Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9 - Năm học 2009 - 2010

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9 - Năm học 2009 - 2010

Phần I. HỆ THỐNG MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM.

I. Đặc điểm chung về Văn học Việt Nam.

 Nền Văn học Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc, góp phần làm nên đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Đây là một nền Văn học phong phú về tác phẩm, tác giả; đa dạng về thể loại.

II. Các bộ phận hợp thành nền Văn học Việt Nam.(gồm hai bộ phận)

1. Văn học dân gian (VHDG).

- Ra đời khi con người chưa phát minh ra chữ viết và được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng, đây là sản phẩm mang tính tập thể của quần chúng nhân dân, chủ yếu là những người lao động ở tầng lớp dưới. (văn học bình dân)

- VHDG của nhiều nước, dân tộc trên thế giới có nhiều điểm mang tính tương đồng thể loại và có tính dị bản.

- VHDG cũng là cơ sở để phát triển Văn học viết và mỗi dân tộc trên đất Việt đều có tính đặc sắc về thể loại.

2. Văn học viết (VHV).

- Theo cứ liệu còn lưu giữ thì Văn học viết bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ X (sau khi giành lại độc lập), những tác phẩm được coi là đầu tiên như Vận nước (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận, Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô.

- VHV ban đầu dùng chữ Hán, nhưng đến thế kỷ XIII bắt đầu xuất hiện chữ Nôm (phục hưng dân tộc).Đặc biệt, thế kỷ XVIII nửa đầu XIX, Văn học chữ Nôm lại phát triển phong phú, những tác phẩm tiêu biểu như Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm Hồ Xuân Hương.Văn học chữ Hán chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của Trung Quốc nhưng vẫn là một thành phần quan trọng của nền VHVN, vì nó chứa đựng tinh thần dân tộc và thể hiện tâm hồn người Việt.

- Chữ Quốc ngữ du nhập vào nước ta khoảng TK XVII nhưng đến TK XIX bắt đầu xuất hiện trong một số sáng tác và từ đầu TK XX thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm, góp phần vào công cuộc Hiện đại hoá văn học.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9 - Năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. Hệ thống một số kiến thức cơ bản về Văn học Việt Nam.
I. Đặc điểm chung về Văn học Việt Nam.
 	Nền Văn học Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc, góp phần làm nên đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Đây là một nền Văn học phong phú về tác phẩm, tác giả; đa dạng về thể loại.
II. Các bộ phận hợp thành nền Văn học Việt Nam.(gồm hai bộ phận)
1. Văn học dân gian (VHDG).
- Ra đời khi con người chưa phát minh ra chữ viết và được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng, đây là sản phẩm mang tính tập thể của quần chúng nhân dân, chủ yếu là những người lao động ở tầng lớp dưới. (văn học bình dân)
- VHDG của nhiều nước, dân tộc trên thế giới có nhiều điểm mang tính tương đồng thể loại và có tính dị bản.
- VHDG cũng là cơ sở để phát triển Văn học viết và mỗi dân tộc trên đất Việt đều có tính đặc sắc về thể loại.
2. Văn học viết (VHV).
- Theo cứ liệu còn lưu giữ thì Văn học viết bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ X (sau khi giành lại độc lập), những tác phẩm được coi là đầu tiên như Vận nước (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận, Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô...
- VHV ban đầu dùng chữ Hán, nhưng đến thế kỷ XIII bắt đầu xuất hiện chữ Nôm (phục hưng dân tộc).Đặc biệt, thế kỷ XVIII nửa đầu XIX, Văn học chữ Nôm lại phát triển phong phú, những tác phẩm tiêu biểu như Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm Hồ Xuân Hương...Văn học chữ Hán chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của Trung Quốc nhưng vẫn là một thành phần quan trọng của nền VHVN, vì nó chứa đựng tinh thần dân tộc và thể hiện tâm hồn người Việt.
- Chữ Quốc ngữ du nhập vào nước ta khoảng TK XVII nhưng đến TK XIX bắt đầu xuất hiện trong một số sáng tác và từ đầu TK XX thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm, góp phần vào công cuộc Hiện đại hoá văn học.
III. Tiến trình lịch sử Văn học Việt Nam.
VHVN được chia làm 2 thời kì lớn, đó là:
- Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (Văn học Trung đại Việt Nam):
* Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV
* Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII
* Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
* Từ nửa sau thế kỉ XIX.
- Từ đầu thế kỉ XX đến nay - sau năm 1975(Văn học Hiện đại Việt Nam):
* Ba mươi năm đầu thế kỉ
* Từ năm1930 đến năm 1945 
* Từ sau năm1945 đến năm 1975 
* Từ sau năm1975 đến nay.
IV. Mấy nét đặc sắc nổi bật của Văn học Việt Nam.
- Tinh thần yêu nước: ý thức phục hưng, tự hào dân tộc; những rung động và niềm yêu mến quê hương, đất nước hoặc mĩ lệ hùng vĩ hoặc giản dị gần gũi; tình yêu tiếng nói dân tộc.
- Lòng yêu thương con ngời (xuất phát từ tư tưởng nhân đạo): thể hiện nỗi thống khổ của người nông dân và số phận chìm nổi của nhiều lớp người trong xã hội rối ren, bất công; lên tiếng mạnh mẽ bênh vực quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, thể hiện khát vọng về hạnh phúc; giải phóng cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, đòi tự do trong tình yêu hôn nhân; tố cáo những bất công xã hội; khẳng định những phẩm chất tốt đẹp và sức mạnh giải phóng của quần chung nhân dân lao động, ngợi ca tình cảm cộng đồng như tình đồng chí, đồng bào.
- Thể hiện sức sống bền bỉ, tinh thần lạc quan và niềm vui của nhân dân: một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ và niềm tin vào những giá trị vừa thiêng liêng, vừa gần gũi thiết thực của cuộc sống dù trong mọi hoàn cảnh theo thăng trầm của lịch sử dân tộc.
- Ngoài ra, cũng nh nhiều ngành nghệ thuật khác, VHVN đã thể hiện những đặc điểm trong thẩm mĩ dân tộc.
V. Sơ lựơc về một số thể loại Văn học Việt Nam.
1. Một số thể loại VHDG.(gồm 3 nhóm thể loại chính)
- Tự sự dân gian (truyện dân gian): thần thoại, truyền thuyết, cổ tích...
- Trữ tình dân gian (thơ dân gian): ca dao, dân ca.
- Sân khấu dân gian: chèo và tuồng.
Ngoài ra, có thể coi tục ngữ là một dạng đặc biệt của Nghị luận.
2. Một số thể loại VHTĐ:
- Các thể thơ:
* Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: thơ cổ phong, thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú, tứ tuyệt...).
* Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: lục bát, song thất lục bát...
- Các thể truyện, kí.
 Truyện, kí chữ Hán viết bằng văn xuôi. Xét về nội dung thì có loại đậm yếu tố tưởng tượng, hoang đường kì ảo; có truyện kể về nhân vật lịch sử, các anh hùng, nghĩa sĩ, loại truyện này gần với kí. Những truyện dài thường viết theo lối chương hồi.
- Truyện thơ Nôm: viết bằng thơ, chủ yếu bằng thơ lục bát- loại tiểu thuyết viết bằng thơ, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể và giàu chất trữ tình, tiêu biểu như Truyện Kiều.
- Một số thể văn nghị luận: hịch, cáo, chiếu, tấu...
3. Một số thể loại Văn học hiện đại.
- Các thể truyện, gồm truyện ngắn, và tiểu thuyết.
- Thể tuỳ bút, giàu chất trữ tình
- Thơ hiện đại, đa dạng, phong phú nhiều thể loại.
Phần II. Vận dụng các biện pháp tu từ từ vựng vào nghị luận tác phẩm, đoạn trích văn học.
I. Đặc điểm các biện pháp tu từ từ vựng.
- Đây là những biện pháp nghệ thuật
- Đây là những cách nói ví von, bóng bẩy trong lời nói hàng ngày, cũng như trong cách thể hiện của người viết trong thơ văn.
II. Các biện pháp cụ thể
1. So sánh
- Khái niệm
- Các kiểu so sánh, tác dụng
- Vận dụng vào phân tích một số đoạn thơ, văn.
2. Nhân hoá
- Khái niệm
- Các kiểu nhân hoá, tác dụng
- Vận dụng vào phân tích một số đoạn thơ, văn.
3.ẩn dụ
- Khái niệm
- Các kiểu ẩn dụ, tác dụng
- Vận dụng vào phân tích một số đoạn thơ.
4. Hoán dụ
- Khái niệm
- Các kiểu hoán dụ, tác dụng
- Vận dụng vào phân tích một số đoạn thơ.
5. Điệp ngữ.
- Khái niệm
- Tác dụng
- Vận dụng vào phân tích một số đoạn thơ.
6. Chơi chữ
- Khái niệm
- Các lối chơi chữ, tác dụng
- Vận dụng vào phân tích một số đoạn thơ.
7. Nói quá
- Khái niệm
- Tác dụng
- Vận dụng vào phân tích một số đoạn thơ.
8. Nói giảm, nói tránh
- Khái niệm
- Tác dụng
- Vận dụng vào phân tích một số đoạn thơ.
9. Liệt kê
- Khái niệm
- Các kiểu liệt kê, tác dụng
- Vận dụng vào phân tích một số đoạn thơ.
Ngoài ra chú ý biện pháp tượng trưng ước lệ.
Bài tập thực hành
1. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong bài thơ "Viếng lăng Bác''.
2. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong bài thơ “Tre Việt Nam”
Phần III. Đặc điểm của các phương thức biểu đạt (Kiểu văn bản)
I. Nhận định chung.
- Phương thức biểu đạt là cách thức thể hiện, trình bày nội dung trong một văn bản, còn gọi là kiểu văn bản.
- Dựa vào đặc điểm người ta chia ra 6 Kiểu văn bản.
II. Đặc điểm các kiểu văn bản.
 1. Văn bản tự sự.
Trình bày các sự việc, sự kiện theo trình tự diễn biến (có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa) nhằm biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tìnhcảm, tháI độ.
Ví dụ: Tác phẩm văn học: truyện, tiểu thuyết, kí sự..; tác phẩm lịch sử; bản tường thuật, tường trình; bản tin báo chí.
2. Văn bản miêu tả:
Tái hiện lại các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng biểu hiện nhằm giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
Ví dụ: Văn tả cảnh, tả người, sự vật; đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
3. Văn biểu cảm:
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật nhằm bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm.
Ví dụ: Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tuỳ bút, bút kí; thư; điện mừng, lời hỏi thăm, chia buồn, văn tế, điếu văn.
4. Văn thuyết minh:
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng nhằm giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn đối với chúng.
Ví dụ: Văn bản trình bày tri thức và phương pháp trong KHTN và KHXH; lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật; bản thuyết minh sản phẩm, hàng hoá.
5. Văn nghị luận:
Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận nhằm thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
Ví dụ: Cáo, hịch, chiếu, tấu; xã luận, bình luận, lời kêu gọi; sách lí luận; lời phát biểu trong hội thảo về KHXH; tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học.
6. Văn bản điều hành (Hành chính – Công vụ):
Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lý về các ý kiến, nguyện vọng cá nhân, tập thể đối với các cơ quan quản lý; hay ngược lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ nhằm đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định và pháp luật.
Ví dụ: Đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, tường trình, thông báo, hợp đồng
