Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 16 đến tiết 20

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 16 đến tiết 20

Văn bản

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 Trích: “ Truyền kỳ mạn lục”- ( Nguyễn Dữ)

A. Mục tiêu.

 - Giúp học sinh : cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Thấy rõ số phận oan trái, bất hạnh của Vũ Nương- người phụ nữ Việt Nam, nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong.

 - Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của truyuện truyền kì chữ Hán: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thợc tạo nên vẻ đẹp riêng của thể loại truyền kì.

 - Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm.

 - Giáo dục học sinh biết trân trọng, thương yêu con người, phê phán những gì bất công ngang trái trà đạp hạnh phúc con người.

 

doc 15 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 16 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 - Tiết 16 Ngày soạn: 
Văn bản
Chuyện người con gái nam xương 
	Trích: “ Truyền kỳ mạn lục”- ( Nguyễn Dữ)
A. Mục tiêu.
 - Giúp học sinh : cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Thấy rõ số phận oan trái, bất hạnh của Vũ Nương- người phụ nữ Việt Nam, nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong.
 - Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của truyuện truyền kì chữ Hán: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thợc tạo nên vẻ đẹp riêng của thể loại truyền kì.
 - Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm.
 - Giáo dục học sinh biết trân trọng, thương yêu con người, phê phán những gì bất công ngang trái trà đạp hạnh phúc con người.	
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học:
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Tại sao cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?
 ? Nhận thức của em về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này.
 - Bài mới: 
- Học sinh theo dõi phần chú thích sgk 
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ.
? Nêu xuất xứ tác phẩm?
? Nguồn gốc của truyện? 
? Em hiểu ntn về thể truyền kì? 
? Em hiểu TKML là ntn ?
? Đề tài mà văn bản đề cập đến? ( Đề tài phụ nữ. Một nhân vật có thật ở huyện Nam Xương- Nam Hà).
- Hiện nay ở Lí Nhân , Hà Nam vẫn còn miếu thờ Vũ Nương, và nhiều bài thơ viếng Vũ Thị rất hay.
- G/v đọc mẫu. Hs đọc, nhận xét. 
? G/v cùng học sinh tìm hiểu chú thích sgk. Giải nghĩa những từ khó. 
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần ntn? 
? Em hãy nêu đại ý của văn bản ?
? VN được giới thiệu là người phụ nữ ntn? Đức tính nào ở VN là nổi bật?
? Qua cách giới thiệu của tác giả em có cảm nhận gì về nhân vật này?
? Vẻ đẹp đức hạnh đó được thể hiện ntn trong cuộc sống vợ chồng?
? Đó là cách cư xử ntn?
? Vì sao VN lại phải luôn giữ gìn khuôn phép?
? Tính đa nghi của T Sinh ngầm báo trước cho chúng điều gì?
? Đức hạnh của VN biểu hiện rõ hơn khi tiễn chồng đi lính. Em hãy chỉ rõ?
? Qua đó em thấy được tình cảm của nàng đối với chồng như thế nào ?
? Khi TS đi lính VN ở nhà cư xử, lo toan công việc ntn? 
? Qua đó em có nhận xét gì về người phụ nữ này?
- Hs đọc: Ngắn dài có số... con đã chẳng phụ mẹ.
? Lời trăng trối của bà mẹ chồng đã giúp ta hiểu thêm điều gì về nhân vật VN?
? Từ đức hạnh đó của VN làm em liên tưởng đến điều gì?
? Qua phần vừa phân tích em có nhận xét gì về các yếu tố NT mà tác giả đã sử dụng?
I . Giới thiệu chung.
 1. Tác giả
- Nguyuễn Dữ (thế kỉ 16) người huyện Trường Tân nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Làm quan 1 năm rồi về ở ẩn tại Thanh Hoá, sống ẩn dật và sáng tác.
2. Tác phẩm
- Là truyện thứ 16/20 truyện, có nguồn gốc từ truyện cổ tích: Vợ chàng Trương( kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam- Nguyễn Đổng Chi)
- Truyện được chuyển thể thành vở chèo: Chiếc bóng oan khiên. 
- Thể truyền kì: Văn xuôi viết bằng chữ Hán ở Trung Quốc.Xây dựng trên 1 cốt truyện dân gian có nhiều yếu tố hoang đường, kì lạ.
- Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. TKML của N Dữ được xem là một “áng thiên cổ kì bút „
II . Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc – chú thích
- Đọc diễn cảm, phân biệt các đoạn tự sự và lời thoại thể hiện tâm trạng từng nhân vật trong từng hoàn cảnh
2. Bố cục.
- P1: Từ đầu -> ..lo liệu như cha mẹ đẻ mình. ( Cuộc hôn nhân giữa TS và VN, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trongthời gian xa cách).
- P2: Tiếp đến -> nhưng việc đã qua rồi. (Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương).
- P3: Còn lại. ( Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và VN trong động Linh Phi . VN được giải oan). 
3. Đại ý.
- Đây là câu chuyện về số phận của người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy vào bước đường cùng, phải tự kết liễu cuộc đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm cũng thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân là ở hiền gặp lành, dù chỉ là ở 1 thế giới huyền bí. 
4. Phân tích
a. Hôn nhân và cuộc sống gia đình của Vũ Nương
* Nhân vật Vũ Nương:
- Vũ Thị Thiết: Người con gái quê Nam Xương, tính tình thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
=> Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, manh vẻ đẹp hoàn mĩ, vẹn toàn.
* Khi mới về nhà chồng:
- Giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng phải đến bất hoà.
-> Là người có cách cư xử rất đúng mực, biết nhường nhịn, biết hi sinh cho hạnh phúc gia đình, là người có tấm lòng bao dung độ lượng.
- Vì Chương Sinh là người có tính quá đa nghi
-> Ngầm dự báo vế một cuộc sống gia đình không được êm ả mà có nhiều sóng gió, rất dễ bị tan vỡ.
* Khi tiễn chồng đi lính:
- Dặn dò:..chẳng giám mong đeo ấn phong hầu
- Chỉ xin bình yên.
- Cảm thông trước nỗi vất vả gian lao của chồng..
-> Đằm thắm, thiết tha, yêu thương chồng tha thiết, rất xúc động.
* Sau khi chồng đi:
- Công việc: lo toan mọi việc, chăm sóc mẹ già, nuôi con nhỏ .
- Với mẹ chồng: lúc đau ốm thuốc thang lễ bái
- Khi mẹ chồng qua đời: hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình. 
-> Là người mẹ hiền, là cô con dâu hiếu thuận, đảm đang, tháo vát. 
- Hs thảo luận, phát biểu
- Gv chốt: Lời trăng trối của bà mẹ chồng là lời nhận xét đầy đủ nhất, khách quan nhất. Bà đã nhận rõ, hiểu rõ hơn ai hết về công lao, lòng hiếu thảo và đức hạnh của VN.
- Là nét đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam.
* Nghệ thuật: Câu văn nhịp nhàng theo lối biền ngẫu. Dùng nhiều hình ảnh mang tính ước lệ.
D . Củng cố - Hướng dẫn.
	? Em thấy VN là người phụ nữ ntn? Vì sao nàng lại được trân trọng?
? Nhân vật VN ở vào những hoàn cảnh cụ thể đã bộc lộ những đức tính gì?
	- Học bài, nắm chắc nội dung 1 của văn bản .
 - Chuẩn bị tiếp bài theo câu hỏi sgk tr 51.
________________________________________
Tuần 4 - Tiết 17 Ngày soạn:
Chuyện người con gái nam xương
( Nguyễn Dữ)
A. Mục tiêu.
 - Giúp học sinh : cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Thấy rõ số phận oan trái, bất hạnh của Vũ Nương- người phụ nữ Việt Nam, nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong.
 - Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của truyuện truyền kì chữ Hán: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thợc tạo nên vẻ đẹp riêng của thể loại truyền kì.
 - Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vvật trong tác phẩm .
 - Giáo dục học sinh biết trân trọng, thương yêu con người ,phê phán những gì bất công ngang trái trà đạp hạnh phúc con người.	
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học:
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Tóm tắt ngắn gọn nội dung cốt truyện?
 ? Nêu suy nghĩ ban đầu của em về nhân vật VN?
 - Bài mới: 
? N nhân nào dẫn đến nỗi oan trái của VN?
? Theo em ngoài 2 nguyên nhân này còn có n nhân nào gây nên nỗi oan và cái chết của VN?
? Theo em n nhân nào là n nhân cơ bản nhất?
