Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 22 đến tiết 24

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 22 đến tiết 24

TẤM CÁM

(Truyện Cổ Tích)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 - Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẩn , xung đột và sự biến hóa của Tấm trong chuyện.

 - Nắm được giá trị nghệ thuật của chuyện.

B. CHUẨN BỊ

 - Phương tiện: SGK,SGV, Thiết kế bài học.

 - Phương pháp: Đọc sáng tạo, thảo luận, trả lời câu hỏi (tranh ảnh minh hoạ).

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1.Ổn định

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3.Giới thiệu và dạy bài mới:

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 808Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 22 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	 
Tiết 22-23: ĐỌC VĂN
TẤM CÁM
(Truyện Cổ Tích)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	- Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẩn , xung đột và sự biến hóa của Tấm trong chuyện.
	- Nắm được giá trị nghệ thuật của chuyện.
B. CHUẨN BỊ
	- Phương tiện: SGK,SGV, Thiết kế bài học.
	- Phương pháp: Đọc sáng tạo, thảo luận, trả lời câu hỏi (tranh ảnh minh hoạ).
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
	1.Ổn định
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3.Giới thiệu và dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HĐ1: 
 - Học sinh đọc và trình bày nội dung phần tiểu dẫn trong sgk (trang 76)
- Truyện cổ tích chia làm mấy loại? Tấm Cám thuộc thể loại nào?
- Nêu đặc điểm, giá trị tư tưởng của truyện cổ tích thần kỳ?
*Truyện cổ tích Tấm Cám được phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới. Theo thống kê của nữ sĩ người Anh trên thế giới có 564 kiểu truyện TC. Ở VN có 30 kiểu truyện Tấm Cám.
* GV HD cách đọc: Đọc theo đặc trưng thể loại: giọng kể chuyện chậm rãi, biểu cảm, phù hợp tính cách các nhân vật.
- Chia bố cục và nội dung của các đoạn?
- HS chia và tổng hợp.
HĐ 2: 
*GV hướng dẫn HS cách đọc đúng ngữ điệu, HS đóng vai đọc, 1 HS dẫn truyện.
- Theo dõi toàn truyện, em cảm nhận về cuộc đời thân phận cô Tấm ntn?
- HS trả lời GV tổng hợp
- Em hiểu nguyên nhân dẫn đến xung đột, bất hoà trong gia đình Tấm là gì?
- HS trả lời, GV nhận xét, giảng:
Với chế độ phụ quyền đa thê, mẹ Tấm mất, cha Tấm lấy vợ kế. Rồi cha mất, Tấm mồ côi cả cha lẫn mẹ, bị mẹ ghẻ dứt bỏ (con chồng) Þ tâm lý yêu con mình ghét con chồng. Vì
 “Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”
- Mâu thuẫn được nâng lên khỏi quan hệ gia đình thành mâu thuẫn xã hội.
- Để đến với hạnh phúc, em thấy cuộc đời Tấm gian nan ntn?
* Được Bụt giúp, Tấm được đi hội và trở thành vợ vua. Mẹ con Cám căm tức, tìm mọi cách hãm hại Tấm khi cô trở thành vợ vua.
- Ở truyện, em thấy Tấm là người như thế nào?Thái độ của cô khi bị đối xử tàn nhẫn?
 Nhận xét của em về hành động của mẹ con Cám đối với Tấm?
* HS trả lời GV tổng hợp:
- Tấm là người bất hạnh, ý thức được thân phận chỉ biết chịu đựng, yếu đuối thụ động, nhường nhịn và khóc. 
- Mẹ con cám: độc ác, nhẫn tâm, nhỏ nhen, lừa dối và hãm hại Tấm. 
- Vai trò của Bụt trong phần đầu của truyện?
- Những hình ảnh con bống, con gà, đàn chim sẻ đặc biệt hình ảnh chiếc giày đánh rơi có ý nghĩa gì?
* Hình ảnh con bống, con gà, đàn chim sẻ, chiếc giày có ý nghĩa quan trọng . Đặc biệt hình ảnh chiếc giày đánh rơi là một trong những chi tiết, hình ảnh độc đáo bởi nó không chỉ là sự tưởng đẹp mà là còn cầu nối, cái cớ để so sánh với cám, dẫn đến Tấm gặp Vua, trở thành Hoàng hậu, mở màn hoàng loạt tội ác của mẹ con Cám.
- Có người cho rằng yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích chỉ làm cho hình ảnh nhân vật trở nên yếu đuối hơn, ý kiến các em ntn?
-> HS thảo luận nhanh và trả lời, nhận xét.
-> GV chuyển ý:
- Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám khi Tấm trở thành hòang hậu có giảm đi không? Vì sao?
- Khi bị mẹ con Cám giết, T có còn giữ thái độ cam chịu 1 cách yếu đuối không? T đã làm gì trước sự độc ác của mẹ con Cám?
