Bài kiểm tra môn Văn khối 9

Bài kiểm tra môn Văn khối 9

Phần I. Trắc nghiệm(2.5đ). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Từ nào sau đây là từ phức?

A. Lê li ma B. Ti vi C. Xà phòng D. Xe đạp

Câu 2. Từ đơn được phân ra làm 2 loại: Đơn đơn âm và đơn đa âm?

A. Đúng B. Sai

Câu 3. Từ phức được phân ra làm 2 loại: Từ láy và từ ghép?

A. Đúng B. Sai

Câu 4. Từ nào sau đây viết đúng chính tả:

A. Rất dẻ B. Dất rẻ C. Rất rẻ D. dất dẻ

Câu 5. Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A. Thiên nhiên B. Chờn vờn C. Thanh thanh D. Nao nao

Phần II. Tự luận(7.5đ)

Câu 1(2.5đ). Trình bày dàn bài chung của bài văn tự sự.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:...................................................... Thứ 6 ngày 23 tháng 10 năm 2009
Bài kiểm tra
Điểm
Lời phê của thầy, cô
Phần I. Trắc nghiệm(2.5đ). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Từ nào sau đây là từ phức?
A. Lê li ma B. Ti vi C. Xà phòng D. Xe đạp
Câu 2. Từ đơn được phân ra làm 2 loại: Đơn đơn âm và đơn đa âm?
A. Đúng B. Sai
Câu 3. Từ phức được phân ra làm 2 loại: Từ láy và từ ghép?
A. Đúng B. Sai
Câu 4. Từ nào sau đây viết đúng chính tả:
A. Rất dẻ B. Dất rẻ C. Rất rẻ D. dất dẻ
Câu 5. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Thiên nhiên B. Chờn vờn C. Thanh thanh D. Nao nao
Phần II. Tự luận(7.5đ)
Câu 1(2.5đ). Trình bày dàn bài chung của bài văn tự sự.
Câu 2(5đ). Kể lại truyện "Thánh Gióng" bằng lời văn của em.
- Kiểm tra 15': Đề bài:
PhầnI: Trắc nghiệm:
1. Từ tượng hình, tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?
 a. tự sự và nghị luận
c. tự sự và miêu tả 
 b. miêu tả và nghị luận 
d. nghị luận và biểu cảm 
2. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình :
 a. xôn xao 
c. xộc xệch 
 b. rũ rượi 
d. xồng xộc
3. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?
 a. vật vã
c. xôn xao
 b.mải mốt 
d. chốc chốc
4.Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lý?
 a. vi vu, ngào ngạt, lóng lánh, xa xa, phơi phới.
c. thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách.
 b. thất thểu, lò dò, chôm hổm, chập chững, rón rén. 
d. ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.
 Phần II: Tự luận:
 Cho từ ''đầu'', hãy xếp nó vào ba trường từ vựng khác nhau.
 Đáp án:c1-c , c2-a ,c3-c, c4-d (4 điểm)
 -Từ ''đầu '' là từ nhiều nghĩa,tìm ba trường từ vựng tương ứng với ba nghĩa của từ. (6điểm) 
II. Kiểm tra 15': (Đề in sẵn)
 Cho phần trích sau:
San chẳng hạn. sống buông xuôi, nước chảy bèo trôi, không hề có cái giằng xé quằn quại để vượt ra khỏi vũng bùn dung tục đê tiện của ''sống mòn'', luôn thèm khát những thú vui vật chất, chẳng có một ước mơ gì cao xa... San là tiêu biểu của lối ''sống mòn''
 Oanh lại ''sống mòn'' theo kiểu khác. ở người đàn bà gầy đét... cứng nhắc và khô'' này tình cảm, tâm hồn con người bị vắt kiệt để chỉ còn những tính toán ích kỉ, nhỏ nhen, keo kiệt đến độc ác.
