Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Tiết 41,42,43,44,45

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Tiết 41,42,43,44,45

TUẦN 9

Tiết 41

LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN

 (Trích “Lục Vân Tiên”- Nguyễn Đình Chiểu)

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Kiến thức: Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.

- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.

- Kỹ năng: Biết phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một đoạn trích.

- Thái độ: Đồng cảm với thái độ, tình cảm của tác giả. Căm phẫn trước tội ác của kẻ xấu.

II/ CHUẨN BỊCỦA GV VÀ HS:

 - Chuẩn bị của GV: - Đọc phần II SGV/124

 - Chuẩn bị của HS: - Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Tiết 41,42,43,44,45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày giảng:................. Lớp 9A: Sĩ số: ............
Tuần 9
Tiết 41 
lục vân tiên gặp nạn
 (Trích “Lục Vân Tiên”- Nguyễn Đình Chiểu) 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Kiến thức: Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
- Kỹ năng: Biết phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một đoạn trích.
- Thái độ: Đồng cảm với thái độ, tình cảm của tác giả. Căm phẫn trước tội ác của kẻ xấu.
II/ Chuẩn bịcủa GV và HS: 
	- Chuẩn bị của GV: - Đọc phần II sgv/124
	- Chuẩn bị của HS: - Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
III/ Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: (3') - Nêu hiểu biết của em về nhân vật Lục Vân Tiên?
 2/ Bài mới: 
Vào bài (1’)
Hoạt động I: (4')
HDHS tóm tắt đoạn trích.
GV: Giới thiệu tóm tắt
 Đang bơ vơ, tiền hết, thầy mù loà với một tiểu đồng thì gặp Trịnh Hâm (quen ở Kinh) đang trên đường về, Vân Tiên có lời nhờ giúp, Trịnh Hâm nhận lời nhưng đưa tiểu đồng vào rừng trói lại, đưa Vân Tiên lên thuyền- ý định đêm khuya sẽ ra tay.
Hoạt động II: (7'')
HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: Hướng dẫn học sinh đọc bài (giọng kể phù hợp với từng nhân vật).
- Đọc mẫu
HS: Đọc bài
GV: Em hãy cho biết vị trí đoạn trích
HS: Trả lời
? Đoạn trích chia làm mấy đoạn? ý mỗi đoạn?
HS: Chia 2 đoạn
Đoạn 1: 8 câu đầu: Trịnh Hâm hại Vân Tiên.
Đoạn 2: còn lại: Vợ chồng ông chài cứu Vân Tiên.
? Em hãy nêu chủ đề của đoạn trích?
HS: Trả lời
- Đọc chú thích
Lưu ý chú thích: 5,6,10,11.
Hoạt động III: (10')
HDHS tìm hiểu văn bản.
HS: Đọc 8 câu đầu
? ý của đoạn đó nói gì?
HS: Trả lời
? Tình cảnh của thầy trò Vân Tiên lúc này như thế nào?
HS: Hết tiền, mắt đã mù, bơ vơ nơi đất khách quê người--> bi đát.
? Trong hoàn cảnh đó Trịnh Hâm có hành động gì?
HS: Trói tiểu đồng, bỏ mặc, đưa Vân Tiên lên thuyền--> hứa sẽ đưa về nhưng đợi đêm sẽ ra tay.
? Em có nhận xét gì về hành động đó?
HS: Trả lời ( Bất nhân:-> hãm hại người mù
 Bất nghĩa:-> từng là bạn đi thi)
? Vì sao Trịnh Hâm lại hại Vân Tiên?
HS: Vì tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân tương lai của mình.
Vân Tiên đã mù mà vẫn hãm hại, chứng tỏ sự ác độc dường như đã ngấm vào máu thịt hắn, trở thành bản chất.
? Trịnh Hâm đã tiến hành tội ác như thế nào?
HS: Thời gian: đêm khuya
 Không gian: Trời nước mênh mông
 Hành động: - xô ngay xuống nước
 - Giả vờ kêu cứu
 - Lấy lời phui pha (che lấp tội ác.
? Em có nhận xét gì về việc làm của Trịnh Hâm?
 Trịnh Hâm đại diện cho lớp người nào?
HS: Đại diện cho cái ác, gian ngoan, xảo quyệt.
Hoạt động IV: (10')
Chuyển ý
HS: Đọc đoạn tiếp 
GV: Em hiểu câu thơ sau thế nào? 
 " Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày"
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Sau khi cứu sống Vân Tiên, ông Ngư nói với Vân Tiên điều gì?
HS: Mời Vân Tiên ở lại 
"Hôm mai hẩm hút với già cho vui"
- Ông không hề tính toán đến ơn cứu mạng 
"Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn"
? Em hiểu gì về tính cách của ông Ngư?
HS: Trả lời
GV: Con người đó có cuộc sống như thế nào?
HS: "... hứng gió... chơi trăng"
--> Trong sạch, vui với cuộc sống đạm bạc, khinh thường công danh phú quý, hết mình cho cái thiện, ung dung thanh thản với thiên nhiên.
GV: Giảng liên hệ với môi trường sồng
 Lời nói của ông Ngư về cuộc sống của mình cũng chính là tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu. Những khát vọng về cuộc sống tốt đẹp, một cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng, bầu bạn với thiên nhiên, cuộc sống ấy hoàn toàn xa lạ với những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ, mưu danh, chuộc lợi, sẵn sàng chà đạp lên cả đạo đức, nhân nghĩa.
Gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện, vào những con người lao động bình thường. Nguyễn Đình Chiểu biết rõ cái xấu, cái ác lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài nhưng vẫn còn những cái tốt đẹp tồn tại bền vững nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha.
HS: Đọc ghi nhớ
GV: Nhấn mạnh ghi nhớ.
Hoạt động IV: (7')
 HDHS phần luyện tập.
 3/ Củng cố, luyện tập (2'') 
 - GV: Hệ thống bài (Sự đối lập giữa thiện và ác, niềm tin vào nhân dân lao động. Đó là quan niệm tiến bộ).
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản
A. Vài nét chung
- ở phần 2
- Bố cục chia hai đoạn
+ Đoạn 1: 8 câu thơ đầu: Hành động tội ác của Trịnh Hâm.
+ Đoạn 2: Việc làm nhân đức cùng cuộc sống trong sạch. nhân cách cao cả của ông Ngư.
- Chủ đề: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
B. Phân tích:
1. Tâm địa và hành động độc ác của Trịnh Hâm:
- Hành động: Trói tiểu đồng, đưa Vân Tiên lên thuyền đợi đêm ra sẽ tay --> độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
- Động cơ: do ganh ghét, đố kỵ.
- Hành động có toan tính, âm mưu, kế hoạch sắp đặt kỹ lưỡng, chặt chẽ.
--> Đại diện cho cái ác, gian ngoan xảo quyệt.
2. Nhân cách cao cả của Ngư ông:
- Bằng cử chỉ ân cần, chu đáo, ông Ngư cùng gia đình cứu sống Vân Tiên.
- Sẵn lòng cưu mang Vân Tiên.
- Không hề tính toán đền ơn cứu mạng.
--> Làm việc nhân đức, tính cách cao thượng.
* Cuộc sống: 
- Lao động bình thường, trong sạch, ngoài vòng danh lợi.
--> Đại diện cho cái thiện.
* Ghi nhớ sgk/121
IV. Luyện tập
Học sinh đọc diễn cảm.
	4/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (1')
	 - Học bài - Làm bài phần luyện tập.
 - Soạn bài: Chương trình địa phương phần văn.
	Ngày giảng:................. Lớp 9A: Sĩ số: ............
Tiết 42 	chương trình địa phương
 (phần văn)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Kiến thức: Bổ xung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình.
- Kỹ năng: Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
- Thái độ: Hình thành sự quan tâm và yêu mến, tự hào đối với văn học địa phương.
II/ Chuẩn bị của GV và HS: 
	- Chuẩn bị của GV: - Đọc phần II sgv/129
 - Sưu tầm văn học địa phương.
	 - Bảng phụ, đèn chiếu.
 - Chuẩn bị của HS: - Chuẩn bị trước về tác giả, tác phẩm địa phương.
III/ Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: (1') 
 Việc chuẩn bị bài của học sinh.
