Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 46 đến tiết 56

Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 46 đến tiết 56

Yêu cầu : - HS tiếp cận với một bài thơ hiện đại với lối thể hiện mới mẻ

 - Cảm nhận được tình cảm đồng chí đồng đội tốt đẹp làm nên sức mạnh của người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Thực Dân Pháp

 - Giáo dục lòng yêu nước và tự cường dân tộc

Phương pháp : Tổ chức phát vấn gợi mở,tăng cường hoạt động tổ nhóm để kích thích tính thi đua chiếm lĩnh kiến thức bài học . Đặt bài thơ trong mối liên hệ với lịch sử

Kiểm tra bài cũ :- Đọc thuộc đoạn trích : LVT gặp nạn

 -Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Ngư Ông

Tổ chức cho HS xung phong trả lời bài cũ ,gợi ý để các em tự nhận xét đánh giá từ đó khắc sâu bài cũ và giới thiệu bài mới

 

doc 19 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 46 đến tiết 56", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn môn Ngữ Văn-Tác giả : Lê Minh Thiên
Tuần 10 - Tiết 46 - Đồng Chí - Chính Hữu
Ngày soạn : 20-10-2008
***************************************
Yêu cầu : - HS tiếp cận với một bài thơ hiện đại với lối thể hiện mới mẻ
	- Cảm nhận được tình cảm đồng chí đồng đội tốt đẹp làm nên sức mạnh của người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Thực Dân Pháp
	- Giáo dục lòng yêu nước và tự cường dân tộc
Phương pháp : Tổ chức phát vấn gợi mở,tăng cường hoạt động tổ nhóm để kích thích tính thi đua chiếm lĩnh kiến thức bài học . Đặt bài thơ trong mối liên hệ với lịch sử
Kiểm tra bài cũ :- Đọc thuộc đoạn trích : LVT gặp nạn
	-Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Ngư Ông
Tổ chức cho HS xung phong trả lời bài cũ ,gợi ý để các em tự nhận xét đánh giá từ đó khắc sâu bài cũ và giới thiệu bài mới
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
1- Em hãy cho biết một vài nét về tác giả Chính Hữu ?
2- Bài thơ Đồng Chí được tác giả viết trong hoàn cảnh nào ?
3-Đọc diễn cảm bài thơ
4- Thảo luận để tìm hiểu bố cục
5-Cơ sở nào theo cách nói của tác giả để từ đó tình cảm đồng chí đồng đội của người lính hình thành và phát triển ?
6-Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả ?
7- Tình cảm đồng chí của người lính đã hình thành như thế nào ?
Thảo luận để tìm những nết đẹp trong mối quan hệ gắn bó thường ngày của người lính
8-Tập bình câu thơ : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
9-Sức mạnh của tinh thần đồng chí của người lính được tác giả khắc họa như thế nào ?
10-Điều gì khiến người lính vượt qua hoàn cảnh làm nhiệm vụ hết sức khắc nghiệt ?
