Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 21 đến tiết 25

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 21 đến tiết 25

Tiết 21

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

- Thông qua bài học, giúp học sinh:

+ Nắm được các cách phát triển từ vựng thông dụng nhất.

+ Rèn luyện kỹ năng phát triển vốn từ theo các cách phát triển của từ vựng.

+ Có ý thức trau dồi vốn từ.

CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

- Giáo viên: Bảng phụ, SGK, SGV và tài liệu về từ vựng.

- Học sinh: Tìm hiểu trước nghĩa của một số từ vựng.

 

doc 8 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 21 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/9/2009
Ngày dạy: 15/9/2009 
Tiết 21
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
- Thông qua bài học, giúp học sinh:
+ Nắm được các cách phát triển từ vựng thông dụng nhất.
+ Rèn luyện kỹ năng phát triển vốn từ theo các cách phát triển của từ vựng.
+ Có ý thức trau dồi vốn từ.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK, SGV và tài liệu về từ vựng.
- Học sinh: Tìm hiểu trước nghĩa của một số từ vựng.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
A/ Ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của giờ học.
B/ Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp? cho ví dụ minh hoạ? 
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học.
	I. Hoạt động 1- Giới thiệu bài
	Một từ trong tiếng việt có thể có nhiều nghĩa khác nhau, đó là do hiện tượng nhiều nghĩa của từ hoặc các trường hợp đồng âm khác nghĩa; cũng có thể là do sự phát triển nghĩa của tư. Vậy thế nào là sự phát triển nghĩa của từ? trong giờ học ngày hôm nay, chhúng ta cùng tìm hiểu.
II. Hoạt động 2 – tìm hiểu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Gv yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu các ví dụ trong SGK.
? Từ “Kinh tế” Trong câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” có nghĩa là gì? Nghĩa ấy hiện nay còn dùg nữa không? Nhận xét của em về nghĩa của từ này? 
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu tiếp VD2.
? Trog VD2a từ xuân có nghĩa là gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? hiện tượng chuyển nghĩa được thực hiện theo phương thức nào? 
? Trong VD2b. các từ tay có nghĩa là gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? hiện tượng chuyển nghĩa được thực hiện theo phương thức nào?
? Qua đó, em hãy cho biết phát triển từ vựng bằng cách nào? Chủ yếu dựa trên những phương thức nào?
- Hãy đọc mục ghi nhớ.
- đọc VD trong SGK.
- Tìm nghĩa và trả lời.
- trao đổi với bạn và liên hệ thực tế để trả lời.
- Đọc VD2 
- Tìm hiểu nghĩa của từ và trả lời.
- Liên hệ với các biện phap tu từ đã học để trả lời.
- Tìm các phương thức phát triển từ vựng và trả lòi. nhận xét và bổ xung.
VD1.
- Từ: Kinh tế trong câu thơ có nghĩa là: Kinh bang tế thế; lo viẹc nước, việc đời;=> nói đến hoài bão cứu nước của người chiến sĩ cộng sản.
- Hiện nay không còn dùng từ kinh tế với nghĩa như vây nữa.
=> Nghĩa của từ này chuyển từ nghĩa rộng sang nghĩa hẹp.
 2. VD2
a/ Từ xuan trong câu thơ: Chị em  có nghĩa là mùa xuân (nghĩa gốc)
- Từ xuân trong câu: Ngày xuân .. có nghĩa là tuổi trẻ -> nghĩa chuyển.
- thực hiện theo phương thức Ẩn dụ.
b/ Từ tay trong câu: Trao tay có nghĩa là một bộ phận của cơ thể người.
- Từ tay trong câu: .. tay buôn người. có nghĩa là kẻ buôn người. 
=> Hiện tượng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Ghi nhớ: (HS tự học trong SGK)
III. Hoạt động 3 – Hướng dẫn luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 1. 
- cho học sinh thảo luận để tìm hiểu nghĩa của các từ chân.
- Gv yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập 2. 
( Gv cho học sinh thảo luận theo nhóm)
- Cho học sinh làm bài tập 3. 
? Hãy tìm nghĩa chuyển của từ đồng hồ
- GV cho học sinh thảo luận nhóm bài tập 4 và trả lời. 