? Em có nhận xét gì về lời nói của bé Đản trong tình huống này?
? Trước lời nói của bé Đản, T Sinh đã có thái độ và cách xử xự ntn?
? Em có nhận xét gì về cách xử xự đó của T Sinh?
? Qua cách xử xự của T Sinh đã gợi cho em liên tưởng gì về XH xưa?
? Em có suy nghĩ gì về những điều đó?
? Người mà VN yêu thương nhất lại là kẻ gây ra nỗi oan nghiệt cho nàng, chi tiết này gợi cho em suy nghĩ gì?
? Trước nỗi oan trái đó, VN đã có những cách nào để cởi bỏ oan trái cho mình?
? Qua lời lẽ đó khẳng định điều gì?
? Những lời lẽ không đủ để biện minh cho mình, VN đã có hành động gì?
? Em có nhận xét gì về lời lẽ và hành động của VN?
? Suy nghĩ của em về cái chết của VN?
? Cái chết oan uổng của VN phản ánh một hiện thực nào?
? Tại sao có thể nói: Cái chết của VN là một bi kịch oan trái?
? Việc VN được Linh Phi cứu sống và trở thành mĩ nhân ở chốn thuỷ cung có ý nghĩa gì?
? Sau khi VN gieo mình xuống sông mà chết thì nỗi oan của nàng có được hoá giải không? Và cách hoá giải ntn?
? T sao lúc đầu VN quyết định không trở về trần gian nữa, sau đó lại quyết định trở về nhưng rồi cuối cùng lại không trở về. Điều đó có ý nghĩa gì?
? Em có nhận xét gì về chi tiết: cuộc sống dưới thuỷ cung, sự trở về của VN ở cuối câu chuyện?
? Chi tiết đó có ý nghĩa gì?
? Thành công về mặt nghệ thuật của văn bản là gì?
? Nội dung chính của văn bản là gì?
? Hãy kể lại “ Chuyện người con gái Nam Xương” theo cách của em. 
4.Phân tích ( tiếp)
b. Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương. 
* Nguyên nhân:
- T Sinh vốn có tính đa nghi
- Lời của đứa trẻ ngây thơ
- Hs thảo luận, phát biểu
- Gv chốt:+ Chiến tranh phong kiến phi nghĩa
+ Cái bóng oan nghiệt
+ VN bất lực đầu hàng số phận
- Hs thảo luận, phát biểu
- Gv chốt: + T Sinh ghen tuông mù quáng
+ Sự yếu đuối của VN
+ Tình huống nhạy cảm và lời của bé Đản
-> Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình làm tăng sự ghen tuông, nghi ngờ vốn đã sẵn có và là nhân tố tạo nên tình huống thắt nút câu chuyện, đẩy mâu thuẫn và kịch tính lên đỉnh điểm.
- Tin lời con nhỏ: + Đinh ninh là vợ hư
 + La um cho hả dận
 + Mắng nhiếc, đánh đuổi đi
-> Là người ghen tuông mù quáng, nông nổi, độc đoán, cố chấp, vô tình vô nghĩa, tàn nhẫn vũ phu.
=> Hình ảnh tiêu biểu cho người đàn ông, người chồng giàu có, gia trưởng độc đoán trong XHPK. Là hình ảnh tiêu biểu của chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ.
- Cần phải lên án phê phán và loại bỏ chế độ nam quyền, bất bình đẳng, vì một tương lai tốt đẹp hơn.
- Là điều xót xa nhất, cay đắng nhất, tủi cực nhất của VN. Đó là tình cảnh chớ trêu là bi kịch nghiệt ngã nhất của đời nàng.
* VN tự giải oan.
+ Dùng lời lẽ để minh oan.
- Lời 1: cách biệt 3 năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn... bén gót.
- Lời 2: bình rơi châm gãy...liễu tàn trước gió.
-> Khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng cố hàn gắn hạnh phúc gia đình-> sự đau đớn thất vọng tan vỡ.
+ Lấy cái chết để tự minh oan cho mình: 
- Lời 3: đoan trang giữ tiết...cỏ ngu mĩ. Lòng chim dậ cá...diều quạ.
-> Lời lẽ thống thiết, phẫn uất, hành động quyết liệt mang tính phản kháng cao độ.