- Em hãy thuật lại quá trình mẹ con Cám giết Tấm nhiều lần khi Tấm trở thành hoàng hậu?
* Tấm về lo dỗ bố -> trèo cau -> ngã chết -> hóa thành vàng anh -> hót mắng Cám ->bị giết ->hóa cây xoan đào -> bị chặt đóng khung cửi->khung cửi nguyền rủa tội cướp chồng của Cám -> bị đốt -> mọc thành cây thị -> có một quả vàng thơm -> về ở với bà lão -> từ quả thị bước ra thành cô Tấm xinh đẹp -> trở lại làm hoàng hậu 
- Mẹ con Cám: chặt gốc cau giết Tấm -> đưa thế Cám vào thế chị vào làm hoàng hậu -> giết chim vàng anh (hóa thân lần 1 của Tấm) vướt lông ra vườn -> chặt cây xoan đào (hóa thân lần 2 của Tấm) -> đốt khung cửi (hóa thân lần 3 của Tấm) ->sợ hãi khi Tấm trở về ->muốn xinh đẹp như Tấm.
- Bốn lần hóa thân của Tấm sau mỗi lần bị giết chứng tỏ điều gì?
-> HS trả lời GV tổng hợp
-> GV: Quan niệm thiện thắng ác và tinh thần lạc quan, niềm tin vào chân lí, công bằng xã hội của người Việt xưa.
- Nói về hành động trả thù của Tấm có những ý kiến sau:
+Tấm trả thù là hợp lí, là đích đáng.Mẹ con Cám đáng bị trừng trị như vậy.
+Tấm làm vậy là trái với bản chất hiền hậu, làm giảm vẻ đẹp thuần khiết của nhân vật.So với Thạch Sanh Tấm không bằng.Tấm cũng hẹp hòi, ích kỉ.
 Em có suy nghĩ gì về kết thúc truyện như vậy?
 *GV gợi ý HS trả lời, sau đó GV giảng :
 Chú ý đặc trưng thi pháp truyện cổ tích:
 Tấm là nhân vật chức năng, không có tâm lý, tính cách. Cách kết thúc ấy nên có. Vì T chỉ đại diện cho 1 dt ham sống, quyết sống. T làm một việc rùng rợn: giết Cám, vì cô đã đe doạ Cám nhiều lần (hoá kiếp), T phải tự ra tay cứu mình. Trong khi mẹ con Cám giết T 4 lần. Còn T chỉ giết Cám 1 lần Þ bài học cảnh báo: đừng gây mâu thuẫn, oán thù trong gia đình.
HĐ 3: 
- Nêu những nét chính về nội dung nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám?
- HS dựa vào sgk trả lời.
I. GIỚI THIỆU :
1. Phân loại truyện cổ tích:
 + Cổ tích sinh hoạt
 + Cổ tích loài vật
 + Cổ tích thần kì (chiếm số lượng nhiều nhất).
2. Đặc điểm truyện cổ tích thần kỳ: 
 + Có sự tham gia của các yếu tố thần kì.
 + Đối tượng: Con người nhỏ bé trong xã hội
 + Kết cấu phổ biến: Nhân vật chính trải qua hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc thoả nguyện mơ ước .
 + Nội dung: Thể hiện mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, ngoài xã hội; cuộc đấu tranh giữa thiện – ác, tốt – xấu; đề cao cái thiện phê phán cái ác; thể hiện mơ ước thiện chiến thắng ác, xã hội công bằng hạnh phúc.
 + Kết thúc có hậu.
3. Bố cục 
 - Đoạn 1: “Ngày xưa  việc nặng”: giới thiệu các nhân vật chính và hoàn cảnh truyện .
 - Đoạn 2: “Một hôm  về cung”: diễn biến câu chuyện .
 + Tấm ở với gì ghẻ và Cám đến khi trở thành hoàng hậu .
 + Tấm bị giết và hóa thân .
- Đoạn 3:(còn lại) Tấm trả thù mẹ con Cám.
II. ĐỌC – HIỂU:
1. Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm.
a. Thân phận của Tấm:
- Mồ côi, bị mẹ ghẻ và cô em gái cùng cha hắt hủi, đày đọa, làm lụng suốt ngày.
- Bản chất của mâu thuẫn giữa Tấm và Cám:
 + Mâu thuẫn gia đình:
 Tấm > < Cám (Chị em cùng cha khác mẹ)
 Tấm > < dì ghẻ (Mẹ ghẻ con chồng)
 => Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn Tấm - Cám là chủ yếu xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng quyết liệt. Mâu thuẫn dì ghẻ con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ, không liên tục.
 + Mâu thuẫn xã hội: 
 Tấm > < Mẹ con cám 
 Thiện > < Ác 
 Người bị áp bức> < Kẻ áp bức
 => Mâu thuẫn phát triển thành xung đột một mất một còn và dẫn đến thiện thắng ác, ác bị trừng trị đích đáng, thiện thỏa nguyện ước mơ.
b. Con đường đến với hạnh phúc của Tấm:
 - Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử độc ác:
 + Đi bắt tép: Tấm chăm chỉ bắt được giỏ tép đầy, bị Cám lười biếng lừa chị đổ tép sang giỏ mình -> về nhận thưởng (yếm đỏ).
 + Đi chăn trâu: Gạt Tấm đi chăn đồng xa, Cám giết cá bống (người bạn an ủi của Tấm) ăn thịt.
 + Đi xem hội: Mẹ con Cám trắng trợn trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt -> dập tắt niềm vui được đi hội của Tấm.
