Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 29: Vị trí tương đối của hai đường tròn

Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 29: Vị trí tương đối của hai đường tròn

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được ba vị trí tương đối của hai dường tròn, tính chất của 2 đường tròn tiếp xúc nhau, t/c của 2 đường tròn cắt nhau

2. Kỹ năng : Biết vận dụng tính chất của 2 đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau vào các bài toán về tính toán và chứng minh

3. Thái độ: Chính xác, cẩn thận

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ, compa, thước thẳng, phấn màu

2. Học sinh: Compa, thước thẳng, ôn tập định lí sự xác định đường tròn

C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 848Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 29: Vị trí tương đối của hai đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/12
Ngày giảng: 6/12 - 9BC
Tiết 29
 vị trí tương đối của hai 
đường tròn 
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS nắm được ba vị trí tương đối của hai dường tròn, tính chất của 2 đường tròn tiếp xúc nhau, t/c của 2 đường tròn cắt nhau
2. Kỹ năng : Biết vận dụng tính chất của 2 đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau vào các bài toán về tính toán và chứng minh 
3. Thái độ: Chính xác, cẩn thận
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ, compa, thước thẳng, phấn màu 
2. Học sinh: Compa, thước thẳng, ôn tập định lí sự xác định đường tròn 
C. Tiến trình dạy – học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ1: Ba vị trí tương đối của hai đường tròn
Nêu sự xác định của đường tròn ?
Tính chất đối xứng của đường tròn ?
GV y/c HS làm ?1 - SGK
GV vẽ (O) cố định lên bảng, cầm mô hình đường tròn (O") dịch chuuyển để HS quan sát lần lượt 3 vị trí tương đối của 2 đường tròn 
a, Hai đường tròn cắt nhau 
GV giới thiệu :
+ Hai đường tròn có 2 điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau . 
+ Hai điểm chung đó gọi là 2 giao điểm 
+ Đoạn thẳng nối 2 điểm đó gọi là dây chung
b, Hai đường tròn tiếp xúc nhau
GVgiới thiệu :
+ Hai đường tròn tiếp xúc nhau là 2 đường tròn chỉ có một điểm chung
+ Điểm chung đó gọi là tiếp điểm 
Có 2 trường hợp tiếp xúc nhau: Tiếp xúc ngoài và tiếp xúc trong
GV minh hoạ bằng hình vẽ
Tiếp xúc trong Tiếp xúc ngoài
HS làm ?1 SGK
HS quan sát nhận ra 3 vị trí tương đối của 2 đường tròn 
O'
O
a, Hai đường tròn cắt nhau
+ HS vẽ hình vào vở và nắm bắt 
+ HS ghi nhớ và ghi vở 
b, Hai đường tròn tiếp xúc nhau
+ HS nắm bắt và ghi vở
+ Ghi nhớ
c, Hai đường tròn không giao nhau
Gv giới thiệu :
+ Hai đường tròn không giao nhau là 2 đường thẳng không có điểm chung 
+ Có 2 trường hợp không giao nhau: 
không giao nhau trong , không giao nhau ngoài 
GV y/c hs nhắc lại các vị trí tương đối của 2 đường tròn
c, Hai đường trong không giao nhau 
HS nắm bắt và ghi vở 
+ Ghi nhớ
HS nhắc lại các vị trí tương đối của hai đường tròn 
HĐ2: Tính chất đường nối tâm
GV vẽ (O) và (O') có tâm không trùng nhau
GV giới thiệu đường thẳng OO' gọi là đường nối tâm, đoạn OO' cong gọi là đoạn nối tâm 
GV: Tại sao đường nối tâm OO' lại là trục đối xứng của hình gồm cả 2 đường tròn đó ?
GV y/c hS làm ?2 
Từ kết quả trên gv yêu cầu HS phát biểu nội dung tính chất trên 
Giáo viên yêu cầu HS đọc định lý SGK- 119
O
O’
HS vẽ vào vở của mình 
HS nắm bắt và thu thập thông tin 
HS làm ?2
Nếu hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng với nhau qua đường nối tâm hay đường nối tâm là đường trung trực của dây chung
* Định lí ( SGK - 119 )
Hai học sinh đọc định lý SGK- 119
HĐ 3 : Củng cố
O
O’
A
B
C
D
I
Y/c học sinh thực hiện ?3
?3 (SGK - 119 )
a. Hai đường tròn (O ) và (O’ ) cắt nhau tại A và B
b. AC là đường kính của (O )
 AD là đường kính của ( O’)
Xét ABC có AO = OC = R (O); AI = IB ( t/c đường nối tâm )
 OI là đường trung bình của tam giác ABC
 OI// CB hay OO'//BC
GV nhận xét đáng giá và sửa chữa
GV tổng kết toàn bài
CM tương tự có BD//OO'
 C,B,D thẳng hàng theo tiên đề Ơ clít
HĐ4: Hướng dẫn về nhà
+ Nắm vững ba vị trí tương đối của hai đường tròn , tính chất đường nối tâm
+ BTVN: 33,34(SGK-119); 64,65(SBT-137)
+ Đọc trước bài mới và tim trong thực tế những đồ vật có hình dạng, kết cấu liên quan đến những vị trí tương đối của hai đường tròn
+ Chuẩn bị nội dung để giờ sau ôn tập học kì 1

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29-Vi tri tuong doi cua 2 DT.doc