 2/ Bài mới: 
Vào bài (1')
Hoạt động I:(2')
 Giới thiệu chung về hội văn học nghệ thuật Tuyên Quang.
GV: Thành lập năm 1981- từ đó đến nay lực lượng ngày càng đông đảo, viết nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, thơ...
Hoạt động II: (33')
 Giới thiệu các tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương em. 
GV: Em hãy kể tên các nhà văn , nhà thơ ở địa phương (hoặc tỉnh Tuyên Quang).
Dùng bảng phụ HS lên ghi tác giả, tác phẩm của địa phương đã chuẩn bị ở nhà.
GV: Bổ xung và chọn những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
- Nhìn chung các nhà văn ở Tuyên Quang đã bám sát cuộc sống và con người trên mọi lĩnh vực và đã mang hơi thở của quê hương, phản ánh được cuộc sống, con người Tuyên Quang--> một số tác phẩm có giá trị đóng góp cho văn học nước nhà.
Sử dụng đèn chiếu ghi nội dung chính của tác phẩm
Hoạt động III: (5')
 HDHS tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật 
- Các tác phẩm chủ yếu viết về nội dung gì?
- Các tác phẩm viết trước năm 1975 viết về thời kì kháng chiến chống mỹ.
GV: Em hãy đọc bài thơ em thích
.
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một tác phẩm văn học địa phương mà em đã được đọc.
(HS trình bày bài đã cho chuẩn bị ở nhà)
- GV nhận xét - sửa chữa.
	3. Củng cố: luyện tập (3')
- GV: Hệ thống kiến thức trong giờ.
I. Giới thiệu các tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương em (hoặc tỉnh Tuyên Quang).
II. Những tác giả có những tác phẩm hay:
1/ Xuân Bạch- sinh 1946. Tốt nghiệp ĐH Sư phạm
- Nơi công tác: sở GDĐT nay ông đã về hưu.
- Tác phẩm: Gò ông voi
2. Vũ Xuân Hiển: 1960. 
- Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Hà Nội.
- Nơi công tác: Trường Đảng Tuyên Quang
- Tác phẩm: Hành trình của con cá chép.
3. Tác giả: Trịnh Thanh Phong
- Vừa là nhà văn, nhà thơ.
- Tác phẩm: Ma làng 
- Được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dựng thành bộ phim nhiều tập.
- là tác giả tập thơ Đôi mắt vầng trăng.
* Giới thiệu nội dung tác phẩm Ma làng
III. Giá trị nội dung, nghệ thuật:
a. Nội dung:
- Chủ đề viết về thời kỳ đổi mới của quê hương.
- Ca ngợi tấm lòng thuỷ chung của người vợ, người phụ nữ Việt Nam nơi hậu phương.
b. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị 
- Kết cấu chuyện hấp dẫn.
* Luyện tập:
1/ Đọc bài thơ em thích
Bến cũ
Vẫn dòng chảy ấy qua Tuyên
Sông Lô lượn một nét hiền phù sa
Bãi ngô xanh mướt nước nhà
Bâng quơ đồng vọng hay là tiếng xuân
Bến xưa tôi đã có lần
Qua sông để mặc đầu trần trong mưa
ơi người dưng bỗng lạ chưa
Tay ai trao nói như vừa trao duyên.
Tri âm ấm nỗi niềm riêng
Nhịp chèo e ấp mũi thuyền phân vân
Ngõ chiều thăm nụ tầm xuân
Giăng giăng đàn bướm ý chừng sóng đôi.
Nhắc chi chuyện cũ qua rồi
Thời gian khoả lấp đắp bồi nhớ thương
Sông Lô lượn một nét hiền
Tôi về bến cũ tìm em ướt đầu.
 Bình ca cuối 2004
5. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1') - Về sưu tầm tác giả, tác phẩm ở địa phương.
	 - Chuẩn bị bài Tổng kết về từ vựng ....
	Ngày giảng:................. Lớp 9A: Sĩ số: ............
Tiết 43 
tổng kết về từ vựng
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Kiến thức: Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ).
- Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9 một cách thành thục.
-. Thái độ: Tự hào về vốn từ phong phú của tiếng Việt, có ý thức trong việc trau dồi vốn từ.
II/ Chuẩn bị của GV và HS: 
	- Chuẩn bị của GV: - Sgv- sgk
