Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 24 đến tiết 28

Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 24 đến tiết 28

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

* Giúp HS:

1. Hiểu được việc tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng Việt?

2. Rèn kĩ năng sử dụng và tạo thêm từ mới.

3. Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

 * Nêu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ ? chữa bài tập 2,4/57.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài.

* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tạo từ ngữ mới.

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 24 đến tiết 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H: Hãy nêu cách đọc văn bản ?
-> Đọc rõ ràng, diễn cảm.
- Hai HS đọc -> nhận xét
I. Đọc – chú thích.
1. Đọc.
H: Dựa vào chú thích, hãy giới thiệu vài nét về tg?
- Giới thiệu tác giả.
2. Chú thích.
a. Tác giả.
*Ông sống trong thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng tác văn chương, khảo cứu nhiều lĩnh vực.
- Thơ văn của ông chủ yếu kí thác tâm sự bất đắc chí của một nho sinh không gặp thời.
- Nghe, hiểu thêm
- Phạm Đình Hổ (1768 - 1839).
- Quê quán: Làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương.
b. Tác phẩm
H: Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm ?
- Giới thiệu (dựa vào sgk).
- Trích trong “Vũ trung tuỳ bút”.
H: Em hiểu như thế nào về “Vũ Trung tuỳ bút”, và thể loại tuỳ bút ?
-> Tuỳ bút : Ghi chép sự việc con người theo cảm hứng chủ quan, không gò bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo.
 Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về con người, cuộc sống.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích (2), (3), (4), (5), (7), (8), (13), (14), (19).
* Tìm hiểu các chú thích GV hướng dẫn.
c. Từ khó : sgk
H: Nêu đại ý của đoạn trích?
- Trao đổi, tìm đại ý và trả lời
d. Đại ý.
-> Đoạn trích ghi lại cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa.
? Qua đọc văn bản, em hãy xác định: Văn bản gồm những nội dung nào? Các đoạn văn tương ứng với nội dung đó? 
- Trao đổi với bạn, xác định bố cục và trả lời. Các em khác nhận xét và bổ xung.
e. Bố cục.
- gồm hai phần:
+ Từ đầu -> đó là triệu bất thường => Thú ăn chơi của chua Trịnh.
+ Còn lại: => Sự tham lam nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa.
* Hoạt động 3 - Hướng dẫn học sinh đọc - tìm hiểu nội dung văn bản
H: Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông 
- Phát hiện chi tiết.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận.
Bảng Phụ
- Xây dựng đình đài cứ liên miên.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
qua các chi tiết nào?
H: Em hiểu như thế nào là “trân cầm dị thú”, “cổ mộc quái thạch” ?
* Giải thích : 
- trân cầm dị thú : chim quý, thú lạ.
- cổ mộc quái thạch : cây sống lâu năm, phiến đá có hình thù kì lạ.
- Chơi đèn đuốc, ngự ở các cung li.
- Dạo chơi tuỳ ý ghé vào bờ mua bán các thứ như ở cửa hàng trong chợ.
- Bao nhiêu loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnhchúa đều thu lấy.
- Điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non.
H: Nhận xét về lời văn ghi chép sự việc và nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn ? Tác dụng ?
* Phân tích, nhận xét.
- Lời văn chân thực, khách quan, không xen lời bìnhmiêu tả tỉ mỉ vài sự kiện -> khắc hoạ ấn tượng thói ăn xa xỉ của chúa (ăn chơi bằng quyền lực, cưỡng đoạt ).
H: Ngoài việc miêu tả cảnh phủ chúa, tác giả còn miêu tả những âm thanh nào ?
- Phát hiện: chim kêu vượn hót ran bốn bề, nửa đêm ồn ào như trận ma sa gió táp, vỡ tổ tan đàn.
H: Cảm nhận của em về những âm thanh đó ?
-> Gợi cảm giác ghê rợn, tan tác đau thương.
H: Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”?
* Phân tích,đánh giá.
- Cảm xúc chủ quan của tác giả 
-> Đó là điểm gở, điểm chẳng lành bởi chúa ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt, xương máu của dân lành -> sự suy vong tất yếu của một triều đại.
H: Theo dõi đoạn còn lại, nêu sự việc chính của đoạn ?
- HS phát hiện.
2. Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ chúa.
H: Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào?
- Phát hiện
- Nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm.
- Dò xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim tốtbiên vào hai chữ “phụng thủ”.