Câu 1: phần trích trên gồm mấy đoạn văn:
A. một đoạn
B. hai đoạn
C. ba đoạn
D. bốn đoạn
 Câu 2: Từ ''San chẳng hạn'' đến ''của lối sống mòn''
A. có câu chủ đề ở đầu
B. có câu chủ đề ở cuối
C. có câu chủ đề ở giữa
D. không có câu chủ đề
Câu 3: Từ ''Oanh lại ...'' đến ''độc ác''
A. có câu chủ đề ở đầu
B. có câu chủ đề ở cuối
C. có câu chủ đề ở giữa
D. không có câu chủ đề
Câu 4: Hai phần trên liên kết với nhau bằng
A. Dùng quan hệ từ, chỉ từ, đại từ
B. Dùng cụm từ thể hiện ý liệt kê
C. Dùng cụm từ chỉ ý so sánh
D. Dùng cụm từ chỉ ý tổng kết, khái quát
Câu 5: Viết 2 đoạn văn ngắn về chủ đề học tập, trong đó có sử dụng cụm từ chỉ ý tổng kết, khái quát để liên kết đoạn.
 Hoặc viết 1 đoạn văn về chủ đề nhà trường có câu chủ đề ở đầu đoạn (trình bày theo cách diễn dịch)
* Đáp án: C1- B; C2- B; C3- A; C4- C
Đoàn Thanh niên cộng sản hồ chí minh
 Chi Đoàn Trường THCS Duy Tân
báo cáo thành tích
đề nghi khen thưởng cán bộ đoàn
năm học 2008 – 2009
I. Sơ yếu lý lịch.
 - Họ và tên: Lê Văn Cường.
 - Sinh ngày: 29.03.1978.
 - Quê quán: Duy Tân – Kinh Môn – Hải Dương.
 - Trú quán: Duy Tân – Kinh Môn – Hải Dương.
 - Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học (Chuyên ngành Ngữ Văn).
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Duy Tân.
 - Chức vụ: Bí thư chi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
 - Ngày kết nạp Đoàn: 26.03.1993.
 - Ngày kết nạp Đảng: 20.09.2005.
II. Quá trình công tác.
 - Từ năm học 2001 – 2002 đến năm học 2005 – 2006, là giáo viên kiêm phó bí thư chi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh Trường THCS Hoành Sơn.
 - Từ năm học 2006 – 2007 đến năm 2007 – 2008, là giáo viên, Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, Phó bí thư chi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THCS Duy Tân và uỷ viên BCH Đoàn Xã Duy Tân.
 - Năm học 2008 – 2009 là giáo viên, bí thư chi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THCS Duy Tân, uỷ viên BCH Đoàn Xã Duy Tân và uỷ viên BCH Hội Liên Hiệp Thanh Niên Xã Duy Tân.
III. Những thành tích nổi bật trong quá trình công tác.
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:
 - Trong những năm học tập và công tác, bản thân tôi luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối và chính sách pháp luật của Đảng, Nhà Nước và của ngành đề ra.
 - Luôn gương mẫu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bbộ viên chức, công chức; các quy định của điều lệ trường phổ thông, quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường, chi Đoàn, Công Đoàn cũng như của các cấp, các ngành.
 - Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao; luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín, danh dự của nhà giáo và tôn trọng nhân cách học sinh.
 - Bản thân luôn sống mẫu mực, trong sáng, có uy tín, chan hoà với đồng nghiệp, học sinh, nhân dân. Luôn có ý thức xây dựng cơ quan văn hoá, gia đình nhà giáo văn hoá ở nơi công tác cũng như cụm dân cư nơi mình sinh sống.
 - Có ảnh hưởng tốt trong nhà trường và ngoài xã hội, quan hệ đúng mực với lãnh đạo cấp trên, địa phương, nhân dân và phụ huynh học sinh.
2. Công tác chuyuên môn:
 a. Soạn, giảng, chấm trả bài.