- Tấm luôn được sự trợ giúp của thần: 
Bụt xuất hiện an ủi, ban tặng vật thần kỳ:
+ Tấm mất yếm -> Bụt cho cá bống
+ Tấm mất cá bống -> hi vọng đổi đời
+ Tấm không được đi hội -> chim sẻ đến giúp
+Tấm bị chà đạp -> Bụt đưa Tấm trở thành vợ vua.
 - Ý nghĩa, vai trò của các thế lực thần linh: + Bênh vực kẻ yếu, đem lại công bằng, dân chủ, hạnh phúc của những người lao động nghèo khổ trong XH.
+ T đạt được hạnh phúc thể hiện triết lý dân gian: “ở hiền gặp lành”.
2. Cuộc đấu tranh quyết liệt giành lại hạnh phúc của Tấm:
- Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con cám phát triển ngày một căng thẳng gay gắt, quyết liệt thành xung đột một mất một còn mang tầm cỡ xã hội.
- Khi bị mẹ con Cám tiêu diệt đến cùng (giết Tấm), Tấm đã quyết liệt phản kháng.
- Bị giết, Tấm vùng lên giành hạnh phúc, cô hoá thân thành: vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị (quả vàng thơm)
=> Bốn lần bị giết, bốn lần hóa thân của Tấm chứng minh sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Cái thiện không chịu chết oan ức trong im lặng, vùng dậy huỷ diệt cái ác: Cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái Thiện và cái Ác.
3. Ý nghĩa kết thúc truyện:
- Kết thúc truyện có hậu thể hiện triết lý: “ gieo gió gặp bão”, “ở hiền gặp lành”, “ở ác gặp dữ” và bài học cảnh báo: Đừng gây mâu thuẫn, thù oán.
 - Con người phải tự mình bảo vệ hạnh phúc của mình, không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.
- Hành động trả thù của Tấm là đích đáng vì mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con đường sống.Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại.Mặt khác, mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội.Mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữa người bóc lột và người bị bóc lột.Tóm lại, Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống, quyền làm người.
III.TỔNG KẾT
- Đằng sau xung đột dì ghẻ con chồng, truyện cổ tích TC phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa cái Thiện và cái Ác, giữa nhân dân lao động và giai cấp bóc lột. Qua cách giải quyết xung đột, truyện nêu cao khát vọng, ước mơ được sống tự do, hạnh phúc, công bằng và tinh thần lạc quan của ndlđ về cuộc sống.
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của của hình tượng nhân vật :từ yếu đuối thụ động đế kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống, hạnh phúc cho mình
 	4: Củng cố: GV gọi HS đọc ghi nhớ và chép Ghi nhớ vào tập. 
 	5. Dặn dò : HS học bài, sọan bài: miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
D. RÚT KINH NGHIỆM.
Tiết 24: 
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU :
 - Hiểu được vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
 - Biết kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
B. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi để đưa ra các kết luận cần thiết trong nội dung bài học.
 - HS đọc và làm bài tập trước ở nhà.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ:
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ 1. 
- Thế nào là miêu tả?
 VD: + Chi tiết, hình ảnh Xita bước lên giàn hoả thiêu (Rama buộc tội)
 + Chi tiết Tấm 4 lần hoá thân chống lại quyết liệt đối với mẹ con Cám để giành lại hạnh phúc.
- Thế nào là biểu cảm?
 Có 2 hình thức biểu cảm:
 + Trực tiếp
 + Gián tiếp.
 VD: GV yêu cầu HS lấy 2 VD tương ứng với 2 hình thức biểu cảm.
 * Nhật mộ hương quan hà xứ thị 
 Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
 (Quê hương khuất bóng hoàng hôn
 Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai).
 * Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu 
 Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều 
 Nắng xuống trời lên sâu chót vót 
 Sông dài trời rộng bến cô liêu.
 - Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự có gì giống và khác trong văn bản miêu tả và biểu cảm?
 * Giống: Về cách thức tiến hành.