11- Cho HS hoạt động nhóm để tật bình câu thơ : Đầu súng trăng treo
12- Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ
I -Vài nét về tác giả ,tác phẩm
Tổ chức cho HS khai thác bài soạn ở nhà để trình bày những hiểu biết của mình về tác giả-tác phẩm
-Tác giả Chính Hữu là một nhà thơ quân đội . Ông viết không nhiều nhưng chủ yếu viết về đề tài chiến tranh và người lính . Thơ của Chính Hữu mộc mạc giản dị nhưng sâu lắng thiết tha
-Bài thơ Đồng Chí được tác giả viết năm 1948-Đây là một trong những thành công tiêu biểu của không những Chính Hữu mà còn của cả thơ ca cách mạng Việt Nam viết về đề tài anh bộ đội Cụ Hồ 
II- Đọc và tìm hiểu tác phẩm
- Giáo viên gợi ý đọc diễn cảm
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm và sáng tạo
- Tổ chức HS thảo luận để tìm hiểu bố cục
-A: Tình cảm đồng chí đồng đội hình thành và phát triển
- Những cơ sở để tình cảm của người lính hình thành và phát triển
*-Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân :Là những người nông dân ra đi từ những miền quê nghèo nàn lạc hậu(nước mặn đồng chua-đất cày lên sỏi đá)
*-Sự tương đồng về lý tưởng,ý chí
*-Cùng sống trong ngôi nhà lớn của chiến trường đồng cam cộng khổ , chia bùi sẻ ngọt (dẫn chứng)
Nhà thơ đã tạo một điểm nhấn đầy ấn tượng bằng câu thơ thứ bảy với vẻn vẹn 2 chữ : Đồng Chí . Đây là khi thứ tình cảm đồng chí đẹp đẽ đã hình thành
- Điều đáng nói là tình cảm đồng chí không phải là một thứ tình cảm tĩnh tại mà nó đã phát triển rất tốt theo thời gian . Đó là một thứ tình cảm thực sự thiêng liêng sâu nặng-là một chất vàng mười trong tâm hồn người lính
B- Sức mạnh của tinh thần đồng chí
Tác giả đã khẳng định điều này thông qua một hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn
-Hiện thực là một hoàn cảnh làm nhiệm vụ hết sức điển hình : thời gian - đêm tối ; không gian - rừng hoang ; khí hậu - sương muối lạnh giá ; nhiệm vụ- đánh giặc... đó là một hoàn cảnh thử thách đến tận cùng bản lỉnh
- Từ trong nền hiện thực còn hết sức đen tối đó cái nhìn của người lính vẫn hết sức lãng mạn- tứ thơ : Đầu súng trăng treo là một cái nhìn tuyệt đẹp . Người lính trong bộn bề thử thách vẫn luôn lạc quan . 
Tuần 10 -Tiết 47 - bài soạn : Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Ngày soạn : 22-10-2008 Tác giả : Lê Minh Thiên
	*******************
Yêu cầu :- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trên con đường trường sơn khói lửa những tháng năm hào hùng kháng chiến chống Mỹ cứu nước;có cái nhìn liên hệ với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu . Giáo dục tinh thần yêu nước căm thù giặc và niềm tự cường dân tộc
	- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ một tác phẩm thơ hiện đại
Phương pháp : Đặt bài thơ trong mối liên hệ với lịch sử- Hướng dẫn HS chuẩn bị tư liệu tìm hiểu ở nhà. Phát huy sức mạnh của hoạt động tổ nhóm và tổ chức nhiều phát vấn gợi mở
Kiểm tra bài cũ : -Đọc thuộc bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu
	-Nêu cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ
Giao viên gọi HS theo tinh thần xung phong tổ chức nhận xét đánh giá khắc sâu bài cũ và giới thiệu bài mới
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
1- Em hãy cho biết những thông tin về tác giả ?
2-Thơ của Phạm Tiến Duật có gì đáng chú ý ? Nếu nói rằng thơ của nhà thơ này rất được bạn trẻ yêu mến thì em có đồng ý không ? Vì sao ?
3- Bài thơ này ra đời trong hoàn cảnh nào ? Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ ?
4- Đọc diễn cảm bài thơ
5- Chúng ta có thể tìm hiểu bài thơ theo bố cục nào ? ( thảo luận )
6- Hãy liên hệ với hoàn cảnh lịch sử để nhận xét về cách nói : Xe không kính ?
7- Em hiểu gì về cuộc sống chiến đấu của những người chiến sĩ Trường Sơn lúc bấy giờ ?
8- Chất giọng ngang tàng của Phạm Tiến Duật thể hiện như thế nào ?
9- Tổ chức thảo luận về hình ảnh : Tiểu đội xe không kính
10- Người chiến sĩ đã giải thích như thế nào về những chiếc xe của họ ? Cách nói ấy cho thấy điều gì ở người lính ?
11- Từ những chiếc xe rất đặc biệt người lính đã nói về con đường hành quân của mình như thế nào ?
 12- Thảo luận tìm hiểu cách nói bông đùa của người lính . Trong một hoàn cảnh cận kề tử sinh mà họ vẫn cười đùa được cho thấy ở những con người này có nét phẩm chất nào đáng quý ?
