TUẦN 16
Tiết : 76+77+78
NS :
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.
1. Kiến thức:
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
- Tinh thần phê phán sâu sắcXHcũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới,con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm dà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được truyện.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm quê hương, niềm mơ ước và hi vọng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
* GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
- Phân tích diễn biến tâm lí của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà. Trình bày cảm nhận của em về tình cha con được thể hiện trong văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
- Tình yêu thương con của ông Sáu được thể hiện như thế nào trong truyện Chiếc lược ngà ? Em có suy nghĩ gì về tình cha con được thể hiện trong tác phẩm ?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
TUẦN 16 Văn bản: CỐ HƯƠNG Lỗ Tấn Tiết : 76+77+78 NS : ND: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương. 1. Kiến thức: - Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại. - Tinh thần phê phán sâu sắcXHcũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới,con người mới. - Màu sắc trữ tình đậm dà trong tác phẩm. - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể và tóm tắt được truyện. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm quê hương, niềm mơ ước và hi vọng. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Phân tích diễn biến tâm lí của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà. Trình bày cảm nhận của em về tình cha con được thể hiện trong văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. - Tình yêu thương con của ông Sáu được thể hiện như thế nào trong truyện Chiếc lược ngà ? Em có suy nghĩ gì về tình cha con được thể hiện trong tác phẩm ? - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG KIẾN THỨC àHoạt động 1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu về nhà văn Lỗ Tấn: Sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn hết sức phong phú. AQ chính truyện do Lỗ Tấn sáng tác được đánh giá là một thiên truyện bất hủ của đất nước Trung Hoa. Hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng của Lỗ Tấn cũng được liệt vào những tác phẩm xuất sắc. Truyện ngắn Cố hương mà các em được học hôm nay là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất trong tập Gào thét. àHoạt động 2: Tìm hiểu chung GV nhấn mạnh một số điểm cần nhớ về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Cố hương. GV lưu ý HS cách đọc: giọng điệu chậm, hơi buồn, bùi ngùi; chú ý lời đối thoại. - GV kiểm tra việc đọc từ ngữ chú thích trong SGK của HS. ? Dựa vào diễn biến câu chuyện qua lời kể của nhân vật tôi, em hãy tìm bố cục của truyện. ? Trong truyện có những nhân vật nào? Trong đó n/v nào là n/v chính ? Nhân vật nào là n/v trung tâm ? Vì sao em có thể xác định như vậy ? (n/v “tôi” là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với toàn bộ hệ thống n/v và từ đó toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm – “tôi” là nhân vật trung tâm). ? Truyện có những phương thức biểu đạt nào? (tự sự, biểu cảm, miêu tả, lập luận) àHoạt động 2: HS đọc chú thích*.SGK/216,217. HS lần lượt đọc kết hợp kể tóm tắt đến hết tác phẩm. - Trả lời theo sự chỉ định của GV. - Thảo luận, trả lời. a) Từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”: tôi trên đường về quê. b) Tiếp đến “sạch trơn như quét”: những ngày tôi ở quê. c) Phần còn lại: tôi trên đường rời xa quê. - Thảo luận nhóm theo tổ. - Thảo