Giáo án Hóa học 9 - Nguyễn Ngọc Lương - Chương III: Phi kim, sơ lược về bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

Giáo án Hóa học 9 - Nguyễn Ngọc Lương - Chương III: Phi kim, sơ lược về bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

A/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

 - Biết một số tính chất vật lí của phi kim.

 - Biết những tính chất hóa học của phi kim.

 - Biết các phi kim có mức độ hoạt động khác nhau.

2/ Kiến thức:

 - Biết sử dụng những kiến thức đã biết để rút ra các tính chất vật lí và tính chất hóa học của phi kim.

 - Viết được các phương trình thể hiện tính chất hóa học của phi kim.

3/ Thái độ:

 - GD thế giới quan duy vật biện chứng, chống tư tưởng mê tín dị đoan.

B/ Chuẩn bị:

 * Dụng cụ: Lọ thủy tinh có nút nhám đựng khí clo ; dụng cụ điều chế khí hiđro( ống nghiệm có nút, có ống dẫn khí, giá sắt, ống vuốt nhọn).

 * Hóa chất: Hóa chất để điều chế hiđro ( HCl + Zn ) ; Clo đã điều chế sẵn ; quì tím.

C/ Tổ chức hoạt động:

1/ Vào bài: GV giới thiệu về nội dung của chương III: nghiên cứu về những tính chất chung của phi kim, nghiên cứu một số phi kim điển hình, và về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

 H: Vậy phi kim có những tính chất gì?

 

