Bài ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Chuyên đề: Oxit - Đoàn Văn Huy

Bài ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Chuyên đề: Oxit - Đoàn Văn Huy

Bài 4: Dẫn 56ml khí SO2 ( đktc) qua 350ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0.01 ml/l

a) Viết PTHH phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng.

Bài 5: Hòa tan 4,7 g K2O vào 195,3 g nước thu được dung dịch A.

a) Viết PTHH xảy ra.

b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A thu được sau khi phản ứng kết thúc.

Bài 6: Hòa tan 6,2g Na2O vào nước thu được 200g dung dịch X.

a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.

b) Tính thể tích khí CO2 ( đktc) tác dụng vừa đủ với dung dịch X để được muối Na2CO3.Tính nồng độ % muối thu được sau phản ứng.

 

doc 11 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 851Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Chuyên đề: Oxit - Đoàn Văn Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ : OXIT
A. LÍ THUYẾT:
I. Định nghĩa: Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. 
Ví dụ : CaO, SO2, CO, Na2O, Fe3O4, P2O5, ...
II. Tính chất hoá học:
Oxit bazơ
Oxit axit
1) Tác dụng với nước → dd bazơ (kiềm)
BaO + H2O → Ba(OH)2
2) Tác dụng với axit → Muối + nước 
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
3) Tác dụng với oxit axit → Muối
BaO + CO2 → BaCO3
1) Tác dụng với nước → dd axit
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
2) Tác dụng với dd bazơ → muối trung hòa ( hoặc muối axit)+ nước
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
3) Tác dụng với oxit bazơ → Muối
 CO2 + CaO → CaCO3
III. Phân loại: Dựa vào tính chất hóa học của oxit , người ta phân làm 4 loại:
Oxit bazo: Là những oxit tác dụng được với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
 Ví dụ: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Oxit axit : Là những oxit tác dụng được với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
 Ví dụ: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Oxit lưỡng tính : Là những oxit vừa tác dụng được với dung dịch bazơ vừa tác dụng được với dung dịch axit tạo tạo thành muối và nước.
 Ví dụ: : Al2O3, ZnO
 Al2O3 + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 	
 ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2 	 
Oxit trung tính ( hay oxit không tạo muối): Là những oxit không tác dụng với bazơ, axit, nước 
 Ví dụ: CO, NO, SO.
****Các oxit có các axit, bazơ tương ứng:
Oxit axit : 
CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3
SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3
SO3 tương ứng với axit sunfuric H2SO4	
P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4
N2O5 tương ứng với axit nitric HNO3
..
Oxit bazơ:
Na2O tương ứng với bazơ natri hidroxit NaOH
K2O tương ứng với bazơ kali hidroxit NaOH
CaO tương ứng với bazơ canxi hidroxit Ca(OH)2
Fe2O3 tương ứng với bazơ sắt (III) hidroxit Fe(OH)3
MgO tương ứng với bazơ magie hidroxit Mg(OH)2
.
B. BÀI TẬP:
DẠNG 1: PHÂN LOẠI, GỌI TÊN OXIT
Bài 1. 
a) Nêu định nghĩa oxit.
b) Dựa vào thành phần cho biết các oxit sau đây là oxit axit hay oxit bazơ: CuO, SO3, N2O5, CO2, Fe2O3, CaO, MgO, SO2? Giải thích?
 (Lưu ý: NO, N2O là oxit của phi kim nhưng không có axit tương ứng nên không phải oxit axit).
Bài 2: Viết CTHH của các oxit có tên sau:
chì (II) oxit	, đồng (I) oxit, sắt (III) oxit, nitơ đioxit, cacbon monooxit	, đinitơ oxit	, điclo heptaoxit
 (Lưu ý: Mono, đi, tri, tetra, penta, hexa, hepta, octa, nona, đeca).
DẠNG 2:VIẾT PTHH CỦA CÁC PHẢN ỨNG MINH HOẠ TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ OXIT (DƯỚI DẠNG GIẢI THÍCH HOẶC SƠ ĐỒ)
Bài 1: Viết PTHH xảy ra trong các trường hợp sau: 
a) Cho CaO, Na2O, BaO, CO2, SO3, P2O5, Cl2O7 hoà tan trong nước;
b) Cho FeO, Fe2O3, MgO, CuO lần lượt tác dụng với dung dịch H2SO4;
