ, điệp ngữ
Qua các biện pháp nghệ thuật nàygiúp ta hình dung thấy thiên nhiên đã tác động như thế nào đến những người lính lái xe?
GV kết luận: Hiện thực gian khổ trên tuyến đường Trường Sơn không chỉ có bom đạn mà cả thiên nhiên nhiều lúc cũng là hiện thân của sự gian khó. Nhưng sự thực ấy không làm cho các anh nao núng, sự thực ấy chỉ làm rõ thêm vẻ lạc quan yêu đời của các anh.
Bất chấp thiên nhiên nghiệt ngã người lính đón nhận gian khổ bằng thái độ như thế nào?
- Tinh thần lạc quan yêu đời.
? Nó được biểu hiện qua các chi tiết nào?
?Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim gợi cho em hiểu như thế nào?
- Đen: Người lái xe luôn tập trung chú ý điều khiển cho xe đi đúng tim đường.
- Bóng: ý thức thấm nhuần nhiệm vụ cách mạng con đường chạy vào tim hay chính là ngọn lửa của tình yêu đất nước trong trái tim người chiến sĩ đã chỉ lối cho tay lái của anh vững vàng trên con đường ra trận.
?Nhận xét về thái độ của người lính?
 GV kết luận: Hiện thực gian khổ trên tuyến đường Trường Sơn không chỉ có bom đạn mà cả thiên nhiên nhiều lúc cũng là hiện thân của sự gian khó. Nhưng sự thực ấy không làm cho các anh nao núng, sự thực ấy chỉ làm rõ thêm vẻ lạc quan yêu đời của các anh.
- Đây là vẻ đẹp của người lính nói chung và người lính trong thời chống Mĩ nói riêng.
GV rèn viết đoạn ngắn cảm nhận bằng hoạt động nhóm(2'):
? Em cảm nhận gì về tấm lòng tình cảm của các anh trước khó khăn gian khổ?
- Xúc động trước nhiệt tình CM của họ. Mặc cho mưa bom bão đạn và bao gian khó hiểm nguy các anh vẫn bất chấp với niềm vui phơi phới đầy nghị lực
?Tìm những chi tiết thơ miêu tả đời sống sinh hoạt của các chiến sĩ lái xe?
?Tình cảm của các anh được thể hiện như thế nào? Nêu nhận xét.
? Nhan đề bài thơ có gì khác lạ?
? Nổi bật lên trên bài thơ là hình ảnh độc đáo nào?
- Nhan đề rất dài trực tiếp như văn xuôi, từ đó làm nổi bật hình ảnh độc đáo xe không kính.
? Hiện tượng những chiếc xe không kính được giải thích như thế nào qua câu thơ mở đầu
- Xe vốn có kính nhưng vì mưa bom bão đạn hoá thành xe không kính
? Đây là hiện tượng bình thường hay bất bình thường?
- Bất bình thường trong cuộc sống thường nhật
- Bình thường trong chiến tranh.
? Nhận xét về giọng điệu? 
- Hồn nhiên và bình thảm 
? Xe không kính là hình ảnh không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có một hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng tinh nghịch (PTD) mới nhận ra và đưa hình tượng độc đáo này trong thơ.
Tư thế, cảm nhận của người lính trên xe không kính như thế nào (HS thảo luận trả lời)
? Cảm giác của người lính như thế nào khi nhìn qua xe không kính?
- Tầm nhìn mở rộng bao quát, cảm giác như được bay lên cùng bầu trời, hoà hợp với vũ trụ.
? Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim co ý nghĩa gì?
- Xe lao về phía trước - con đường lùi lại phía sau, con đường chạy vào tim người, cuộc sống ở đây là con đường CM
? Trước những khó khăn khi lái xe không kính, chiến sĩ lái xe có thái độ như thế nào
- Chấp nhận sự tinh nghịch vui vẻ.
? Qua khổ thơ trên em có nhận xét gì về giọng điệu ngôn ngữ thơ?
? Vẻ đẹp tính cách nào của người lính lái xe được bộc lộ.
Theo dõi phần văn bản:
? Cách thành lập tiểu đội xe không kính có gì đặc biệt?
- Đi từ trong bom đạn (Cái chết cận kề) hợp thành
? Chiếc xe không kính giờ đây có gì thuận lợi. Cái bắt tay ấy cho ta hiểu thêm điều gì?
