Giáo án Hóa học 9 - Tiết 39 đến tiết 74

Giáo án Hóa học 9 - Tiết 39 đến tiết 74

I. Mục tiêu:

  HS biết được axít cacbonic là axít rất yếu, không bền.

  Muối cacbonat có những tính chất của muối. Ngoài ra muối cacbonat dễ phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2.

  Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất và đời sống.

  Kỹ năng biết tiến hành TN để chứng minh tính chất hóa học của muối cacbonat. Tác dụng với dd axít, dd muối, dd kiềm.

  Biết Quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt phân huỷ của muối cacbonat.

II. Chuẩn bị:

  GV:

+ Hoá chất: NaHCO3, Na2CO3, HCl, K2CO3, Ca(OH)2, CaCl2

+ Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn

  HS: Xem trước bài 29, ôn lại tính chất hóa học của muối.

 

doc 76 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1430Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tiết 39 đến tiết 74", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 20	Ngày soạn:	
	Tiết 39 	Ngày dạy:	
Bài 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
I. Mục tiêu: 
HS biết được axít cacbonic là axít rất yếu, không bền.
Muối cacbonat có những tính chất của muối. Ngoài ra muối cacbonat dễ phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2.
Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất và đời sống.
Kỹ năng biết tiến hành TN để chứng minh tính chất hóa học của muối cacbonat. Tác dụng với dd axít, dd muối, dd kiềm.
Biết Quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt phân huỷ của muối cacbonat.
II. Chuẩn bị:
GV: 
+ Hoá chất: NaHCO3, Na2CO3, HCl, K2CO3, Ca(OH)2, CaCl2
+ Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn
HS: Xem trước bài 29, ôn lại tính chất hóa học của muối.
III. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:(1’) Điểm danh
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Giảng bài mới: 
Giới thiệu bài:(1’) Axít cacbonic và muối cacbonat có những tính chất, ứng dụng gì?
Hoạt động 1: Axit cacbonic.
Yêu cầu: HS biết axít cacbonic là axít rất yếu, kém bền.
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
7’
- Cho HS đọc thông tin, hỏi:
? Trạng thái tự nhiên của axít cacbonic.
? Tính chất vật lí và tính chất hóa học của axít cacbonic. Viết PTHH.
- GV cho HS rút ra kết luận và chứng minh axít cacbonic là axít yếu, không bền.
- HS đọc SGK.
- Axít cacbonic có trong nước mưa, nước tự nhiên.
- Axít cacbonic là axít yếu
- Làm quỳ tím ® đỏ nhạt
- Không bền:
H2CO3 ® CO2 + H2O
I. Axit cacbonic:
 Axít cacbonic có trong nước mưa, nước tự nhiên.
- Axít cacbonic là axít yếu
- Làm quỳ tím ® đỏ nhạt
- Không bền:
H2CO3 ® CO2 + H2O
Hoạt động 2: Muối cacbonat.
	Yêu cầu: Muối cacbonat có những tính chất của muối. Ngoài ra muối cacbonat dễ phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2. 
Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất và đời sống.
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
18’
- Yêu cầu HS đọc SGK.
? Muối cacbonat chia làm mấy loại.
? Tính chất vật lí của mỗi loại.
? Muối cacbonat có những tính chất của muối không.
- GV làm TN biểu diễn:
+ TN 1: Na2CO3 + HCl
+ TN 2: K2CO3 + Ca(OH)2
- GV lưu ý HS đều kiện để có phản ứng xảy ra.
- GV làm TN 3: Na2CO3 + CaCl2
- Chú ý điều kiện xảy ra phản ứng.
- GV làm TN nhiệt phân Na2CO3, NaHCO3
- Lưu ý: K2CO3 và Na2CO3 không bị nhiệt phân huỷ. Muối cacbonat không phản ứng với kim loại.
- Đọc thông tin.
- Chia 2 loại: muối axít (đều tan) và muối trung hòa (không tan trừ Na2CO3).
- Quan sát, nhận xét.
- Viết PTHH.
Na2CO3+HCl®
NaCl+H2O+CO2