doc 26 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Nguyễn Ngọc Lương - Chương III: Phi kim, sơ lược về bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: PHI KIM . SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Tiết:
30
TÍNH CHẤT CHUNG CỦA PHI KIM
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
	- Biết một số tính chất vật lí của phi kim.
	- Biết những tính chất hóa học của phi kim.
	- Biết các phi kim có mức độ hoạt động khác nhau.
2/ Kiến thức:
	- Biết sử dụng những kiến thức đã biết để rút ra các tính chất vật lí và tính chất hóa học của 	phi kim.
	- Viết được các phương trình thể hiện tính chất hóa học của phi kim.
3/ Thái độ:
	- GD thế giới quan duy vật biện chứng, chống tư tưởng mê tín dị đoan.
B/ Chuẩn bị:
	* Dụng cụ: Lọ thủy tinh có nút nhám đựng khí clo ; dụng cụ điều chế khí hiđro( ống nghiệm có nút, 	có ống dẫn khí, giá sắt, ống vuốt nhọn).
	* Hóa chất: Hóa chất để điều chế hiđro ( HCl + Zn ) ; Clo đã điều chế sẵn ; quì tím.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài: 	GV giới thiệu về nội dung của chương III: nghiên cứu về những tính chất chung của phi kim, 	nghiên cứu một số phi kim điển hình, và về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
	H: Vậy phi kim có những tính chất gì?
2/Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK.
H: Cho biết một số tính chất vật lí của phi kim ?
GV: Đặt vấn đề: từ lớp 8 đến nay các em đã nghiên cứu những phương trình phản ứng nào có sự tham gia của phi kim? Hãy viết các phương trinh phản ứng minh họa?
- Yêu cầu đại diện HS các nhóm lên viết các phản ứng của nhóm tìm được lên bảng.
- Yêu cầu HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn các em sắp xếp , phân loại các phương trình phản ứng đó theo các tính chất của phi kim.
- Riêng PƯ với clo GV bổ sung tính chất sau khi thực hiện thí nghiệm: + Giới thiệu bình khí clo cho HS quan sát, dụng cụ điều chế Hiđro, sau đó đốt khí H2 và đưa vào bình đựng khí clo.
+ Sau phản ứng cho 1 ít nước vào lọ, lắc nhẹ rồi dùng quì tím thử.
H: Hãy nhận xét hiện tượng? Giải thích hiện tượng trên?
GV: Thông báo: Mức độ hoạt động hóa học của phi kim được đánh giá dựa vào khả năng PƯ của PK với hiđro và với KL.
VD: - Cl2 yếu hơn F2 vì Flo phản ứng với H ngay trong bóng tối, còn clo chỉ phản ứng khi có ánh sáng.
- S yếu hơn Cl vì clo bắt Fe thể hiện hóa trị cao nhất của mình.
- HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK.
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi: tóm tắt nội dung thông tin SGK.
- Các nhóm HS hoạt động nhóm để viết các phương trình phản ứng minh họa.
- Đại diện các nhóm lên viết các phương trình phản ứng có phi kim tham gia phản ứng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý quan sát thí nghiệm suy nghĩ giải thích hiện tượng quì tím chuyển sang màu đỏ à sản phẩm tạo thành là axit.
- HS nghe và thu nhận thông tin do GV cung cấp.
- Ghi tóm tắt những ý chính vào vở.
I/ Tính chất vật lí của phi kim: 
* Phi kim tồn tại cả 3 trạng thái: Rắn : C, S, P...
 Lỏng : Br2, I2....
 Khí : H2 , O2, Cl2 ...
- Phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nóng chảt ở nhiệt độ thấp. 
- Một số phi kim rất độc: Cl2, I2...
II/ Tính chất hóa học của phi kim:
1/ Tác dụng với kim loại:
a. Nhiều PK t/d với KL tạo thành muối.
2Na(r) + Cl2(k) à 2NaCl(r)
b. Oxi t/d với KL tạo oxit:
3Fe (r) + 2O2(k) à Fe3O4(r)
2/ Tác dụng với hiđro:
a. Oxi t/d với hiđro :
H2(k) + O2(k) à H2O(l)
b. Clo t/d với hiđro:
H2(k) + Cl2(k) à 2HCl(k).
3/ Tác dụng với oxi:
S(r) + O2(k) à SO2(k)
4P(r) +5O2(k) à 2P2O5 (k).
4/ Mức độ hoạt động của phi kim:
- Độ hoạt động hóa học của phi kim được đánh giá dựa vào khả năng PƯ của PK với hiđro và với KL.
3/ Củng cố: 
	- Yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu học tập:
Bài 1: Viết PTPƯ biểu diễn các chuyển hóa sau:
 	 (1)	H2S 
	S 2 SO2	3	SO3	4	H2SO4	 5	K2SO4	 6	BaSO4
