Bài kiểm tra học kì I môn Văn 7 - Năm học 2012 - 2013

Bài kiểm tra học kì I môn Văn 7 - Năm học 2012 - 2013

I.Đề bài:

Phần I - Trắc nghiệm Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước ý trả lời mà em cho là đúng trong các câu sau:

Câu1: Bài Qua đèo ngang được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A.Biểu cảm B. Nghị luận

C. Miêu tả D. Tự sự

Câu 2 Thể thơ của bài Bánh trôi nước giống với thể thơ của bài nào sau đây.

A. Côn Sơn ca

B. Thiên trường vãn vọng

C. Tụng giá hoàn kinh sư

D. Sau phút chia li

Câu3 Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ

A.Vẻ đẹp hình thể

B. Vẻ đẹp tâm hồn

C.Số phận bất hạnh

D.Vẻ đẹp và số phận long đong

Câu 4: Dòng nào dưới đây định nghĩa đúng về từ ghép chính phụ?

A.Từ có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp

B.Từ có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn

C.Từ mà giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần

D.Từ có tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I môn Văn 7 - Năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn:Ngữ văn 7 Bài kiểm tra Học kì I 
 (Năm học 2012-2013)
I.Đề bài: 
Phần I - Trắc nghiệm Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước ý trả lời mà em cho là đúng trong các câu sau:
Câu1: Bài Qua đèo ngang được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A.Biểu cảm B. Nghị luận 
C. Miêu tả D. Tự sự
Câu 2 Thể thơ của bài Bánh trôi nước giống với thể thơ của bài nào sau đây.
A. Côn Sơn ca
B. Thiên trường vãn vọng
C. Tụng giá hoàn kinh sư
D. Sau phút chia li
Câu3 Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ
A.Vẻ đẹp hình thể
B. Vẻ đẹp tâm hồn
C.Số phận bất hạnh
D.Vẻ đẹp và số phận long đong 
Câu 4: Dòng nào dưới đây định nghĩa đúng về từ ghép chính phụ?
A.Từ có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp
B.Từ có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn
C.Từ mà giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần
D.Từ có tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính
Câu 5: Đại từ là những từ:
A.Tôi, chúng tôi, đó , em.
B.Tôi, nó , em, con ốc, cá ngựa
C.Tôi, Thuỷ, chúng tôi, em.
D.Đồ chơi, nhiều, ráo hoảnh, khe khẽ.
Câu 6: Từ Hán Việt là những từ:
A. em bé B. Tru tréo C. Quan tâm D. Giận giữ
Câu 7: Từ hưởng lạc và hưởng thụ là từ đồng nghĩa đúng hay sai?
A.Đúng B. sai
Câu 8: Từ nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập?
A.Đầu đuôi B.Sách vở C.Môn toán D. Đau nhức
PhầnII. Tự luận
Câu 1:Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
Câu 2.So sánh cụm từ ta với ta trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ ta với ta trong bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan
Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh.
III. Đáp án - biểu điểm
Phần I. trắc nghiệm 2 điểm( Mỗi ý đúng 0,25 đ)
Câu1: A; Câu 2:B; Câu 3:D; Câu 4:D; Câu 5 :A ; Câu 6 :C ; câu 7A ; câu 8 :C
 Phần II: Tự luận (8 đ)
Câu 1;Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (0,5đ)
VD: Mênh mông và rộng lớn (0,25 đ)
* Có 2 loại từ đồng nghĩa là: (0,25 đ)
-Từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt sắc thái biểu cảm)
-Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (phân biệt sắc thái biểu cảm)
Câu 2:( 2đ) 
-Giống nhau: Về ngôn ngữ hoàn toàn giống nhau
-Khác nhau: Việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình:
+ Trong bài bạn đến chơi nhà Hai đại từ ta với ta chỉ hai người đó là Nguyễn Khuyến và người bạn có chung một tâm trạng, niềm vui của bạn bè lâu ngày không gặp
+ Trong bài qua đèo ngang Hai đại từ ta với ta nhưng chỉ một người một tâm trạng đó là bà huyện thanh quan với cái bóng của bà, với nỗi cô đơn thăm thẳm, không biết chia sẻ cùng ai, chỉ một mình mình biết, một mình mình hay
Câu 3: (5đ)
Yêu cầu HS: 
-Mở bài: (0,5đ) Phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nội dung của bài thơ
*Cho điểm: 0,5đ Như yêu cầu
 0đ: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
-Thân bài:( 4đ)
+Hai câu thơ đầu vẽ ra một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. Câu thứ nhất gợi ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong xanh, nổi bật trên nền trời là vầng trăng tròn đầy toả sáng xuống khắp đất trời. Câu thứ 2 vẽ ra không gian rộng lớn bát ngát với con sông nước liên tiếp với bầu trời, nước trong xanh,màu trời sắc nước hoà lẫn vào nhau tạo nên một cảnh đẹp bát ngát xa rộng như không có giới hạn. Trong câu thơ này từ xuân được điệp lại 3 lần nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả không gian vô tận.
+ Hai câu cuối nói về việc họp bàn việc quân và phong thái ung dung, lạc quan của bác. Một cuộc họp bàn việc quân, việc nước diễn ra trong đêm trăng rằm tháng giêng ở trên khói sang nơi sâu thẳm.thật bí mật và thiêng liêng như trong huyền thoại vậy. Câu thơ không chỉ vẽ lên cái không khí mờ ảo, huyền thoại của đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc mà còn hé ra cho người nhận ra cái không khí thời đại, không khí hội họp luận bàn việc quân , việc nước rất khẩn chương, rất bí mật của trung ương Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp gay go, quyết liêt. Câu 4 nói lên lòng thanh thản sau cuộc họp, bác thấy trăng ngân đầy thuyền, như làm sáng thêm niềm vui, niềm tin chiến thắng. Thể hiện phong thái ung dung, lạc quan tự tại, niềm tin phơi phới, tin tưởng chắc chắn vào ý Đảng lòng dân, vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ nhưng nhất định thắng lợi.
*Cho điểm
+Cho 3,5-4đ: Đầy đủ nội dung trên trình bày trôi chảy, mach lạc có cảm xúc,
+Điểm 2,5-3đ: tương đối đầy đủ nội dung trên, trình bày tương đối trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Đôi chỗ còn vụng.
+Điểm 1,5-2đ: Nội dung còn sơ sài, ít cảm xúc.
+Điểm 0,5-1,0đ: Có ý chạm vào yêu cầu
+Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn
-Kết bài:(0,5đ)
Nhấn mạnh lại nôi dung , nghệ thuật và cảm xúc của bác .
*Cho điểm0,5đ Như yêu cầu
 0đ: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Hoa.doc