Bài soạn Hình học khối 9 - Tiết 8: Bảng lượng giác

Bài soạn Hình học khối 9 - Tiết 8: Bảng lượng giác

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- HS nêu được cấu tạo của bảng lượng giác dựa trên quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc nhọn phụ nhau.

 - Thấy được tính đồng biến của sin, tg, và tính nghịch biến của cos, cotg, khi tăng từ 00 đến 900 (00 <>< 900),="" thì="" sin,="" tg="" tăng="" còn="" cos,="" cotg="" thì="">

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng tra bảng hoặc dùng MTBT để tra các tỉ số lượng giác khi biết số đo góc.

3. Thái độ

 Hợp tác trong quá trình tìm hiểu bài.

 II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên

- Bảng số; MTBT

2. Học sinh

 - Bảng số; MTBT.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Hình học khối 9 - Tiết 8: Bảng lượng giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 09/ 9/ 2010 
Ngày giảng: 9a1:	 16/ 9/ 2010
9a2:	 11/ 9/ 2010
 Tiết: 8 Bảng lượng giác
 	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- HS nêu được cấu tạo của bảng lượng giác dựa trên quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc nhọn phụ nhau.
 - Thấy được tính đồng biến của sin, tg, và tính nghịch biến của cos, cotg, khi tăng từ 00 đến 900 (00 < < 900), thì sin, tg tăng còn cos, cotg thì giảm.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng tra bảng hoặc dùng MTBT để tra các tỉ số lượng giác khi biết số đo góc.
3. Thái độ
 	Hợp tác trong quá trình tìm hiểu bài.
 	 II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên
- Bảng số; MTBT
2. Học sinh
 - Bảng số; MTBT.
 III. Phương pháp:
 Hoạt động cá nhân phát hiện và giải quyết vấn đề
 IV. Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức( 1’):
Sĩ số:	9a1:	9a2:
Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu HS nhắc lại định lý về tỉ số lượng giác của hai góc nhọn phụ nhau.
Định lý: (SGK-74)
3. Bài mới: 
 HĐ của thầy
 HĐ của trò
 Ghi bảng
HĐ1: Cấu tạo của bảng lượng giác.
Mục tiêu: HS hiểu được cấu tạo của bảng lượng giác dựa trên quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc nhọn phụ nhau. Thấy được tính đồng biến của sin, tg, và tính nghịch biến của cos, cotg, khi tăng từ 00 đến 900 (00 < < 900), thì sin, tg tăng còn cos, cotg thì giảm.
Đồ dùng dạy học: Bảng lượng giác
Các bước tiến hành:
- GV giới thiệu bảng lượng giác bao gồm bảng VIII, IX, X, từ tr.52đến tr.58 của cuốn bảng số. Để lập bảng người ta sử dung tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau để lập.
? Tại sao bảng sin, cos, tg, cotg lại đươc ghép chung cùng một bảng?
*Bảng sin, cos (bảngVIII):
- GV cho HS quan sát bảngVIII (từ tr.52 đến tr.54) và đọc to nội dung SGK tr.78
* Bảng tg, cotg (bảng IX, X).
- GV cho HS đọc to nội dung SGK tr.78 và quan sát bảng số 
- GV chốt lại .
? Sau khi quan sát bảng trên em có nhận xét gì ? khi tăng từ 00 đến 900(GV gợi ý HS nhận xét giá trị của hàm tg, cotg, sin, cos ).
- GV chốt lại : nhận xét này là cơ sở cho việc sử dụng phần hiệu chính của bảng VIII, IX.
- HS nhắc lại.
- HĐ cá nhân trả lời(vì hai góc phụ nhau)
- HS đọc và quan sát.
- 1 HS đọc to cả lớp quan sát.
- HS nhận xét:
 + sin, tg tăng.
 + cotg, cos giảm.
1.Cấu tạo của bảng lượng giác:
* Nhận xét: khi tăng từ 00 đến 900 thì:
 +) sin; tg tăng.
 +) cotg, cos giảm.
HĐ2: Cách tìm tỉ số lượng giác của góc nhọn cho trước:
Mục tiêu: Biết cách và tra Có kỹ năng tra bảng hoặc dùng MTBT để tra các tỉ số lượng giác khi biết số đo góc.
Đồ dùng dạy học:Bảng lượng giác, MTBT
Các bước tiến hành:
- yêu cầu HS đọc SGK tr.78, 79.
? Để tra bảng VIII, IX ta cần thực hiện mấy bước đó là những bước nào? 
- GV giới thiệu VD.
? muốn tìm sin46012’ ta làm như thế nào ? Nêu cách tra bảng? 
? tương tự hãy lấy 1 ví dụ khác rồi tự tra bảng tìm ra kết quả?
? tương tự phải tra bảng nào? tra như thế nào?
- Ngoài cách trên ra GV còn phải hướng dẫn HS cách tìm sin, cos trên máy tính bỏ túi.
- yêu cầu HS bấm lại bằng MTBT để kiểm tra kết quả. 
? áp dụng làm (?1), (?2).
Bài tập1: a, sin70013’
 b, cos25032’
 c, tg43010’
 d, cotg32015’
Một dãy tra bảng, một dãy dùng MTBT rồi kiểm tra kết quả lẫn nhau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 4)
Bài tập 2: 
 a, So sánh sin200 với sin700
 b, cotg20 và cotg37040’
- HS đọc và trả lời 
- HĐ cá nhân.
- HS lấy VD.
- HS tra đọc kết quả.
- HS sử dụng MTBT đọc kết quả.
- HĐ cá nhân.
- HĐ cá nhân.
- 2 HS lên bảng.
2. Cách tìm tỉ số lượng giác của góc nhọn cho trước:
a,Tìm tỉ số lượng giác của 1 góc nhọn cho trước:
Ví dụ1:Tìm sin46012’
 Vậy sin46012’ 0,7218.
Ví dụ2: Tìm cos33014’.
cos33014’=cos(33012’ + 2’)
 0,8368.
Ví dụ 3: 
 tg52018’ 1,2938.
Ví dụ 4: 
 Cotg5625’ 0,6640.
Bài tập 2
 Sin200 < sin700
 Vì 200 > 700
 cotg20 > cotg37040’
 Vì 20 < 37040’ 
HĐ3: Củng cố dặn dò:
Mục tiêu: Củng cố lại phần lí thuyết đã học trong bài
Đồ dùng dạy học:
Các bước tiến hành:
 - GV chốt lại bài.
 - BTVN 18 SGK/83.
-------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 8 - hinh 9.doc