	 7	FeS	8	H2S.
Bài 2: Hỗn hợp A gồm 4,2 g bột Fe và 1,6 g bột S. Nung A trong điều kiện không có không khí, thu được chất rắn B . Cho dd HCl dư tác dụng với chất rắn B, thu được hỗn hợp khí C.
	a/ Viết các phương trình phản ứng.
	b. Tính thành phần % về thể tích của hỗn hợp khí C.
4/ Dặn dò: 
VN học bài, làm các bài tập SGK.
Tiết:
31
CLO
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
	- HS biết được tính chất vật lí của clo gồm: là khí màu vàng lục, mùi hắc rất độc, tan nhiều 	trong nước nặng hơn không khí.
	- HS biết được tính chất hóa học của clo gồm: 
	+ Tác dụng với hiđro tạo thành chất khí, tác dụng với kim loại tạo thành muối clorua.
	+ Tác dụng với nước tạo thành dd axit, có tính tẩy màu, tác dụng với dd kiềm tạo thành muối.
2/ Kĩ năng:
	- Biết dự đoán tính chất hóa học của clo và kiểm ttra dự đoán bằng các kiến thức có liên quan 	và thí nghiệm hóa học.
	- Biết các thao tác tiến hành thí nghiệm: Cu tác dụng với khí clo, điều chế khí clo trong 	phòng thí nghiệm, clo tác dụng với nước, clo tác dụng với kiềm. Biết cách quan sát hiện 	tượng, giải thích và rút ra kết luận.
	- Viết được các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của clo.
B/ Chuẩn bị:
 * Dụng cụ: Bính thủy tinh có nút, đèn cồn, đũa thủy tinh, giá sắt, hệ thống ống dẫn khí, cốc thủy tinh.
 * Hóa chất: MnO2 , dd HCl đặc, bình khí clo đã thu sẵn, dd NaOH, H2O.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài: Hãy tìm hiểu tính chất , ứng dụng và điều chế của một phi kim hoạt động hóa học mạnh, có nhiều ứng dụng trong thực tế là clo.
2/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Bài cũ: 
Nêu tính chất hóa học của phi kim và viết PTPƯ minh họa cho các tính chất đó?
- Gọi 2 HS lên chữa bài tập số 2, 4 SGK.
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá cho điểm HS.
- GV cho học sinh quan sát lọ đựng khí clo.
H: Hãy cho biết một số tính chất của clo?
H: Hãy tính tỉ khối của khí clo với không khí? So sánh độ nặng nhẹ của nó?
- GV đặt vấn đề: Liệu clo có những tính chất hóa học của phi kim như ở tiết trước đã học không?
- Thông báo: Clo cũng có những tính chất của phi kim: tác dụng với kim loại, tác dụng với hiđro.
- Yêu cầu HS viết các PTPƯ minh họa.
H: Hãy rút ra kết luận về tính chất hóa học của clo?
- Đặt vấn đề: Ngoài những tính chất hóa học trên clo còn có những tính chất nào khác không?
- GV làm thí nghiệm: 
+ Điều chế khí clo vào cốc đựng nước.
+ Nhúng một mẩu giấy quì vào dd vừa thu được.
- Yêu cầu HS nhận xét kết quả thu được.
- Thông báo: dd thu được là nước clo có tính tẩy màu rất cao, nên mới đầu quì tím chuyển sang màu đỏ sau đó bị mất màu.
H: Khi dẫn khí clo vào nước là hiện tượng vật lí hay hóa học?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.
- GV lại biểu diễn tiếp thí nghiệm: + Dẫn khí clo vào dd NaOH, nhỏ vài dd vừa tạo thành vào quì tím.
H: Hãy cho biết và giải thích hiện tượng thu được?
- GV hướng dẫn HS viết PTHH.
- GV thông báo một số thông tin về nước Giaven: có tính tẩy màu...
- 1 HS lên thực hiện trên bảng.
- 2 HS thực hiện chữa bài trên bảng.
- HS dưới lớp theo dõi bài làm, nhận xét.
- TL: Là chất khí có màu vàng lục, mùi hắc, độc, tan nhiều trong nước.
- Lập tỉ số: dCl2/kk = = 2,5 lần
- Có thể có nhiều ý kiến trả lời.
- HS lên viết đầy đủ PTHH minh họa tính chất của phi kim clo.
a. Tác dụng với kim loại:
2Fe(r) + 3Cl2(k) à 2FeCl3(r)
 (vàng lục) (nâu đỏ)
Cu + Cl2à CuCl2 
b. Tác dụng với hiđro:
H2(k) + Cl2(k)à 2HCl(k).
* KL: Clo có tính chất hóa học của một phi kim như: tác dụng với hầu hết kim loại, tác dụng với hiđro... Clo là phi kim hoạt động hóa học tương đối mạnh.
- HS quan sát thí nghiệm và ghi chép hiện tượng thu được.
- Suy nghĩ trả lời các câu hỏi: vừa là hiện tượng vật lí vừa là hiện tượng hóa học.
- HS quan sát thí nghiệm và ghi chép hiện tượng thu được.
- HS suy nghĩ viết các PTHH.
KHHH: Cl
NTK: 35,5
CTHH: Cl2
I/ Tính chất vật lí:
- Là chất khí có màu vàng lục, mùi hắc, độc, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí.
II/ Tính chất hóa học:
1. Clo có những tính chất hóa học của một phi kim không?
a. Tác dụng với kim loại:
2Fe(r) + 3Cl2(k) à 2FeCl3(r)
 (vàng lục) (nâu đỏ)
Cu + Cl2à CuCl2 
b. Tác dụng với hiđro:
H2(k) + Cl2(k)à 2HCl(k).
- Khí hiđro tan nhiều trong nước tạo thành dd axit.
* KL: Clo có tính chất hóa học của một phi kim như: tác dụng với hầu hết kim loại, tác dụng với hiđro... Clo là phi kim hoạt động hóa học tương đối mạnh.
2. Clo còn có những tính chất hóa học nào khác?
a. Tác dụng với nước:
Cl2(k)+H2O(l) D HCl(dd)+ HClO(dd) ( nước clo)
- Nước clo có tính tẩy màu mạnh.
b. Tác dụng với dd NaOH:
Cl2(k)+2NaOH(dd)àNaCl(dd)+ 
( vàng lục)
 NaClO(dd)+H2O(l).
 (không màu)
- Dung dịch thu được gọi là nước giaven cũng có tính tẩy màu như nước clo.
3/ Củng cố: - H: Cho biết một số tính chất hóa học của clo?
4/ Dặn dò: - VN học bài và làm bài tập 3, 4, 5, 6, 11 SGK tr.80.
Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Tiết:
32
CLO (tiếp theo)
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
	- HS biết được một số ứng dụng của khí clo.
	- HS biết được phương pháp:
	+ Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm: bộ dụng cụ, hóa chất, thao tác thí nghiệm, cách 	thu khí...
	+ Điều chế khí clo trong công nghiệp: điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn.
2/ Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát sơ đồ, đọc nội dung SGK hóa học... để rút ra các kiến thức về tính 	chất, ứng dụng và điều chế khí clo.
3/ Thái độ:
	- GD thế giới quan duy vật biện chứng cấu tạo phù hợp với chức năng.
B/ Chuẩn bị:
	* Dụng cụ: Giá sắt, đèn cồn, bình cầu có nhánh, ống dẫn khí, bình thủy tinh có nút để thu khí clo, 	cốc thủy tinh đựng dd NaOH đặc để khử clo dư.
	* Hóa chất: MnO2, dd HCl đặc, bình đựng H2SO4, dd NaOH đặc.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài: Clo là chất khí có nhiều ứng dụng quan trọng nó được sản xuất như thế nào? Ứng dụng ra sao? Và điều chế như thế nào?
2/ Bài mớii:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Bài cũ: 
H: Nêu  ... .
b) Tính chất hóa học:
* Tác dụng với axit :
NaHCO3+HClàNaCl+H2O+CO2.
Na2CO3+2HClà2NaCl+H2O+CO2
- Muối cacbonat + axit mạnh hơn tạo thành muối và khí cacbonic.
* Tác dụng với dd baz:
K2CO3+Ca(OH)2àCaCO3+2KOH
- Một số dd muối cacbonat tác dụng với dd baz tạo ra muối cacbonat không tan và dd baz mới.
* Tác dụng với dd muối:
Na2CO3+CaCl2àCaCO3+NaCl
- Dd muối cacbonat có thể t/d với 1 số dd muối khác tạo thành 2 muối mới.
* Muối cacbonat dễ bị nhiệt phân hủy:
CaCO3 t0à CaO+CO2.
2NaHCO3 t0à Na2CO3+H2O+CO2
3. Ứng dụng:
- Làm nguyên liệu sản xuất ximăng, sx vôi, xà phòng, thuiốc chữa bệnh, bình cứu hỏa...
III/ Chu trình cacbon trong tự nhiên:
SGK.
4/ Củng cố:
	H: Qua bài học em biết được những thông tin gì về axit cacbonic và muối cacbonat?
	- Hướng dẫn HS làm bài 5.
5/ Dặn dò:
	- VN học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK.
	- Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Tiết:
38
SILIC – CÔNG NGHIỆP SILICAT
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
* HS biết được:
- Silic là phi kim hoạt động hopá học yếu. Si lic là chất bán dẫn.
- Silic đioxit là chất có nhiều trong thiên nhiên ở dưới dạng đất sét, cao lanh, thạch anh... Silic đioxit là một oxit axit.
- Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kĩ thuật khác nhau , cong nghiệp silicat đã sản xuất ra sản phẩm có nhiều ứng dụng như: đồ gốm, sứ, ximăng, thủy tinh....
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thu nhận thông tin qua kênh hình và kênh chữ .
- Biết sử dụng kiến thức thực tế để xây dựng kiến thức mới.
- Biết mô tả quá trình sản xuất từ sơ đồ lò quay sản xuất clanhke.
3/ Thái độ:
- GD thế giới quan duy vật biện chứng .
B/ Chuẩn bị:
- Tranh ảnh , mẫu vật về đồ gốm, sứ, xi măng, thủy tinh.