- Là nơi trao đổi một cách dễ dàng
- Tâm hồn cởi mở, thân thiên.
GV: Tiểu đội có nghĩa là đồng đội, mối quan hệ này được tác giả khái quát là đồng chí, vậy tình đồng chí được thể hiện như thế nào?
- Chung bát đĩa.
-> Cùng chung nguy nan, sẵn sàng chia sẻ
? ở 2 bài thơ (Đồng chí)- Hai giai đoạn tình cảm của người lính có gì giống nhau?
Đọc khổ thơ cuối:
ở khổ thơ cuối có 1 sự đối lập - Em hãy chỉ rõ sự đối lập này
- Đối lập giữa cái không của xe : Đó là những tốn thất mất mát
- Với cái có của con người
? Câu thơ chỉ cần trong thơ có 1 trái tim có ý nghĩa gì?
- Dù chiếc xe có chịu bao mất mát, du người chiến sĩ phải hy sinh tính mạng, họ vẫn có 1 trái tim xục sôi yêu nước, quyết chiến vì Miền Nam thân yêu.
GV: Không có khó khăn nào - kẻ thù nào ngăn nổi xe ta đi tới, vì sao vậy? 
Thật đơn giản vì trong buống lái xe có 1 trái tim đầy nhiệt huyết của người chiến sĩ
? Hãy khái quát lại quyết tâm của người chiến sĩ lái xe
? Đọc bài thơ em cảm nhận được vẻ đẹp nào của người lính lái xe trên đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ cứu nước (HS dựa vào ghi nhớ SGK)
? Ngoài bài thơ Tiểu đội xe em còn biết các tác phẩm khác nào về đề tài này?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Phạm Tiến Duật sinh 1941, quê Thanh Ba- Phú Thọ
- Là nhà thơ quân đội.
2. Tác phẩm
- Bài thơ viết năm1969 trong tập vầng trăng quầng lửa
II. Đọc - Tìm hiều bố cục
1. Đọc 
2. Bố cục: 3 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Giới thiệu khái quát về tiểu đội xe không kính
- Giới thiệu : xe không có kính
- Lý do: bom giật ,bom rung
Nhấn mạnh đặc điểm đặc biệt của tiểu đội xe
- Ung dung - Buồng lái - Ngồi
- Nhìn: - Đất - Trời - Thẩng
 Tư thế hiên ngang,kiêu hãnh,dũng cảm làm chủ hoàn cảnh của người lính.
2. Tinh thần vượt khó, đời sống tình cảm của những người chiến sĩ.
a,Những khó khăn và tinh thần vượt khó của những người chiến sĩ.
- Gió xoa mắt đắng
-Bụi: phun tóc trắng như người già
 mặt lấm
- Mưa: ướt áo
tuôn xối như ngoài trời
Thiên nhiên rất khắc nghiệt.
- Nhìn : con đường chạy thẳng vào tim
 mặt lấm cười ha ha
- Thấy: sao trời, cánh chim
Trẻ trung, lạc quan , yêu đời
b, Đời sống và tình cảm
- Bếp Hoàng Cầm ...
- Chung bát đũa...gia đình
- Võng mắc chông chênh
Cuộc sống sinh hoạt trong kháng chiến còn thiếu thốn,giản dị nhưng đầm ấm yêu thương.
- Ngôn ngữ đời thường, giọng điệu trẻ trung tự nhiên ngang tàn.
- Người chiến sĩ hiên ngang bất chấp hiểm nguy, vượt qua gian khổ lạc quan yêu đời.
2) Tình đồng đội của người chiến sĩ lái xe (8'):
- Như một gia đình- Chân thành cởi mở, thân ái đoàn kết
3) Quyết tâm chiến đấu của người lính lái xe: (7')
- Giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc
III. Tổng kết (5')
4. Củng cố (2'):
So sánh hình ảnh người lính qua 2 bài thơ đã học 
5. Hướng dẫn (2'):
- Học thuộc ghi nhớ, nắm nội dung bài thơ
- Ôn tập phần văn học trung đại
- Chuẩn bị giấy giờ sau kiểm tra
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_ngu_van_9_tiet_46_47_pham_thi_nga_thcs_ninh_xuan.doc