13- Hoạt động nhóm để tập bình về khổ thơ cuối
14- Thảo luận về giá trị chung của bài thơ
15- Tập đọc thuộc bài thơ
A - Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm
-Tổ chức cho HS khai thác kiến thức bài soạn để nắm được một số thông tin quan trọng về tác giả tác phẩm
-Cần chú ý Phạm Tiến Duật là một nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước . Ông đặc biệt thành công về mảng đề tài trường sơn . Thơ của Phạm Tiến Duật tài hoa hồn nhiên dí dỏm và rất tinh nghịch- Đó là sản phẩm của một tâm hồn rất mực lạc quan
- Bài thơ được viết năm 1969 khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở vào một giai đoạn hết sức gay go ác liệt tuy vậy toát lên một tinh thần chung nhất vẫn là một niềm lạc quan tuyệt vời . Đây là một thành công nghệ thuật thể hiện nét đặc trưng phong cách nghệ thuật của Phạm Tiến Duật
B - Đọc và tìm hiểu bài thơ
- Hướng dẫn HS đọc với chất giọng trẻ trung tinh nghịch thể hiện được tinh thần vươn lên mọi gian khổ của người lính
-Tổ chức thảo luận tìm hiểu bố cục
- Tổ chức cho HS trình bày những kiến thức đẫ sưu tầm được về hoàn cảnh lịch sở có quan hệ với bài thơ, về con đường trường sơn một thủa gian khổ mà hào hùng
- Kết hợp giữa thảo luận và phát vấn gợi mở để HS xâm nhập bài thơ
1- Hình ảnh những chiếc xe không kính và tiểu đội xe không kính
Chúng ta biết được điều này qua cách nói ngang tàng của những người chiến sĩ lái xe - Họ gọi những chiếc xe băng qua lửa đạn của mình là những chiếc xe không kính . Đây rõ ràng là một cách nói rất độc đáo của Phạm Tiến Duật . Nhà thơ không chủ trương đi sâu khai thác sự nghiệt ngã của hiện thực mà chỉ tập trung vào cái chất thơ của hiện thực ấy . Ông không nói về sự hy sinh mất mát mà chỉ chọn một hình ảnh hết sức ngộ nghĩnh là : Xe không kính - Đây là cách nói hết sức dí dỏm về những chiếc xe băng mình qua mưa bom bão đạn lúc bấy giờ . Nó cho ta thấy rõ thái độ bất chấp tất cả của người lính . Cũng phát triển từ một lô gic như thế tác giả lại tiếp tục tạo ấn tượng bằng hình ảnh : Tiểu đội xe không kính . Điều đáng nói là những chiếc xe ấy đã từ trong bom rơi đã về đây mà họp thành tiểu đội - Một sự tồn tại thách thức tất cả mọi gian lao 2-Hình ảnh người chiến sĩ lái xe
- Đây chính là nhân vật trữ tình xưng ta của bài thơ- cách xưng hô đó cũng đã cho thấy thái độ hết sức tự tin và ngang tàng của những người lính trẻ
- Họ đã giải thích về những chiếc xe của mình một cách rất trẻ trung tinh nghịch . Với họ vở kính chỉ là chuyện vặt vãnh- cũng như tất cả những gian khổ trên đường hành quân chỉ là chuyện bình thường . Cận kề bên cái chết mà người lính vẫn có một cách nói an nhiên tự tại như vậy đủ biết họ luôn mang sẵn trong mình một thứ gan vàng dạ thép
-Người lính đã lên đường với chiếc xe rách nát tả tơi nhưng cái nhìn của họ vẫn đầy tinh thần lạc quan ( tổ chức cho HS tìm dẫn chứng )
- Người chiến sĩ đã hồn nhiên vui đùa với những chiếc xe hết sức đặc biệt của mình ( tổ chức cho HS tìm dẩn chứng và phân tích dẫn chứng )
- Gợi ý để HS thấy được mặc dù trong bài thơ tác giả Phạm Tiến Duật đã sử dụng nhiều câu mang tính chất văn xuôi nhưng nhờ vậy mà bài thơ lại nóng hổi màu sắc thời sự của cuộc sống
- Đường hành quân ngày một dài thêm trong lửa đạn và thử thách mất mát hy sinh mà người lính phải đối diện ngày một nhiều thêm nhưng vượt lên trên tất cả những đoàn xe anh dũng vẫn ngày đêm hướng về một nửa mình tổ quốc : Miền Nam thân yêu - điều này được khẳng định bằng một niềm tin không gì lay chuyển