 - Ngay từ đầu năm học, với sự chỉ đạo của BGH nhà trường, bản thân tôi đã nắm bắt được nhiệm vụ cụ thể của người giáo viên nên tôi đã chấp hành đúng nội quy, quy chế chuyên môn, thực hiện đúng nội dung chương trình và kế hoạch dạy học; vận dụng triệt để việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc soạn, dạy.Tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng cơ bản, rèn luyện các kỹ năng chủ yếu, giáo dục tình cảm tốt cho học sinh.
 - Trong giảng dạy, tôi luôn chú ý khai thác triệt để thiết bị dạy học phù hợp, vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học giúp cho các tiết học trở lên tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả.
 - Tích cực tham gia các đợt bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ do PGD và ĐT Kinh Môn ttổ chức. Có ý thức vận dụng những kinh nghiệm đã tích luỹ được vào giảng dạy sát với mục tiêu và nhiệm vụ của năm học 2008 – 2009: ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nhà giáo gương mẫu, học sinh tích cực.
 - Nhiệt tình tham gia các đợt hội giảng cấp trường, cấp huyện nhằm mục đích giao lưu, học hỏi những kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Kết quả tham gia các đợt hội giảng ở trường và ở huyện đều đạt loại giỏi: Năm học 2005 – 2006, 2007 – 2008 và 2008 -2009, đều đạt giải ba cấp huyện.
 - Đối với việc đánh giá, xếp loại học sinh, bản thân tôi luôn thực hiện một cách công tâm, chính xác, khách quan, trung thực theo đúng quy định hiện hành của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
 - Với việc thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn trên, cùng với quá trình phấn đấu của bản thân qua từng năm học nên tôi luôn được BGH nhà trường, tổ nhám chuyên môn đánh giá có năng lực chuyên môn tốt và có nhiều triển vọng trong công tác chuyên môn cũng như các công tác kiêm nhiệm.
 b. Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện:
 - Đối với mỗi người giáo viên, kết quả học tập của học sinh chính là thước đo chính xác nhất năng lực, trình độ chuyên môn của bản thân. xác định được điều đó, bản thân tôi ngoài việc giảng dạy trên lớp, tôi luôn chú ý và quan tâm tới chất lượng học sinh giỏi.
 - Khi được BGH nhà trường, tổ nhóm chuyên môn tin tưởng giao phó việc nâng câo chất lượng mũi nhọn cho nhà trường, vừa giảng dạy vừa không ngừng học tập, tích luỹ kinh nghiệm của các đồng nghiệp, học qua chuyên san, qua các tài liệu tham khảo để nâng cao kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Qua thực tế giảng dạy, tôi đã lựa chọn được những học sinh có năng khiếu học tập môn Ngữ Văn. tiếp đó có những phương pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp với các em học sinh.
 - Mặt khác, trong quá trình thực hiện, tôi luôn báo cáo với BGH nhà trường, tổ nhóm chuyên môn về những biến chuyển cũng như kết quả. Từ đó huy động sự hỗ trợ của BGH, tổ nhóm chuyên môn vào trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.
 - Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng gặp gỡ phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm để cùng tạo điều kiện thuận lợi, động viên học sinh học tốt môn Ngữ Văn.
 - Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn yêu cầu học sinh không chỉ học kiến thức trong SGH, vở ghi, tài liệu tham khảo mà còn phải có sổ tay bộ môn để ghi những thông tin cần thiết phục vụ cho việc học tập tốt môn Ngữ Văn cũng như các môn học khác.
 - Ngoài việc học chính khoá theo chương trình, nhà trường bố trí cho bồi dưỡng một số buổi nhằm củng cố và nâng cao khiến thức, kỹ năng cho học sinh.
