Bài kiểm tra học kì I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn 8

Bài kiểm tra học kì I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn 8

Phần I: Trắc nghiệm. (2,0 điểm)

Bài 1. Đọc kĩ đoạn văn sau đây và các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 3) rồi chọn phương án trả lời đúng.

 “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương; không bao giờ ta thương. [ ] Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”. .

 (Trích SGK, Ngữ văn 8, tập I)

Câu 1: Đoạn văn trên tích từ tác phẩm nào?

A. Những ngày thơ ấu B. Tắt đèn C. Tôi đi học D. Lão Hạc

Câu 2: Đoạn trích trên có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự và miêu tả B. Biểu cảm và tự sự

C. Biểu cảm và miêu tả D. Cả A, B và C đều sai

Câu 3: Trong đoạn trích trên, từ “chao ôi” thuộc loại từ gì?

A. Thán từ B. Trợ từ C. Tình thái từ D. Một loại từ khác

Câu 4: Tập hợp từ nào chứa trường từ vựng nói về tính chất của những người xung quanh?

A. Ta, người, họ, nó B. Lo lắng, buồn đau, tìm, hiểu

C. Gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bần tiện D. Tìm, hiểu, thấy, thương

Câu 5: Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A. Lạnh lẽo B. Mắt mũi C. Nói năng D. Dai dẳng

Câu 6: Câu văn nào dưới đây không dùng phép nói giảm, nói tránh?

A. Bài viết của anh quá dở.

B. Dạo này các em không được chăm chỉ lắm.

C. Có lẽ, anh nên thu xếp để rời nơi này sớm thì hơn.

D. Khuya rồi, mời mẹ đi nghỉ.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI HẬU
Trường THCS Yên Định
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: Ngữ văn 8. Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I: Trắc nghiệm. (2,0 điểm) 
Bài 1. Đọc kĩ đoạn văn sau đây và các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 3) rồi chọn phương án trả lời đúng. 
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi  toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương; không bao giờ ta thương. [] Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”. ...
	(Trích SGK, Ngữ văn 8, tập I)
Câu 1: Đoạn văn trên tích từ tác phẩm nào?
A. Những ngày thơ ấu	B. Tắt đèn	C. Tôi đi học	D. Lão Hạc
Câu 2: Đoạn trích trên có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự và miêu tả	B. Biểu cảm và tự sự
C. Biểu cảm và miêu tả	D. Cả A, B và C đều sai
Câu 3: Trong đoạn trích trên, từ “chao ôi” thuộc loại từ gì?
A. Thán từ	B. Trợ từ	C. Tình thái từ	D. Một loại từ khác
Câu 4: Tập hợp từ nào chứa trường từ vựng nói về tính chất của những người xung quanh?
A. Ta, người, họ, nó	B. Lo lắng, buồn đau, tìm, hiểu
C. Gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bần tiện	D. Tìm, hiểu, thấy, thương
Câu 5: Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Lạnh lẽo	B. Mắt mũi	C. Nói năng	D. Dai dẳng
Câu 6: Câu văn nào dưới đây không dùng phép nói giảm, nói tránh?
A. Bài viết của anh quá dở.
B. Dạo này các em không được chăm chỉ lắm.
C. Có lẽ, anh nên thu xếp để rời nơi này sớm thì hơn.
D. Khuya rồi, mời mẹ đi nghỉ.
Câu 7: Khi không dùng từ nối, giữa các vế câu ghép có thể dùng dấu câu nào?
A. Dấu hai chấm	B. Dấu phẩy hoặc dấu hai chấm
C. Dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm	D. Dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy
Câu 8: Văn bản Ôn dịch, thuốc lá thuộc kiểu văn bản nào?
A. Thuyết minh	B. Tự sự	C. Nghị luận	D. Biểu cảm
Phần II: Tự luận. (8.0 điểm) 
Bài 2:(1,0 điểm): Xác định câu ghép trong đoạn trích sau: 
 “ Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.”
Bài 3(2,5 điểm)Kết thúc truyện”Cô bé bán diêm”là hình ảnh “Một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa [].Nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy,nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”.Em suy nghĩ như thế nào về doạn kết của câu chuyện.
Bài 4(4,5 điểm): Em hãy viết bài văn thuyết minh về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 8
Phần I:Trắc nghiệm khách quan:
Bài 1(2,0 điểm):
*Yêu cầu:Học sinh khoanh tròn đúng vào các chữ cái in hoa đầu mỗi câu trả lời đúng:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
B
A
B
A
D
A
Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm.
Phần II.Tự luận:(8,0 điểm)
Bài 2:(1,0 điểm)Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau (mỗi ý đúng, chấm 0,5 điểm): Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.
Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển
Bài 3(2,5 điểm)
-Học sinh viết đảm bảo các ý sau:
+Cách kết thúc truyện thể hiện số phận bất hạnh và đáng thương của cô bé đồng thời cũng là lời tố cáo mạnh mẽ sự thờ ơ lãnh đạm của người đời.(1.0 điểm)
+Truyện kết thúc không có hậu nhưng lại rất nhẹ nhàng.Tác giả đã biến bi kịch thành hạnh phúc chốn thiên đường và nó là sự giải thoát cho cuộc sống bất hạnh cuả cô bé bán diêm.(1,0 điểm)
+Thể hiện sự cảm thông của tác giả trước số phận của những em bé nghèo,bất hạnh(0,5 điểm)
Bài 4:(4,5 điểm) 1. Yêu cầu chung: Bài viết hoàn chỉnh, đúng thể loại, giới thiệu được về hoa ngày Tết ở Việt Nam (có thể chỉ cần tập trung vào một loài hoa đặc trưng). Văn viết trôi chảy, bố cục rõ ràng. Hạn chế các lỗi chính tả, diễn đạt.
 2. Yêu cầu cụ thể:
 a. Phần mở bài: Giới thiệu khái quát về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
 b. Phần thân bài: Thuyết minh được đặc điểm, phẩm chất của hoa Tết ở Việt Nam.
 - Giới thiệu về sự đa dạng, phong phú của hoa vào ngày Tết.
 - Giới thiệu về vẻ đẹp của (các loài) hoa ngày Tết.
 - Giới thiệu về giá trị, công dụng của (các loài) hoa vào ngày Tết.
 c. Phần kết bài: Nêu được cảm nghĩ, nhận xét về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
 3. Biểu điểm:
+ Điểm 4,0-4,5: Đảm bảo kiểu bài, đúng thể loại thuyết minh. Có đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm linh hoạt, viết đúng yêu cầu đề, chính tả, ngữ pháp, mạch lạc. Lập luận logic, thuyết phục.
+ Điểm 3,0-3,5: Đảm bảo kiểu bài thuyết minh ,khá đầy đủ các chi tiết ,diễn đạt đôi chỗ còn vụng.
+ Điểm 2,0-2,5: Đảm bảo kiểu bài thuyết minh,đủ các chi tiết, diễn đạt còn vụng về.
+ Điểm 1,0-1,5: Đảm bảo kiểu bài thuyết minh,nhưng sơ sài.
+ Điểm 0,5:Nội dung quá sơ sài,lộn xộn,diễn đạt quá vụng.
+Điểm 0:sai.
*Lưu ý chung:
-Tùy tình hình thực tế giáo viên có thể cho điểm phù hợp,sát với yêu cầu bài viết trong từng phần.
-Chỉ để điểm lẻ thập phân ở mức 0,5 điểm.
-Sau khi cộng toàn bài nếu kết cấu lộn ,thiếu lô gíc,sai các lỗi chính tảtrừ không quá 1,0 điểm.
––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docY.Dinh.doc