- Gv chốt kiến thức cơ bản bằng bảng phụ.
- Đọc bài tập 
- Thảo luận và trả lòi, nhận xét, bổ xung.
- HS thảo luận theo nhóm bài tập 2.
- HS làm bài tập, trả lời, nhận xét và bổ xung
- Thảo luận theo nhóm, trả lời, các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ xung
Bài tập 1
Nghĩa của các từ “chân”
1.a/ nghĩa gốc: bộ phận cơ thể người.
1.b/ Nghĩa chuyển: Vị trí trong đội tuyển. (H.dụ)
1.1/ nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc với đất của cái kiềng. (Ẩn dụ)
1.d/ Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc của mây với đất.
(Ẩn Dụ)
Bài tập 2
* Nhận xét: 
+ Giống trà ở nét nghĩa đã chế biến để pha nước uống.
+ Khác trà ở nét nghĩa dùng để chữa bệnh.
Bài tập 3.
Nghĩa chuyển của từ Đồng hồ:
+ Đồng hồ điện: đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ.
+ Đồng hồ nước: đếm lượng nước (m3) đã tiêu thụ
+ Đồng hồ xăng: Đếm lượng xăng (lít) đã mua hoặc tiêu thụ.
Bài tập 4
a) Hội chứng (gốc) Þ tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.
Ví dụ : hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) ; hội chứng viêm đường hô hấp cấp (sác).
Nghĩa chuyển : tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi. Ví dụ : Hội chứng chiến tranh, kinh tế, kính thưa, bằng rởm 
b) Ngân hàng (gốc) Þ tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý nghiệp vụ tiền tệ.
Ví dụ : ngân hàng nhà nước, ngoại thương.
Nghĩa chuyển : kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần.
Ví dụ : ngân hàng máu, thận, đề thi.
c) Sốt (gốc) Þ tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh.
Ví dụ : Em bé sốt ho.
Chuyển : ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu khách hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh (sốt xăng dầu.)
d) Vua (gốc) Þ người đứng đầu một nhà nước quân chủ (vua Hùng, vua Quang Trung).
chuyển : người được coi là nhất ở một lĩnh vực nào đó. Thường là sản xuất kinh doanh, thể thao, nghệ thuật (thường dùng cho nam Þ còn nữ Þ nữ hoàng).
IV. Hoạt động 4 – Hướng dẫn học ở nhà.
Học thuộc nội dung phần ghi nhớ
Sưu tầm các câu thơ, câu văn thể hiện sự phát triển của tư vựng; tìm hiểu nghĩa và xác định phương thức phát triển của từ ngữ đó.
Làm bài tập số 5.
Chuẩn bị bài: sự phát triển của từ vựng. (Tiếp theo)
----------------------------*****--------------------------------
Ngày soạn: 12 tháng 9 năm 2009.
Ngày dạy: 19 tháng 9 năm 2009 	Tiết 23,24
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ 
Hồi thứ mười bốn
Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thặng Long, Chiêu thống trốn ra ngoài.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tôn – Quang Trung – trong chiến cônng hiển hách đại phá quân Thanh; sự thảm bài của bọn xâm lược Tôn Sĩ Nghị và số phận thê thảm nhục nhã của bọn vua quan bán nước hại dân.
+ Thấy đươc ý thức và quan điwmr tiến bộ của tác giả.
+ Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết lịch sử, của lối kkể chuyện và miêu tả rất thực và sinh động.
- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu và phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động.
- Tôn trọng, yêu quý các vị anh hùng dân tộc, có tình cảm yêu quê hương đất nước.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên : Sưu tầm tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí 
- Bảng phụ, SGK, SGV và tài liệu tham khảo.
- Học sinh : Đọc văn bản, tìm hiểu thêm về tác phẩm, Tìm hiểu cuộc kháng chiến choóng quân Thanh trong chương trình lịch sử, tìm hiểu về nhân vật lịch sử: Quang Trung.
	TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A/ Ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của giờ học.
B/ Kiểm tra bài cũ.
	? Kể tóm tắt đoạn 2 văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương? cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong đoạn này?
	? Trong đoạn cuối của văn bnả, em thấy cách kể ở đây có gì khác thường? Em thích nhất chi tiết nào? Vì sao? 