 - Thông qua những kế hoạch cụ thể cũng như sự chỉ đạo, giúp đỡ của BGH, tổ nhóm chuyên môn, kết quả học sinh giỏi của nhà trường nói chung và của phân môn Ngữ Văn nói riêng đã gặt hái được những thành công sau:Năm học 2003 – 2004, có 2 em đi thi và cả 2 em đều đạt HS giỏi cấp huyện (1 giải 3); Năm học 2004 – 2005, cả 2 em đều đạt HS giỏi cấp huyện(1 giải 3); Năm học 2005 – 2006, có 1 em HS đạt giải 3 cấp huyện; Năm học 2006 – 2007, có 2 em đạt giải HS giỏi cấp huyện.
 c. Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, viết và áp dụng SKKN:
 - Trong suốt quá trình công tác, tôi luôn xác định tự bồi dưỡng là hoạt động thường xuyên và cần thiết đối với mỗi giáo viên. Vì vậy tôi luôn có ý thức trong việc tự bồi dưỡng để nâng caoủtình độ chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều hình thức: Dự giờ thăm lớp, tham gia hội giảng, sinh hoạt tổ nhám chuyên môn, chuyên đề, ngoại khoá, viết và áp dụng SKKN, học tập các chuyên san và tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ. 
 - Trong các biện pháp tự bồi dưỡng thì viết và áp dụng SKKN là một hình thức rất quan trọng. Vì thế nên tôi luôn có sự đầu tư tích luỹ và tích cực tham gia phong trào viết và áp dụng SKKN. Nội dung các SKKN của tôi đều xuất phát từ thực tiễn của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và thực tiễn dạy môn Ngữ Văn ở nhà trường nói riêng. Tôi luôn chon những vấn đề phù hợp, vừa sức, mang tính khả thi và có khả năng phổ biến rộng rãi cho các đồng nghiệp cùng tham khảo và áp dụng.
 - Trước khi viết SKKN, tôi đã có quá trình thực nghiệm, phân tích và đối chứng kết quả(có thể trong một học kỳ hoặc cả một năm học), khi thấy có hiệu quả mới giới thiệu SKKN của mình để Hội đồng nhà trường và PGD - ĐT Kinh Môn đánh giá, thẩm định.
 - Từ sự nỗ lực của bản thân, trong những năm học vừa qua bản thân tôi đã thu được kết quả như sau: Năm học 2005 – 2006, 2006 – 2007 và 2007 – 2008 đều đạt loại A cấp trường và loại B cấp huyện.
d. Công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh:
 - Trên cương vị Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, tôi luôn gương mẫu nhiệt tình cùng với tập thể giáo viên của trường THCS Duy Tân, các Liên đội trưởng của các khối lớp xây dựng kế hoạch hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh một cách cụ thể, phù hợp với yêu cầu của năm học.
 - Đi sâu, đi sát để hiểu, nắm bắat những tâm tư, nguyện vọng của HS(đội viên) đ ...  và hứng thú học tập của các em học sinh.
 - Hướng các em đội viên vào các cuộc thi đua do trường, ngành và huyện Đoàn tổ chức.
 - Trên cương vị Phó bí thư, bí thư chi Đoàn trường, tôi đã huy động các sức trẻ của các đ/c đoàn viên giáo viên vào trong việc thực hiện các nhiệm vụ của năm học do trường, ngành, huyện Đoàn và xã Đoàn đề ra. Năm học 2008 – 2009, bản thân tôi trực tiếp tham gia hội thi :Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 - Chỉ đạo chặt chẽ cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tuổi trẻ Kinh Môn gia sức thi đua xây dựng quê hương giàu đẹp.
 - Phối kết hợp với BGH nhà trường trong việc thực hiện một số công trình thanh niên: Trồng và chăm sóc canh xanh xung quanh trường, hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập bằng những xuất quà huy động từ các đ/c đoàn viên trong Chi Đoàn.
 - Tham mưu với BGH nhà trường về các vấn đề trọng tâm, giúp BGH nhà trường phổ biến và thực hiện rộng rãi nhiệm vụ năm học.