luận nhóm theo bàn. I.Tìm hiểu chung: * Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà văn TQ nổi tiếng. Bối cảnh XH TQ trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người TQ đã thôi thúc mnhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả. - Lỗ Tấn để lại công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng. * Cố hương là truyện ngắn in trong tập Gào thét. - Truyện kể lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật “tôi” để bán nhà , đưa cả gia đình đi sinh sống nơi khác. * Nhân vật chính: Nhuận Thổ Nhân vật trung tâm: tôi (người kể chuyện) Hết tiết 76 – Chuyển sang tiết 77 - Nội dung của truyện Cố hương là gì ? Cho biết nhân vật chính và nhân vật trung tâm trong tác phẩm ? àHoạt động 3: H/d tìm hiểu chi tiết v/b ? Nhân vật Nhuận Thổ xuất hiện trong truyện ở những thời điểm nào ? (Nhuận Thổ trong kí ức của người kể chuyện và Nhuận Thổ trong hiện tại) ? Nhuận Thổ trong kí ức của nhân vật tôi là người như thế nào ? ? Nhân vật Nhuận Thổ trong hiện tại qua cái nhìn của nhân vật tôi là người ntn ? ? Sự khác biệt ở nhân vật Nhuận Thổ đã phản ánh điều gì ? ? Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở n/v Nhuận Thổ ? (hồi ức và đối chiếu) ? Sau hơn 20 năm xa cách, trở lại quê hương lần này, n/v “tôi” đã chứng kiến những thay đổi như thế nào ở con người và cảnh vật quê hương ? ? Ngoài n/v Nhuận Thổ, còn có sự thay đổi nào khác về con người ở cố hương ? - Chị Hai Dương trước kia như thế nào? Nay như thế nào ? ? Nguyên nhân nào đã khiến cho con người có những thay đổi nhiều đến thế ? - Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của n/v “tôi” như thế nào trước sự thay đổi đó ? (“Tôi” như điếng người đi). ? Tác giả thông qua n/v “tôi”, đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào trước sự thay đổi đó của cố hương ? Từ đó, tác giả đặt ra vấn đề gì ? - Chỉ ra sự thay đổi dó, tác giả muốn nói đến vấn đề gì ? - Qua đoạn độc thoại nội tâm trên thuyền khi rời quê hương, n/v “tôi” đã suy tư về những điều gì ? Nêu tác dụng của đoạn độc thoại nội tâm qua đoạn văn này. + Ước mơ đó hiện ra trong tâm hồn và tư tưởng của “tôi” với một hoàn cảnh nào, qua câu triết lí nào ? Hãy phân tích câu triết lí đó ? GV chốt ý – Bình. àHoạt động 3: - Độc lập suy nghĩ và trả lời. - Nhóm 1 thảo luận. - Nhóm 2 thảo luận. - Thảo luận nhóm theo bàn. - Trình bày ý kiến cá nhân. - Trình bày lại những thay đổi ở Nhuận Thổ - Độc lập suy nghĩ, trả lời. Thảo luận nhóm theo bàn. - Trình bày cảm nhận của cá nhân. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1) Nhân vật Nhuận Thổ (nhân vật chính trong tác phẩm): - Nhuận Thổ trong quá khứ (trong kí ức của người kể chuyện): một đứa bé dễ thương, thông minh, nhanh nhẹn, tốt bụng, hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh thần tiên và kì dị. - Nhuận Thổ trong hiện tại: một con người khắc khổ, đần độn, mụ mẫm, nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp. Ø Sự khác biệt ở Nhuận Thổ phản ánh hiện thực về sự thay đổi của xã hội Trung Quốc. * Sử dụng hồi ức và đối chiếu để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật. 2) Những cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật tôi,( nhân vật trung tâm trong tác phẩm): - Thấy được sự thay đổi của cố hương cũng là tình cảnh sa sút, suy nhược của người Trung Quốc đầu TK XX. - Thấy và lí giải nguyên nhân của thực trạng đáng buồn đó. - Thấy và lí giải những hạn chế, tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động. Ø Ước mơ về một đất nước Trung Quốc trong tương lai. Hi vọng mang lại cho cố hương một cuộc đời mới – đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân, của