Bài kiểm tra 1 tiết môn: sinh học lớp 8

Bài kiểm tra 1 tiết môn: sinh học lớp 8

Câu 1. Cơ quan bài tiết nào là chủ yếu và quan trọng nhất ở người?

A. Phổi thải khí Cácbôníc và hơi nước. C. Thận thải nước tiểu.

B. Da thải mồ hôi D. Câu A và B đúng.

Câu 2. Trong các chức năng của da, chức năng nào là quan trọng nhất?

 A. Bảo vệ cơ thể C. Cảm giác

 B. Bài tiết mô hôi và điều hoà thân nhiệt. D. Cả A, B và Cđều đúng.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 1 tiết môn: sinh học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: .	BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp:	8 .	 Môn: SINH HỌC 8
I- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN	(6 điểm)
1- Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.	(3 điểm)
Câu 1. Cơ quan bài tiết nào là chủ yếu và quan trọng nhất ở người?
A. Phổi thải khí Cácbôníc và hơi nước.	C. Thận thải nước tiểu.
B. Da thải mồ hôi	D. Câu A và B đúng.
Câu 2. Trong các chức năng của da, chức năng nào là quan trọng nhất?
	A. Bảo vệ cơ thể	C. Cảm giác
	B. Bài tiết mô hôi và điều hoà thân nhiệt.	D. Cả A, B và Cđều đúng.
Câu 3. Điều khiển hoạt động của các nội quan như thuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh dục là do:
A. Hệ thần kinh vận động.	C. Sợi trục
B. Thân nơron	D. Hệ thần kinh sinh dưỡng.
Câu 4. Dẩn lường xung thần kinh từ cơ quan về trung ương thần kinh là do:
A. Dây thần kinh hướng tâm	C. Dây thần kinh pha.
B. Dây thần kinh li tâm.	D. Câu A và B đúng.
Câu 5. Nếu như trong nước tiểu chính thức có xuất hiện Glucôzơ thì người sẽ bị bệnh gì?
A. Dư Insulin	B. Đái tháo đường	C. Sỏi thận	D. Sỏi bọng đái.
Câu 6. Vitamin A là nguyên liệu để tổng hợp Rôđôpxin. Nếu thiếu Vitamin A, tế bào que sẽ không hoạt động -> thiếu Rôđôpxin -> người sẽ bị:
A. Cận thị	B. Quáng gà	C. Viễn thị	D. Loạn thị.
Câu 7. Trong tai, các bộ phận nào thu nhận các kích thích của sóng âm?
A. Tiền đình	B. Ống bán khuyên	C. Ốc tai	D. Màng nhĩ
Câu 8. Bán cầu đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện:
A. Cảm giác	B. Ý thức	C. Trí nhớ, trí khôn	D. Cả A, B và C
Câu 24. Tiểu não có chức năng:
A. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và hoạt động sống quan trọng: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá
B. Giữ thăng bằng cho cơ thể và điều hòa quá trình ổn định thân nhiệt
C. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể
D. Điều hòa thân nhiệt và điều khiển các phản xạ không điều kiện
Câu 21. Lấy kim chích nhẹ vào chân một người đang ngủ, chân người đó tự co lại. Đây là phản xạ đơn giản, vô ý thức, có trung khu ở:
A. Chất xám của tuỷ sống.	B. Chất xám của não.
C. Chất trắng của tuỷ sống.	D. Chất trắng của não.
Câu 20. Vỏ não nếu bị cắt bỏ hay bị chấn thương sẽ:
A. Mất tất cả các phản xạ có điều kiện đã được thành lập.
B. Mất tất cả các phản xạ không điều kiện.
C. Mất tất cả các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
D. Không ảnh hưởng đến phản xạ có điều kiện
Câu 19. Điểm giống nhau giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng là:
A. Gồm có bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
B. Đều có chức năng điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan.
C. Đều có liên quan đến hoạt động của các cơ vận.
D. Câu A và B đúng.
2- Nối các ý a, b, c của cột B với các ý 1, 2, 3 của cột A sao cho phù hợp.	(1 điểm)
Các thói quen sống khoa học (A)
Cơ sở khoa học (B)
Trả lời
1. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho toàn cơ thể.
