Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 11 - Tiết 51 đến tiết 55

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 11 - Tiết 51 đến tiết 55

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

- Liên hệ môi trường biển cần được bảo vệ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động, bảo vệ môi trường biển

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên :

+ Đọc tham khảo SGK, SGV để soạn giáo án.

 + Chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập.

 

doc 19 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 11 - Tiết 51 đến tiết 55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 
Ngày soạn: 3. 11. 09
Tiết 51: VH
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 -Huy Cận-
Nhà thơ Huy Cận
 ( 1919-2005)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
- Liên hệ môi trường biển cần được bảo vệ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động, bảo vệ môi trường biển
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên :
+ Đọc tham khảo SGK, SGV để soạn giáo án.
 	+ Chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh : 
+ Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số, kiểm tra nề nếp HS.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Đọc thuộc “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Phân tích hình ảnh những chiến sĩ lái xe?
® YCTL : HS đọc thuộc lòng được bài thơ. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền nam.
+ Giáo viên kiểm tra vở bài soạn, nhận xét , cho điểm.
3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1’)
“Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ đặc sắc trong chùm thơ của Huy Cận viết về vùng mỏ, vùng than, vùng biển Quảng Ninh- Hạ Long, ca ngợi cuộc sống lao động tập thể tràn ngập niềm vui lãng mạn, hào hứng của những người dân ham đánh cá xa bờ.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
15’
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- Gọi HS đọc phần chú thích SGK.
? nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
- GV: Nhấn mạnh thêm về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Bài thơ được viết vào năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước.
- GV hướng dẫn HS cách đọc: Giọng đọc phấn chấn hào hứng, chú ý các nhịp 4/3. 2-2/3, âm hưởng chắc khỏe thể thơ thất ngôn trường thiên 4 câu/khổ.
- GV đọc mẫu-gọi HS đọc.
- Giải thích từ khó: chú thích 1 cần bổ sung thêm: có thể đó là cái nhìn từ một hòn đảo trên vịnh Hạ Long
? Hãy tìm bố cục bài thơ ?
- GV: Bài thơ đã tạo ra một khung cảnh không gian rộng lớn bao la với mặt trời, biển, trăng, sao, mây, gió; thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến lúc bình minh, cũng là thời gian của một chuyến ra biển rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá.
HĐ1:
- HS đọc chú thích, rút ra vài nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Huy Cận nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập htơ “Lửa thiêng”.
- Được Nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (1996)
- Bài thơ được sáng tác nhân một chuyến đi thực tế của Huy Cận về Quảng Ninh.
- Bài thơ được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”(1958).
- HS lắng nghe
- HS đọc văn bản.
- HS đọc phần giải thích từ khó.
- Bố cục: 3 đoạn
+ 2 khổ đầu: Đoàn thuyền đánh cá xuất phát trong hoàng hôn đỏ rực, trong tiếng hát mơ say.
+ 4 khổ tiếp: Ngợi ca cảnh đánh bắt cá trong đên trăng trên biển.
+ Khổ cuối: Đoàn thuyền đầy cá trở về trong ánh bình minh chói rọi.
I. Đọc – Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả:
- Huy Cận (1919-2005), quê ở Hà Tĩnh.
- Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập thơ Lửa Thiêng (1940).
- Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (1996)
2. Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác nhân một chuyến đi thực tế của tác giả về Quảng Ninh. Bài thơ được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.
3. Đọc – giải thích từ khó.
4. Bố cục: 3 đoạn
- 2 khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
- 4 khổ tiếp: Cảnh đánh bắt cá trên biển.
-Khổ cuối: Đoàn thuyền trở về.
20’
HĐ2: Hướng dẫn HS phân tích.
- Gọi HS đọc lại 2 khổ thơ đầu.
? Khổ thơ đầu tác giả giới thiệu hoàn cảnh ra khơi như thế nào? Hình ảnh so sánh: Hòn lửa; hình ảnh ẩn dụ: Then, cửa gợi cho em ấn tượng gì?