- Đọc bài thơ ta mới thấy vì sao người ta nói rằng thơ của Phạm Tiến Duật viết về Trường Sơn những tháng năm khói lửa là những bản tình ca hay nhất của thời đại
 Tuần 10 - Tiết 48 - Kiểm tra về truyện trung đại
 Đề và đáp án đã nạp riêng cho tổ
*************************************************************
 Tuần 10 - Tiết 49 - Tổng kết về từ vựng
 Ngày soạn : 24-10-2008 Tác giả : Lê Minh Thiên
Yêu cầu : HS có cái nhìn hệ thống về kiến thức từ vựng, có niềm say mê rèn luyện và tích lũy vốn từ
	-Tăng cường khả năng thực hành
Phương pháp : Hướng dẫn HS chuẩn bị tốt ở nhà . Đến lớp ưu tiên cho khả năng thực hành qua hoạt động nhóm tổ để kích thích tinh thần thi đua
Kiểm tra bài cũ : Tổ chức cho HS ôn luyện những kiến thức lý thuyết cho điểm trực tiếp để tạo không khí sôi nổi tích cực
- Tổ chức HS thành các nhóm học tập để thi đua giải quyết những bài tập của SGK . Thầy giáo chỉ can thiệp khi các em đi không đúng phương án tối ưu còn nói chung gợi ý để các em làm chủ phần thảo luận và tự đánh giá
--------------------------------------------------------------------------------------------
	 Tuần 10- Tiết 50 - Nghị luận trong văn bản tự sự
	 Ngày soạn : 25-10-2008 Tác giả : Lê Minh Thiên
Yêu cầu : HS nắm được vai trò đặc điểm của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự . Rèn luyện kỹ năng thực hành
 Phương pháp: Khai thác quy nạp dẫn chứng- Tổ chức phát vấn gợi mở giúp HS chủ động tiếp cận kiến thức bài học
Kiểm tra bài cũ : - Em hãy cho biết như thế nào là văn bản tự sự ?
	- Nghị luận một vấn đề tức là làm gì ?
Tổ chức HS trả lời bài cũ với hình thức xung phong thông qua nhận xét đánh giá khắc sâu bài cũ và giới thiệu bài mới
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
1- Đọc ...  lấy điểm và ra đề luyện tập 
*************************************************************
 Bài soạn Tuần 12-Tiết 56- Bếp Lửa
 Ngày soạn : 29-10-2008 Tác giả : Lê Minh Thiên 
------------------------------------------------------------------------
Yêu cầu : Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trữ tình của bài thơ , thấy được tình cảm bà cháu cao đẹp đồng thời giáo dục ý thức trân trọng những giá trị thiêng liêng của cuộc sống . Rèn luyện kỹ năng phân tích một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại
Phương pháp : Gợi ý để HS soạn bài cẩn thận . Đặt bài thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử để đánh giá vấn đề một cách thấu đáo . Phát huy biện pháp phát vấn gợi mở và tổ chức linh hoạt các hoạt động tổ nhóm
Kiểm tra bài cũ : -Đọc thuộc bài thơ : Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
	-Phân tích cách kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ
Gọi HS theo sổ gọi tên và ghi điểm- Tổ chức nhận xét đánh giá khắc sâu bài cũ và giới thiệu bài mới
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
1- Hãy cho biết vài nét về tác giả Bằng Việt ?
2- Bài thơ Bếp Lửa ra đời trong hoàn cảnh nào ?
3- Nhận xét chung về thể thơ , phương thức biểu đạt , nhân vật trữ tình của bài thơ
4- Đọc diễn cảm bài thơ
5- Theo em bài thơ có thể chia bố cục như thế nào ?
6- Phân tích hình ảnh được tác giả sử dụng để khơi nguồn cảm hứng của bài thơ
7- Bình câu thơ : Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
8- Vì sao mà nhân trữ tình người cháu lại nhớ về hình ảnh người bà và bếp lửa nhiều như vậy ?