K2CO3+Ca(OH)2®
CaCO3+KOH
Na2CO3 + CaCl2®
CaCO3+2NaCl
2NaHCO3®Na2CO3+H2O+CO2
CaCO3CaO+CO2
II. Muối cacbonat:
1. Phân loại: 2 loại
+ Muối axít.
+ Muối trung hòa.
2. Tính chất:
+ Muối axít: đều tan
+ Muối trung hòa: không tan trừ Na2CO3.
Hoạt động 3: Chu trình cacbon trong tự nhiên.
Yêu cầu: HS biết được những ứng dụng của muối cacbonat trong sản xuất và đời sống.
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
7’
- Yêu cầu HS đọc SGK.
? Nêu ứng dụng của muối cacbonat.
- GV treo tranh chu trình cacbon trong tự nhiên và thuyết trình về chu trìng cacbon trong tự nhiên.
- Đọc SGK, thảo luận trả lời: Làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng, xà phòng, thuỷ tinh,..
- HS quan sát tranh, thảo luận và đại diện trình bày trên tranh.
III. Ứng dụng: Làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng, xà phòng, thuỷ tinh,..
IV. Chu trình cacbon trong tự nhiên: (SGK)
 4. Củng cố:(5’) Cho HS đọc kết luận SGK.
Trình bày tính chất của muối cacbonat.
Viết PTHH minh họa cho từng tính chất.
 5. Kiểm tra đánh giá:(5’) 
Hỏi: Trong các cặp chất sau, cặp nào có thể tác dụng với nhau?
A. H2SO4 và KHCO3	B. K2CO3 và NaCl	
C. MgCO3 và HCl	D. CaCl2 và K2CO3
Đáp: Câu C.
 6. Hướng dẫn về nhà:(1’) 
Bài tập: 3, 5 SGK.
 Xem “Em có biết”, đọc trước bài 30 , chuẩn bị đất sét, cát trắng, đồ gốm, sứ.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:	
	Tuần 20	Ngày soạn:	
	Tiết 40	Ngày dạy:	
Bài 30: SILIC – CÔNG NGHIỆP SILICCAT
I. Mục tiêu: HS biết: 
Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu. Silic là chất bán dẫn.
SiO2 có nhiều trong thiên nhiên: đất sét, cao lanh là một oxit axit.
Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với vật liệu khác và với kỹ thuật khác nhau, công nghiệp silicat đã sản xuất ra các sản phẩm như: đồ gốm, sứ, xi măng, thủy tinh,..
Kỹ năng biết thu thập thông tin về silic, silicat và công nghiệp silicat.
Biết mô tả qúa trình sản xuất từ sơ đồ lò quay sản xuất clanhke.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh sản xuất clanhke.
HS: Như hướng dẫn.
III. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:(1’) Điểm danh
 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) 
Hỏi: Trình bày tính chất hóa học của muối MgCO3. Viết PTHH.
Đáp: - Tác dụng với axit: MgCO3 + 2HCl ® MgCl2 + H2O + CO2
 - Bị nhiệt phân hủy: MgCO3 ® MgO + CO2
 3. Giảng bài mới: 
Giới thiệu bài:(1’) Silic và các hợp chất của silic có tính chất ứng dụng gì?
Hoạt động 1: Silic và silic đioxit.
Yêu cầu: HS biết silic là phi kim hoạt động hóa học yếu. Silic đioxit là một oxit axit.
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
12’
- Cho HS đọc SGK và trả lời:
? Trạng thái tự nhiên của silic.
- GV: Silic là một phi kim, vậy silic có những tính chất gì?
? Silic đioxit có tính chất gì đặc biệt?
- GV chốt lại kiến thức về silic và silic đioxit.
- Thảo luận nhóm trả lời:
+ Silic tồn tại trong đất sét, cát.
+ Silic là chất rắn, xám, là chất bán dẫn.
+ Ở nhiệt độ cao: 
Si+O2SiO2
+ Tác dụng với dd bazơ:
SiO2+NaOH®Na2SiO2+H2O
+ Tác dụng với oxit bazơ:
SiO2+CaO®CaSiO3
+ Silic đioxit không tan trong nước.
- Hs ghi bài.
I. Silic:
- Silic là chất rắn, xám, là chất bán dẫn.
- Ở nhiệt độ cao:
Si+O2SiO2
II. Silic đioxit:
- Tác dụng với dd bazơ:
SiO2+NaOH®Na2SiO2+H2O
- Tác dụng với oxit bazơ:
SiO2+CaO®CaSiO3
- Silic đioxit không tan trong nước.
Hoạt động 2: Sơ lược về công nghiệp silicat.
Yêu cầu: HS biết được nguyê liệu và các công đoạn sản xuất gốm, sứ, ximăng, thủy tinh.
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