- Đêmsai lính đến lấybuộc tội giấu vật cung phụngdoạ lấy tiền.
- Hòn đá, cây lớnphá nhà, huỷ tường khiêng ra.
- Nhà giàu bỏ của kêu van chí chết.
- Nhà tatrồng một cây lê hai cây lựu cũng phải chặt đi
H: Thủ đoạn này đã gây tai hoạ nào cho dân lành?
- Phát hiện.
H: Tác giả kết thúc tuỳ bút bằng câu ghi lại một sự việc có thực từng xảy ra trong nhà mình nhằm mục đích gì ?
* Suy nghĩ.
-> Tăng tính thuyết phục cho những chi tiết chân thực -> thái độ phê phán chế độ PK.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
 H: Trong đoạn văn này tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng ?
* Suy nghĩ, đánh giá.
- Hình ảnh đối lập, phương pháp so sánh, liết kê
-> Tố cáo bọn quan lại hầu cận ỷ thế nhà chúa mà hoành hành, vơ vét để ních đầy túi tham.
H: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả qua cách ghi lại sự việc này ?
* Đánh giá.
- Thái độ phê phán, lên án chế độ phong kiến bất công, vô lí.
H: Học “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” em hiểu thêm sự thật nào về đời sống vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn ?
- Tổng kết lại kiến thức.
H: Nêu những nghệ thuật nổi bật của văn bản ?
- HS nhắc lại.
- HS rút ra ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ/sgk.
H: Theo em thể tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà các em đã được học ở bài trước?
* Thảo luận.
+ Truyện: Hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể nên có cốt truyện, nhân vậtcó thể hư cấu.
+ Tuỳ bút: Ghi chép về những con người, sự việc cụ thể, có thực, qua đó bộc lộ sự đánh giá của mình về con người và cuộc sống.
H: Em học tập điều gì ở cách viết văn của Phạm Đình Hổ ?
- Bộc lộ.
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS luyện tập.
- Gọi HS làm bài tập trắc nghiệm.
- HS lên bảng làm bài tập trắc nghiệm ( bảng phụ )
-> nhận xét.
- HS viết đoạn văn.
III. Luyện tập.
* Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỉ 18.
* Bài tập củng cố : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
 Nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng cảm xúc chủ đạo của tác giả trong văn bản?
A. Phê phán thói ăn chơi xa xỉ của bọn vua chúa đương thời.	
B. Thể hiện lòng thương cảm với nhân dân.
C. Phê phán tệ nhũng nhiễu nhân dân của lũ quan lại.	
D. Cả ba ý A, B, C.
* Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà.	
 - Viết tiếp đoạn văn. Học ghi nhớ, nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
 - Chuẩn bị: “Truyện Kiều của Nguyễn Du”.
+ Tìm hiểu về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
------------------*****---------------------
Ngày soạn :20/9/2009
Ngày giảng :22/9/2009
Tiết 25
Sự phát triển của từ vựng ( tiếp )
A. Mục tiêu cần đạt.
* Giúp HS:
1. Hiểu được việc tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng Việt?
2. Rèn kĩ năng sử dụng và tạo thêm từ mới.
3. Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
 * Nêu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ ? chữa bài tập 2,4/57.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài.
* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tạo từ ngữ mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
+ Đọc vd?
- Đọc vd 1,2 (bảng phụ)
I. Tạo từ ngữ mới.
* Ví dụ.
H: Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: “điện thoại”, “kinh tế”, “sở hữu”, “tri thức”, “đặc khu”,”trí tuệ”? 
H: Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó ?
* Thảo luận.
- Điện thoại di động ; kinh tế tri thức ; đặc khu kinh tế ; Sử hữu trí tuệ.
- HS giải nghĩa, nhận xét.
- VD 1 :
+ Điện thoại di động : Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
+ Kinh tế tri thức : Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
+ Đặc khu kinh tế : Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi.
+ Sở hữu trí tuệ : Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ.
H: Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình (x + tặc). Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện theo cấu tạo mô hình đó ?
*Thảo luận
- Lâm tặc, tin tặc
- Ví dụ 2
H: Ta có thể tạo từ ngữ mới bằng cách nào? Mục đích ?
- Nhận xét chung -> rút ra ghi nhớ 1
* Ghi nhớ/sgk
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục II.
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
H: Đọc VD
- Đọc ví dụ 1
* Ví dụ1.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H: Hãy tìm từ Hán Việt trong hai đoạn trích ?