c) Cho CO2, SO3 tác dụng với dụng dịch Ca(OH)2 dư; 
d) P2O5, Cl2O7 tác dụng với dung dịch NaOH dư. 
Bài 2: Khí Lưu huỳnh ddioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây:
K2SO3 và HCl.
Na2SO3 và HCl.
Na2SO3 và H2SO4.
CuS và O2.
FeS2 và O2.
(1)
(3)
(4)
(2)
(5)
H2SO3
SO2
Na2SO3
SO2
S
FeS2
Bài 3: Viết PTHH thực hiện chuỗi biến hoá sau:
Bài 4: Viết PTHH thực hiện các sơ đồ chuyển hoá sau: 
a) CO2 ® CaCO3 ® CaO ® Ca(OH)2 ® Ca3(PO4)3.
b) K2O ® KOH ® K2SO4.
DẠNG 3: NHẬN BIẾT VÀ TÁCH CHẤT
*Phương pháp nhận biết – phân biệt các oxit:
 1. Đối với chất khí – oxit axit : 
Khí CO2: Dùng dung dịch nước vôi trong có dư, hiện tượng xảy ra là làm đục nước vôi trong.
Khí SO2: Có mùi hắc khó ngửi, làm phai màu hoa hồng hoặc Làm mất màu dung dịch nước Brôm hoặc Làm mất màu dung dịch thuốc tím.
 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O -> 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4	
 2. Nhận biết các oxit của kim loại:
 * Hỗn hợp oxit: Hoà tan từng oxit vào nước (2 nhóm: Tan trong nước và không tan)
Nhóm tan trong nước cho tác dụng với CO2.
+ Nếu không có kết tủa => Oxit ( Na2O, K2O)
+ Nếu xuát hiện kết tủa => Oxit ( CaO, BaO)
Nhóm không tan trong nước cho tác dụng với dung dịch bazơ.
+ Nếu oxit tan trong dung dịch NaOH,KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 thì oxit là các oxit lưỡng tính Al2O3, ZnO,..
Ví dụ : Al2O3 , ZnO tan trong dd NaOH
PTHH : Al2O3 + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 	
 ( Natri Aluminat )
 ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2 	
 ( Natri Zincat )
Nhận biết một số oxit:
(Na2O; K2O; BaO) cho tác dụng với nước --> dd trong suốt, làm xanh quỳ tím.
(ZnO; Al2O3) vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ.
CuO tan trong dung dịch axit tạo thành đung dịch có màu xanh đặc trưng.
P2O5 cho tác dụng với nước --> dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ.
MnO2 cho tác dụng với dd HCl đặc có khí màu vàng xuất hiện.
SiO2 không tan trong nước, nhưng tan trong dd NaOH hoặc dd HF.
Bài tập vận dụng:
Bài 1: Có hỗn hợp khí gồm CO2 và O2 làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên?. Trình bày cách làm và viết PTHH. 
Bài 2: Hãy nhận biết từng chất bằng phương pháp hóa học: 
Các chất rắn: CaO, Na2O, CaCO3.
Các chất rắn: K2O, BaO, P2O5, CuO.
Các chất khí: CO2, O2, H2,N2.
Bài 3: Khí CO có lẫn tạp chất là khí CO2 và SO2. Làm thế nào để tách được tạp chất ra khỏi CO?. Viết PTHH.
Bài 4: Bằng phương pháp hóa học , hãy nhận biết các chất khí sau: NO2, CO2 và SO3. Viết PTHH.
DẠNG 4: TÍNH THEO CTHH VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Bài 1: Cho 300ml dung dịch Ca(OH)2 tác dụng vừa đủ với 5,6 lit khí CO2 ( đktc), biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Viết PTHH xảy ra.
Tính nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2
Tính khổi lượng kết tủa CaCO3 tạo thành sau phản ứng.
Bài 2: Cho 16,2 g kẽm oxit tác dụng 100g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 40%.
Viết PTHH xảy ra.
Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 3: Cho 3,2 g CuO tác dụng 200g dung dịch H2SO4 có nồng độ 20%.
Viết PTHH xảy ra.
Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 4: Dẫn 56ml khí SO2 ( đktc) qua 350ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0.01 ml/l 
Viết PTHH phản ứng xảy ra.
Tính khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng.
Bài 5: Hòa tan 4,7 g K2O vào 195,3 g nước thu được dung dịch A.
Viết PTHH xảy ra.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A thu được sau khi phản ứng kết thúc.
Bài 6: Hòa tan 6,2g Na2O vào nước thu được 200g dung dịch X.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
Tính thể tích khí CO2 ( đktc) tác dụng vừa đủ với dung dịch X để được muối Na2CO3.Tính nồng độ % muối thu được sau phản ứng.