 * Khác: + Miêu tả trong tự sự không chi tiết, cụ thể mà là miêu tả khái quát của sự vật, sự việc, con người cho truyện có sức hấp dẫn. 
 + Biểu cảm trong văn tự sự chỉ là những cảm xúc xen vào trước những sự việc, chi tiết có tác động mạnh mẽ về tư tưởng, tình cảm với người đọc, người nghe.
- Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ?
® GV có thể yêu cầu HS tự đưa ra VD và phân tích.
 VD: “Xe tôi chạy trên lớp sương bồng bềnh. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe nơi cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng (“Mảnh trăng cuối rừng” ( Nguyễn Minh Châu)
® Ánh trăng tươi tắn, trong trẻo như mối tình rất đẹp của đôi nam nữ thanh niên trên hành trình cứu nước.
® Cô gái tên Nguyệt gợi liên tưởng về trăng. Và từ chỗ Nguyệt tỏa ra ánh trăng trong trẻo, thuần khiết ấy.
® Ánh trăng dẫn đường ra trận 
 - Ánh trăng hoà trong ý nghĩ lãng mạn của chàng trai về cô gái. 
 - Ánh trăng hoà với hình ảnh gợi cảm của người thiếu nữ tạo nên vẻ đẹp huyền ảo.
 Þ Cách miêu tả tạo màu sắc riêng hấp dẫn cho đoạn văn.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn ở câu hỏi 4 -SGK – tr.73,74.
- Đánh giá và phân tích hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn này?
- Miêu tả :+ Suối reo đang mọc 
 + Một lần ánh sáng 
 + Nàng nhà trời 
® Không gian yên tĩnh của một đêm đầy sao thơ mộng.
- Biểu cảm: + Tôi cảm thấy vai tôi 
 + Còn tôi .. cao đẹp 
 + Tôi tưởng  ngủ 
- GV yêu cầu HS: Điền từ vào chỗ trống, từ đó hoàn chỉnh các câu văn thể hiện những khái niệm. 1. Liên tưởng 
2. Quan sát 
3. Tưởng tượng 
 - Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người viết chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng? Đúng hay sai?
- GV yêu cầu HS : 
 + Tìm ra những chi tiết nào trong đoạn văn I.4 (tr. 73, 74) sử dụng thao tác quan sát, liên tưởng, tưởng tượng.
 + Đánh giá hiệu quả diễn đạt của những chi tiết đó?
- Sự biểu cảm nảy sinh từ đâu?
GV cho HS trả lời câu hỏi trắcnghiệm II.3 (tr.75)
Đúng 
Đúng 
Đúng 
Không chính xác.
Đánh giá: Chỉ có tiếng nói của trái tim mang tính chủ quan là chưa đủ. Những suy nghĩ sâu sắc chỉ có thể là kết quả của sự quan sát kỹ càng kết hợp với liên tưởng và tưởng tượng với các sự vật, sự việc quanh nó. 
HĐ 3: 
- GV gọi HS đọc ghi nhớ
- HS luyện tập
I. MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
1. Miêu tả:
Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc, người nghe như hình dung thấy đối tượng nói đến hiện ra trước mắt.
2. Biểu cảm: 
Sự bày tỏ trực tiếp hay gián tiếp thái độ, cảm xúc ,  của người viết về đối tượng nói đến.
- Miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự và miêu tả, biểu cảm trong văn bản miêu tả và biểu cảm.
 * Giống: Cách thức tiến hành 
 * Khác: Mức độ và mục đích sử dụng.
3. Những căn cứ để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm:
- Sự hấp dẫn qua hình ảnh miêu tả để liên tưởng tới yếu tố bất ngờ trong truyện.
 - Sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm của tác giả.
4. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
- Làm nổi rõ tâm trạng bâng khuâng xao xuyến trong trẻo của chàng trai trước cô chủ. Anh tưởng cô gái là vẻ đẹp của ngôi sao lạc đường đậu xuống vai mình.
- Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm tăng vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật và lòng người.
II.QUAN SÁT, LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG ĐỐI VỚI VIỆC MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ.
- Trong miêu tả không chỉ quan sát để phát hiện chính xác đặc điểm đối tượng mà phải kết hợp liên tưởng và tưởng tượng để gây được cảm xúc. 
 - Biểu cảm trong văn tự sự chỉ thực sự chân thành, sâu sắc khi kết hợp được sự quan sát với liên tưởng, tưởng tượng
III. GHI NHỚ:
 (SGK)
4. Củng cố: Gv nhận xét và kết bài.
5. Dặn dò:- Học thuộc ghi nhơ.ù
 - Bài tập 2SGK/76 và soạn “Tam đại con gà”và “Nhưng nó phải bằng hai mày”
D. RÚT KINH NGHIỆM.
NTL, ngày tháng năm 20

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 10 CB T1T9.doc