9- Trong dòng cảm xúc hoài niệm của mình người cháu đã nhớ gì về bà và bếp lửa ?
10- Hai hình ảnh người bà và bếp lửa đan quyện vào nhau có ý nghĩa gì ?
11- Tại sao hai hình ảnh này lại được tác giả thể hiện song song với nhau ?
12- Người bà hiện lên đẹp đẽ như thế nào trong những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi ?
13- Tại sao người ta có thể nói rằng người bà là hình ảnh của một hậu phương thu nhỏ ?
14- Người cháu đã suy ngẫm về người bà và bếp lửa như thế nào ?
15- Cuộc sống mới của người cháu nơi quê người được miêu tả như thế nào ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
16- Tình cảm đẹp đẽ của người cháu luôn hướng về quê hương nguồn cội về người bà và bếp lửa đã gợi cho em suy nghĩ như thế nào ?
17- Tập bình về ngững hình ảnh thơ đặc sắc
18- Đọc thuộc bài thơ
A- Tìm hiểu tác giả và tác phẩm
-Khai thác kiến thức bài soạn của HS để các em trình bày sự hiểu biết của mình về tác giả tác phẩm . Chỉ chú ý những vấn đề có liên quan nhiều đến việc tìm hiểu giá trị của bài thơ
- Tác giả Bằng Việt là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống mỹ cứu nước . Thơ của Bằng Việt thường viết nhiều về ước mơ và kỹ niệm .Bài thơ Bếp Lửa được Bằng Việt viết khi còn đang học tập và nghiên cứu ở nước ngoài . Bài thơ là một dòng cảm xúc trữ tình xúc động về tình cảm bà cháu thiêng liêng cao đẹp
B- Đọc và tìm hiểu về giá trị của bài thơ
- Hướng dẫn đọc diễn cảm với giọng đọc truyền cảm thiết tha
- Thầy giáo đọc mẫu sau đó tổ chức để các em lần lượt đọc bài
- Tổ chức thảo luận để HS tìm ra bố cục của bài thơ
1-Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc
- Cho HS đọc lại khổ thơ đầu
- Gợi ý để HS thấy được cách nói rất mộc mạc và sinh động của tác giả khi sử dụng hình ảnh bếp lửa để khơi nguồn cảm hứng của bài thơ . Đó là một hình ảnh có sự kết hợp giữa tả thực và lãng mạn - Một bếp lửa ấm áp đã hiện lên gắn liền với nó là hình ảnh người bà . Từ bếp lửa nhân vật trữ tình người cháu đã trực tiếp biểu cảm về đối tượng trữ tình người bà . 
- Gợi ý để các em nhận thấy cách mở nguồn cảm xúc rất ấn tượng của tác giả bài thơ
2- Dòng cảm xúc hoài niệm 
- Tổ chức cho HS đọc lại những vần thơ diển tả dòng cảm xúc hoài niệm xúc động của nhân vật trữ tình người cháu
- Nhà thơ đã tái hiện dòng cảm xúc trữ tình của người cháu bằng những kỷ niệm thân thương ân nghĩa
+Năm đói mòn đói mỏi và hình ảnh khói hun nhèm mắt cháu ( Tổ chức cho HS tập bình hình ảnh ngọn khói được tác giả thể hiện hết sức độc đáo)
+Quãng thời gian ân nghĩa : Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa với bao nhiêu điều tình sâu nghĩa nặng không thể nào quên ( Gợi ý để HS tìm hiểu khai thác về những hình ảnh như năm tháng cháu sống bên bà hoặc hình ảnh tiếng chim Tu Hú sống động và gợi cảm)
+ Kỷ niệm của năm giặc tàn phá xóm làng ( Gợi ý để HS phát hiện được bức tranh về một hiện thực phủ phàng nhưng cũng ở đó nổi bật vẻ đẹp kiên cường bất khuất của bà)