DẠNG 5: LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ
Bài 1: Lập CTHH oxit của kim loại hóa trị II, biết rằng để hoàn toàn 2,4g oxit đó cần dùng 30g dung dịch HCl 7,3%.
Bài 2: 
DẠNG 6: BÀI TOÁN HỖN HỢP
*Phương pháp giải:
Bài toán hỗn hợp thường được giải theo các bước sau:
Bước 1: Đặt x, y, z là số mol các chất trong hỗn hợp.
Bước 2: Dựa vào đề bài, lập hệ phương trình để tìm các ẩn số.
Bước 3: Tính toán theo đề bài.
Tuy nhiên, cũng có một số bài toán hỗn hợp đơn giản không cần đặt ẩn số ta cũng tính được số mol các chất trong hỗn hợp.
Phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp gồm các chất A, B, C:
%mA = 	%mB = 	%mC = 100% - %mA - %mB
Nếu A, B, C là chất khí, thì: %VA = %nA = = 
Bài tập vận dụng:
Bài 1: Một hỗn hợp gồm CaO và BaO có khối lượng 20,9 g tác dụng hết với CO2 tạo 29,7 g hỗn hợp hai muối CaCO3, BaCO3 và nước. Tính thể tích CO2 đã tham gia phản ứng ở đktc và khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. 
Bài 2: 
a) Sục 4,48 lit hỗn hợp CO2, O2 (đktc) vào dung dịch nước vôi dư thu được 5g kết tủa. tính khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b) Đốt cháy hoàn toàn 0,672 lit (đktc) hỗn hợp H2 và CH4, cho toàn bộ sản phẩm thu được sục qua dung dịch nước vôi dư thu được 2g kết tủa. Tính % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 3: A là oxit của một kim loại R hoá trị II. Hoà tan 5,6 g A trong dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được dung dịch có chứa 11,1 g muối B. Xác định công thức của A và tính C% muối B trong dung dịch thu được.
Bài 4*: 
a) Oxit X có công thức RO3 tác dụng với NaOH dư tạo một muối có chứa 22,54% R. Xác định R.
b) Để hoà tan 23,2 g một oxit của sắt (FexOy) cần vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 4M (D=1,1 g/ml). Xác định công thức oxit sắt và C% các muối trong dung dịch thu được.
DẠNG 4: BÀI TOÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG
* Phương pháp giải:
Xét phản ứng: Nguyên liệu A ® sản phẩm B
- Hiệu suất phản ứng tính theo sản phẩm:
H = x 100%
- Hiệu suất phản ứng tính theo nguyên liệu:
H = x 100%
B
C
H1 = a%
H2 = b%
D
E
H3 = c%
H4 = d%
- Hiệu suất cả quá trình:
H = H1 x H2 x H3 x H4 = a% x b% x c% x d%
Bài tập áp dụng: 
 a) Nhiệt phân 1 tấn CaCO3. Tính khối lượng vôi sống thu được nếu hiệu suất của quá trình nung là 95%.
b) Nhiệt phân 300 kg CaCO3 một thời gian thấy còn lại 212 kg chất rắn. Tính hiệu suất quá trình nung vôi.
BÀI TẬP TỔNG HỢP:
Dạng 1: Lý Thuyết
Câu 1: Hoàn thành các PTHH: 
Na2O + H2O à 
K2O + H2O à 
BaO + H2O à 
CaO + H2O à 
Na2O + HCl à 
BaO + HNO3à 
CaO+ H2SO4à 
CuO + HCl à 
Na2O + CO2à 
K2O + SO2à  
BaO + SO3à 
CaO + CO2à 
CO2 + H2O à .
SO2 + H2O à . 
SO3 + H2O à . 
P2O5 + H2O à . 
CO2 + NaOH à 
CO2 + NaOH à 
SO2 + Ca(OH)2à 
SO2 + Ca(OH)2à
SO3 + Ba(OH)2à 
Câu 2: Các oxit bazơ tan trong nước gồm các CTHH nào ? 
Câu 3: Phân loại các chất sau thành 4 nhóm: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit trung tính
CaO, SO2, NO, NO2, N2O, CO, SO3, N2O5, Al2O3, CuO, Fe2O3, Ag2O, Fe3O4, ZnO, P2O5, CO2
Câu 4 : Cho các oxit sau gồm : Na2O , SO2 , MgO , Fe2O3, P2O5 , CaO, Al2O3 
Hãy phân loại các oxit trên. 
Oxit nào tác dụng được với nước ? 
Oxit nào tác dụng được với dd HCl ?
Oxit nào tác dụng được với dd NaOH ? 
Viết PTHH xảy ra.
Câu 5 : Thực hiện chuỗi PTHH sau : 
a) CaO Ca(OH)2 CaCO3 CaO CaCl2
b) S SO2 Na2SO3 SO2 CaSO3 SO2 SO3 H2SO4 CuSO4
Dạng 2: Bài toán CO2 hoặc SO2 tác dụng với dung dich bazơ
2.1. CO2 tác dụng với dung dịch NaOH hoặc KOH
Câu 1: Dẫn toàn bộ 4,48 lít khí CO2 ( đktc ) vào dung dịch NaOH lấy dư, sau phản ứng thu được muối trung hòa. Viết PTHH và tính khối lượng muối thu được.
Câu 2: Dẫn toàn bộ 8,96 lít khí CO2 ( đktc ) vào dung dịch NaOH lấy dư, sau phản ứng thu được muối trung hòa. Viết PTHH và tính khối lượng muối thu được.