- Phát hiện.
- Đọc ví dụ 2.
Những từ Hán Việt :
a. thanh minh, lễ, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b. bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
* Ví dụ 2.
H: Trong tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm trên?
- HS trả lời.
a. AIDS
b. Marketing
H: Những từ này có nguồn gốc từ đâu ?
-> Nước ngoài.
H: Từ 2 ví dụ trên em rút ra nhận xét gì về cách phát triển từ ngữ ?
- Rút ra nhận xét.
- Đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ/94.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
- Đọc cầu bài tập 1 -> làm miệng
III. Luyện tập
Bài tập 1/74.
H: Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu : x + tặc?
- x + trường: chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường.
- X + hoá: ô -xi hoá, lão hoá.
H: Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa những từ này?
- Đọc yêu cầu bài tập 2 
-> Thảo luận, trả lời.
Bài tập 2/74.
- Cơm bụi : cơm giá rẻtạm bợ.
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu đối thoại ở địa điểm cách xa nhau.
H: Nêu vắn tắt cách phát triển từ vựng ? Thảo luận vấn đề đã nêu ?
- Đọc yêu cầu bài tập 4 
-> thảo luận, trả lời.
Bài tập 4/74.
- Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi.
*Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà: 
- Làm bài tập 3.
- Chuẩn bị bài “Truyện Kiều của Nguyễn Du” : Đọc, trả lời câu hỏi sgk
 Tìm đọc về truyện Kiều
------------------*****---------------------
Ngày soạn :20/9/2009
Ngày giảng :23/9/2009	
Tiết 26 
“truyện kiều” của nguyễn du.
mục tiêu cần đạt.
* Giúp HS :
1. Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Trên cơ sở hiểu nội dung cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản của “Truyện Kiều”.
2. Rèn luyện kĩ năng tóm tắt tác phẩm.
3. Giáo dục lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc, tự hào về đại thi hào Nguyễn Du, về di sản văn hoá quý giá của ông, đặc biệt là “Truyện Kiều” 
Chuẩn bị của thầy và trò
a/ Giáo viên: + Truyện Kiều, một số lời bình, bài viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
	+ SGK, SGV và bài soạn, bảng phụ.
	b/ Học sinh:	+ Đọc trước phần giới thiệu về Truyện Kiều 
	+ Trả lời các câu hỏi trong SGK	
Các bước lên lớp.
A/ ổn định tổ chức.
B/ Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả và tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” ?
+ Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ  ... trọng. Lời khen chia đều cho hai người, nét bút lại muốn đậm nhạt “mỗi người một vẻ”. Vì thế liền sau đó, thi sĩ tập trung rọi sáng từng người.
- HS nghe 
2. Vẻ đẹp Thuý Vân
Đọc thầm bốn câu thơ tiếp theo.
- Đọc
H: Vẻ đẹp của Thuý Vân được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào?
-Xác định các định các h/a
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
H: Từ “trang trọng “gợi vẻ đẹp như thế nào ?
H: Hãy phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ 
-> Vẻ đẹp cao sang, quý phái.
* Phân tích:
- Bút pháp nghệ thuật ước 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
thuật tác giả sử dụng miêu tả Thuý Vân ?
lệ, với những hình tượng thiên nhiên: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc -> vẻ đẹp đoan trang của Thuý Vân. Tuy nhiên Nguyễn Du lại tả Thuý Vân cụ thể hơn lúc tả Thuý Kiều.
- Nghệ thuật so sánh ẩn dụ -> vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quý phái của Thuý Vân.
-> Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.
H: Với cách giới thiệu như vậy, tác giả muốn dự báo gì về số phận của Thuý Vân ?
* Suy nghĩ -> Bộc lộ.
- Nàng sẽ có một cuộc sống suôn sẻ, bình lặng.
3. Vẻ đẹp của Thuý Kiều.
H: Đọc những câu thơ còn lại.
- Đọc .
H: Tại sao tácgiả miêu tả Thuý Vân trước rồi mới miêu tả Thuý Kiều?
* Suy nghĩ -> trả lời.
- Tác giả dùng nghệ thuật so sánh đòn bẩy: Vân làm nền để khắc họa rõ nét Kiều.
H: Nguyễn Du giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thuý Kiều khác với Thuý Vân như thế nào?
- Tác giả dùng nghệ thuật so sánh đòn bẩy -> khẳng định vẻ đẹp vượt trội của TK.
Kiều càng sắc sảo mặn mà 
So bề tài sắc lại là phần hơn.
H: Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mạng tính ước lệ, theo em có điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân ?
* Phát hiện, phân tích.
- Dùng bút pháp ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn”, “hoa”, “liễu” -> gợi tả vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