- Mẫu vật: đất sét, cát trắng.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 	- Nêu tính chất hoá học của axit cacbonic và muối cacbonat.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I. Silic: (Si = 28)
1. Trạng thái thiên nhiên.
- 1 HS đọc SGK
2. Tính chất.
? Nêu tính chất vật lý của Si
- Rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém.
- Tinh thể Si tinh khiết là tinh thể bán dẫn
? Tính chất hoá học
- T/c: Si + O2 g SiO2
- Si là phi kim yếu hơn C
? Si có ứng dụng gì
II. Silic đi oxit: SiO2.
- Tương tự CO2 (yếu hơn)
- Là một oxit axit.
- Không tác dụng với nước
- Là thành phần chính của các loại cát (không tan trong nước)
- Tan trong dung dịch kiềm đặc nóng:
? Viết PTPƯ tương tự CO2 và đọc tên sp
- Tác dụng với oxit bazơ (mạnh)
? Viết PTPƯ với CaO và đọc tên sp
III. Sơ lược về công nghiệp Silicat:
? Ngành công nghiệp silicat sản xuất những loại hàng hoá nào
1. Sản xuất gốm sứ: (gạch, ngói, gạch chịu lửa, sành sứ...)
? Nguyên liệu sản xuất
- Nguyên liệu: đất sét, thạch anh, penfat...
- GV mô tả các công đoạn
- Các công đoạn chính:
? Ở địa phương em có những cơ sở sản xuất nào
+ Sơ chế đất sét
g 
+ Tạo hình
+ Sấy khô
+ Nung
+ Tráng men 
2. Sản xuất ximăng:
? Nguyên liệu sản xuất
- Thành phần chính của xi măng là CaSiO3 và Ca[Al(OH)4]2.
- GV mô tả các công đoạn
(Đá vơi, đất sét, cát, nước) nhào trộn g(bùn) nung g (clanhke + trộn phụ gia) nghiền g xi măng.
? Ở địa phương em có những cơ sở sản xuất nào
g 
3. Sản xuất thuỷ tinh:
- Thành phần chính: Na2SiO3, CaSiO3.
? Nguyên liệu sản xuất
- Nguyên liệu: cát thạch anh (cát trắng), đá vôi, xô-đa.
- GV mô tả các công đoạn
- Sản xuất:
(Cát, đá vôi, xôđa) nung g (thuỷ tinh nhão) g (thuỷ tinh dẻo) g định hình.
? Ở địa phương em có những cơ sở sản xuất nào
g 
4/ Đọc thêm: Triển vọng nghề nghiệp của các ngành công nghiệp silicat ở nước ta.
Bài tập:
Viết PTPƯ xảy ra (nếu có) khi cho SiO2 vào dung dịch HCl, dung dịch NaOH đặc nóng, dung dịch HF, dung dịch HNO3 đặc nóng.
5/ Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Tiết:
39
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
A/ Mục tiêu:
- Học sinh nắm được nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Học sinh biết cách giải dạng bài tập cơ bản về xác định vị trí, tính chất của nguyên tố.
B/ Chuẩn bị:
- Bảng tuần hoàn.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 	- Nêu tính chất hoá học của SiO2.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Quá trình nghiên cứu.
- Xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn:
1. Ônguyên tố:
? Ô nguyên tố cho biết những nội dung gì
VD: (lấy ô Z = 12)
? Ví dụ
2. Chu kì:
- GV phân tích trên cơ sở cấu tạo nguyên tử.
- Là dãy các NTHH mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
- VD
3. Nhóm:
- GV phân tích
- Là dãy các NTHH mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngàoi cùng bằng nhau
-> Hoá trị?
--> tính chất hoá học tương tự nhau.
4. Củng cố:
- Dạng bài tập: Cho số hiệu nguyên tử để các định vị trí, tính chất của nguyên tố.
- Chú ý: 	+ Z = số hiệu nguyên tử = STT ô = điện tích hạt nhân = số p = số e.
+ Cách xác định sự phân bố e theo lớp theo quy tắc bát tử (có điều kiện) - Vẽ sơ đồ.
5. Bài tập về nhà: 1,2,3,4/101SGK.
Tiết:
40
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (tiếp)
A/ Mục tiêu:
- Học sinh nắm được nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Học sinh biết cách giải dạng bài tập cơ bản về xác định vị trí, tính chất của nguyên tố.
B/ Chuẩn bị:
- Bảng tuần hoàn.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 	- Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Phân tích trên Bảng?
- Nêu những thông tin từ ô nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 17.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- GV phân tích theo quy tắc bát tử (chia thành KL và PK)
1. Trong 1 chu kì:
- Tính KL giảm dần, tính PK tăng dần.
2. Trong 1 nhóm:
-->Xác định vị trí của KL mạnh nhất, PK mạnh nhất?
- Tính KL tăng dần, tính PK giảm dần.
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các NTHH:
1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoàn cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố:
- Phân tích ví dụ: Nguyên tố X có Z = 17
-> (2,8,7) -> X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó:
VD: Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +16, có 3 lớp e và lớp ngoài cùng có 6e.
4. Củng cố:
- Nêu những thông tin về ô nguyên tố có số hiệu Z = 8, Z = 17.
5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài tập 5, 6, 7 /101SGK.
- Chuẩn bị bài Luyện tập chương 3 (làm bài tập ở bài luyện tập chương)
Tiết:
41
Luyện tập chương 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NTHH
A/ Mục tiêu:
- Củng cố những kiến thức đã học về phi kim, cấu tạo và ý nghĩa của Bảng tuần hoàn các NTHH, vận dụng để giải một số dạng bài tập.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh.
B/ Tổ chức hoạt động:
1/ Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 	(Kết hợp luyện tập)
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Ôn lại nhanh bằng phát vấn HS
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Tính chất hoá học của Phi kim
2. Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể:
a. Tính chất hoá học của Cl2
b. Tính chất hoá học của C và hợp chất của C
3. Bảng tuần hoàn các NTHH
a. Cấu tạo bảng tuần hoàn.
b. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
c. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
II. Bài tập:
1) Viết các PTPƯ theo sơ đồ sau:
- Gọi 1HS lên bảng.
a) H2S SO2
Ơ
FeS2
b) Nước clo
- Gọi 1HS lên bảng.
Ĩ
Hiđroclorua Nước Javen
Ơ
Muối clorua
4) Cho nguyên tố có Z = 11. Hãy nêu:
- HD: (2,8,1)
- Cấu tạo nguyên tử
- HS làm vào vở, GV kiểm tra
- Tính chất hoá học đặc trưng
- So sánh t/c hoá học với các nguyên tố lân cận
? Dạng bài gì
5) Gọi CTHH của oxit sắt cần tìm là FexOy
? Các bước giải (giải theo phương pháp trực tiếp)
? Xác định thành phần các chất trong X, A.
6) MnO2 + HCl --> MnCl2 + Cl2 + H2O
4. Củng cố - Dặn dò:
- Hoàn thành các bài tập, ôn tập để nắm vững kiến thức. Đọc trước bài thực hành trang 33 SGK.
Tiết:
42
Thực hành: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
A/ Mục tiêu:
- Từ các thí nghiệm để chứng minh các tính chất hoá học và rút ra kết luận về tính chất hoá học của các phi kim và hợp chất của chúng (cụ thể là C và các muối cacbonat)
- Giải được bài tập thực nghiệm nhận biết muối clorua và muối cacbonat.
- Khắc sâu tính chất của các chất đã học.
B/ Chuẩn bị:
CuO, C, quỳ tím, NaHCO3, dd Ca(OH)2, NaCl, Na2CO3, CaCO3, HCl.
Ống nghiệm, giá đỡ, đèn cồn, cốc thuỷ tinh.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Ổn định tổ chức lớp:
2 /GV: Nêu mục tiêu bài học, kỷ luật giờ thực hành, phân nhóm và nhiệm vụ.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I. Tiến hành thí nghiệm:
1) Thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO
- 1 HS đọc hướng dẫn thí nghiệm
- GV phát khay thí nghiệm, HS tiến hành làm
2) Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
- 1 HS đọc hướng dẫn thí nghiệm
- GV phát khay thí nghiệm, HS tiến hành làm
3) Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua:
- Phân biệt 3 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3 
- Các nhóm thảo luận, nêu ra cách làm
- GV chấp nhận các thao tác thí nghiệm HS mới được tiến hành làm thí nghiệm
II. Viết bản tường trình thực hành:
4. Củng cố:
- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả.
- Các nhóm trình bày kết quả, giáo viên nhận xét, đánh giá.
5. Dặn dò:
- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh phòng học.
- Về nhà: Chuẩn bị tìm hiểu khái niệm về hợp chất hữu có, hoá học hữu cơ...

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong_3(Hoa9)-VNI Times.doc