 - Với cương vị là Uỷ viên BTV Xã Đoàn và Hội Liên Hiệp Thanh Niên, tôi luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
 - Căn cứ vào những thừnh tích của bản thân từ năm học 2001 đến 2009, tôi làm bản báo cáo này gửi BTV huyện Đoàn xem xét và giúp đỡ. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Duy Tân, ngày 20.03.2009
 Xác nhận của nhà trường Người viết 
 Lê Văn Cường
 Ubnd huyện kinh môn
Phòng giáo dục và đào tạo
đề thi chọn học sinh giỏi huyện
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Năm học: 2009 - 2010
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1: (1.5 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) giới thiệu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn du và tác phẩm "Truyện Kiều". Trong đoạn văn đó có dùng câu ghép (gạch chân câu ghép đó).
Câu 2: (2.5 điểm) Cho đoạn thơ sau:
"Ngày xuân con én đưa thoi,
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
 (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du)
Em hãy nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong việc miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du qua những câu thơ trên.
Câu 3: (6 điểm)
Về nội dung giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, có ý kiến cho rằng:
 "Về cơ bản, đây là một giai đoạn sáng ngời tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, vừa có bản sắc dân tộc, vừa có giá trị phổ quát toàn nhân loại".
(Đặng Thanh Lê - Lịch sử văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX - trang 36 - NXBGD, 1991)
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số tác phẩm đã học.
Đáp án và biểu điểm đề thi học sinh giỏi năm học 2009 - 2010
Câu 1: (1.5 điểm)
a. Yêu cầu về nội dung:
 - Nêu được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du và tác phẩm "Truyện Kiều". (0.5 điểm)
 - Sử dụng và gạch chân câu ghép có trong đoạn văn. (0.5 điểm)
b. Yêu cầu về hình thức:
 Bố cục theo hình thức một đoạn văn, câu văn gọn gàng, diễn đạt lưu loát và không mắc lỗi về câu, chính tả. (0.5 điểm)
Câu 2: (2.5 điểm)
a. Yêu cầu về nội dung: (2 điểm)
 - Cần làm rõ đoạn thơ là một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân được tạo bởi ngôn từ độc đáo và biện pháp tu từ nhân hóa. (1 điểm)
 + Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian. Mùa xuân thấm thoát trôi mau. Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân.
 + Hai câu thơ sau là cái hồn của bức tranh với sự mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống. 
 - Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn và có hồn. (0.5 điểm)
 - Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giầu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả. (0.5 điểm)
b. Yêu cầu về hình thức: (0.5 điểm)
 - Biết vận dụng các thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung.
 - Câu văn mạch lạc, có cảm xúc.
 - Không mắc lỗi diễn đạt.
Câu 3: (6 điểm)
a. Yêu cầu về nội dung:
 - Nắm được kỹ năng làm kiểu bài nghị luận văn học - Biết vận dụng cách làm kiểu bài nghị luận vào bài viết để làm rõ vấn đề.
 - Cách lập luận có thể linh hoạt, nhưng cần làm rõ những nội dung sau:
 + Từ xa xưa, văn học Việt nam dù phải chịu tác động của văn học trung Quốc nhưng vẫn khẳng định được mình. Văn học Việt nam giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX mang những giá trị nhân đạo sâu sắc. (0.5 điểm)
 + Văn học ngợi ca và khẳng định những giá trị cao đẹp của con người, nhất là người phụ nữ, những con người luôn luôn bị xã hội phong kiến coi thường, thậm chí bị khinh rẻ. (Nhân vật Thúy Kiều) (0.5 điểm)
 + Ca ngợi vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ: Vẻ đẹp ngoại hình trong "Truyện Kiều" và trong thơ Hồ Xuân Hương. (0.5 điểm)
 + Ngợi ca và khẳng định tài năng, phẩm chất và ý thức làm người của con người: Tiêu biểu là nhân vật Thúy Kiều (0.5 điểm)
 + Văn học giai đoạn này còn mạnh dạn đấu tranh cho vấn đề giải phóng tình cảm của con người. (0.5 điểm)
 + Lên tiếng đòi bình đẳng nam nữ. (0.5 điểm)
 + Không những đề cao con người, văn học giai đoạn này cũng căm ghét sâu sắc cái xã hội tàn bạo hãm hại con người. (0.5 điểm)
 + Giá trị nhân đạo còn được thể hiện ở những câu hỏi day dứt toát lên từ các tác phẩm. (0.5 điểm)
 + Mối đồng cảm giữa những con người quyền quý và những người dân lao khổ bình thường. (0.5 điểm)
 + Dù được viết bằng chữ Nôm hay chữ Hán, văn học Việt Nam vẫn ngời lên hình ảnh hào hùng của dân tộc, của những người anh hùng đánh giặc cứu nước. (0.5 điểm)
b. Yêu cầu về hình thức: (1 điểm)
 - Đúng kiểu bài nghị luận.
