Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 74: Chương trình đia phương (ca dao Quảng Nam) tình bạn, tình yêu lứa đôi

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 74: Chương trình đia phương (ca dao Quảng Nam) tình bạn, tình yêu lứa đôi

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biét chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó bạn bè và tình yêu lứa đôi

- Tích hợp phần Tiếng Việt ở bài”Điệp ngữ”,”Nói quá”,Tập làm văn “biểu cảm về tác phẩm văn học”

B. CHUẨN BỊ:

 + GV: Hướng dẫn HS trình bày, vấn đáp,bình giảng

 STK ca dao-dân ca Quảng Nam

 Bảng phụ ghi các câu ca dao

 + HS: Sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương.

C. KIỂM TRA:

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1019Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 74: Chương trình đia phương (ca dao Quảng Nam) tình bạn, tình yêu lứa đôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19, Tiết: 74
Văn 
Ngày soạn: 28/12/08
CHƯƠNG TRÌNH ĐIA PHƯƠNG
( CA DAO QUẢNG NAM)
Tình bạn,tình yêu lứa đôi
 Bài 1: Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
 Lòng ta nhớ bạn nước mắt và lộn cơm
 Vẫy vùng như cá trong nơm
 Sớm mai Nam ta trông bạn ,buổi chiều Nồm bạn trông ta
 Bài 2 : Sông biển cạn lời nguyền không cạn
 Núi lở, non mòn nghĩa bạn không quên 
 Đưòng mòn sớm xuống chiều lên
 Dặn ai hãy nhớ đừng quên nghĩa tình
 Bài 3 : Ai xa phố Hội ,Chùa Cầu
 Để thương để nhớ để sầu cho ai
 Để sầu cho khách vãng lai
 Để thưong để nhớ cho ai chịu sầu
 Bài 4 : Thương chàng trầu hết lá lươn
 Cau hết nửa vườn cha mẹ chưa hay
 Dầu mà cha mẹ có hay
 Nhất đánh nhì đày hai lẽ mà thôi
 Gươm vàng để đó anh ơi
 Chết thời chịu chết ,lìa đôi em không lìa
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biét chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó bạn bè và tình yêu lứa đôi
- Tích hợp phần Tiếng Việt ở bài”Điệp ngữ”,”Nói quá”,Tập làm văn “biểu cảm về tác phẩm văn học”
B. CHUẨN BỊ:
 + GV: Hướng dẫn HS trình bày, vấn đáp,bình giảng
 STK ca dao-dân ca Quảng Nam
 Bảng phụ ghi các câu ca dao
 + HS: Sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương. 
C. KIỂM TRA:
- Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Nhóm tục ngữ về đề tài thiên nhiên đúc rút kinh nghiệm từ những hiện tượng nào? 
Nhóm tục ngữ về đề tài lao động sản xuất đúc rút kinh nghiệm từ những hoạt động nào?
 D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Ca dao về tình bạn và tình yêu lứa đôi ở Quảng Nam rất phong phú,đa dạng .Trong tiết học hôm nay thầy chỉ giới thiệu 4 bài ca có nội dung rất gần gủi với chúng ta
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Ghi bảng
HĐộng2: ĐỌC ,TÌM HIỂU VB
* GV đọc và cho hs đọc lại
* GV nêu rõ 1 vài địa danh như:
- Sơn Trà: Bán đảo Sơn Trà thuộc ĐN
- Hội An ,Chùa Cầu: Di tích văn hoá thế giới được UNÉSCO công nhận vào 1999
-Cả 4 bài ca được trích trong tập VNDG Quảng Nam-Đà Nẵng do sở văn hoá thông tin xuất bản 1983
* GV hướng dẫn hs phân tích vb
? Hai bài đầu nói về điều gì.
? Hai bài sau nói về điều gì.
? Theo em vì sao 4 bài ca khác nhau có thể hợp thành 1 văn bản.
? Những bài ca trên có chung hình thức diễn đạt nào.
*Định hướng phân tích bài1
?-Đọc bài ca và cho biết đây là lời của 1 hay 2 người.
? Những địa danh nào được nhắc đến trong bài.
? Thời gian được nhắc đến là vào lúc nào.
- HS trả lời
- Bôc lộ tâm sự của 1 người
- Phần nhiêu là lục bát
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS trả lời
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Đọc ,tìm hiểu chú thích
- Cả 4 bài ca được trích trong tập VNDG Quảng Nam –Đà Nẵng do sở văn hoá thông tin xuất bản 1983
II.TÌM HIỂU VB: 
1. Bài 1:
? Hình ảnh nước mắt và lộn cơm thể hiện điều gì.
? Nêu cảm nhận của em về lời ca.
- Buồn vì nhớ bạn
* So sánh,nói quá
* Diễn tả nỗi buồn nhớ bạn .
*GV định hướng tìm hiểu bài2
? Bài ca này có bố cục như thế nào.
? Hai câu đầu nêu lên điều gì.
? Nội dung hai câu sau.
? Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nhệ thuật gì trong bài ca dao này.? Tác dụng.
? Nội dung bài ca phản ánh .
* Định hướng tìm hiểu bài3
? Đây là lời của ai nói với ai.
? Ai ở câu 1 là ngôi mấy? Ở câu 2 là ngôi mấy.
? Địa danh được nói đến là ở đâu.
? Nhận xét về cách sử dụng ngôn từ trong bài.
? Nội dung bài ca phản ánh
* Định hướng tìm hiểu bài 4.
? Đây là lời của ai nói với ai.
? Em có nhận xét gì về tình cảm của người con gái
? Lời khẳng định của người con gái thể hiện điểu gì.
GV bình : Tình yêu trai gái trong ca dao rất đẹp và đáng yêu. Đó là tình yêu chân thật ,không vụ lợi.Ta thường gặp những câu ca rất hay như:.....
? Qua bài ca này em nhận biết được điều gì.
HĐộng 3: TỔNG KẾT 
? Em cảm nhận được gì qua các bài ca dao đã học.
? Đặc điểm hình thức nổi bật của văn bản này.
-HS đọc và trả lời câu hỏi
-Lời thề nguyền thuỷ chung của tình bạn
-Nhắc lại để bạn nhớ
-Nói quá
- HS trả lời
HS suy nghĩ trả lời
- Thảo luận
- Điệp từ.
HS suy nghĩ trả lời
- Thái độ dứt khoát
HS thảo luận trả lời
2. Bài 2:
- Nói quá
- Nghĩa tình sâu nặng của bạn bè
3.Bài 3:
- Điệp từ
- Nỗi nhớ thương của người ở lại khi người yêu đi xa
4. Bài 4:
* Tình yêu sâu nặng của người con gái đối với người mình yêu
III. TỔNG KẾT :
a. Nghệ thuật:
- Dùng lối nói quá,điệp từ
- Hình ảnh chân thực ,mộc mạc
b. Nội dung:
-Ngợi ca tình bạn chân thành, tình yêu lứa đôi son sắt ,thuỷ chung
Hoạt động4: CỦNG CỐ -DẶN DÒ:
Học thuộc các bài ca dao và nội dung thể hiện trong mỗi bài.
Sưu tầm thêm một số bài ca thuộc chủ đè này.
Soạn bài tục ngữ về con ngưòi và xã hội
 . Các câu trên chia làm mấy nhóm ?
 . Bài học kinh nghiệm rút ra từ bài ca này ?
 . Về hình thức ,văn bản này có gì đặc biệt ?
 . Cảm nghĩ của em về sức sống của những câu tục ngữ này trong đời sống hiện tại?

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7.doc