toàn XH mang ý nghĩa triết lí sâu sắc: “trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” Hết tiết 77 – Chuyển sang tiết 78 - Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong phần cuối truyện Cố hương ? àHoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. ? Truyện có sự kết hợp giữa cá phương thức biểu đạt nào ? GV hướng dẫn HS tìm hiểu các phương thức diễn đạt trong truyện. (Theo câu hỏi ở câu 4 (SGK/218, 219). (Đoạn “Nhưng tiếc thaygặp mặt nhau nữa”: Tự sự kết hợp biểu cảm. - Đoạn “Người đi vàonứt nẻ như vỏ cây thông”: Miêu tả kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu. - Đoạn “Tôi nghĩ bụngthành đường thôi”: nghị luận) - GV cho HS chia nhóm thảo luận: ? Nếu cho rằng truyện Cố hương nổi bật lên hai hình ảnh tượng trưng cố hương và con đường, thì theo em, ý nghĩa tượng trưng đó là gì ? (- Cố hương: Nơi chôn rau cắt rốn của “tôi” đồng thời cũng là bức tranh thu nhỏ của XH Trung Quốc đầu thế kỉ XX. - Con đường: con đường đưa “tôi” về quê cũng là con đường đưa “tôi” từ giã làng quê nghèo đi tìm một cuộc đổi đời mới. Con đường trong suy nghĩ, liên tưởng của n/v “tôi” là con đường phải tự mình tìm ra, tự mình khai phá chứ không phải chờ đợi một thế lực siêu phàm nào ban tặng. Tự tìm đường để đổi đời cho mình. Đó chính là ý nghĩa triết lí mà hình ảnh con đường cuối tác phẩm muốn thể hiện.) ? Qua truyện Cố hương, nhà văn Lỗ Tấn thể hiện điều gì ? GV liên hệ đến cuộc sống đổi thay của con người và đất nước TQ ngày nay, chứng tỏ ước mơ của tác giả đã trở thành hiện thực. GV chốt ý - HS đọc phần ghi nhớ SGK/219. àHoạt động 4: - Trả lời theo sự chỉ định của GV. - Tự đọc các đoạn văn và xác định phương thức biểu đạt. - HS chia nhóm thảo luận câu hỏi. - Trình bày ý kiến cá nhân. Đọc phần ghi nhớ SGK/219. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận → Câu chuyện kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc. - Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. 2. Ý nghĩa văn bản: Cố hương là nhận thức về thực tại và mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai. à Ghi nhớ: ( SGK/219 ) V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: Đọc kĩ lại văn bản – Nắm kĩ nội dung truyện. Đọc, nhớ một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện. Làm BT/218. 2/ Bài sắp học: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN - Trả lời các câu hỏi ôn tập từ câu 1 đến câu 6 (SGK/206) và từ câu 7 đến câu 12 (SGK/220). à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: . . ¯ .. ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN Tiết : 79 + 80 NS: ND: I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì I. 1. Kiến thức: - Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự. - Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học. 2. Kĩ năng: - Tập làm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. 3. Thái độ: - Có ý thức luôn học hỏi, nâng cao kiến thức cảm thụ văn bản VH và làm văn. II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: SGK, bài soạn, bảng phụ. * HS: Vở soạn bài, SGK. III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Kiểm tra kiến thức và kĩ năng trong quá trình ôn tập. - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG àHoạt động 1: Giới thiệu bài: GV cho HS nhắc lại những nội dung lớn về phần TLV 9 – Tập 1 đã học. ( Văn thuyết minh và văn tự sự).; những nội dung trọng tâm cần chú ý (Thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm Tự sự kết hợp với nghị luận. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Người kể chuyện trong v/b tự sự) àHoạt động 2: Ôn tập văn thuyết minh. ? Nhắc lại khái niệm về văn thuyết minh. ? Có những phương ph ... c lỗi: + Chưa nắm vững kiến thức. + Chưa hiểu kĩ yêu cầu của đề bài. + Chưa suy nghĩ kĩ khi làm bài hoặc không suy nghĩ để làm bài mà xem bài của bạn rồi làm theo không biết là đúng hay sai. Do đó có nhiều bài làm sai giống nhau. + Còn hỏng kiến thức do lười không chịu học bài, không chú ý trong giở học. + Chưa nắm chắc kĩ năng vận dụng kiến thức vào viết văn. + Không chú ý đọc và sửa chữa trong quá trình viết bài. Lớp 0→2,5 3→4,5 5→6,5 7→8,5 9→10 >=5 9B 9C V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: Tiếp tục sữa lỗi trong bài làm. Ôn lại các kiến thức về thơ, văn hiện đại đã học ở HK I. 2/ Bài sắp học: TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: . . ¯ .. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Tiết : 87 NS: ND: I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Củng cố lại những kiến thức cơ bản về phần Tiếng Việt NV9 - HKI. - Củng cố lại nhận thức cơ bản về TV. 2. Kĩ năng: - Củng cố thêm các kĩ năng làm bài kiểm tra, thấy rõ được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân, có phương hướng bổ khuyết trong HK II. - Rèn luyện kỹ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa bài làm của bản thân. 3. Thái độ: - Nhận rõ được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình để có ý thức rèn luyện sửa chữa, khắc phục. - Có ý thức tự sửa chữa, khắc phục những mặt còn hạn chế của bản thân để vươn lên trong học tập. II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: bài soạn, bài làm đã chấm của HS. * HS: III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp ; Thảo luận nhóm. IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG àHoạt động1:Xemlại đề bài nêu đáp án. GV hướng dẫn HS giải các bài tập trong bài kiểm tra. GV nhắc lại đáp án, biểu điểm. àHoạt động 2: Trả bài – Sửa chữa theo đáp án. GV phát bài cho HS. Yêu cầu HS xem và sửa chữa theo đáp án. àHoạt động 3: Nhận xét chung về bài làm của HS: * Phần trắc nghiệm: (đạt 80 0/0) * Phần tự luận: - Câu 1: (đạt 80 0/0) Còn một số HS chưa nắm vững nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nên đặt câu dùng từ sai ý nghĩa theo yêu cầu. Một số viết câu không dùng dấu câu ở cuối câu. - Câu 2: (đạt 90 0/0) Đa số tìm đúng số từ theo mô hình cấu tạo mà đề bài yêu cầu. Một số HS còn nhầm lẫn giữa từ với cụm từ, do đó đưa ra không đúng theo yêu cầu. - Câu 3: Đa số viết đoạn văn có sử dụng phép tu từ so sánh nhưng chưa thật sinh động, sâu sắc, cách so sánh còn quá đơn giản. Viết đoạn văn: Nội dung rõ ràng, đúng số câu qui định (đạt 800/0). Sử dụng biện pháp tu từ đạt yêu cầu (đạt 500/0). àHoạt động 4: HS tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình. → Rút ra những kinh nghiệm qua bài làm. àHoạt động 5: Đọc tên ghi điểm vào sổ. àHoạt động 1: HS tham gia nêu ý kiến giải đáp các câu hỏi. àHoạt động 2: HS đọc lại bài làm. – Tự sửa chữa theo đáp án, nêu kết quả. àHoạt động 3: - Lắng nghe. àHoạt động 4: - Tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình. → Rút kinh nghiệm qua bài làm. àHoạt động 5: - Đọc điểm cho GV ghi vào sổ. à Đề bài + Đáp án: (Xem ở tiết 75) * Nguyên nhân mắc lỗi: + Chưa nắm vững kiến thức. + Chưa hiểu kĩ yêu cầu của đề bài. + Chưa suy nghĩ kĩ khi làm bài hoặc không suy nghĩ để làm bài mà xem bài của bạn rồi làm theo không biết là đúng hay sai. Do đó có nhiều bài làm sai giống nhau. + Còn hỏng kiến thức do lười không chịu học bài, không chú ý trong giở học. + Chưa nắm chắc kĩ năng vận dụng kiến thức vào viết văn. + Không chú ý đọc và sửa chữa trong quá trình viết bài. Lớp 0→2,5 3→4,5 5→6,5 7→8,5 9→10 >=5 