 - Bảng phụ (sơ đồ).
 - Chuẩn bị của HS: - ôn kiến thức đã học.
III/ Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: Kết hợp khi giảng bài.
 2/ Bài mới: 
Vào bài (1')
Hoạt động I: 10’
 HDHS ôn lại kiến thức về từ đơn, từ phức. (Bảng phụ )
GV: Thế nào là từ đơn, từ phức? Ví dụ?
HS: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
Ví dụ: nhà, mây, trời, đất, biển...
+ Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
VD: Quần áo, câu lạc bộ...
+ Từ phức gồm hai loại:
- Từ ghép, từ láy
HS: Đọc yêu cầu bài 2 sgk/122.
VD: Quần áo, trầm bổng, đẹp đẽ, sạch sành sanh.
GV: Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ?
VD: Xăng dầu, máy khâu, trắng đen, chìm nổi, hoa lan, hoa cúc...
? Em hiểu thế nào là từ láy? cho ví dụ?
HS: đo đỏ, xinh xinh, thoăn thoắt, loắt choắt...
GV: Đưa kênh chữ ví dụ ý 2/ 122.
HS: Đọc, tìm từ ghép, từ láy
HS: Tìm từ láy tăng nghĩa và từ láy giảm nghĩa.
- Lớp nhận xét.
GV: Nhận xét- bổ sung- kết luận.
Hoạt động II: 10’
 HDHS ôn lại kiến thức về thành ngữ.
GV: Thành ngữ là gì?
HS: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
GV: Nghĩa của thành ngữ thường bắt nguồn từ đâu?
HS: Bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen, thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
GV: Tìm ví dụ về thành ngữ:
- Mẹ tròn con vuông
- Mặt xanh nanh vàng
- Chó cắn áo rách
GV: Yêu cầu học sinh xác định thành ngữ và tục ngữ ý 2/123
GV: Nói rõ: Tục ngữ thường là câu biểu thị phán đoán, nhận định, thường khuyết chủ ngữ.
HS: Tìm
GV: Cho học sinh nhận xét
GV: Nhận xét- đánh giá- đưa kết quả
GV: Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật- hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật?
HS: Hoạt động theo nhóm- đưa kết quả 
GV: Nhận xét:
- Cắn rơm cắn cỏ
- Dây cà ra dây muống
- Bẻ hành bẻ tỏi.
Hoạt động III: 10’
 HDHS ôn lại kiến thức về nghĩa của từ.
GV: Nhắc lại khái niệm nghĩa của từ:
HS: Nêu khái niệm
GV: Hãy nêu ví dụ:
- Sự vật: bàn, cây, thuyền, biển...
- Hoạt động: đi, chạy, đánh, đấm...
- Tính chất: tốt, xấu, rắn, nát, xanh...
- Quan hệ: (cho hoặc nhận, liên hợp hoặc phụ thuộc: và, với, cùng, của....
GV: Chọn cách hiểu đúng trong cách hiểu sau?
GV: Cách giải thích nào trong hai cách giải thích sau là đúng
- Đưa kênh chữ
HS: Tìm (ý b là đúng)
Hoạt động Iv: 10’
 HDHS ôn lại kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
GV: Cho ví dụ về từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa.
- Từ một nghĩa: xe đạp , máy nổ
- Từ nhiều nghĩa: chân, mũi, xuân.
GV: Từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển
* Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.
* Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
 3/ Củng cố luyện tập: (3’) 
- Hệ thống bài
 - Nêu sự khác nhau của thành ngữ, tục ngữ
I. Từ đơn và từ phức
1. Ôn khái niệm
2. Nhận diện từ ghép, từ láy:
* Từ phức: là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
* Từ ghép: gồm những từ phức được tạo ra bằng ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
* Từ láy: Gồm những từ phức có quan hệ láy âm các tiếng.
* Xác định từ ghép, từ láy
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng...
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ.
3. Từ láy tăng nghĩa và từ láy giảm nghĩa.
a. Tăng nghĩa
sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
b. Giảm nghĩa: trăng trắng, nho nhỏ, lành lạnh.
II. Thành ngữ:
1. Thành ngữ là gì?
2. Xác định thành ngữ:
a. các ý: b,d,e là thành ngữ