2. Không ăn quá nhiều Prôtêin, quá chua hay quá mặn.
3. Uống đủ nước.
4. Không ăn thức ăn nhiễm chất độc hại.
A. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục.
B. Hạn chế tác hại của các chất độc.
C. Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.
D. Không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
1) 
2) 
3) 
4) 
	3- Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chổ trống ()	(2 điểm)
	Vành tai hứng sóng âm truyền qua ...(1)... vào màng nhĩ làm rung ...(2)..., truyền qua ...(3)... vào tai trong làm rung “cửa bầu” gây chuyển động ngoại dịch rồi ...(4)... trong ốc tai màng và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan ...(5)... nằm trên màng cơ sở, làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành ...(6)... theo dây thần kinh ...(7)... lên vùng thính giác ở ...(8)..., cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.
II- TỰ LUẬN	(4 điểm).
Câu 1. (2 điểm). Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận?
Câu 2. (2 điểm). Trình bày con đường hình thành một phản xạ có điều kiện? Có những điều kiện nào để thành lập một phản xạ có điều kiện? Phân tích một ví dụ về thành lập phản xạ có điều kiện ở gà?
============= HẾT ==============
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
(Học kì 1 – Môn SINH HỌC 8)
I/. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN	(6 điểm)
	1- Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: 	(3 điểm)
Mỗi câu đúng: 0,25 điểm
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
D
A
B
B
C
D
C
A
A
D
	2- Nối các ý a, b, c của cột B với các ý 1, 2, 3 của cột A	(1 điểm)
1- C	(0,25 điểm)	2- D	(0,25 điểm)	3- A	(0,25 điểm)	4- B	(0,25 điểm)
	3- Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chổ trống ()	(2 điểm)
	1- Ống tai	(0,25 điểm)	5- Coócti	(0,25 điểm)
	2- Màng nhĩ	(0,25 điểm)	6- Xung thần kinh	(0,25 điểm)	
	3- Chuỗi xương tai	(0,25 điểm)	7- Thính giác	(0,25 điểm)
	4- Nội dịch	(0,25 điểm).	8- Thuỳ thái dương	(0,25 điểm).
II/. TỰ LUẬN	(6 điểm)
Câu 1. (2 điểm). Nêu được:
	- Máu theo động mạch đến tới cầu thận, các chất hoàn tan có kích thước nhỏ được lọc qua mao mạch vào nang cầu thận, tạo nước tiểu đầu trong nang cầu thận. 	(0,5 điểm)
	- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra hai quá trình:	(0,25 điểm)
	+ Quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết như: các chất dinh dưỡng, các muối Na+ , Cl- , ...	 	 	(0,5 điểm)
	+ Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác như: axit Uric, các chất thuốc, các ion H+, K+, ...	 	(0,5 điểm)
	Kết quả tạo nên nước tiểu chính thức.	(0,25 điểm)
Câu 3. (2 điểm). Nêu được:
	1) Con đường hình thành một phản xạ có điều kiện:
- Kích thích 1	Phản ứng 1: 	Phản xạ không điều kiện	(0,25 điểm)
- Kích thích 2	Phản ứng 2:	Phản xạ không điều kiện.	(0,25 điểm)
=> Kích thích 1	Phản ứng 2:	Phản xạ có điều kiện.	(0,25 điểm)
	Sơ đồ tổng quát:	(0,5 điểm)
	Khích thích 1	Phản ứng 1	(PXKĐK)
Phản xạ có điều kiện
	Khích thích 2	Phản ứng 2	(PXKĐK)
	2) Điều kiện để thành lập một phản xạ có điều kiện:
- Có sự phối hợp giữa một kích thích không điều kiện với một kích thích có điều kiện (0,25 điểm)
- Kết hợp kích thích không điều kiện trước, kích thích không điều kiện sau.	 	(0,25 điểm)
- Phải được lặp đi lặp lại nhiều lần	 	(0,25 điểm)
	3) Phân tích được phản xạ có điều kiện cho gà ăn.	(1 điểm)
========== HẾT =========

Tài liệu đính kèm:

  • docKt 1 tiet HK2-Sinh 8.doc