Câu 3: Dẫn toàn bộ 4,48 lít khí CO2 ( đktc ) vào 200ml dung dịch NaOH 1M. Viết PTHH và tính khối lượng muối thu được.
Câu 4: Dẫn toàn bộ 5,6 lít khí CO2 ( đktc ) vào 250ml dung dịch KOH 2M. Viết PTHH và tính khối lượng muối thu được.
Câu 5: Dẫn toàn bộ 10,08 lít khí CO2 ( đktc ) vào 300ml dung dịch NaOH 2M. Viết PTHH và tính khối lượng muối thu được.
Câu 6: Dẫn toàn bộ 5,6 lít khí CO2 ( đktc ) vào 300ml dung dịch KOH 1M. Viết PTHH và tính khối lượng muối thu được.
 2.2. CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2
Câu 1: Dẫn toàn bộ 4,48 lít khí CO2 ( đktc ) vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, sau phản ứng thu được muối trung hòa. Viết PTHH và tính khối lượng muối thu được.
Câu 2: Dẫn toàn bộ 8,96 lít khí CO2 ( đktc ) vào dung dịch Ba(OH)2 lấy dư, sau phản ứng thu được muối trung hòa. Viết PTHH và tính khối lượng muối thu được.
Câu 3: Dẫn toàn bộ 4,48 lít khí CO2 ( đktc ) vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Viết PTHH và tính khối lượng muối thu được.
Câu 4: Dẫn toàn bộ 5,6 lít khí CO2 ( đktc ) vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Viết PTHH và tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 5: Dẫn toàn bộ 10,08 lít khí CO2 ( đktc ) vào 120ml dung dịch Ca(OH)2 2,5M. Viết PTHH và tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Câu 6: Dẫn toàn bộ 5,6 lít khí CO2 ( đktc ) vào 150ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Viết PTHH và tính khối lượng muối thu được.
Câu 7: Dẫn toàn bộ V lít khí CO2 ( đktc ) vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M thì thu được 10 gam kết tủa. Tính V.
Câu 8: Dẫn toàn bộ V lít khí CO2 ( đktc ) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 2,5M thì thu được 20 gam kết tủa. Tính V.
Câu 9: Dẫn toàn bộ 5,6 lít khí CO2 ( đktc ) vào 150ml dung dịch Ba(OH)2 xM thì thu được 20 gam kết tủa. Tính x
Câu 10: Dẫn toàn bộ 5,6 lít khí CO2 ( đktc ) vào 150ml dung dịch Ba(OH)2 xM thì thu được 10 gam kết tủa. Tính x
Dạng 3: Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit
Câu 1: Hòa tan 40 gam CuO vào V lít dung dịch HCl 2M vừa đủ. 
 Viết PTHH xảy ra.
 Tính V.
 Khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Câu 2: Hòa tan 40 gam Fe2O3 vào 200 dung dịch HCl xM vừa đủ. 
a)	Viết PTHH xảy ra.
b)	Tính x.
c)	Tính nồng độ mol dung dịch muối thu được sau phản ứng.Biết sau phản ứng thể tích dung dịch không đổi. 
Câu 3: Hòa tan 23,2 gam FeO và CuO vào 200 dung dịch HCl 3M vừa đủ.
a)	
 Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu và tính tổng khối lượng muối thu được
Câu 4: Hòa tan 45 gam FeO và Al2O3 vào 1 lít dung dịch HCl 2,2M vừa đủ. Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu và tính tổng khối lượng muối thu được.
Câu 5: Hòa tan 20 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, CuO, Al2O3 vào dung dịch H2SO4 1M loãng thấy dùng hết 200ml. Tính khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng.
Câu 6: Hòa tan 30 gam hỗn hợp gồm ZnO, Fe3O4, CuO, Al2O3 vào dung dịch H2SO4 1M loãng thấy dùng hết 300ml. Tính khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng.
Câu 7: Hòa tan 15 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, CuO, Al2O3 vào V lít dung dịch H2SO4 1M loãng thấy thu được 27gam muối sunfat. Tính V
Câu 8: Hòa tan 50 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, CuO, Al2O3 vào V lít dung dịch H2SO4 1M loãng thấy thu được 90 gam muối sunfat. Tính V
Câu 9: Hòa tan 15 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, CuO, Al2O3 vào V lít dung dịch HCl 1M loãng thấy thu được 23,25 gam muối clorua. Tính V
Câu 10: Hòa tan 48 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, ZnO, Fe2O3, CuO, Al2O3 vào V lít dung dịch HCl 1M loãng thấy thu được 64,5 gam muối clorua. Tính V

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_9_chuyen_de_oxit_doan_van_huy.doc