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học.
	I. Hoạt động 1 - Giới thiệu bài.
	- GV gợi dẫn về tác phẩm và nhân vật vua Quang Trung để dẫn vào bài.
	II. Hoạt động 2 - Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV gọi một HS đọc chú thích về tác giả và tác phẩm.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? 
? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Sau khi học sinh trả lời, GV nhận xét và kết luận chung 
- Toàn truyện gồm 17 hồi, đầu mỗi hồi là hai câu thơ 7 tiếng, mỗi câu tóm tắt một sự việc chính được kể trong hồi. kết hồi thường là hai câu thơ và câu: Muốn biết sự viiệc như thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ.
- GV hướn dẫn học sinh đọc văn bản: Khi đọc, đọc cả đoạn chữ in nghiêng, những lời nói của quần thần, của vua Quang Trung, Vua Lê Chiêu Thống  càn đọc với ngữ điệu phù hợp với từng nhân vật: Lời kể, tả trận đánh cần đọc với giọng khẩn trương, phấn trấn.
- GV đọc trước một đoạn sau đó gọi từ 4 đến 5 em đọc các đoạn còn lại 
- Cho học sinh nhận xét cách đọc của bạn
- GV chốt nhận xét về cách đọc của các em và gọi 1 em lên tóm tắt văn bản.
- Cho học sinh nhận xét việc tóm tắt văn bản của bạn.
- GV cho hai học sinh tìm hiểu một số từ khó trong chú thích.
? Văn bản thuộc thể loại nào? Hãy nêu lên những đặc điểm của thể loại đó? 
? Qua đọc văn bản, em thấy văn bản có thể chi làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn? 
- Sau khi học sinh trả lời, GV dùng bảng phụ để kết luận về bố cục của văn bản.
- Đọc chú thích.
- Trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Nghe, ghi chép.
- HS nghe GV hướng dẫn cách đọc.
- Nghe Gv đọc.
- HS đọc
- Nhận xét cách đọc của bạn.
- Tóm tắt văn bản.
- HS tìm hiểu một số từ khó.
- Trả lời.
- Trao đổi và trả lời. Các em khác nhận xét và bổ xung.
I. Đọc - hiểu chú thích.
1/ Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Nhóm tác giả: Ngô Gia Văn Phái quê ở làng tả Thanh Oai – Hà Tây (Nay là Hà Nội) 
- Hoàng Lê Nhất thống chí được viết trong thời gian dài, theo kiểu chương hồi của Tam quốc chí.
2/ Đọc- kể, tóm tắt văn bản
3/ Tìm hiểu từ khó.
4/ Thể loại và bố cục văn bản.
- Văn bản thuộc thể chí; vừa có tính văn học, vừa có tính lịch sử.
- Bố cục: gồm 3 phần:
+ Từ đầu  Lên đường ra Bắc: Quang Trung chuẩn bị tiến công ra Bắc.
+ Tiếp  Kéo vào thành: Quang Trung đại phá quân Thanh
+ Còn lại: Số phận của tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.
	III. Hoạt động 3 - Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu nội dung văn bản.
1/ Quang Trung chuẩn bị tiến quân ra bắc
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Gv yêu cầu học sinh theo dõi phần đầu văn bản.
? Bắc bình vương phản ứng như thế nào khi nghe tin quân Thanh đến Thăng Long và vua Lê thụ Phong? 
? Qua phản ứng đó, em thấy Nguyễn Huệ là một con người như thế nào?
? Hãy tìm những chi tiết thể hiện tư tưởng, cảm xúc của vua Quang Trung khi chỉ dụ quân sĩ của ông? Đó là tư tưởng, cảm xúc gì? 
- Sau khi HS trả lời, GV dùng bảng phụ kết luận và hỏi: Từ đó, em hiểu thêm điều gì vè vị vua này? 
- GV nêu vấn đề: Việc vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm chủ mưu rút khỏi Thăng Long, tha tội cho Ngô Văn Sở, rồi muốn lâu dài để phúc cho dân  những việc ấy cho ta hiểu thêm điều gì về vua Quang Trung? 
- Sau khi học sinh trả lời, GV kết luận bằng bảng phụ và yêu cầu học sinh ghi chép.
? Từ sự phân tích trên, em thấy Quang Trung là một vị vua như thế nào? 
- Theo dõi đoạn đầu văn bản.
- Suy nghĩ, trao đổi, tìm kiếm và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Tìm kiếm và trả lòi, nhận xét và bổ xung.
- Quan sát bảng phụ, nghe và ghi chép.
- Thảo luận, trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Quan sát bảng phụu và ghi chép.
- Trao đổi và trả lời.
- Khi được tin quân Thanh đến Thăng Long, Bắc bình Vương: “Giận lắm, liền họp các tướng sĩ ” định thân chinh cầm quân đi ngay.