- GV: Mở đầu bài thơ là hai câu thơ tả cảnh hoàng hôn trên biển thật độc đáo, thú vị. Nếu chỉ căn cứ vào thực tế đơn thuần sẽ thấy câu thơ thật vô lí, bởi trên vịnh Hạ Long (hướng đông) không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển như thế. Nhưng đây nhà thơ có thể đặt điểm nhìn trên con thuyền đang ra khơi, nhìn về hướng tây, phía bờ, cũng có thể điểm nhìn từ một hòn đảo ngoài khơi và cũng có thể là hình ảnh thuần tưởng tượng và khái quát nghệ thuật.
? Từ “lại” có hàm ý gì? Em hiểu hình ảnh “Câu hát căng buồm” như thế nào? Nội dung lời hát gợi mơ ước gì của người đánh cá?
- GV: Có thể so sánh với cảnh ra khơi trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh “Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng”. Ta đều bắt gặp được khí thế, quyết tâm và nhiều khát vọng của người đi biển.
- GV: Sự sống của biển cả đang khép lại, trong khi hoạt động của con người bắt đầu sôi động nơi biển khơi làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.
HĐ2:
- HS đọc lại 2 khổ thơ đầu.
- HS suy nghĩ trả lời.
+ Mặt trời xuống biển, thiên nhiên kì vĩ mở ra, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa.
- HS trả lời.
- Từ “lại”cho ta thấy đây là công việc thường ngày của người đi biển.
-“Câu hát căng buồm” là cách nói khoa tương, hợp lí thể hiện niềm vui, tinh thần sảng khoái của người đi biển. Tiếng hát vang khỏe, bay cao, cùng với gió, hòa vớ gió thổi căng cánh buồm.
- Nội dung thể hiện ước mơ đánh bắt thật nhiều hải sản, một ước mơ bình dị, đẹp đẽ.
- Nghe.
- Nghe.
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi:
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
-> Thiên nhiên kì vĩ đang dần vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Con người lại tiếp tục công việc đều đặn.
“Câu hát căng buồm”
-> Lãng mạn, tràn đầy niềm tin vui, nhiệt tình lao động.
- Mong ước bắt nhiều cá.
2’
HĐ3: Củng cố.
? Cấu trúc bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” như thế nào?
A. Theo thời gian: Hoàng hôn- đêm trăng- rạng đông.
B. Theo công việc: Ra khơi-đánh cá- trở về.
C. Kết hợp cả A và B.
- Giáo viên nhận xét 
HĐ3:
- HS chon câu C.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
- Về nhà :
 + đọc lại bài thơ, nắm được tác giả, tác phẩm.
 + Cảnh đoàn thuyền ra khơi đã gợi ra không khí lao động như thế nào?
- Chuẩn bị bài: 
 + Tìm hiểu cảnh đánh bắt cá và cảnh đoàn thuyền trở về?
 + Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Ngày soạn: 5. 11. 09
Tiết 52: VH
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 - Huy Cận -
	( Tiếp theo)
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động, bảo vệ môi trường biển trong sạch.
- Có ý thức bảo vệ môi trường biển, nguồn lợi thủy sản.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên : 
+ Đọc tham khảo SGK, SGV để soạn giáo án.
 + Chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh : + Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số, kiểm tra nề nếp HS.
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( Vở soạn, vở bài tập, vở ghi chép )
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài:1’
 Ở tiết trước các em đã tìm hiểu chung về văn bản, phân tích cảnh ra khơi. Tiết học hôm nay tiếp tục tìm hiểu cảnh đánh bắt cá trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
5’
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức tiết 1.
- Gọi HS đọc lại bài thơ.
- Củng cố lại tiết 1: Cảnh ra khơi: Sự sống của biển cả đang dần khép lại, trong khi hoạt động của con người bắt đầu sôi động nơi biển khơi làm nổi bật tư thế con người trước biển cả.
HĐ1:
- HS đọc lại bài thơ.
- HS nhắc lại kiến thức.
26’
HĐ2: Hướng dẫn HS phân tích.
- Gọi HS đọc lại 4 khổ thơ tiếp.
? Cảnh đoàn thuyền đi trên biển và chuẩn bị đánh bắt cá được tác giả miêu tả như thế nào? 
- Giáo viên bình: Lãng mạn, gợi cảm, ân tình, lộng lẫy. Người dân trong tư thế làm chủ vừa tự hào về biển, vừa biết ơn biển đã mang lại nguồn sống, nguồn hạnh phúc cho họ. Người đi biển vừa có tâm hồn lãng mạn, vừa có tinh thần yêu thiên nhiên, vừa có sự cảm nhận sâu sắc về biển. Ở họ còn thể hiện sức mạnh, tinh thần lao đông hăng say.
? Cảnh lao động đánh cá (kéo lưới) được tả như thế nào? Phân tích cụm từ “kéo xoăn tay chùm cá nặng”?
- Giáo viên bình: Nghề biển vất vả, nguy hiểm. Nhưng ở đây ta không cảm thấy điều đó. Chỉ thấy những con người lãng mạn, nhiệt tình, say mê đầy trách nhiệm trong công việc.