=> Cái chết vô cùng vô lí đáng thương, đó là cái chết đau đớn, oan uổng và bi thảm oan trái
- Hs thảo luận, phát biểu
- Gv chốt: Sự bất lực bế tắc, đầu hàng số phận của người phụ nữ. Tố cáo thói ghen tuông mù quáng, tính ích kỉ vũ phu, luật lệ phong kiến hà khắc....
- VN là người phụ nữ xinh đẹp, nết na hiền thục lại đảm đang tháo vát, hết lòng yêu thương con, một lòng chung thuỷ với chồng và rất mực hiếu thuận thờ kính mẹ chồng. Đáng ra VN phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Vậy ...  Ví dụ: sgk.
2. Nhận xét.
* Từ xưng hô: tôi, tao, tớ, mình, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mình, mày, mi, nó
* Cách dùng: Theo ngôi :1,2,3 và theo mối quan hệ : thân sơ, trang trọng
- VD: Mày ,tao, bọn mày -> suồng sã
- VD: Mình, cậu , tờ -> thân mật
- VD: ông ,bà, quí cô, quí bà->trang trọng
- Hệ thống từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, cách sử dụng rất tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. Vừa là điều kiện thuận lợi cho người nói thể hiện thái độ, tình cảm của mình 1 cách đầy đủ, sinh động. Đồng thời cũng gây khó khăn cho những ai không hiểu rõ cách sử dụng chúng.
Ví dụ 2. Trích Dế Mèn phiêu lưu kí
a. + Anh - em : Choắt -> Mèn.
 + Ta – chú mày : Mèn -> Choắt.
b. Tôi- anh : Mèn -> Choắt; ngược lại 
* Nhận xét.
a. Sự xưng hô của hai nhân vật rất khác nhau -> xưng hô bất bình đẳng; kẻ yếu- kẻ mạnh kiêu căng , hách dịch.
b. Sự xưng hô thay đổi hẳn: bình đẳng, không ai thấy mình cao hơn hoặc thập hơn người khác
– Có sự thay đổi đó là do tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của hai nhân vật không còn như trong đoạn a nữa. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn. Dế Mèn không còn hách dịch vì đã nhận ra tội ác của mình.
3. Ghi nhớ . 
- HS đọc ghi nhớ Sgk
II. Luyện tập.
Bài tập 1
- Nữ học viên người châu Âu có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ : “ chúng ta với chúng em và chúng tôi”.
- Trong tình huống này làm cho người ta hiểu nhầm là lễ thành hôn của cô học viên và vị giáo sư Việt Nam.
- Chúng ta: bao gồm cả người nói và người nghe.
- Chúng tôi: không gồm cả người nghe. 
Bài tập 2
- Việc dùng “chúng tôi” thay cho “tôi” trong các văn bản khoa học nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản .
- Ngoài ra, việc xưng hô này còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
- Chú ý khi viết bài tranh luận, bình luận khi cần nhấn mạnh ý kiến riêng của cá nhân thì dùng tôi là thích hợp nhất.
 Bài tập 3
(1) Xưng hô bình thường.
(2) Xưng hô khác thường: Ta - ông -> Gióng là chú bé khác thường.
Bài tập 4
- Vị tướng: gọi thầy, xưng ông.
-> Thái độ kính cẩn và lòng biết ơn. Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc VN
Bài tập 5
- Trước cách mạng T8 cách xưng hô của vua với dân có sự ngăn cách rất rõ ràng: trẫm- khanh.
- Bác Hồ: “tôi với đồng bào” đánh dấu một bước quan trọng trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ. 
Bài tập 6
- Cai lệ ( có vị thế, quyền lực): trịnh trọng, hống hách, ngông cuồng 
- Chị Dậu ( người nông dân): ban đầu hạ mình, nhẫn nhục( nhà cháu - ông)
+ Sau là sự phản kháng: tôi - ông, bà - mày
?7
D . Củng cố - Hướng dẫn.
	? Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt ntn?
? Trong giao tiếp để xưng hô cho thích hợp người tham gia giao tiếp cần phải
 làm gì?	
	- Học bài, nắm chắc hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
- Chuẩn bị bài : Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
_________________________________________
Tuần 4 - Tiết 19 Ngày soạn:
Tiếng Việt
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
 A . Mục tiêu.
	 - Bài này giúp học sinh nắm được hai cách dẫn lời nói hoạc ý nghĩ cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
	 - Rèn luyện kĩ năng trích dẫn khi viết văn bản.