b. các ý: a, c là tục ngữ
3. Tìm thành ngữ chỉ động vật và thực vật:
a. Chỉ động vật
- Như chó với mèo
- Mỡ để miệng mèo
b. Chỉ thực vật:
 - Bèo dạt mây trôi
- Cây cao bóng cả
III. Nghĩa của từ:
1. Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ mà từ biểu thị).
2. Chọn nghĩa hiểu đúng: 
a. ý a là đúng
3. Chọn cách giải thích đúng:
- Cách giải thích đúng là ý b.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa 
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
 	5. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1') - Học kỹ bài, ôn tập tiếp.
	Ngày giảng:................. Lớp 9A: Sĩ số: ............
Tiết 44
Tổng kết về từ vựng
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Kiến thức: Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ).
- Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9 một cách thành thục.
- Thái độ: Tự hào về vốn từ phong phú của tiếng Việt, có ý thức trong việc trau dồi vốn từ.
II/ Chuẩn bị của G Vvà HS: 
	- Chuẩn bị của GV: - Hệ thống kiến thức
	 - Bảng phụ.
	- Chuẩn bị của HS: - Ôn tập
III/ Tiến trình bài dạy:
hoạt động của gv và hs
nội dung chính
 2/ Kiểm tra: (3')
- Nêu sự khác nhau giữa từ láy và từ ghép, cho ví dụ?
 3/ Bài mới: 
Vào bài (1’)
Hoạt động I: 7’
 HDHS ôn lại kiến thức về từ đồng âm, đồng nghĩa.
GV: Em hiểu thế nào là từ đồng âm?
HS: Trả lời
GV: Cho ví dụ?
HS: Đường: đường ăn, đường kính, đường phèn.
Đường dùng để đi: Đường mòn
- Trong: Tính từ: nước trong, bột trong
 Danh từ: trong nhà, trong ngăn kéo.
GV: Hiện tượng nhiều nghĩa?
Chín: - Thức ăn nấu chín: cơm chín
- Giai đoạn thu hoạch: lúa chín
- Tài năng phát triển cao: tài năng đã chín.
GV: Đưa kênh chữ ý 2/225
HS: Đọc và xác định
GV: Ghi ví dụ lên bảng
HS: Xác định
Hoạt động II: 5'
 HDHS ôn lại kiến thức về từ trái nghĩa.
GV: Hãy nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa?
HS: Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
HS: Đưa ví dụ
VD: Xấu- đẹp, xa- gần, rộng- hẹp...
GV: Đưa ví dụ 3/225 qua bảng phụ
HS: Sắp xếp thành nhóm
- Cùng nhóm sống chết có: Chẵn- lẻ, chiến tranh- hòa bình.
- Cùng nhóm già trẻ có yêu- ghét, cao- thấp, nông- sâu, giàu- nghèo.
Hoạt động III: 15'
HDHS ôn lại kiến thức về cấp độ khái quát của từ.
GV: Em hãy nhắc lại cấp độ khái quát nghĩa của từ?
HS: Nhắc lại - GV: Nhận xét, đưa kết quả
- Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó bào hàm trong phạm vi của một từ ngữ khác.
--> Từ ngữ rộng với từ ngữ này hẹp với từ ngữ khác.
Hoạt động nhóm
GV: Treo bảng phụ HS điền từ thích hợp vào ô trống trên bảng phụ.
HS: Trao đổi, trình bày
 Từ
 Từ phức
 Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
Từ láy bộ phận
Từ láy hoàn toàn
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
Láy vần
Láy âm
Hoạt động IV: 10'
HDHS ôn lại kiến thức về trường từ vựng.
GV: Hãy nhắc lại khái niệm về trường từ vựng?
HS: Nhắc lại khái niệm.
Ví dụ: Trường từ vựng về “Tay”
+ Các bộ phận của tay: bàn tay
+ Hình dáng tay: to, nhỏ, dày
+ Hoạt động tay: sờ, nắm, bóp.
GV: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích cách dùng độc đáo qua đoạn trích ý 2/126.
 	3/ Củng cố luyện tập: (3’)
 - Hệ thống bài 
 - Nêu khái niệm về cấp độ khái quát cho ví dụ minh họa.
I. Từ đồng âm, đồng nghĩa:
1. Từ đồng âm: là những từ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác nhau.
* Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau.
2. Chọn cách hiểu đúng
- Đồng nghĩa ý d là đúng.
3. Đọc câu sau:
- Từ xuân chỉ một mùa trong một năm (hoán dụ).
+ Thể hiện sự lạc quan của Bác.
II. Từ trái nghĩa:
* Sắp xếp thành hai nhóm:
III. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: 
1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ: Nghĩa của một từ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
* Nhận xét cấp độ khái quát.
IV. Trường từ vựng:
1. Trường từ vựng: là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2. Sự độc đáo trong việc dùng từ:
- Từ “tắm” và từ “bể” (tăng giá trị của câu nói có sức tố cáo cao).
4/ Hướng dẫn HS học ở nhà: (1') 
	 - Học thuộc kỹ bài, ôn tập hệ thống hóa về từ vựng.
	 - Giờ sau trả bài văn số 2.
	Ngày giảng:................. Lớp 9A: Sĩ số: ............
Tiết 45
trả bài tập làm văn số 2
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
II/ Chuẩn bị của GV và HSị: 
	- Chuẩn bị của GV: - Nhận xét, chữa lỗi
 - Chuẩn bị của HS: - Tự sửa lỗi
III/ Tiến trình bài dạy 
Hoạt động của GV và hs
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: không
 2/ Bài mới:
Hoạt động I: 2'
 HDHS nhắc lại đề bài.
HS: Nêu lại đề bài
GV: Ghi đề bài lên bảng
Hoạt động II: 10'
 HDHS nêu yêu cầu.
GV: Theo em đề bài này yêu cầu gì về kỹ năng?
HS: Trả lời.
GV: Đề bài này yêu cầu gì về kiến thức?
HS: Trả lời.
 A. Mở bài: 
Cần giới thiệu gì?
 B. Thân bài: 
Cần nêu được bao nhiêu ý? Đó là những ý nào?
HS: Cần nêu được 5 ý:
 C. Kết bài: 
Cần nêu điều gì?
Hoạt động III: 15'
HDHS nhận ra ưu nhựơc điểm.
GV: Nhận xét cụ thể ưu điểm.
GV: Nhận xét cụ thể nhược điểm.
- Về thể loại.
Hoạt động IV: 15'
 HDHS sửa lỗi.
- Lỗi chính tả GV nêu những lỗi HS mắc phải trong bài để các em tự sửa
- GV nêu những lỗi diễn đạt chưa được trong bài của HS - HS tự sửa - GV nhận xét, sử lại cho đúng.
- GV đọc một số bài mẫu của học sinh Khá - Giỏi để các em tham khảo
- GV thông báo kết quả - Trả bài cho học sinh.
 3/ Củng cố, luyện tập: (2’) - Yêu cầu học sinh chữa lỗi chính tả ra lề.
I. Đề bài:
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó
II. Yêu cầu:
a. Kỹ năng:
- Làm đúng thể loại văn tự sự.
- Bố cục rõ, kết cấu chặt chẽ.
- Lời văn gọn, sinh động.
b. Kiến thức:
 A. Mở bài: (1,5 đ)
Giới thiệu lần về thăm trường: Khi nào? lí do về thăm trường cũ.
 B. Thân bài: (7 đ)
Tưởng tượng một lần về thăm trường cũ trong tương lai.
- Đi với ai? Gặp những ai? Tình cảm, thái độ của cả 2 bên.
- Quang cảnh đường đến trường, quang cảnh trường hiện nay.
- Hồi tưởng quang cảnh trưởng ngày xưa ( Có gì vẫn như xưa, có gì đã thay đổi? Cảm xúc trước sự thay đổi đó
- Những quang cảnh gợi buồn, vui như thế nào?Những gương mặt bạn bè hiên lên như thế nào?
- Cảm xúc khi ra về.
 C. Kết bài: (1,5 đ)
Cảm nghĩ sau chuyến về thăm trường cũ.
III. Nhận xét:
1. Ưu điểm:
- Đa số các em nắm được phương pháp làm bài văn tự sự, nội dung bài viết khá sâu sắc, chính xác, ý văn gọn, sinh động, hấp dẫn.
- Trình bày sạch sẽ, theo thứ tự.
- Lập luận trôi chảy.
2. Nhược điểm:
- Một số bài viết còn sơ sài chưa nêu được yêu cầu của đề
- Sử dụng nghệ thuật so sánh hết sức khập khiễng.
- Dùng từ thiếu chính xác.
- Viết thiếu dấu, thiếu nét.
- Còn viết tắt trong bài.
- Chưa trình bày đầy đủ các yêu cầu của phần thân bài.
- Còn mắc lỗi chính tả.
IV. Chữa lỗi:
1. Lỗi chính tả:
2. Sửa lỗi diễn đạt, dùng từ:
V. Đọc mẫu:
VI. Kết quả:
4/ Hướng dẫn HS học ở nhà: (1') - Về nhà ôn lại lý thuyết.
	 - Soạn bài Đồng chí
 	Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_9_tiet_4142434445.doc