 - Bài viết có bố cục rõ ràng, đủ ba phần.
 - Lập luận chặt chẽ, viết có cảm xúc và diễn đạt lưu loát.
Ngày soạn: 07.11.2009
 Ngày dạy: 09.11.2009
Tuần 10 - Bài 10
Tiết 46 - Văn bản:
đồng chí
 (Chính Hữu)
 Lời vào bài: Đã từ lâu, hình tượng người chiến sĩ quân đội đã đi vào lòng dân và văn chương với những tư thế, tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ. Danh từ "bộ đội cụ Hồ" đã trở thành cái tên thân thương nhât của nhân dân dành cho người chiến sĩ. Viết về đề tài quân đội có khá nhiều tác giả, nhưng để thành công thi không dễ mấy ai. Riêng nhà thơ - người chiến sĩ Chính Hữu bằng cảm xúc của người trong cuộc đã thành công xuất sắc với bài thơ "Đồng Chí" ... Để hiểu được vẻ đẹp của bài thơ cũng như tình đồng chí, thầy và các em cùng đi tìm hiểu.
 Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- Giáo viên cho học sinh đọc phàn chú thích Sgk.
? Nêu những nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm.
- Giáo viên yêu cầu: Đọc chậm rãi, diễn tả tình cảm, cảm xúc. Chú ý 3 câu thơ cuối.
- Học sinh đọc -> Giáo viên nhận xét
- GV kiểm tra việc nắm chú thích của HS
? Bài thơ có thể chia ra làm mấy phần, nêu nội dung từng phần.
- Học sinh đọc 7 câu thơ đầu.
? Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu về quê hương của các anh bộ đội như thế nào? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu đó.
- Giáo viên nói thêm về vùng quê của những người lính.
? Em có cảm nhận gì về quê hương của các anh bội đội. 
? Vì sao từ những con người hoàn toàn xa lạ, họ lại trở nên thân thiết.
- GV nhấn mạnh và liên hệ: Sự sẻ chia ấy cũng đã dược thể hiện trong một số sáng tác thời kỳ này:
 Thương nhau chia củ sắn lùi
 Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
? Câu thơ thứ 7 có gì đặc biệt
- GV nhấn mạnh: Câu thơ thứ 7 chỉ có 2 tiếng nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Nó vừa là sự khép lại của những cơ sở hình thành tình đồng chí, lại vừa mở ra những biểu hiện của tình đồng chí.
- Học sinh đọc 10 câu thơ tiếp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi vào 3 câu thơ đầu.
? Nêu những biểu hiện của tình đồng chí? Em có nhận xét gì về những hình ảnh này.
- GV nhấn mạnh: Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình và những người thân yêu cũng đã từng xuất hiện trong thơ văn thời kỳ này:
 Bấm tay tính buổi anh đi
Mẹ thường vẫn nhắc đến khi nào về
 Lúa xanh xanh ngát chân đê
Anh đi là để giữ quê hương mình
 Cây đa, bến nước, sân đình.