9B 9C V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: Tiếp tục sữa lỗi trong bài làm. Ôn lại các kiến thức và kĩ năng về phần TV đã học ở HK I. 2/ Bài sắp học: TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (tiếp theo) Xem lại kiến thức đã học về thể thơ tám chữ đã học ở tiết 55. Làm các bài tập 1, 2, 3 (SGK/151). Tập sáng tác một bài thơ tám chữ (đề tài tự chọn) để đến lớp trình bày. à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: . . ¯ .. TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (tiếp theo) Tiết : 88 + 89 NS: ND: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: * Kiến thức: - Củng cố kiến thức về thể loại thơ tám chữ đã học. * Kĩ năng: - Thực hành tập làm thơ tám chữ: Điền từ ngữ, viết tiếp những câu thơ vào đoạn thơ cho trước, tập làm một bài thơ tám chữ theo đề tài tự chọn. - Rèn luyện kĩ năng tư duy, sáng tạo. * Thái độ: - Phát huy tinh thần sáng tạo, hứng thú học tập, có ý thức rèn luyện năng lực cảm thụ thơ ca. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - SGK, bài soạn, bảng phụ. III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp ; Thảo luận nhóm. IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Nhắc lại những đặc điểm của thể thơ tám chữ. - Kiểm ta việc chuẩn bị bài thơ tám chữ tự làm ở nhà của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG àHoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành làm thơ tám chữ. GV hướng dẫn HS làm bài tập (1), (2) SGK/151. BT1/151: Lưu ý: từ điền vào phải đúng thanh, đúng vần. BT2/151: Lưu ý: Hiểu nội dung liên kết của các câu thơ, câu thơ cuối sao cho đúng vần và hợp với nội dung cảm xúc với ba câu thơ trên. àHoạt động 2: HS trình bày trước lớp bài thơ đã làm ở nhà. GV cho HS trình bày bài thơ tự sáng tác trước lớp. Cả lớp tham gia nhận xét, đánh giá(theo những nội dung gợi ý trong SGK/151). GV nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho những bài thơ hay đúng qui định và có tính sáng tạo. àHoạt động 3:Tập sáng tác nhanh một bài thơ. GV cho cả lớp cùng tham gia sáng tác nhanh một bài thơ theo đề tài tự chọn. (Một HS đặt ra câu thơ đầu tiên, lần lượt các HS khác làm những câu thơ tiếp theo- Đề tài tự chọn). GV nhận xét, ghi những câu thơ đúng và hay lên bảng. àHoạt động 1: Đọc đoạn thơ còn thiếu từ. Tìm từ thích hợp để điền. - Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời. Đọc kĩ 3 câu thơ, để làm thêm câu thơ cuối. - Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời. àHoạt động 2: Đọc bài thơ đã chuẩn bị trước ở nhà cho cả lớp cùng nghe . - Cả lớp tham gia nhận xét, đánh giá, bình luận bài thơ của bạn àHoạt động 3: HS chia thành 4 nhóm (4 tổ) lần lượt thay nhau làm một câu thơ nối tiếp nhau. - Thi đua giữa các nhóm theo tổ. III. Thực hành làm thơ tám chữ: BT1/151: Điền từ vào chỗ trống trong đoạn thơ: vườn, qua BT2/151: Làm thêm câu thơ cuối: - Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương. - Gương mặt nào nhìn thấy cũng yêu thương. - Gương mặt nào nhìn cũng thấy yêu thương. BT3/151: Tự sáng tác một bài thơ tám chữ. BT4: Thi đua sáng tác thơ giữa các nhóm. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: Tập sáng tác những bài thơ theo thể htơ tám chữ. 2/ Bài sắp học: TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Tiết : 90 NS: ND: I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Củng cố lại những kiến thức cơ bản về phần NV9 - HKI. - Ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài kiểm tra. 2. Kĩ năng: - Củng cố thêm các kĩ năng làm bài kiểm tra, thấy rõ được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân, có phương hướng bổ khuyết trong HK II. - Rèn luyện kỹ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa bài làm của bản thân. 3. Thái độ: - Nhận rõ được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình để có ý thức rèn luyện sửa chữa, khắc phục. - Có ý thức tự sửa chữa, khắc phục những mặt còn hạn chế của bản thân để vươn lên trong học tập. II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: bài soạn, bài làm đã chấm của HS. * HS: III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp ; Thảo luận nhóm. IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG àHoạt động1:Xemlại đề bài nêu đáp án. GV hướng dẫn HS giải các bài tập trong bài kiểm tra. GV nhắc lại đáp án, biểu điểm. àHoạt động 2: Trả bài – Sửa chữa theo đáp án. GV phát bài cho HS. Yêu cầu HS xem và sửa chữa theo đáp án. àHoạt động 3: Nhận xét chung về bài làm của HS: - Câu 1: ( đạt 80 0/0) + 95 0/0 chép đúng khổ thơ. + Còn nhiều bài làm nêu chưa đúng ý nghĩa của từ trái tim trong câu thơ cuối do không đọc kĩ đề bài, không hiểu nghĩa của từ và biện pháp nghệ thuật hoán dụ được sử dụng trong câu thơ. + Nhiều bài đặt câu còn nhầm lẫn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trái tim - Câu 2: ( đạt 70 0/0) + 950/0 nêu đúng tên tác giả bài thơ. + 500/0 nêu đầy đủ những nét chung về hình ản người lính trong hai bài thơ. - Câu 3: ( đạt 60 0/0) + 950/0 nêu đúng tên tác phẩm và tác giả. + 950/0 xác định đúng đó là lời độc thoại. nhưng phần giải thích vì sao đó là lời độc thoại thì 500/0 giải thích không chính xác. + 300/0 chuyển đúng chuyển lời thoại trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp. Do chưa nắm chắc kiến thức và kĩ năng về LDTT và LDGT. - Câu 4: ( đạt 60 0/0) + Còn nhiều bài viết xây dựng bố cục chưa hợp lí, thiếu mạch lạc, sắp xếp tình tiết còn lộn xộn. nội dung không rõ ràng, thiếu phần kết thúc cau chuyện. + Về kết hợp tự sự với nghị luận và miêu tả nội tâm: + Kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, tuy có thực hiện nhưng chưa thật tự nhiên, còn rời rạc, gượng ép. + Kết hợp yếu tố nghị luận còn nhiều hạn chế, 500/0 số bài có thực hiện tương đối hợp lí. + Lỗi diễn đạt còn nhiều (câu sai NP, không đủ ý, dùng từ lặp, ý lặp, dùng từ không chính xác). + Lỗi chính tả còn nhiều. + Một số bài viết trình bày cẩu thả, chữ viết không rõ ràng. àHoạt động 4: HS tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình. → Rút ra những kinh nghiệm qua bài làm. àHoạt động 5: Đọc tên ghi điểm vào sổ. àHoạt động 1: HS tham gia nêu ý kiến giải đáp các câu hỏi. àHoạt động 2: HS đọc lại bài làm. – Tự sửa chữa theo đáp án, nêu kết quả. àHoạt động 3: - Lắng nghe. àHoạt động 4: - Tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình. → Rút kinh nghiệm qua bài làm. àHoạt động 5: - Đọc điểm cho GV ghi vào sổ. à Đề bài + Đáp án: (Xem ở tiết 75) * Nguyên nhân mắc lỗi: + Chưa nắm vững kiến thức. + Chưa hiểu kĩ yêu cầu của đề bài. + Chưa suy nghĩ kĩ khi làm bài hoặc không suy nghĩ để làm bài mà xem bài của bạn rồi làm theo không biết là đúng hay sai. Do đó có nhiều bài làm sai giống nhau. + Còn hỏng kiến thức do lười không chịu học bài, không chú ý trong giở học. + Chưa nắm chắc kĩ năng vận dụng kiến thức vào viết văn. + Không chú ý đọc và sửa chữa trong quá trình viết bài. Lớp 0→2,5 3→4,5 5→6,5 7→8,5 9→10 >=5 9B 9C V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: Tiếp tục sữa lỗi trong bài làm. Ôn lại các kiến thức NV đã học ở HK I. 2/ Bài sắp học: Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH Đọc kĩ văn bản và phần chú thích trong SGK NV9.T2. Soạn phần Đọc – Hiểu văn bản (SGK/6,7). à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: