Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp Học sinh:

 - Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động cụ thể.

- Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.

 - Bảng phụ

2. Học sinh:

 - Soạn bài, xem trước các bài tập

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Hoạt động 1: Ổn định lớp

2. Hoạt động 2:Kiểm tra bài cũ:

 @ Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05.09.2006 BÀI 1
Tiết 4 
Tập làm văn SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ 	 THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp Học sinh:
	- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động cụ thể.
- Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
	- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.
	- Bảng phụ
2. Học sinh:
	- Soạn bài, xem trước các bài tập
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp
2. Hoạt động 2:Kiểm tra bài cũ:
	@ Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh 
3. Hoạt động 3:Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Bước 1: Giúp hs tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
* Ôn tập văn bản thuyết minh:
@ Văn bản thuyết minh là gì?
@ Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh?
@ Như vậy văn bản thuyết minh viết ra nhằm mục đích gì?
@ Có các phương pháp thuyết minh nào?
* Đọc và nhận xét kiểu VB thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
@ Em hãy đọc văn bản ở sgk? 
@ Bài văn đã thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng?
@ Văn bản có cung cấp tri thức về đối tượng không? 
@ Trong văn bản tg có sử dụng biện pháp liệt kê về số lượng và quy mô của đối tượng không?
@ Vậy vấn đề Sự kì lạ của Hạ long là vô tận được thuyết minh bằng cách nào? Nếu như chỉ dùng phương pháp liệt kê: HL có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng thì đã nêu được sự kì lạ của HL chưa? Tg đã hiểu kì lạ này là gì?
@ Em hãy gạch chân câu văn nêu khái quát sự kì lạ của HL?
@ Để thuyết minh sự kì lạ của HL, tg đã sử dụng các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng ntn?
@ Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
@ Từ đó em có thể cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
Bước 2: HDHS luyện tập:
Bài 1:
@ Đọc văn bản?
@ Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sủ dụng?
* Các phương pháp thuyết minh: 
+ định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới
+ phân loại: các loại ruồi
+ số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi
+ liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính...
@ Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? TG sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
@ Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì?
Bài2:
@ Đọc đoạn văn?
@ Nhận xét của em về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh?
@ Nhớ lại kiến thức cũ trả lời
@ Loại văn bản thông dụng, phổ biến
@ Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu
@ Có 6 phương pháp thuyết minh thông dụng: định nghĩa, liệt kê,m ví dụ, số liệu, phân loại, so sánh
@ Đọc văn bản
@ Thuyết minh về sự kì lạ của HL
@ Cung cấp tri thức về đối tượng
@ Không sử dụng
@ Bài văn đã được thuyết minh bằng cách tg đã tưởng tượng, liên tưởng ...
@ Câu văn: Chính Nước...có tâm hồn.
@ Để thuyết minh sự kì lạ của HL, tg đã sử dụng các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng: 
- Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc
- Tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách, tùy theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hoa đến lạ lùng,...
@ Nhân hóa, tưởng tượng, liên tưởng. Giới thiệu được sự kì lạ của HL “cái vẫn được gọi là trơ lì, vô tri nhất để thể hiện cái hồn ríu rít của sự sống”
@ Dựa ghi nhớ trả lời
@ Đọc văn bản
@ a/ - Có thể xem văn bản này là một truyện vui có tính chất thuyết minh hay một văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Ở đây, yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp rất chặt chẽ.
- Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: những tính chất chung về họ, giống loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi, Nhưng mặc khác, hình thức nghệ thuật gây hứng thú cho người đọc
@ b/ Đặc biệt: truyện vui, cho các loài vật đóng vai người...
- Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, có tình tiết
@ c/ Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức
@ Đọc đoạn văn
@ Đây là đoạn văn nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
1. Ôn tập văn bản thuyết minh:
2. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
II. Luyện tập:
Hoạt động 4: Củng cố bài học.
	@ Đọc lại ghi nhớ?
	@ Văn bản thuyết minh là gì?
	@ Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh?
	@ Văn bản thuyết minh viết ra nhằm mục đích gì?
Hoạt động 5: Dặn dò.
	Yêu cầu HS:
	@ Xem kĩ lại kiến thức văn thuyết minh
	@ Chuẩn bị cho đề bài + Thuyết minh chiếc nón,
	 + Thuyết minh cái quạt
	- Soạn dàn ý chi tiết
	- Chú ý đưa biện pháp nghệ thuật vào bài làm
	@ Yêu cầu lớp chia ra hai nhóm để soạn 2 đề
D. BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9 tiet 4.doc