 - Có ý thức dẫn đúng cách và hấp dẫn.
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học:
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Lấy một đoạn hội thoại, xácđịnh từ ngữ xưng hô được dùng và phân
 tích cách dùng những từ ngữ đó?
 - Bài mới: 
- Hs đọc ví dụ
? Trong phần trích a, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
? Nó được ngăn cách với phần đứng trước bởi dấu hiệu gì?
? Phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
? Nó được ngăn cách với phần đứng trước bởi dấu hiệu gì?
? Cả 2 phần trích có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì 2 bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng dấu hiệu gì?
? Vậy em hiểu thế nào là cách dẫn TT?
? Trong ví dụ a , phần câu in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
? Trong ví dụ b , giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay thế từ đó bằng từ nào?
? Từ việc phân tích 2 ví dụ trên, em hiểu thế nào là lời dẫn gián tiếp? 
? Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn? Dẫn theo cách nào?
? Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến 1 trong 3 ý kiến dưới đây. trích dẫn ý kiến đó theo 2 cách đã học?
- G/v hướng dẫn học sinh viết, đọc , sửa chữa.
? Hãy thuật lại lời nhân vật VN trong đoạn trích sau đây theo cách dẫn gián tiếp?
I. Cách dẫn trực tiếp.
1 Ví dụ.
- Trích: Lặng lẽ Sa Pa của N Thành Long.
2. Nhận xét.
a. Đấy, bác cũng... là gì?
- Là lời nói đã được phát ra thành lời, bởi trước đó có từ nói trong phần lời của người dẫn truyện.
- Tách bởi dấu hai chấm và ngoặc kép “ ”.
b. Khách tới bất ngờ, chắc... hạn.
- Là ý nghĩ, vì trước đó có từ nghĩ trong lời của người dẫn truyện.
- Tách bởi dấu hai chấm và ngoặc kép.
- Có thể thay đổi vị trí của 2 bộ phận. Trong trường hợp ấy, hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
-> Cách dẫn trực tiếp
3. Ghi nhớ 1
- Hs đọc ghi nhớ 1 sgk
II. Cách dẫn gián tiếp
1. Ví dụ
a. Nam cao – Lão Hạc
b. Phạm văn Đồn – Chủ Tịch HCM
2. Nhận xét.
a. Phần câu in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ khuyên trong phần của người dẫn.
- Không có dấu hiệu ngăn cách
b. Phần câu in đậm: là ý nghĩ, vì trước đó có từ chớ hiểu. Giữa 2 phần có từ rằng -> dấu hiệu để nhận biết và phân biệt.
- Có thể thay bằng từ là.
-> Cách dẫn gián tiếp.
3. Ghi nhớ 2
- Hs đọc ghi nhớ Sgk tr 54.
III. luyện tập
Bài tập 1
Cách dẫn trong các câu ở a, b đều là dẫn trực tiếp.
a. dẫn lời của con vật thông qua sự tưởng tượng của nhân vật LH .
b. dẫn ý, đó là ý nghĩ của nhân vật LH.
Bài tập 2
- Học sinh viết đoạn văn có lời cho trước sgk tr 54 theo 2 cách:
+ Trực tiếp : Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch HCM đã nêu rõ: “ Chúng ta..”
+ Gián tiếp: Trong ., Chủ tịch HCM khẳng định rằng chúng ta.
Bài tập 3
- Hôm sau, Linh phi.một chiếc thoa vàng và dặn Phan về nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng Trương còn nhớ.sẽ trở về.
- G/v hướng dẫn học sinh viết. Đọc , sửa.
D . Củng cố - Hướng dẫn.
	? Cách dẫn trực tiếp là gì?
? Cách dẫn gián tiếp ntn? Khác dẫn trực tiếp ntn?	
	- Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập .
- Chuẩn bị : Sự phát triển của từ vựng.
- Xem bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. 	
________________________________________
Tuần 4 - Tiết 20 Ngày soạn:
Tập làm văn
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
A . Mục tiêu.
- Giúp học sinh : Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
	- Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự: ngắn gọn, đầy đủ.
 - Có ý thức đúng về sự cần thiết của tóm tắt văn bản tự sự
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học:
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Tóm tắt văn bản tự sự là gì? Khi tóm tắt VB tự sự cần chú ý điều gì?