? Từ "mặc kệ" trong câu thơ thứ 2 có ý nghĩa gì?
- GV nhấn mạnh: Mặc kệ vốn chỉ thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm. Nhưng trong bài thơ này, từ mặc kệ lại mang một ý nghĩa khác: chỉ sự ra đi dứt khoát, không vướng bận. Hành động ấy cũng được nhà thơ Nguyễn Đình Thi thể hiện cụ thể trong bài "Đất nước":
 Người ra đi đầu không ngoảnh lại
 Sau lưng thềm, nắng, lá rơi đầy
- Giáo viên cho học sinh đọc 6 câu thơ tiếp.
? Tình đồng chí của những người lính còn được biểu hiện như thế nào? Để làm rõ những gian lao, thiếu thốn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- GV nhấn mạnh và liên hệ: Cũng khắc họa những khó khăn, thiếu thốn, trong các sáng tác của mình, nhà thơ Quang Dũng và Hồng Nguyên đã viết:
 - Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
 - áo vải, chân không đi lùng giặc
Hay ngay trong bài thơ "Ngày về" - nhà thơ Chính Hữu đã viết:
 Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
 Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa.
Nhưng hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí lại khai thác vẻ đẹp trong cái bình dị, đời thường.
? Câu thơ cuối có ý nghĩa gì?
? Vậy tình đồng chí được biểu hiện như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh đọc 3 câu thơ cuối
- Giáo viên treo tranh Sgk phóng to.
? Hãy tưởng tượng và tả lại những gì em hình dung khi được đọc 3 câu thơ cuối của bài thơ.
? Quan sát vào bức tranh và nêu cảm nhận của em về bức tranh đó.
? Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Giáo viên nhấn mạnh: Bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu đã được phổ nhạc và trở thành một trong những ca khúc tiêu biểu hát về người lính.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1.Tác giả.
- Sinh năm 1926, là nhà thơ Quân đội tham gia 2 cuộc kháng chiến
2. Tác phẩm.
- Ra đời năm 1948, in trong tập "Đầu súng trăng treo" năm 1966.
- Lúc đầu được đăng trên tờ báo của đại độ, sau đó đăng trên báo Sự thật, tức báo "Nhân dân" ngày nay.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc.
2. Chú thích (Sgk)
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 7 câu đầu. Cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Phần 2: 10 câu tiếp theo. Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí.
- Phần 3: 3 câu cuối. Biểu tượng tình đồng chí.
4. Phân tích.
a. Cơ sở hình thành tình đồng chí
 Anh: nước mặn, đồng chua.
- Quê
 Tôi: đất cày lên sỏi đá.
 Câu văn song hành, sử dụng thành ngữ -> Giới thiệu như một lời trò chuyện tâm tình.
-> Xuất thân từ nông dân, trải qua đói nghèo. (Cơ sở thứ nhất hình thành tình đồng chí, đồng đội.)
- Có chung nhiệm vụ, mục đích, lí tưởng và sự chan hòa, sẻ chia. (Cơ sở thứ 2 hình thành tình đồng chí, đồng đội.)
b. Những biểu hiện của tình đồng chí.
- Cùng chung tâm tư, nỗi nhớ: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa... -> Hình ảnh gần gũi, quen thuộc, và thân thiết với người dân -> Nghệ thuật nhân hóa.
- Từ "mặc kệ": thể hiện sự dứt khoát ra đi, không vướng bận của người lính. 
- Chia sẻ những gian lao, thiếu thốn: bệnh tật, trang phục -> Nghệ thuật liệt kê.
- Sự cảm thông, tình đồng đội và lời hứa quyết tâm chiến đấu, chiến thắng.
=> Cùng cảm thông những tâm tư và sẻ chia những gian lao, thiếu thốn.
c. Biểu tượng của tình đồng chí
- Bức tượng đài sừng sững về người lính
5. Tổng kết: Ghi nhớ Sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG Ngu van 9(2).doc