-Từ việc phân tích những kỷ niệm đầy tình nghĩa như đã nói ở trên gợi ý để HS thấy được những suy ngẫm hết sức sâu sắc của người cháu đối với người bà tuyệt vời của mình . Đó là một mạch cảm xúc được nhà thơ thể hiện rất sinh động bằng một đoạn thơ mang đậm chất nghị luận
-Tổ chức để HS từ những cảm nhận trong bài thơ cùng nhau rút ra những liên hệ với thực tiễn
3- Những ân nghĩa sâu sắc của cháu đối với bà
 - Cho HS đọc lại đoạn thơ cuối
 - Cuộc sống mới của người cháu nơi đất khách quê người được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh thơ rất gợi cảm ( Hướng dẫn HS thảo luận để thấy được những biện pháp tu từ đặc sắc mà nhà thơ thể hiện )
 - Nhưng từ sâu trong niềm biết ơn vô hạn của mình người cháu vẫn không bao giờ nguôi quên hình ảnh bếp lửa thân thương bình dị của bà . Nó cho ta một cảm nhận sâu sắc rằng : Những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ vẫn luôn có sức tỏa sáng nó thức dậy trong lòng chúng ta những tình cảm tốt đẹp về quê hương nguồn cội , về gia đình ông bà cha mẹ
C - Luyện tập cảm thụ 
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Tổ chức hoạt động nhóm để HS chủ động có những cách bình về những hình ảnh thơ độc đáo
Tuần 12 - Tiết 56 - ánh trăng
Ngày soạn : 1-11-2008 Tác giả Lê Minh Thiên
--------------------------------------------------------
Yêu cầu : HS tiếp cận với một sáng tác rất đáng chú ý của Nguyễn Duy . Qua bài thơ HS sẽ nhận thức được một cách sâu sắc về tình cảm và thái độ ứng xử đúng mực với quá khứ
Phương pháp : Đặt bài thơ trong mối liên hệ với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ . Vận dụng linh hoạt phương pháp phát vấn gợi mở cũng như hiệu quả của các hoạt động tổ nhóm
Kiểm tra bài cũ :- Đọc thuộc bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt 
	- Nêu cảm nhận của em về tình cảm bà cháu cao đẹp được tác giả Bằng Việt thể hiện trong bài thơ
Gọi HS theo sổ gọi tên ghi điểm . Tổ chức nhận xét đánh giá khắc sâu bài cũ và giới thiệu bài mới
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
1- Em hãy cho biết một vài nét về tác giả Nguyễn Duy
2- Bài thơ ánh trăng ra đời trong hoàn cảnh nào ?
3- Những vấn đề cần chú ý về thể thơ , phương thức biểu đạt , nhân vật trữ tình
4- Đọc diễn cảm bài thơ
5- Bố cục của bài thơ
6- Tác giả của bài thơ đã nói gì về mối quan hệ giữa con người với vầng trăng trong những năm thánh đáng nhớ của quá khứ ?
7- Những mốc thời gian nào trong quá khứ được nhà thơ tái hiện ?
8- Con người với vầng trăng trong quá khứ đã có một mối quan hệ như thế nào ?
9- Nhận xét về cuộc sống của con người từ khi về thành phố
10- Theo sự thay đổi của cuộc sống thì sự thay đổi nào là vấn đề mà nhà thơ muốn lưu ý?
11- Nhận xét về thái độ đối xử của con người với vàng trăng của quá khứ ?
12- Bước ngoặt của bài thơ được thể hiện như thế nào ?
13-Dòng hồi ức đã hiện về như thế nào cùng vầng trăng của quá khứ ?
14- Đọc lại khổ thơ cuối
15- Phát hiện các từ láy và phân tích giá trị biểu cảm của chúng
16-Trước thái độ rất đáng trách của con người thì vầng trăng quá khứ đã xử sự như thế nào ?