- Đặc biệt tác giả đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt. Đôi mắt thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, mặn mà, trí tuệ (sắc sảo)
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
H: Cách miêu tả trên cho thấy Kiều có vẻ đẹp như thế nào?
H: Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều?
GV: Tác giả tả sắc một phần, tài năng hai phần. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm phong kiến (đủ cầm, kì, thi, hoạ ) 
-> Tả cái tài cũng là ca ngợi cái tâm của nàng -> Cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều sáng tác ghi lại tiếng lòng
-HS đánh giá.
- Phát hiện.
-> Thuý Kiều còn đẹp bởi cái tài.
- Vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn, đầy sức sốngvẻ đẹp độc nhất vô nhị (thiên nhiên phải hờn, ghen)
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Một thiên Bạc mệnh
* Tác giả tả sắc một phần, tài năng hai phần. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm phong kiến (đủ cầm, kì, thi, hoạ ) 
-> Tả cái tài cũng là ca ngợi cái tâm của nàng -> Cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều sáng tác ghi lại tiếng lòng
 - Nghe, hiểu
H: Những vẻ đẹp ấy cho thấy Kiều là người như thế nào?
- Đánh giá
-> Vẻ đẹp kết hợp cả sắc – tài – tình.
H: Chân dung của Thuý Kiều dự cảm số phận của nàng như thế nào?
H: Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện ntn trong khi miêu tả chân dung chị em Thuý Kiều ?
- Bộc lộ.
-> Tác giả báo trước một số phận éo le, đau khổ.
-> Khẳng định nhân phẩm, tài năngtrân trọng, đề cao vẻ đẹp con người
H: Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
- HS tổng kết.
H: Qua những biện pháp nghệ thuật đó tác giả muốn thể hiện nd gì ?
-> Rút ra ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ/sgk
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập.
* Giao nhiệm vụ
- Đọc thuộc bài thơ.
- Đọc đoạn trích từ “Kim Vân Kiều truyện”
- Thực hiện y/c
III. Luyện tập.
H: So sánh để thấy được những sáng tạo của ND ?
* Gọi HS làm bài tập .
- Thảo luận, trả lời.
- HS lên bảng làm bài tập 
Bảng phụ
* Bài tập củng cố:	Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
1. Có người cho rằng chân dung của Thuý Vân, Thuý Kiều là những chân dung tính cách số phận. Đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai.
2. Nhận định nào nói đầy đủ nhất nghệ thuật tả người của ND trong đoạn trích?
A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và biện pháp lí tưởng hoá nhân vật.
B. Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
C. Sử dụng điển cố và biện pháp đòn bẩy.
D. Cả A, B, C đều đúng.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà
 - Học ghi nhớ, hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Soạn “Cảnh ngày xuân” 
------------------*****---------------------
Ngày soạn: 20/9/2009
Ngày giảng:26/9/2009
Tiết 28
Văn bản : Cảnh ngày xuân
(Nguyễn Du)
Mục tiêu cần đạt
* Giúp HS: 1. Thấy được tài miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du : cảnh ngày xuân.
 2. Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ.
 3. Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.
Chuẩn bị của thầy và trò
 Giáo viên: Chuẩn bị tranh minh hoạ, bảng phụ, bài soạn, SGK, SGV 
Học Sinh: Tìm hiểu trước phần văn bản trước khi đến lớp. Trả lời các câu hỏi trong SGK
Các bước lên lớp.
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
 * Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”? Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ?
 * Phân tích bức chân dung Thuý Kiều ?
C. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài.
 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
H: Nêu cách đọc văn bản?
- Đọc chậm, diễn cảm, chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ đặc tả.
- 2 học sinh đọc -> nhận xét.
I. Đọc - tìm hiểu chú thích.
1. Đọc
2. Chú thích
H: Hãy nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm ?
- Giới thiệu (dựa vào sgk)
a. Vị trí đoạn trích.
- Nằm ở phần mở đầu tp.
*Sau khi giới thiệu gia cảnh Vương viên ngoại, gợi tả chị em TK, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh, chị em TK đi chơi xuân.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
- Tìm hiểu các chú thích 
b. Từ khó.
H: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần? 
* Đoạn thơ kết cấu theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.