=> Đó là một con người ngay thẳng, cương trực, căm ghét bọn xâm lược, bán nước cầu vinh.
Bảng phụ
- Tư tưởng của vua Quang Trung:
+ “Trong khoảng  cai trị” => Ý thức cao về chủ quyền của đát nước
+ “ Người phương Bắc  đuổi về phương Bắc” => Hiểu rõ dã tâm của bọn phong kiến và tự hào về công lao của cha ông.
+ “Nay người Thanh  đánh đuổi chúng” => Tin tưởng ở chính nghĩa của cuộc hnàh binh.
=> Vị vua có tài khích lệ quân sĩ chiến đấu vì nghĩa lớn .
- Thông qua việc làm cho ta thấy:
+ Mưu lược của người cầm quân.
+ Bình công, luận tội rõ ràng.
+ Một nhà chình trị có tư tưởng chuộng hoà bình.
+ Năng lực tiên đoán của một nhà quân sự: “Hẹn mồng 7 tết gặp ở Thăng Long”
=> Quang Trung là một vị vua yêu nước, sáng suốt, có tài cầm quân.
2/ Quang Trung đại phá quân Thanh
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh chú ý vào đoạn văn tiếp theo.
? Nếu hình dung cuộc tiến quân của quang Trung vào Thăng Long bằng một sơ đồ ghi những trận thắng lớn thì sơ đồ đó sẽ như thế nào?
GV yêu cầu học sinh lên bảng ghi - vẽ sơ đồ.
? Hãy tóm tắt ngắn gọn hai trận đánh ở Hạ Hồi và Ngọc Hồi?
- Sau khi học sinh tóm tắt, GV nhấn mạnh: 
+ Trậng Phú Xuyên: Vừa thấy bóng quân Tây Sơn, bọn ngiã binh cùng quân Thanh đi do thám tan vỡ chạy, quân Tây Sơn bắt sống được hết.
- Trận Hạ Hồi: nửa đêm quân Tây Sơn bí mật vây kín làng bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran khiến địch trong đồn sợ hãi xin hàng.
- HS quan sát vào văn bản.
- HS trao đổi và thực hiện bài tạp trên giấy nháp sau đó 1 em lên bảng làm.
- 1 em tóm tắt.
Các em khác nghe và bổ xung.
- Có thể hình dung cuộc tiến quân của Quang Trung như sau:
Phúh xuyên => Hạ Hồi => Ngọc Hồi => Thăng Long 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Qua phần tóm tắt đó, em thấy có gì đặc biệt trong cách đánh của vua Quang Trung?
? Em hãy thuật lại diễn biến của trận Ngọc Hồi?
- Sau khi học sinh trả lời, GV dùng bảng phụ để kết luận.
TRận Ngọc Hồi:
Mũi tấn công chính do vua Quang Trung đốc thúc dùng ván ghép che trước, quan lính theo sau tiến sát địch đánh giáp lá cà.
+ Các mũi phụ: bao vây đường rút quân của quân Thanh, cho voi giày đạp.
+ Kết quả: quân Thanh bỏ chạy giày xéo lên nhau mà chết. Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.
? Vì soa nói: Trận Ngọc Hồi tỏ rõ sức mạnh của quân Tây Sơn? 
? Qua những trận đánh, tài năng quân sự nào của Quang Trung được khẳng định?
(Tài cầm quân của vua Quang Trung: Bí mật, bất ngờ, mềm mại, quyết liệt, đảm bảo thắng lợi mà không thương vong)
? Tính lịch sử đan xen tính văn học rong thể loại chí đượ bộc lộ như thế nào qua đoạn văn này? 
- Tác giả đã ghi chép xác thực diễn biến của trận đánh từ thời gian, tên đất, tên người, đảm bảo tính khách quan lịch sử. Các chi tiết trận đánh được kể, tả khá sinh động: “Kén hạng lính khoẻ mạnh  thành suối”.
- Trao đổi và trả lời, các em khác nhận xét
- Thuật lại trận đánh. Các em khác nghe.
- Quan sát bảng phụ và ghi chép.
- Trao đổi, trả lời.
- Các em khác nghe, nhân xét và bỏ xung.
- Trao đổi, thảo luận và trả lời. nhận xét, bổ xung cho bạn.
=> Cách đánh bí mật, bất ngờ. đảm bảo thắng lợi mà không gây thương vong.
=> Trận Ngọc Hổi là trận đánh công phu nhất(Dùng nhiều cách đánh, táo bạo và quyết liệt, khó cho kẻ thù con đường sống); thắng giòn giã nhất.
=> Khẳng định tài mưu lược của người cầm quân. 
=> Ghi chép xác thực diễn biến của trận đánh.
3/ Số phận của tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê chiêu Thống ở Thăng Long.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS theo dõi phần cuối văn bản.
? Trong khi quân Tây Sơn tiến đánh mạnh mẽ như vũ bão thì cuộc sống của tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống ở Thăng Long đang diễn ra như thế nào? 
? Sự việc đó như bao trước điều gì? 
? Trong số những chi tiết kể về cuộc tháo chạy của nhà thanh, em thấy chi tiết nào hài hước nhất, chi tiết nào bi thảm nhất? 