15’
? Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp sản xuất gì.
- GV cho HS nghiên cứu SGK.
? Nêu nguyên liệu và các công đoạn chính sản xuất:
1. Gốm, sứ.
2. Xi măng.
3. Thủy tinh.
? Cơ sở xản xuất.
- GV cho các nhóm phát biểu ý kiến.
- GV tóm tắt kiến thức.
- Cho HS đọc “Em có biết”.
- Gồm sản xuất gốm, thủy tinh, ximăng.
- HS tự đọc SGK, thảo luận:
1. Sản xuất gốm, sứ:
+ Nguyên liệu: đất sét, thạch anh, fepat..
2. Sản xuất ximăng:
+ Nguyên liệu: đất sét, thạch anh, cát..
3. Sản xuất thủy tinh:
+ Nguyên liệu: cát trắng, đá vôi, xôđa..
CaCO3CaO+CO2
CaO+SiO2®CaSiO2
Na2CO3+SiO2®
Na2SiO2+CO2
- Hs đọc SGK.
III. Sơ lược CN silicat:
1. Sản xuất đồ gốm, sứ:
+Nguyên liệu: đất sét, thạch anh, phenpat..
+Các công đoạn: (SGK)
2. Sản xuất ximăng:
+ Nguyên liệu: đất sét, thạch anh, cát..
+ Các công đoạn: (SGK)
3. Sản xuất thủy tinh:
+ Nguyên liệu: cát trắng, đá vôi, xôđa..
+ Các công đoạn: 
CaCO3CaO+CO2
CaO+SiO2®CaSiO2
Na2CO3+SiO2®
Na2SiO2+CO2
 4. Củng cố:(5’) Cho HS đọc kết luận SGK.
Nêu tính chất của silic và silic đioxit.
Sản xuất thủy tinh như thế nào? Viết các PTHH xảy ra trong quá trình nấu thủy tinh.
 5. Kiểm tra đánh giá:(5’) 
Hỏi: Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau?
A. SiO2 và CO2 	B. SiO2 và NaOH	 	C. SiO2 và CaO	 	D. SiO2 và H2SO4 	E. SiO2 và H2O
Đáp: Câu B, C, E 
 6. Hướng dẫn về nhà:(1’) 
Bài tập: 30.2; 30.4 SBT hóa 9.
 Xem trước bài 31.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	Tuần 21	Ngày soạn:	
	Tiết 41 	Ngày dạy:	
Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC 
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Mục tiêu: HS biết:
Nguyên tắc sản xuất các nguyên tố theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm.
Qui luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm.
Rèn kỹ năng dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hòan. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố phóng tổ chức, chu kỳ 2, 3, nhóm I và VII phóng to.
HS: Ôn lại các kiến thức về cấu tạo nguyên tử ở lớp 8.
III. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:(1’) Điểm danh
 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) 
Hỏi: Nêu tính chất của SiO2. Các công đoạn sản xuất thủy tinh?
Đáp: + Tính chất hóa học của SiO2: SiO2+2NaOH®Na2SiO3+H2O
 SiO2+CaOCaSiO3
 + Các công đoạn sản xuất thủy tinh: 	CaCO3CaO+CO2
CaO+SiO2CaSiO2
Na2CO3+SiO2Na2SiO2+CO2
 3. Giảng bài mới: 
Giới thiệu bài:(1’) Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được cấu tạo như thế nào?
Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Yêu cầu: HS biết nguyên tắc sản xuất các nguyên tố theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
7’
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm tìm ra nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- GV thông tin thêm vài nét về lịch sử bảng tuần hoàn.
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm, phát biểu:
 Năm 1869, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.
I. Nguyên tắc sắp xếp:
 Hiện nay, các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. 
Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn.
Yêu cầu: HS biết bảng tuần hoàn gồm ô nguyên tố (số liệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, NTK), chu kỳ (các nguyên tố cùng số lớp electron) và nhóm (các nguyên tố cùng số electron lớp ngòai cùng).
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
20’
- Cho HS quan sát bảng tuần hòan và giới thiệu ô nguyên tố, chu kỳ và nhóm.
- GV: Bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố. Vậy ô nguyên tố có đặc điểm gì giống nhau? Nhìn ô 12 ta biết được thông tin gì về nguyên tố?
? Số hiệu nguyên tử cho biết gì. 
- GV giới thiệu 7 chu kỳ:
? Các chu kỳ có đặc điể ...  lớp:(1’) Điểm danh
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Giảng bài mới: 
Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm.
Yêu cầu: 
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
10’
12’
- Thí nghiệm 1: tác dụng của glucôzơ với AgNO3 trong NH3
- Thí nghiệm 2:
 Phân biệt glucôzơ, saccarôzơ, tinh bột.
- Hs nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
I. Tiến hành thí nghiệm:
1) Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucôzơ với AgNO3 trong NH3
Cho 3 ml dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm, thêm từng giọt NH3. Lắc kỹ, cho tiếp 2 ml dung dịch glucozơ, đun nhẹ, để vào giá. Khoảng 2 – 3 phút, quan sát, giải thích.
2) Thí nghiệm 2: Phân biệt glucôzơ, saccarôzơ, tinh bột.
- Cho vào mỗi ống nghiệm khỏang 2 ml dung dịch trong mỗi lọ trên
- Cho vào từng giọt iốt. Quan sát.
- Lấy 2 ống nghiệm sạch, cho vào mỗi ống nghiệm khỏang 3 ml dung dịch NH3, nhỏ tiếp 4 – 5 giọt AgNO3 vào, lắc mạnh.
- Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch của 2 lọ không có hiện tượng trong phản ứng trên. Đun nóng nhẹ từng ống nghiệm, để lên giá ống nghiệm. Quan sát, giải thích.
Hoạt động 2: Tường trình.
Yêu cầu: Hs biết ghi lại hiện tượng và giải thích. Viết PTHH.
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
10’
- Yêu cầu Hs thu hồi hóa chất, rửa ống nghiệm, thu dọn dụng cụ thí nghiệm, lớp học.
- Hướng dẫn Hs làm tường trình.
- Hs thu dọn, làm vệ sinh phòng học.
- Viết tường trình.
II. Tường trình:
 4. Củng cố:(5’) Cho HS đọc kết luận SGK.
 4. Kiểm tra đánh giá:(5’) Thu bài tường trình chấm điểm.
 5. Hướng dẫn về nhà:(1’) 
Xem trước bài Gluczơ
 6. Hướng dẫn về nhà:(1’) 
	Ôn lại các kiến thức trong đã học chuẩn bị bài luyện tập.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:	
	Tuần 36	Ngày soạn:	
	Tiết 72 	Ngày dạy:	
Bài 56: ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
HS thiết lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: kim loại, phi kim, oxit, bazơ, muối được biểu diễn bởi sơ đồ trong bài học.
Kỹ năng biết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ dựa trên tính chất và các phương pháp điều chế chúng.
Biết chọn chất cụ thể chứng minh cho mối quan hệ được thiết lập.
Vận dụng tính chất của các chất vô cơ đã học để viết được các PTHH biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.
II. Chuẩn bị:
GV: 
Phiếu giao câu hỏi và bài tập.
HS: như hướng dẫn.
III. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:(1’) Điểm danh
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Giảng bài mới: 
Giới thiệu bài:(1’) Như SGK trang 167.
Tiết 1: HÓA VÔ CƠ
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ.
Yêu cầu: HS thiết lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: kim loại, phi kim, o xit, bazơ, muối được biểu diễn bởi sơ đồ trong bài học.
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
18’
- Yêu cầu Hs nhớ lại các loại chất vô cơ đã học và sắp xếp theo 2 cột bắt đầu từ kim loại và phi kim.
- Dùng các mũi tên để biểu diễn mối quan hệ giữa các cặp chất có thể có.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận để đưa ra kết quả đúng. 
- Chọn các chất cụ thể và viết các PTHH biểu diễn một số mối quan hệ trong sơ đồ.
- Gv phân công nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Yêu cầu 2 Hs lên bảng thực hiện.
- Yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn và chọn phương án đúng hoặc cách làm mới.
- Gv sửa chữa và chốt lại.
- Mỗi nhóm Hs thảo luận và đưa ra kết quả của nhóm.
- Các nhóm thảo luận và phát biểu.
- Hs lên bảng viết PTHH.
- Hs nhóm làm theo phân công.
- Các nhóm nhận xét cho nhau.
HÓA VÔ CƠ
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ:
(sơ đồ SGK trang 167)
2) Phản ứng hóa học thể hiện quan hệ:
Kim loại muối
Phi kim muối
Kim loại oxit bazơ
Phi kim axit
Oxit bazơ muối
Oxit axit muối
Hoạt động 2: Bài tập.
Yêu cầu: Hs vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập.
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
25’
- Gv giao bài tập theo nhóm. 
Yêu cầu Hs giải bài tập trên phiếu học tập.
- Gv yêu cầu các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
- Gv sửa chữa.
- Hs nhóm làm bài tập theo phân công.
- Đại diện nhóm báo cáo.
II. Bài tập:
 4. Hướng dẫn về nhà:(1’) 
Làm các bài tập vào vở
 Ôn lại các kiến thức phần hóa học hữu cơ.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:	
 Tuần 37	Ngày soạn:	
	Tiết 73 	Ngày dạy:	
Bài 56: ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
Củng cố lại những kíen thức đã học về các chất hữu cơ.
Hình thành mối quan hệ cơ bản giữa các chất.
Kỹ năng củng cố kỹ năng giải bài tập, các kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
GV: phiếu học tập.
HS: như hướng dẫn.
III. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:(1’) Điểm danh
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Giảng bài mới: 
 Tiết 2: HÓA HỮU CƠ
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ.
Yêu cầu: Hs ôn lại các kiến thức đã được học về hóa học hữu cơ.
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
18’
- Gv yêu cầu Hs nhớ lại và lên bảng viết CTPT , CTCT của các hiđrôcacbon đã học, của rượu êtylic, axit axêtic, CTPT của một số gluxit.
- Cho Hs nhận xét, sau đó Gv bổ sung.
- Yêu cầu Hs nhớ lại các loại phản ứng trong hóa học hữu cơ và cho biết các loại phản ứng đó đặc trưng cho những loại hợp chất nào đã học.
- Yêu cầu viết PTHH hóa học minh họa.
- Gv yêu cầu Hs nêu những ứng dụng quan trọng của các chất hữu cơ đã học trong đời sống và sản xuất.
- Gv chốt lại.
- Hs nhớ lại kiến thức, làm theo yêu cầu.
- Nhận xét.
- Hs phát biểu
- Lên bảng viết PTHH.
- Hs nêu ứng dụng.
HÓA HỮU CƠ
I. Kiến thức cần nhớ:
1) CTCT: 
Mêtan, etylen, axêtylen, benzen, rượu êtylic, axit axêtic.
2) Các phản ứng quan trọng:
- Phản ứng cháy 
- Phản ứng thế
- Phản ứng cộng
- Phản ứng este hóa
- Phản ứng của axit axêtic với kim loại, bazơ, oxit và muối.
- Phản ứng thủy phân chất béo, gluxit, prôtêin.
Hoạt động 2: Bài tập.
Yêu cầu: Hs vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập.
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
25’
- Gv giao bài tập theo nhóm. 
Yêu cầu Hs giải bài tập trên phiếu học tập.
- Gv yêu cầu các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
- Gv sửa chữa.
- Hs nhóm làm bài tập theo phân công.
- Đại diện nhóm báo cáo.
II. Bài tập:
 4. Hướng dẫn về nhà:(1’) 
Làm các bài tập vào vở.
Ôn lại tất cả các kiến thức đã học về hóa hữu cơ chuẩn bị thi học kỳ II.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:	
 Tuần 37	Ngày soạn:	
	Tiết 74 	Ngày dạy:	
Phòng GD-ĐT Lấp Vò Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II
Họ tên học sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	 Môn hóa học 9
Lớp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	 Thời gian: 45 phút
Trắc nghiệm khách quan: (5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D mà em cho là đúng