17- Phân tích thái độ giật mình thức tỉnh của con người
A- Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm
- Tổ chức cho HS khai thác kiến thức bài soạn để trình bày những hiểu biết về tác giả tác phẩm
+Chốt : Nguyễn Duy là một nhà thơ trẻ đầy tài năng trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước , cùng thời với những tên tuổi lớn của nền Văn Học Việt Nam hiện đại như Phạm Tiến Duật Lâm Thị Mỹ Dạ ...vv . Thơ của Nguyễn Duy trẻ trung mang đậm một cái nhìn lãng mạn . Bài thơ ánh trăng được Nguyễn Duy viết vào năm 1976 và nội dung của nó đề cập một vấn đề mang tính thời sự về cách đối xử của con người đối với quá khứ
B- Đọc và tìm hiểu bài thơ
- Hướng dẫn đọc diễn cảm và luyện tập đọc thuộc lòng bài thơ
- Tổ chức thảo luận để HS xác định bố cục
- Thảo luận về thể thơ , phương thức biểu đạt và nhân vật trữ tình của bài thơ
1- Câu chuyện của con người và vầng trăng trong quá khứ
- Cho HS đọc và tìm hiểu 2 khổ đầu của bài thơ
- Bằng biện pháp nhân hóa và cách thể hiện mang tính chất tự sự tác giả Nguyễn Duy đã khắc họa một cách rất hình ảnh về một quá khứ đẹp đẽ và dễ thương của con người với vầng trăng kỹ niệm . Những dòng hồi ức được tái hiện rõ ràng và sinh động ( Cho HS thảo luận để thấy được những kỹ niệm ân nghĩa giữa con người với vầng trăng trong những năm thánh tuổi thơ cũng như quãng thời gian chiến đấu gian khổ trong rừng ) Đó là những ký ức tình sâu nghĩa nặng tưởng như không thể mờ phai theo tháng năm . Bởi trăng và người đã chia sẻ với nhau bao nhiêu là kỷ niệm bao nhiêu là buồn vui...Hình ảnh vầng trăng vì thế được tác giả sử dụng như một biểu tượng cho quá khứ
2- Câu chuyện giữa con người và vầng trăng từ khi người về với thành phố 
- Tổ chức cho HS đọc lại 3 khổ thơ tiếp theo
- Gợi ý thảo luận để HS thấy được một vấn đề rất quan trọng làm nên sự đổi thay trong mối quan hệ giữa con người và vầng trăng . Cuộc sống thay đổi và từ đó kéo theo nhiều sự thay đổi khác
- Hình ảnh ánh điện cữa gương là sự tượng trưng cho một cuộc sống mới văn minh hiện đại đủ đầy . Việc con người đến với cuộc sống ấy không có gì đáng trách nhưng cách mà anh ta đối xử với quá khứ khiến chúng ta thật sự giật mình. Đó là một thái độ đối xử vô tình đến mức vô tâm . Chỉ trong một thời gian chưa lâu mà con người đã xem vầng trăng ân tình thủa nào của quá khứ như người dưng qua đường
- Bước ngoặt của bài thơ được thể hiện trong một đêm tình cờ đèn điện tắt . Đây là một sự việc mang nhiều tính ngẫu nhiên để con người có điều kiện được nhìn lại chính mình khi đối diện với vầng trăng của quá khứ . Một dòng hồi ức dào dạt sống động đã ùa về ( Gợi ý để HS thấy được cách kết cấu mang tính điệp khúc của bài thơ khi tác giả tái hiện những kỷ niệm của một thời quá khứ . Đó là những kỷ niệm vẫn luôn trong trẻo hồn nhiên )
- Tổ chức cho HS thảo luận để các em thấy được tư thế đối diện rất đáng chú ý giữa con người với ánh trăng- Một tư thế có sự trang nghiêm pha chút cỗ kính
3- Những suy ngẫm đúc kết của con người với quá khứ
- Tổ chức cho HS đọc lại khổ thơ cuối
- Tổ chứ thảo luận để đánh giá về những suy ngẩm hết sức sâu sắc của tác giả bài thơ
- Phát hiện các từ láy và phân tích hiệu quả biểu cảm của nó
- Thảo luận về thái độ giật mình được tác giả thể hiện- đó là một sự giật mình thức tỉnh với nhiều cảm xúc : có sự hổ thẹn hối hận ăn năn và có cả cái nhìn mới tích cực hơn trong tình cảm ý thức nhìn về quá khứ
- Tổ chức để HS thảo luận và liên hệ với thực tiễn để rút ra bài học ứng xử cho mình
- Tập đọc thuộc bài thơ và tập bình một vài đoạn tâm đắc

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan tuan 10 , 11 , 12.doc