? Những chi tiết nào có thể là điển hình?
 - Các chi tiết tháo chạy: tôn sĩ nghị ngồi trên ngựa không yên, không giáp sắt => thể hiện rõ tính hài hước.
- Thất bại thảm hại: Sông Nhị Hà tắc quan Thanh ngoi ngóp, nước không chảy được => thất bại thảm hại.
? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của nhà Thanh?
? Vua tôi Lê Chiêu Thống đã có hành động gì khi nghe Ngọc Hồi thất bại? 
? Cách rời bỏ ngai vàng của vua tôi Lê Chiêu Thống có gì đặc biệt? 
- Đọc VB
- Tìm kiếm và trả lời.
- Liên hệ, trả lời.
- Tự bộc lộc suy nghĩ của bản thân
- Nghe, ghi chép.
- Trả lời, nhận xét và bỏ xung.
- Tìm kiếm, trả lời.
- cuộc sống của nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống: 
“Trong ngày tết, mọi người chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, khôn g hề lo chi đến việc bất trắc.”
=> Như báo trước sự thất bai của nhà Thanh.
- Sự rút chạy của quân Thanh vừa thể hiện sự hài hước, vừa thảm hại.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Chủ quan, khinh địch
+ Chiến đấu không vì mục đích chính nghĩa.
+ Quân Tây Sơn quá mạnh.
- Vội vàng rời bỏ cung điện chạy trốn.
- Đặc biệt:
+Cướp thuyền đánh cá chạy.
+ Cùng chạy với quân Thanh
+ Luôn máy ngày không ăn.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Đó là bi kịch hay hài kịch? Vì Sao? Hãy dùng một câu để bình luận cho sự việc này? 
? Hồi thứ XIV giúp em hiểu biết thêm những gì?
GV cho một học sinh đọc mục ghi nhớ.
Thảo luận và trả lời.
Trả lời dựa vào ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
- Đó là một bi kịch và nó không bình thường: Vua không còn ra vua.
=> Không còn số phận nào khác cho bọnbán nước cầu vinh.
* Ghi nhớ.
(Tự học trong SGK)
 	IV. Hoạt động 4 - Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Hãy miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân thanh của vua Quang Trung từ tối 30 tết đến 
mùng 3 tháng giêng năm Kỉ dậu
- Sau khi học sinh trình bày trước lớp, Gv nhận xét và đánh giá, có thể cho điểm.
HS thực hiện trước lớp. các em khác nghe, nhận xét bài của bạn.
 	V. Hoạt động 5- Hướng dẫn học ở nhà.
- Tập tóm tắt tác phẩm trong đoạn văn ngắn.
- Viết bài giới thiệu về Quang Trung dựa vào nội dung bài học và kiến thức lịch sử.
- Chuẩn bị bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
----------------------------*****--------------------------------
Ngày soạn: 18 tháng 9 năm 2009.
Ngày dạy: 22 tháng 9 năm 2009 	Tiết 22
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích: Vũ trung tuỳ bút)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh:
 Hiểu về cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại dưới thời Lê - Trịnh và thái độ phê phán của tác giả; bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tuỳ bút thời trung đại và giá trị nghệ thuật của văn bản.
- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu và phân tích loại văn bnả tuỳ bút trung đại.
- Có nhận thức đúng đắn về vua chúa trong từng thời đại.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên : 	Văn bnả Vũ Trung tuỳ bút (nếu có) 
Bảng phụ, SGK, SGV và tài liệu tham khảo.
- Học sinh : Đọc văn bản, tìm hiểu thêm về cuộc sống của vua chúa trong thời đại chúa Trịnh qua lịch sử.
	TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A/ Ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của giờ học.
B/ Kiểm tra bài cũ.
	? Kể tóm tắt hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống trí.
	? Nêu lên những nhận xét của em về nhân vật Vua Quang Trung trong hồi thứ 14 này?
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học.
	I. Hoạt động 1 - Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu một số nét về tác phẩm Vũ Trung tuỳ bút để dẫn vào bài.
	II. Hoạt động 2 - Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chú thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 5(1).doc