1. Chất nào dưới đây tác dụng cả với Na và NaOH?
	A. CH3OH	B. CH3-CH2OH	C. CH3-O-CH3	D. CH3-COOH
2. Có tính tẩy màu mạnh:
	A. nước vôi trong	B. nước javen	C. giấm ăn	D. dầu hỏa
3. Hỗn hợp các hiđro cacbon:
	A. nước vôi trong	B. nước javen	C. giấm ăn	D. dầu hỏa
4. Đốt cháy 6g hợp chất hữu cơ A thu được 8,8g CO2 và 3,6g nước. A chứa các nguyên tố:
	A. C, H	B. C, H, N	C. C, H, O	D. C, H, O, N
5. Chất hữu cơ C3H6Br có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo dưới đây?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
6. Chất có liên kết ba trong phân tử là:
	A. CH4	B. C2H4	C. C2H2	D. C2H6
7. Hóa chất nào dưới đây dùng để phân biệt 2 lọ mất nhãn là rượu etylic và giấm ăn?
	A. Na	B. NaOH	C. NaHCO3	D. Tất cả đều đúng
8. Chỉ ra các polime thiên nhiên?
	A. glucozơ	B. saccarozơ	C. tinh bột	D. chất béo
9. Thành phần chủ yếu của khí tự nhiên là:
	A. metan	B. etylen	C. axetylen	D. benzen
10. Chất nào dưới đây cho được phản ứng tráng gương?
	A. glucozơ	B. axit axetic	C. saccarozơ	D. rượu etylic
11. A là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C2H6O. A tác dụng được với Na. A có tên gọi:
	A. đimêtyl ete	B. rượu etylic	C. axit axetic	D. glucozơ
12. Làm xanh giấy quỳ tím:
	A. nước chanh	B. nước vôi trong	C. dd saccarozơ	D. rượu etylic
13. Giấm ăn là dd axit axetic có nồng độ: 
	A. 2-5%	B. 6-10%	C. 11-15%	D. 16-20%
14. Quá trình nào dưới đây sản sinh ra CO2?
	A. quang hợp của cây xanh	B. lên men rượu
	C. lên men giấm	D. thủy phân tinh bột
15. Cho được phản ứng thủy phân:
	A. C2H2, C2H4	B. C2H5OH, CH3COOH	C. tinh bột, xenlulozơ	D. polivinylclorua
16. Glucozơ là sản phẩm thủy phân của:
	A. tinh bột	B. xenlulozơ	C. saccarozơ	D. Tất cả đều đúng
17. Chất dùng để kích thích quả mau chín:
	A. CH4	B. C2H2	C. C2H4	D. CO2
18. Dùng trong công nghiệp sản xuất xà phòng:
	A. tinh bột	B. saccarozơ	C. protein	D. chất béo
19. 0,672 lít (đkc) khí C2H4 làm mất màu vừa đủ một thể tích dd brom 0,1M là:
	A. 300ml	B. 48ml	C. 30ml	D. 24ml
20. Chỉ ra những chất chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử:
	A. CH4, C2H6O	B. C2H2, C2H6O	C. C3H4, CH4O	D. C2H4, CH4O
II. Trắc nghiệm tự luận: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết các PTHH và ghi điều kiện (nếu có) để chứng minh rằng:
A. Mêtan và benzen đều tham gia phản ứng thế.
B. Etilen và axetilen đều tham gia phản ứng cộng.
Câu 2: (3 điểm) Đun 9g CH3COOH với 4,6g C2H5OH (có H2SO4 đặc làm chất xúc tác) được 7,01g este etylaxetat.
	a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
	b. Tính hiệu xuất của phản ứng trên.
(C = 12; O = 16; H = 1)
- Hết -
ĐÁP ÁN
Đề thi học kỳ II Môn Hóa 9
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (5 điểm)
 Mỗi câu khoanh đúng được 0,25 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
D
B
D
C
B
C
C
D
A
A
B
A
A
B
C
D
B
D
A
A
Phần 2: Trắc nghiệm tự luận: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) 
	a. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl	(0,5đ)
	 C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr	(0,5đ)
 b. C2H4 + Br2 C2H4Br2	(0,5đ)
 C2H2 + 2Br2 C2H2Br4	(0,5đ)
Câu 2: (3 điểm)
	a) 	CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O (1)	(0,5đ)
	b) nCH3COOH = = 0,15 (mol)	(0,5đ)
	nC2H5OH = = 0,1 (mol)	(0,5đ)
 	Từ (1) axit dư, rượu hết	(0,5đ)
	 neste = 0,1 (mol) 	(0,25đ)
	 meste = 0,1 x 88 = 8,8 (gam)	(0,25đ)
	Vậy hiệu suất của phản ứng trên là: 	
	H% = = 80%	(0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HOA 9 - HKII(09-10) co 15'.doc