* Lưu ý: Trong kiểu văn bản này có sử dụng các yếu tố của kiểu văn bản khác.
Phần IV. Giới thiệu ôn tập Chương trình Ngữ văn 9
A. Phần văn bản.
I. Phần văn học Trung đại (Gồm 9 văn bản).
1. Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.
2. Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái
3. Truyện Kiều của Nguyễn Du.
4. Đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”.
5. Đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”.
6. Đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”.
7. Đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
8. Đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” – Nguyễn Đình Chiểu.
9. Đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn”.
II. Phần Thơ Việt Nam hiện đại ( Gồm 11 văn bản).
1. Đồng chí – Chính Hữu.
2. Bài thơ về Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật.
3. Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.
4. Bếp lửa – Bằng Việt.
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm.
6. ánh trăng – Nguyễn Duy.
7. Con cò – Chế Lan Viên.
8. Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải.
9. Viếng lăng Bác – Viễn Phương.
10. Sang thu – Hữu Thỉnh.
11. Nói với con – Y Phương.
III. Phần truyện Việt Nam hiện đại ( gồm 5 văn bản).
1. Làng – Kim Lân.
2. Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long.
3. Chiếc Lược ngà - Nguyễn Quang Sáng.
4. Bến quê – Nguyễn Minh Châu.
5. Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê.
IV. Phần văn bản nhật dụng.
1. Khái niệm văn bản nhật dụng.
2. Chủ đề, nội dung chính các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9.
3. Nghị luận xã hội về một vấn đề trong văn bản nhật dụng.
B. Phần Tiếng Việt ( gồm 10 đơn vị kiến thức).
1. Các phương châm hội thoại.
2. Xưng hô trong hội thoại. 
3. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
4. Thuật ngữ.
5. Trau dồi vốn từ.
6. Tổng kết từ vựng.
7. Khởi ngữ.
8. Các thành phần biệt lập.
9. Nghĩa tường minh và hàm ý.
10. Liên kết câu và liên kết đoạn.
C. Phần Tập làm văn ( gồm 6 đơn vị kiến thức).
1. Văn bản nghị luận.
2. Văn bản thuyết minh.(t/m tác giả, tác phẩm)
3. Văn bản tự sự.(kết hợp yếu tố miêu tả, nghị luận, sử dụng các biện pháp nghệ thuật).
4. Nghị luận xã hội.(sự việc – hiện tượng, tư tưởng đạo lý.) 
5. Nghị luận về tác phẩm Truyện hoặc đoạn trích.
6. Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
Phần V. Đề cương ôn tập chi tiết Phần văn bản.
Để tìm hiểu, phân tích các văn bản, Giáo viên định hướng cho Học sinh ôn tập theo bảng thống kê các kiến thức như sau:
1. Vài nét về Tác giả.
2. Ho ... t năm 1996.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
 Giữa năm 1958, trong một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, cảm xúc trước cảnh thiên nhiên đất nước, trước không khí lao động, niềm vui cuộc sống (thời kỳ miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội), hồn thơ Huy Cận nảy nở trở lại và bài thơ “ Đồng chí” sáng tác trong nguồn cảm hứng đó. Bài thơ in trong tập thơ “ Trời mỗi ngày lại sáng” (1958).
3. Giai đoạn, đặc điểm giai đoạn:
 Bài thơ sáng tác trong giai đoạn Văn học 1954 -1975, thời kì miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh chống Mỹ, cả nước hướng về miền Nam – ý thức thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc. Văn học thời kỳ này thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống lao động, yêu chủ nghĩa xã hội.
4. Bố cục bài thơ: Bài thơ chia làm 3 phần.
- Phần 1. ( 2 khổ thơ đầu): Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi ( chú ý thời gian, không gian, không khí ra khơi và nghệ thuật diễn đạt).
- Phần 2. ( 4 khổ thơ tiếp): Cảnh đoàn thuyền đánh cá một đêm trăng trên vịnh Hạ Long ( chú ý bút pháp miêu tả cảnh đánh cá, nguồn cá).
- Phần 3. ( khổ thơ cuối): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về ( chú ý thời gian, không khí, bút pháp gợi tả).
5. Thể thơ:
 Bài thơ viết theo thể thơ 7 chữ, được chia làm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu, không hạn định về số câu; nhịp thơ chủ yếu là 4/3 hoặc 3/4, dễ diễn tả tình cảm – cảm xúc theo mạch tự nhiên.
6. Tóm tắt nội dung:
 Bài thơ khắc hoạ nhiều hình ảnh tráng lệ, diễn tả không khí lao động và sự phong phí- đa dạng về thiên nhiên, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người và niềm vui của nhà thơ trước đất nước, cuộc sống. Bài thơ như một khúc ca hùng tráng về lao động tươi vui và thiên nhiên giàu đẹp.
7. Đặc sắc nghệ thuật:
 Bài thơ kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn, kết hợp giữa những hình ảnh tự nhiên và những hình ảnh biểu tượng bằng phương thức liên tưởng – tưởng tượng phong phú, độc đáo; Âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, phơi phới; Kết hợp cả âm thanh, nhịp điệu và những động tác nhịp nhà của con người cũng như cách gieo vần linh hoạt; Đồng thời kết hợp hài hoà nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, nhân hoá.
8. Chủ đề, tư tưởng của Tác giả:
 Qua bài thơ, tác giả muốn ca ngợi cảnh lao động và không khí lao động của nhân dân ta trong thời kỳ miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, ca ngợi sự giàu đẹp của thiên nhiên đất nước; Thể hiện niềm tự hào lạc quan trước đất nước và cuộc sống. Đồng thời khơi dậy trong lòng thế hệ trẻ tình yêu mến quê hương đất nước, yêu cuộc sống lao động và Chủ nghĩa xã hội.
* Hướng nghị luận: 
- Có thể nghị luận theo bố cục (3 phần) để làm nổi bật nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Có thể nghị luận theo hình ảnh đặc trưng về thiên nhiên và con người lao động.
* Một số đề tự luận:
+ Đề 1. Phân tích không khí lao động và hình ảnh con người lao động qua bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” 
+ Đề 2. Cảm nhận về cảnh đánh cá một đêm trăng trên vịnh Hạ Long.
+ Đề 3. Sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người qua bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”
Bài 4. Bếp lửa ( Bằng Việt)
1. Vài nét về tác giả:
- Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất - Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội).
- Ông làm thơ từ những năm 1960, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong chống Mỹ.
- Thơ ông trong trẻo, mượt mà, thường khai thác những kỷ niệm và mơ ước của tuổi trẻ, những hồi ức trẻ thơ.
- Hiện nay ông là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên du học ngành Luật ở Liên Xô và bắt đầu đến với thơ.
Bài thơ được đưa vào trong tập thơ “Hương cây – Bếp lửa” (1968) – tập thơ đầu tay của Bằng Việt và lưu Quang Vũ.
3. Chi tiết, hình ảnh đặc sắc:
“Chờn vờn sương sớm”, “ ấp iu nồng đượm”
“ Lên bốn  mùi khói”
“ Tám năm ròng  nhóm lửa”
“ Tiếng tu hú /  không về”
“ Rồi sớm  nhen/  sẵn”
“Lận đận  mưa”
“ Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”
4. Thể thơ:
Bài thơ viết theo thể thơ 8 chữ ( đan xen một số câu 7 chữ), chia làm nhiều khổ, số câu trong mỗi khổ không giống nhau, nhịp thơ thay đổi phù hợp với cảm xúc suy ngẫm và hồi tưởng.
5. Tóm tắt nội dung:
Bài thơ gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu đầy xúc động, vừa sâu sắc, thấm thía vừa quen thuộc với mọi người. Đó là tình cảm và kỷ niệm của tác giả trong thời thơ ấu, tuy nhiên không đồng nhất hoàn cảnh giữa tác giả và nhân vật trữ tình ( người cháu). Đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
6. Đặc sắc nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và binhg luận, giọng điệu thể hiện cảm xúc qua hồi tưởng, suy ngẫm.
- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bag, làm điểm tựa khơi gợi cảm xúc.
7. Tư tưởng chủ đạo của tác giả:
Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện cụ thể tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là tình yêu con người, yêu đất nước.
8. Hướng nghị luận:
- Mạch cảm xúc, bố cục
- Hồi tưởng về người bà và tình cảm bà cháu
- Suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
*** Vẻ đẹp của con người Việt Namqua các bài thơ: Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bếp lửa?
- Tình đồng chia, đồng đội, sự gắn bó cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ là sức mạnh chiến thắng.
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu quê hương, yêu chủ nghĩa xã hội
-Tình yêu dân tộc, giữa con người với con người, lòng dũng cảm, kiên cường, bất khuất.
- Tình cảm gần gũi, bền chặt giữa những người trong gia đình trong tình yêu quê hương đất nước
Bài 5: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( Nguyễn Khoa Điềm)
1. Vài nét về tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, thôn Ưu Điềm, Phong hoà - Phong Điền – Thừa Thiên Huế, lớn lên trong một gia đình tri thức cách mạng
- Tốt nghiệp trường Đại học Sư Phạm Hà nội, năm 1964 ông về quê hương miền nam tham gia chiến đấu.
- Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Ông từng giữ chức Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Bộ Chính Trị- Trưởng Ban tư tưởng văn hoá Trung Ương.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ sáng tác năm 1971, khi ông đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên – những năm quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả 2 miền Nam – Bắc. Thời kỳ này cuộc sống cán bộ, nhân dân ta trên các chiến khu ( phần lớn là những miền rừng núi ) rất gian nan, thiếu thốn. Cán bộ, nhân dân ta vừa bán rẫy, vừa tăng gia sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ.
3. Giai đoạn, đặc điểm giai đoạn:
Bài thơ sáng tác giai đoạn 1964-1975, ca ngợi những ngừi dân, người cán bộ anh dũng, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
4. Chi tiết, hình ảnh đặc sắc:
“ Nhịp chày ./ ./  làm gối”
“ Mẹ thương  bộ đội/ con mơ /  lún sân”
“ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-Lưi”
“ Mặt trời /  trên nương”
“ Con mơ / phát mười ka-Lưi”
“ Mẹ đang chuyển lán”
“ Con mơ cho mẹ/mai sautự do”
5. Thể thơ:
Kết hợp giữa thể thơ 7 chữ và 8 chữ, được chia làm nhiều khổ, số câu trong mỗi khổ không đều nhau, nhịp thay đổi, giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
6. Tóm tắt nội dung:
Bài thơ là những khúc hát ru thể hiện tình yêu thương con, gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền Tây Thừa Thiên. Càng ở trong hoàn cảnh gian nan vất vả, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng mơ ước con lớn khôn khoẻ mạnh, trở thành công dân của một nước tự do.
7. Đặc sắc nghệ thuật:
Bài thơ mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến, tha thiết và rất tự hào. Sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ. Với bố cục đặc sắc theo 3 khúc hát (mỗi khúc 2 khổ), câu đầu.
8. Tư tưởng chủ đạo chủa tác giả:
Qua bài thơ, từ hình ảnh, tấm lòng người mẹ Tà-ôi, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, qua đó nhắc nhở con người về tình cảm gia đình gắn liền với tình cảm đất nước.
Bài 6. ánh trăng ( Nguyễn Duy)
1. Vài nét về tác giả:
- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở Quảng xá, phường Đông vệ, Thành phố Thanh Hoá.
Năm 1966 gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường, thuộc các nàh thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ
- Sau năm 1975, chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng; Từ 1977 ông làm đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đã từng trải qua nhiều thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội, từng chứng kiến những cảnh phũ phàng nghĩa tình, lãng quên quá khứ sau chiến tranh.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác năm 1978 (khoảng 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ như một sự giật mình trước những điều vô tình dễ có.
3. Giai đoạn, đặc điểm giai đoạn:
Bài thơ viết vào giai đoạn sau 1975, phản ánh công cuộc xây dựng đất nước vfa những mối quan hệ giữa con người với con người, phản ánh những đời tư, thế sự của cuộc sống, con người sau chiến tranh.
4. Chi tiết, hình ảnh đặc sắc:
“ vầng trăng thành tri kỷ”
“ cái vầng trăng tình nghĩa”
“ như người dưng qua đường”
“ đột ngột vầng trăng tròn”
“ Ngửa mặt /rưng”
“ Trăng cứ tròn  giật mình”
5. Thể thơ:
Bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ, được chia làm nhiều khổ, nhịp thơ 3/2 hoặc 2/3, thường kể chuyện (tự sự) kết hợp với trữ tình.
6. Tóm tắt nội dung:
Bài thơ “ ánh trăng” là một tiếng lòng, một sự suy ngẫm như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu, với nghĩa tình quá khứ, với những người đã khuất. Bài thơ là một lời nhắc nhở con người về lẽ sống thuỷ chung.
7. Đặc sắc nghệ thuật:
Giọng điệu tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. Bài thơ như một câu chuyện nhỏ. nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga tha thiết cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư.
- Kết cấu giọng điệu làm tăng tính truyền cảm, ấn tượng.
8. Tư tưởng chủ đạo của tác giả:
Qua bài thơ, tác giả muốn đề cập đến cả một thế hệ đã từng trải qua chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, nghĩa tình giờ được sống trong hoà bình, tiện nghi đầy đủ.. Đồng thời tác giả muốn nói đến con người có tháI độ đối với quá khứ, với những người đã khuất, với chính mình, gợi nhắc đạo lý thuỷ chung, biết ơn – “uống nước nhớ nguồn”.
9. Hướng nghị luận:
- Mạch cảm xúc theo các khổ, bố cục (câu chuyện)
- Hình ảnh vầng trăng cùng cảm xúc của nhà thơ
- Kết cấu, giọng điệu
- Chủ đề, ý nghĩa.
Bài 7: Con cò (Chế Lan Viên)
1. Vài nét về tác giả:

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi THPT.doc