Đoạn trích chia làm ba
 phần :
+ P1 : 4 dòng đầu -> Khung cảnh ngày xuân.
+ P2 : 8 dòng tiếp theo -> Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
+ P3 : 6 dòng cuối -> Cảnh hai chị em Kiều du xuân trở về.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
H:Đọc thầm 4 dòng thơ đầu
- Đọc
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Khung cảnh ngày xuân.
H: Trong hai dòng thơ đầu, khung cảnh mùa xuân được miêu tả như thế nào ?
-Tác giả vừa nói thời gian, vừa gợi không gian ngày xuân. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng 3chim én vẫn rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân.
Ngày xuân con én đưa thoi
Chiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
H: Hình ảnh thơ nào gợi tả đặc điểm riêng của mùa xuân ?
- Phát hiện.
Cỏ non xanh tân chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân ? Tác dụng ?
* Thảo luận.
- Bút pháp tả thực
- Dùng từ ngữ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu -> Bức tranh xuân có màu sắc hài hoà đến tuyệt diệu -> vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
- Từ “điểm” làm cho cảnh vật có hồn, không tĩnh tại.
H: Cảm nhận của em về khung cảnh được miêu tả trong những câu thơ trên ?
*Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo câu thơ cổ: “Phương thảo liên thiên bích” (cỏ thơm liền với trời xanh), “Lê chi sổ điểm hoa” (Trên cành lê mấy bông hoa) để tạo nên một khung cảnh xuân sống động, có hồn
- Đánh giá.
-> Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân : vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, nhẹ nhàng, thanh khiết, sinh động.
H: Đọc 8 dòng thơ tiếp theo và nêu nội dung chính của đoạn ?
- Đọc, phát hiện nội dung.
2. Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
H: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả như thế nào?
H: Nghệ thuật miêu tả cảnh trong đoạn thơ có gì đặc biệt?
- Phát hiện.
* Thảo luận.
- Dùng các từ ghép là DT (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) -> Gợi tả sự đông vui.
- Dùng các từ ghép là ĐT (sắm sửa, đập dìu) -> gợi tả sự náo nhiệt.
- Dùng các từ ghép là TT (gần xa, nô nức) --> làm rõ tâm trạng người đi hội.
 Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
- Cách nói ẩn dụ (nô nức yến anh) -> Hình ảnh đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân.
-> Không khí tấp nập, nhộn nhịp, vui vẻ.
H: Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy nêu cảm nhận của mình về lễ hội truyền thống ấy ?
* HS bộc lộ.
H: Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 dòng thơ cuối có gì khác với 4 dòng thơ đầu ? Vì sao ?
* Phát hiện.
- Cảnh vẫn mang cái thanh dịu của mùa xuân.
- Khác bởi thời gian, không gian.
3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
H: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ ? Phân tích tác dụng ?
- Từ láy -> biểu đạt sắc thái cảnh vật và bộc lộ tâm trạng con người : bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui sặp hết, sự linh cảm về một điều sắp xảy ra.
H: Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người trong 6 dòng thơ cuối ?
- HS bộc lộ.
-> Cảnh đang nhạt dần, lặng dần và tâm trạng con người bâng khuâng, xao xuyến.
H: Nêu rõ những thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du ?
* Tổng kết về nghệ thuật.
- Miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian, không gian kết hợp tả với gợi tả để thể hiện tâm trạng.
- Tù ngữ giàu chất tạo hình.
H: Qua đoạn trích em hiểu được những nội dung nào?
- Tổng kết về nội dung.
- HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ : sgk/87.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
H: Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ TQ với cảnh mùa xuân trong câu thơ của Nguyễn Du để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du ?
* Thảo luận.
- Trình bày -> nhận xét.
III. Luyện tập.
Hoạt động 4 Hướng dẫn học và làm bài ở nhà.
 - Hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản.
 - BT : Có ý kiến cho rằng “Cảnh ngày xuân” là một trong những bức tranh đẹp vào loại bậc nhất “Truyện Kiều”. Em có đồng ý với ý kiến này không ? Cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích ?
 - Soạn: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
(Đọc, trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản”).

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 9 tuan 5.doc