- Giáo viên liên hệ: Biển cho ta cá như lòng mẹ, biển cả thật bao la, mênh mông, tài nguyên biển thật phong phú, đa dạng. Để tài nguyên ấy không bị cạn kiệt, con người cần phải bảo vệ môi trường biển, giữ gìn môi trường sống của các loài thủy sả ...  lại khái niệm về một số biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- GV bổ sung:
+ Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
+ Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
+ Điệp ngữ:khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
+ Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
+ Bước 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK.
- Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du.
+ Bước 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3.
- Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu sau.
HĐ2:
- Nhắc lại kiến thức đã học:
+ So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Aån dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bắng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tìmh cảm của con người.
+ Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nghe.
- Nghe
- Nghe.
- HS suy nghĩ phân tích trả lời:
 a. Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.
-Từ “hoa, cánh”: TK và cuộc đời của Kiều
-Từ “ cây, lá”: chỉ gia đình TKiều.
-- >TK bán mình để cứu gia đình
b. Trong như đục như: So sánh
-> Tiếng đàn so sánh với các âm thanh tự nhiên để nhấn mạnh rằng nó hay như trời sinh ra đã hay như vậy rồi.
c. Nói quá tăng thêm tài năng, sắc đẹp vẹn toàn của TK.
d. Nói quá: Cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của TK và TSinh.
e. “tai” và “tài”: khuôn âm chỉ khác nhau dấu huyền.
-“tài” cũng là “tai” thật oái oăm.
- HS phân tích:
a. điệp ngữ “còn” và từ nhiều nghĩa “say sưa” thể hiện tình yêu kín đáo của chàng trai.
b. Nói quá: Sự lớn mạnh, tinh thần đoàn kết của nghĩa quân Lam Sơn.
c. So sánh: Không gian thanh bình, thơ mộng đang tồn tại ngay trong lòng cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ; nó thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của một tâm hồn thi sĩ.
d. Nhân hóa: Aùnh trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ. Thiên nhiên sống động, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
e. Aån dụ: Mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
II. Một số phép tu từ từ vựng.
1. Khái niệm:
- So sánh
- Aån dụ
- Nhân hóa
- Hoán dụ
2.Bài 2:Biện pháp tu từ:
 a. Aån dụ
b. So sánh
c. Nói quá
d. Nói quá
e. Chơi chữ
3.Bài3: 
a. Điệp từ, từ đa nghĩa.
b. Nói quá
 c. So sánh
d. Nhân hóa
e. Aån dụ.
3’
HĐ3: Củng cố.
- Giáo viên treo bảng phụ củng cố kiến thức:
1. Xác định các ngữ có dùng biện pháp nói quá: chưa ăn đã hết, một tấc đến trời, một chữ bẻ đôi không biết, cười vỡ bụng, tức lộn ruột, tiếc đứt ruột, ngáy như sấm, nghĩ nát óc, đứt từng khúc ruột.
2. Hãy tìm 5 ví dụ về cách gọi tên sự vật, hiện tượng dựa vào đặc điểm của chúng?
- Giáo viên nhận xét , bổ sung 1 số từ như: 
· đá tai mèo (nhọn như tai mèo )
· bút bi ( bút có viên bi ở đầu) ;
· ngô răng ngựa (ngô có hạt hình như răng ngựa)
· chè móc câu (búp chè như hình móc câu)
· cá mực (cá có chất lỏng màu đen như mực)
· chuồn chuồn kim( chuồn chuồn có đuôi như hình chiếc kim).
HĐ3:
- 1 học sinh nêu
- Học sinh chia thành 2 nhóm, thi xem nhóm nào tìm được nhiều từ hơn
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: : (1’)
- Ra BT về nhà: + ôn lại các biện pháp tu từ đã học.
 + Tổng kết về từ vựng (luyện tập tổng hợp): Đọc nghiên cứu các bài tập ở SGK.
- Chuẩn bị bài: Tiết 54: Làm thơ 8 chữ:
+ Nhận diện thể thơ 8 chữ.
+ Luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ.
+ Thực hành làm thơ 8 chữ.
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung.
......................................................................................................................................................
Ngày soạn: 7.11.09	
Tiết 54: TLV 
	 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ 	 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Nắm được đặc điểm , khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
- Khuyến khích học sinh làm thơ về đề tài môi trường.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca cho các em
3. Thái độ: 
- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy đựơc tinh thần sáng tạo , sự hứng thú trong học tập cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bảng phụ, một số bài thơ được sáng tác theo thể thơ tám chữ.
2. Chuẩn bị của HS:
- Tập nhận diện thể thơ tám chữ, tập sáng tác thơ theo thể thơ tám chữ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của 1 số học sinh 
3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1 phút)
Thơ tám chữ là một thể thơ được các tác giả sử dụng để sáng tác. Thể thơ này có đặc điểm gì? Nhận diện như thế nào, đó là nội dung của tiết hoạt động ngữ văn hôm nay.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
9’
HĐ1: Hướng dẫn HS nhận diện thơ tám chữ 
- Gọi học sinh đọc các ví dụ SGK.
? Quan sát các ví dụ trên và trình bày đặc điểm của thể thơ tám chữ? ( về số tiếng trong câu, số dòng trong một khổ thơ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp)
- GV cho Hs thảo luận.
- Giáo viên : Thể thơ tám chữ là thể thể linh hoạt, thường được các nhà thơ ưa chuộng.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
HĐ1:
- sinh đọc các ví dụ SGK.
- HS thảo luận nhóm
+ Số tiếng: 8 tiếng trong một câu.
+ Số dòng trong một khổ: thường là 4 dòng một khổ, có thể nhiều hơn.
+ Vần: các khổ thơ gieo vần chân nhưng gián cách, không liên tục.
+ Ngắt nhịp:đa dạng, linh hoạt, không bắt buộc.
- HS đọc ghi nhớ.
I. Nhận diện thể thơ tám chữ:
1. Ví dụ : Đoạn a, b, c, d: SGK /149
2. Đặc điểm thể thơ 8 chữ:
- Số tiếng: tám
- Số dòng : thường bốn dòng trong một khổ.
- Vần : vần chân, gián cách.
- Ngắt nhịp: linh hoạt, đa dạng: 3/3/2; 2/3/3; 4/4.
* Ghi nhớ: SGK/150
10’
HĐ2: Luyện tập nhận diện thể thơ:
-Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
-Yêu cầu học sinh điền từ, chú ý vần của các câu.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
? Xác định yêu cầu bài tập 2?
- Gọi HS thực hiện bài tập.
-Giáo viên nhận xét.
- GV treo bảng phụ bài tập 3.
? Chỉ rõ chỗ sai ở BT 3?
HĐ2:
- HS đọc bài- Xác định yêu cầu 
· Hãy cắt đứt đàn ca hát.
Những sắc muôn hoa.
Nâng đón lấy ..hương bát ngát
Của ngày mai với muôn hoa.
- Hs đọc bài - Xác định yêu cầu 
- HS trả lời :
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Nói làm chi rằng xuân vẫn còn tuần hoàn.
 Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
- Đoạn thơ chép sai ở câu thứ ba: chữ “ rộn ràng” , vì nó không hiệp vần bằng với từ “gương” ở câu trên. Cần sửa lại : “vào trường”
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ:
1. Điền từ: Thứ tự các từ:
- ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa.
®Vần chân gián cách.
2. Điền từ : ( Theo thứ tự): cũng mất, tuần hoàn, đất trời.
3 .Sửa lại:
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường.
18’
HĐ3:Thực hành 
- GV treo bảng phụ bài tập 1.
- Cho HS thảo luận tìm từ thích hợp điền vào.
( gợiý : cần xem chỗ cần điền là thanh bằng hay thanh trắc)
- Giáo viên nhận xét, lựa chọn kết quả đúng, phù hợp.
- GV cung cấp câu thơ gốc.
- Giáo viên treo tiếp bảng phu ïbài tập 2.
? Hãy điền một câu cuối sao cho phù hợp?( gợi ý: câu thơ cần điền phải có tám chữ, từ cuối phải có vần “ương” hay vần “a” cho phù hợp với vần ở các câu trên)
- Giáo viên nhận xét.
- GV yêu cầu Hs đọc bài thơ do mình sáng tác bằng thể thơ tám chữ.
- Cho học sinh nhận xét về : nội dung, hình thức, về cách gieo vần, kết cầu, chủ đề..
( Bài tập 3 dành cho học sinh Khá-Giỏi.)
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, khuyến khích học sinh làm thơ về đề tài môi trường
HĐ3:
HS đọc bài.
- Học sinh thảo luận, trình bày.
+ Chỗ trống thứ nhất điền thanh bằng.
+ Chỗ trống thứ hai phải có âm “a” để hiệp vần với chữ “xa” ở câu thứ hai.
- Học sinh tự điền.
- Học sinh đọc bài.
- HS điền vào cho phù hợp.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Học sinh thảo luận tìm bài thơ hay nhất trong nhóm đã phân công để trình bày trước lớp.
- Nhận xét các bài thơ được trình bày.
III. Thực hành làm thơ tám chữ.
1. Điền từ
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng.
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
2. Làm thêm câu cuối;
3. Trình bày bài thơ do mình sáng tác.
2’
HĐ4: Củng cố
? Hãy tìm và chép lại 2 khổ thơ 8 chữ ở 2 bài thơ khác nhau?
- Giáo viên nhận xét 
HĐ4:
- Học sinh tìm, đọc.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 1’
-Về nhà: + tập làm thơ tám chữ cho đúng cách gieo vần, nhịp điệu, 
 + Sưu tầm thêm một số bài thơ sáng tác theo thể thơ tám chữ.
- Chuẩn bị bài mới: + Trả bài kiểm tra văn học phần văn học trung đại.
 + Xem lại tất cả những kiến thức về văn học trung đại 
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tiet 5155 HC Qui Nhon.doc