Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 60: Ôn tập Tiếng Việt

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 60: Ôn tập Tiếng Việt

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp đã học ở HKI.

- Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong khi nói và viết.

- Giáo dục ý thức vận dụng vốn Tiếng việt vào tạo lập văn bản nói – viết, thông qua một số nội dung lồng vào tích hợp giáo dục môi trường.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Đèn chiếu hệ thống các trò chơi

 + Hướng dẫn học sinh soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 - Học sinh: Làm các bài tập phần luyện tập.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a / 28 ( vắng )

 2. Kiểm tra: Kiểm tra 15 phút ( đề – đáp án có trong sổ bộ đề )

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 60: Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 60: Ngày dạy: 29 /11/08
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh: 
- Nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp đã học ở HKI.
- Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong khi nói và viết.
- Giáo dục ý thức vận dụng vốn Tiếng việt vào tạo lập văn bản nói – viết, thông qua một số nội dung lồng vào tích hợp giáo dục môi trường.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Đèn chiếu hệ thống các trò chơi
 + Hướng dẫn học sinh soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
 - Học sinh: Làm các bài tập phần luyện tập.
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định: 8a / 28 ( vắng)
 2. Kiểm tra: Kiểm tra 15 phút ( đề – đáp án có trong sổ bộ đề )
 3. Ôn tập :
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Ôn từ vựng
 + Nội dung 1: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Em hiểu thế nào về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
+ Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của một từ ngữ khác .
- Khi nào một từ có nghĩa hẹp?
- Khi nào một từ được coi là có nghĩa rộng?
+ Học sinh dựa vào sơ đồ giải thích cụ thể hơn cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Lấy ví dụ về từ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp?
+ Đặt câu
+ Nội dung 2 : Trường từ vựng 
- Trường từ vựng có những đặc điểm nào? 
- Cho Hs chơi trò chơi “ Ghép hoa”
+ Hình thức: giáo viên chiếu lên 2 nhuỵ hoa liên quan tới môi trường, học sinh chia làm hai nhóm lên điền nhuỵ hoa. Nhóm nào điền nhanh, đúng sẽ thắng.
Ví dụ: Một số từ chỉ môi trường khí hậu thay đổi: lũ ống, hạn hán, xâm thực, Ennino, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí.
 + Nội dung 3,4: Từ tượng hình, từ tượng thanh 
- Học sinh trình bày theo sự phân công:
 (Tổ 1: từ tượng hình tượng thanh; tổ 2: từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội)
- Hình thức: học sinh có thể trình bày cá nhân hoặc nhóm đại diện. Lớp nhận xét, bổ sung, giáo viên cho điểm.
+ Nội dung 5: Các biện pháp tu từ vựng 
- Nhắc lại khái niệm và công dụng của các phép tu từ đã học ở lớp 8?
- Chia lớp ra hai đội thi tìm những câuca dao, tục ngữ liên quan. ( 3 phút )
+ Tìm trong ca dao tục ngữ, văn bản đã học có sử dụng phép tu từ trên.
Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho ( Ca dao )
 Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn ( Tục ngữ )
+ Lớp nhận xét - giáo viên nhận xét cho điểm
* Hoạt động 2: Ôn Ngữ pháp
 + Nội dung 1: Trợ từ, thán từ, tình thái từ .
- Hướng dẫn học sinh nhận biết, phân biệt, vận dụng 3 loại trên. 
+ Giải thích ý nghĩa cách sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ trong mỗi ví dụ cụ thể.
+ Nội dung 2: Câu ghép, các kiểu câu ghép 
+ Đọc đoạn văn Sgk.
- Xác định câu ghép? Định nghĩa về câu ghép, phân loại, nêu những quan hệ từ thường dùng trong mối quan hệ của mỗi kiểu câu?
+ Các nhóm thảo luận để hoàn chỉnh sơ đồ cấu tạo câu ghép, các kiểu câu ghép. 
- Tổng kết tiết học.
* Hoạt động 3: Cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút.
- Ghi đề lên bảng.
+ Tiến hành làm bài. 
I. Từ vựng:
 1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ:
 * Sơ đồ:
nghĩa
 hẹp
 nghĩa 
 rộng
2. Trường từ vựng:
Ví dụ: Trường bảo vệ môi trường: Trồng rừng, xử lí rác thải, cấm chặt phá rừng
3. Từ tượng hình, từ tượng thanh.
 4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
 5. Biện pháp tu từ từ vựng: - Nói quá.
- Nói giảm, nói tránh.
II.Ngữ pháp:
 1. Trợ từ,thán từ:
 2. Tình thái từ:
 3. Câu ghép, các kiểu câu ghép.
III. Kiểm tra 15 phút 
4. Củng cố: Việc học các nội dung, kiến thức Tiếng việt giúp em điều gì trong việc đọc hiểu văn bản và Tập làm văn?
5. Hướng dẫn - dặn dị:
 - Học kỹ phần lý thuyết.
 - Xem và làm lại các bài luyện tập với nội dung ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45 phút và học kỳ I. Tập viết các đọan văn có sử dụng 2 – 3 đơn vị kiến thức đã học; đọc và tìm các đoạn văn trong các văn bản có nội dung liên quan.
*************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 60.doc