 - Bài mới: 
- Hs đọc các tình huống trong sgk.
? Ba tình huống trên yêu cầu chúng ta phải làm gì?
? Muốn tóm tắt được nội dung VBTS ta phải làm gì? Đọc và tóm tắt cách nào dễ hiểu hơn ?
? Việc tóm tắt văn bản tự sự có cần thiết không? Vì sao?
? Khi tóm tắt cần chú ý điều gì?
? Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần thiết phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự? 
- Đọc nội dung chính các sự việc và nhân vật chính trong văn bản trên và cho biết:
? Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? có thiếu sự việc quan trọng nào không? Đó là sự việc gì?
? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?
? Các sự việc nêu trên đã hợp lý chưa? Có gì cần thay đổi?
? Trên cơ sở đã điều chỉnh, em hãy viết một văn bản tóm tắt CNCGNX trong khoảng 20 dòng.
- Học sinh viết văn bản tóm tắt. ? 
? Nếu phải tóm tắt tác phẩm này một cách ngắn gọn hơn, em sẽ tóm tắt ntn để với số dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản ?
? Em rút ra bài học gì sau khi tìm hiểu và thực hành tóm tắt văn bản trên? 
- Gv hướng dẫn yêu cầu hs tóm tắt.
? Tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc chứng kiến?
I. Sự cần thiết của tóm tắt văn bản tự sự
1. Ví dụ.
a. Kể lại một bộ phim
b. Tóm tắt nọi dung 1 câu chuyện
c. Giới thiệu một tác phẩm văn học
2. Nhận xét.
- Tóm tắt
- Tóm tắt văn bản: cốt truyện, nhân vật chính -> Dễ hiểu, dễ nhớ.
-> Tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu, một việc làm cần thiết trong cuộc sống. Vì không phải lúc nào ta cũng xem trực tiếp hoặc có thời gian để đọc hết TPVH. Vì vậy tóm tắt giúp ta nắm được nhân vật, tình huống và nội dung câu chuyện
- Chú ý: TT phải ngắn gọn, đảm bảo tính khoa học, tính hoàn chỉnh, sự cân đối để làm nổi bật nhân vật và sự việc chính.
* Tình huống: 
- Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho cô giáo chủ nhiệm nghe về một hiện tượng vi phạm nội quy của lớp mình.
- Con kể lại cho mẹ nghe về một thành tích nào đó của mình.
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự. 
1. Ví dụ. 
- Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương
2. Nhận xét.
a. Đã nêu 7 sự việc khá đầy đủ 
- Còn thiếu sự việc quan trọng: Một đêm TS cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con trai chỉ vào chiếc bóng của TS trên tường
- Vì nhờ sự việc này TS nhận ra vợ mình bị oan ngay sau khi VN chết.
- Sự việc thứ 7 trong sgk là chưa hợp lí, cần bổ sung, điều chỉnh lại.
Từ chi tiết 1-> 4 giữ nguyên. Bổ sung sự việc:
 “ Một đêm, TS cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con nói rằng: “ Cha Đản lại đến kia kìa”. Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách: -“ Đây này!..” Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.
Tiếp theo 3 sự việc còn lại
- Bổ sung: TS nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giả oan bên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương trở về “ ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện”.
 b. Tóm tắt.
- HS đọc văn bản đã tóm tắt- nhận xét
3. Ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ sgk
III. Luyện tập. 
Bài tập 1
- Viết văn bản tóm tắt văn bản Lão Hạc của Nam Cao.
- Viết văn bản tóm tắt văn bản Hoàng Lê nhất thống chí.
 Bài tập 2
- G/v chia lớp thành 4 nhóm: Hoạt động nhóm-> nói trước lớp :
+ Mỗi tổ: các thành viên tự tốm tắt chuyện của mình trước tổ. Sau chọn văn bản tóm tắt tốt trình bày trước lớp.
+ Thời gian thực hiện: ít nhất mỗi tổ được trình bày 1 lượt trước lớp.
 D . Củng cố - Hướng dẫn.
	? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
? Các bước tóm tắt văn bản tự sự?
- Hoàn thiện hai văn bản tóm tắt vào vở bài tập.
- Tóm tắt tiếp tác phẩm Truyện Kiều.	
- Chuẩn bị : Sự phát triển của từ vựng
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 4 0910.doc