Bài soạn Hình học khối 9 - Tuần 12

Bài soạn Hình học khối 9 - Tuần 12

LUYỆN TẬP.

A. MỤC TIÊU

- Khắc sâu kiến thức : đường kính là dây lớn nhất của đường tròn và các định lí về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung của đường tròn qua một số bài tập.

- Rèn kĩ năng vẽ hình, suy luận chứng minh hình học.

- Rèn kĩ năng trình bày bài tập.

B. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ.

 Học sinh: Thước thẳng, com pa.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP

 I. ổn định lớp: (1 phút)

II. Kiểm tra 15 phút

 1.Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng:

a) Đường tròn có vô số tâm đối xứng

b) Đường kính đi qua trung điểm một dây thì vuông góc với dây đó

c) Hai dây vuông góc nhau thì dây này là đường trung trực của dây kia

 d) Trong 1 đường tròn một dây bất kì nhỏ hơn hoặc bằng 2 lần bán kính

 2. Cho đường tròn (O;R) đường kính AB và dây CD vuông góc AB tại H.Biết CD

doc 8 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Hình học khối 9 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	
Tiết 23
 Ngày soạn:5/11 
 Ngày dạy: 12/11
Luyện tập.
A. Mục tiêu
Khắc sâu kiến thức : đường kính là dây lớn nhất của đường tròn và các định lí về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung của đường tròn qua một số bài tập.
Rèn kĩ năng vẽ hình, suy luận chứng minh hình học.
Rèn kĩ năng trình bày bài tập.
B. Chuẩn bị
Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ.
	Học sinh: Thước thẳng, com pa.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp 
	I. ổn định lớp: (1 phút)	
II. Kiểm tra 15 phút
 1.Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng:
a) Đường tròn có vô số tâm đối xứng
b) Đường kính đi qua trung điểm một dây thì vuông góc với dây đó
c) Hai dây vuông góc nhau thì dây này là đường trung trực của dây kia
 d) Trong 1 đường tròn một dây bất kì nhỏ hơn hoặc bằng 2 lần bán kính
 2. Cho đường tròn (O;R) đường kính AB và dây CD vuông góc AB tại H.Biết CD = 8cm, AB = 10 cm, Tính OH, AH, AC.
III. Dạy học bài mới: (24 phút)
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Bài 21 tr 131 sbt.
-Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình, ghi GT – KL.
-Hướng dẫn học sinh kẻ OM CD.
-So sánh MC và MD? 
-So sánh AN và NK?
-Nhận xét?
-C/M MH = MK?
 CH = DK?
-Nhận xét?
GV nhận xét, bổ sung nếu cần.
Bài 2. 
- Cho hs nghiên cứu đề bài.
-Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl.
-Nhận xét?
-GV nhận xét.
-Tứ giác AKHO là hình gì ? Vì sao?
-So sánh AH và HB? AK và CK?
-Nhận xét?
-So sánh AH và OK? Vì sao?
-Tính AH?
 OK?
-Gọi 1 hs lên bảng tính OK.
-Nhận xét.
-GV nhận xét, bổ sung nếu cần.
- Vì sao?
- C/m ?
-Nhận xét?
- ?
-KL?
-Nhận xét?
-Gọi 1 hs tính BC.
-Nhận xét?
Bài 3. 
- Cho hs nghiên cứu đề bài.
-Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl.
-Nhận xét?
-GV nhận xét.
-C/m MC = MD?
-So sánh MA và ME?
-Mối quan hệ giữa AE và CD?
-Tứ giác ACED là hình gì? vì sao?
-Nhận xét?
-GV nhận xét, bổ sung nếu cần.
-1 hs lên bảng vẽ hình, ghi GT – KL.
 Cho (O) đường kính AB. 
GT Dây cung CD. AH CD, 
 BK CD.
KL CH = DK.
-Kẻ OM CD.
-MC = MD theo tính chất đường kính-dây cung.
-AN = NK vì OB = OA và ON // KB.
-MH = MK vì AN = NK và MN // AH.
-1 HS lên bảng c/m 
Giải.
Kẻ OM CD, OM cắt AK tại N MC = MD (1) (t/c đk – dc).
Xét AKB có OB = OA, ON//KB (vì cùng CD) AN = NK.
Xét AHK có AN = NK, MN//AH (cùng CD) MH = MK (2).
Từ (1), (2) MC – MH = MD – MK
hay CH =DK.
-Nhận xét.
-Bổ sung.
-Nghiên cứu đề bài.
-1 hs lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl.
 Cho (O) AB CD, AB = 10,
GT AC = 24. OH AB, OK AC
KL a) OH =?, OK = ?
B, O, C thẳng hàng.
BC = ?
-Nhận xét.
-Bổ sung.
là hình chữ nhật vì 
 AH = OK mà AH = HB theo tính chất đường kính – dây cung.
 AH = 5 
 OK = 5.
-1 hs lên bảng tính OK.
-Dưới lớp làm vào vở
-Quan sát bài làm trên bảng.
-Nhận xét.
-Bổ sung.
= 900 vì tứ giác AHOK là hình chữ nhật.
- C/m CKO = OHB 
O1+O2 = 900 
. = 1800.
-B, O, C thẳng hàng.
-Nhận xét.
-1 hs tính BC.
-Nhận xét?
Bài giải 
Theo t/c đường kính – dây cung ta có AH = HB, AK = CK. 
Tứ giác AKOH có .
AHOK là hình chữ nhật AH=OK = .
OK = AH = .
b) Ta có AH = HB, tứ giác AHOK là hình chữ nhật nên và KO=AH KO = HB CKO = OHB 
mà mà
 C, O, B thẳng hàng.
c) Xét ABC có BC2 = AC2 + AB2 
= 242 + 102 = 676 BC = .
-Quan sát đề bài trong SGK
-Nghiên cứu đề bài.
-1 hs lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl.
 Cho (O,R) AB =2R. M OA.
GT DCOA tại M, EAB, ME=MA
KL Tứ giác ACED là hình gì? vì sao?
Giải.
Ta có CD OA tại M MC = MD (tính chất đường kính – dây cung).
AM = ME (gt) tứ giác ADEC là hình thoi. 
MC = MD theo tính chất đường kính=day cung.
-MA = ME (gt).
-AE CD
-Tứ giác ACED là hình thoi vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và vuông góc với nhau.
IV. Luyện tập củng cố:( 3 phút)
	-Nêu lại cách giải các bài tập đã chữa trong tiết.
-Bài 3 ( bổ sung).
Gọi I là giao DE và BC.Chứng minh I (O’) đường kính EB.
HD:
c/m = 900 DI BC.
Gọi O’ là trung điểm của EB c/m O’I = O’E = O’B I (O’) đường kính EB.
V.Hướng dẫn về nhà:( 2 phút)
-Ôn lại các định lí đã học.
-Xem lại các bài đã chữa.
-Làm bài 22, 23sbt.
***************************
Tuần 12	
Tiết 24
 Ngày soạn: 5/11
 Ngày dạy: 15/11
Đ3.liên hệ giữa dây 
và khoảng cách từ tâm đến dây.
A. Mục tiêu
Nắm được các định lí về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây của một đường tròn.
Biết vận dụng các định lí trên để so sánh độ dài hai dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây.
Rèn luyện tính chính xác trong suy luận và trong chứng minh.
B. Chuẩn bị
Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ.
	Học sinh: Thước thẳng, com pa.
C. hoạt động dạy học trên lớp 
	I. ổn định lớp: (1 phút)	
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Dạy học bài mới: (35 phút)
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
ĐVĐ: giờ học trước ta đã biết đường kính là dây lớn nhất của đường tròn, vậy để so sánh 2 dây của đường tròn ta làm như thế nào? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp ta trả lời được câu hỏi đó.
1.Bài toán.
Bài toán : sgk tr 104.
-Cho hs nghiên cứu bài toán trong sgk.
-Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl.
-Nhận xét?
-HD hs chứng minh: Điền vào dấu :
-OKD là ..
-Theo định lí Pytago ta có OH2 + HB2 = 
-Tương tự ta có OK2 + KD2 = 
-Nhận xét?
AB và CD là hai dây của đường tròn (O, R). Gọi OH, OK thứ tự là các khoảng cách từ O đến AB, CD. Ta có OH2 + HB2 = OK2 + KD2
-Nếu AB hoặc CD là đường kính, bài toán trên còn đúng không?
-Nhận xét? chú ý.
Chú ý: KL của bài toán vẫn đúng nếu một dây là đường kính hoặc hai dây là đường kính.
2. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
?1 SGK tr 105.
-Cho hs nghiên cứu ?1
-Cho hs làm ra giấy nháp, nửa lớp làm phần a, nửa lớp làm phần b.
- 2 em lên làm bài .
-Nhận xét?
-GV nhận xét.
-Từ ?1 tổng quát?
-Nhận xét?
 ĐL 1.
Định lí 1
Trong một đường tròn:
Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.
Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau. 
?2 SGK tr 105.
-Cho hs nghiên cứu ?2
-Cho hs làm ra giấy nháp, nửa lớp làm phần a, nửa lớp làm phần b.(Thảo luận theo nhóm)
-Yêu cầu 2 em lên bảng trình bày bài.
-Nhận xét?
-GV nhận xét.
-Từ ?2 rút ra nhận xét?
-Nhận xét?
 ĐL 2.
Định lí 2.
 Trong hai dây của một đường tròn:
Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.
Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.
-Cho hs nghiên cứu nd ?3
-Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl .
-Nhận xét?
-GV nhận xét.
-Tính chất của điểm O?
-OE = OF ?
-Nhận xét?
-So sánh OD và OF?
 so sánh AB và AC?
-Nhận xét?
-Nắm vấn đề.
-1 hs lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl .
-1 hs lên bảng điền khuyết :
...là tam giác vuông.
= OB2 = R2.
= OD2 = R2.
 OH2 + HB2 = OK2 + KD2
-Nhận xét.
-Nếu . thì bài toán trên vẫn đúng.
-Nghiên cứu ?1
-Làm bài ra giấy nháp
-Quan sát bài làm trên bảng.
-Nhận xét.
-Từ ?1rút ra nhận xét.
-Nắm nd định lí 1.
-Nghiên cứu ?2
-Thảo luận theo nhóm, làm bài ra giấy nháp.
-Quan sát bài làm trên bảng.
-Nhận xét.
Qua ?2 rút ra nhận xét.
-Nhận xét.
-Bổ sung.
-Nắm nd định lí 2.
-Nghiên cứu nd ?3
-Một hs lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl.
-Dưới lớp làm vào vở.
?3
 SGK tr 105.
GT ABC O là giao các đường 
 trung trực của tam giác, 
 DA = DB, EB = EC, FA = FC.
 OD > OE, OE = OF.
KL So sánh
 a) BC và AC
 b) AB và AC.
Chứng minh.
a)Vì O là giao của 3 đường trung trực của tam giác O là tâm đường tròn ngoại tiếp ABC 
Ta lại có OE = OF AC = BC (theo tính chất đường kính – dây cung).
b)OD > OE và OE = OF OD > OF AB < AC theo đl 2.
IV. Luyện tập củng cố:( 8 phút)
	? Nêu các định lí về sự liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
	Bài 12 tr 106 sgk.
Chứng minh.
Vì OH AB HA = HB = 4 cm.
 Theo ĐL Py ta go ta có OH2 = OA2 – AH2 = 52 – 42 = 32 OH = 3cm.
Kẻ OK CD ta có tứ giác KIHO là hình chữ nhật vì = 900
 Mặt khác OK = HI = 3 cm, OH = 3 cm OK = OH AB = CD.
V.Hướng dẫn về nhà:( 2 phút)
-Học thuộc bài
-Xem lại các bài đã chữa.
-Làm bài 13, 14, 15 sgk tr 104.
*******************

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh9 tuan 12OK.doc