Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 - Tiết 21 đến tiết 25

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 - Tiết 21 đến tiết 25

Tiếng Việt

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

A . Mục tiêu.

 - Giúp hs nắm được: Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.

 - Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

 - Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ và giải thích ý nghĩa của từ mới.

B . Chuẩn bị.

- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu

- HS: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk

C . Tiến trình dạy- học:

 - Tổ chức lớp

 - KTBC: ? Nêu sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?

 

doc 15 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 - Tiết 21 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 – Tiết 21 Ngày soạn:
Tiếng Việt
Sự phát triển của từ vựng
A . Mục tiêu.
 - Giúp hs nắm được: Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
 - Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.
 - Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ và giải thích ý nghĩa của từ mới.	
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học:
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Nêu sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
 - Bài mới: 
?6
- Hs đọc ví dụ sgk.
? Từ kinh tế trong câu :Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế có nghĩa là gì?
? Ngày nay , chúng ta có dùng từ này theo nghĩa Phan Bội Châu đã dùng hay không?
? Qua đó, em có nhận xét gì về nghĩa của từ nói chung.?
- Đọc kĩ các câu thơ trong sgk . 
? Em hãy xác định nghĩa của từ xuân, tay và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? Nghĩa được chuyển theo phương thức nào?
? Vì sao có sự biến đổi và phát triển của từ vựng? Có mấy phương thức chuyển nghĩa của từ vựng?
? Xác định nghĩa của từ chân trong các câu sau?
? Từ định nghĩa trên hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong các cách dùng sau?
? Các từ đồng hồ trong sgk được dùng theo nghĩa nào?
? Hãy tìm VD dể chứng minh các từ: Hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa?
? Từ mặt trời được sử dụng theo phương thức tu từ từ vựng nào?
? Có phải là hiện tượng chuyển nghĩa thành từ nhiều nghĩa không? Vì sao?
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
a. Kinh tế: là hình thức nói tắt của kinh bang tế thế, có nghĩa là : trị nước cứu đời.
- Kinh tế: ngày nay có nghĩa là toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối của cải vật chất làm ra.
=> Nghĩa của từ không phải là bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
b. Xuân: 
- Xuân (1): là mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, được coi là mở đầu của 1 năm -> gốc.
- Xuân (2): có nghĩa là tuổi trẻ -> chuyển.( ẩn dụ)
- Tay (1): bộ phận phía trên của cơ thể từ vai đến các ngón tay dùng để nắm, cầm -> gốc.
- Tay (2): người chuyên hoạt động hay giỏi về 1 môn, 1 nghề nào đó -> chuyển.( Hoán dụ)
3. Ghi nhớ.
- Hs đọc ghi nhớ sgk tr 56.
II. Luyện tập.
Bài tập 1
a. Chân: nghĩa gốc.
b. Chân: nghĩa chuyển, theo phương thức hoán dụ. 
c. Chân: nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ. 
d. Chân: nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ.
 Bài tập 2
- Trong cách dùng từ trà trong các từ : trà a-ti-sô,..từ trà đã được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, không phải là nghĩa gốc như được giải thích ở từ điển tiếng Việt. Trà trong những cách dùng này có nghĩa là sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống.
Bài tập 3
- Trong những cách dùng từ như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăngtừ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ.
- Từ đồng hồ chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
 Bài tập 4
a. Hội chứng: (gốc) là tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh, (chuyển) là tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi.
b. Ngân hàng: (gốc) là tổ chức kinh tế hđ trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, ( chuyển) là kho lưu trữ những thành phần.; và tập hợp các dữ liệu liên quan tới 1 lĩnh vực.
c. Sốt: (gốc) tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh, ( chuyển) ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu ,khiến hàng trở lên khan hiếm, giá tăng nhanh.
d. Vua: ( gốc) người đứng đầu nhà nước quân chủ.( chuyển) người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định, thường là sản xuất, kinh doanh, thể thao, nghệ thuật
Bài tập 5
- Sử dụng theo phương thức ẩn dụ tu từ.
- Không phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Bởi vì nghĩa ttrong câu thơ chỉ mang tính chất lâm thời.
D . Củng cố - Hướng dẫn.
	? Cho biết sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ Việt Nam?	
? Trong trường hợp nào thì từ nghĩa gốc không phát triển thành từ nhiều nghĩa
 mà vẫn được sử dụng.
	- Học bài, làm tiếp các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị: Sự phát triển của từ vựng.
- Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.	
______________________________________
 Tuần 5 - Tiết 22 Ngày soạn:
Văn bản
Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh
Trích “Vũ trung tuỳ bút” - ( Phạm Đình Hổ)
A. Mục tiêu
 - Giúp học sinh : Thấy được cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê –Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại van tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.
 - Rèn kĩ năng đọc và phân tích thể loại văn bản tuỳ bút Trung đại.
 - Giáo dục hs ý thức được cuộc sống cần, kiệm không nên xa hoa , lãng phí.
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học.
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Kể tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
 ? Vì sao VN phải chết, cái chết của VN có ý nghĩa gì?
 - Bài mới: 
? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Phạm Đình Hổ?
? Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản?
- G/v hướng dẫn đọc. Học sinh đọc
-> nhận xét.
? Em hiểu ntn về thể văn tuỳ bút trong văn học Trung đại?
? Như vậy CCTPCT gần với kiểu văn bản nào em đã học? .
? Ghi chép những chuyện xảy ra trong phủ chúa Trịnh tác giả kể theo ngôi nào? Tác dụng của ngôi kể?
? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần ntn? 
? Trịnh Sâm có thú chơi gì?
? Cái thú thích chơi đèn đuốc của chúa Trịnh diễn ra ntn? Em hãy tìm chi tiết, phân tích?
? Em có nhận xét gì về thú chơi đó?
? Thú chơi cây cảnh của chúa Trịnh được ghi lại bằng những sự việc nào?
? Những sự việc trên cho thấy chúa Trịnh đã thoả mãn thú chơi cây cảnh của mình bằng cách nào?
? Em nghĩ gì về cách hưởng thụ của chúa?
? Em có nhận xét gì về lời văn ghi chép lại 2 thú chơi của T Sâm? Tác dụng?
? Câu “Mỗi khi... triệu bất tường”. Em có nhận xét gì về câu văn đó ?
? Tại sao tác giả lại cho rằng: “ kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”?
- Hs đọc phần 2.
? Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào?
? Em có nhận xét gì về những thủ đoạn nhũng nhiễu của bọn quan lại?
? Trong thời kì đó cuộc sống của người dân ntn?
? Câu văn cuối tác phẩm có tác dụng gì?
? Qua đó bộc lộ thái độ gì của tác giả ?
? Qua văn bản CCTPCT, em hiểu thêm sự thật nào về đời sống của vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn?
?Đặc sắc nghệ thuật của bài văn là gì? 
? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê- chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII?
I . Giới thiệu chung.
1.Tác giả.
- Phạm đình Hổ (1768-1839), quan chức, nhà văn; tự Tùng Niên và Bỉnh Trực hiệu Đan Sơn tục gọi là Chiêu Hổ. Quê ở Nhân Quyền- Bình Giang- HD
- Để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: Văn học, triết học, địa lí... bằng chữ Hán.
2. Tác phẩm.
- Được viết vào khoảng đầu thế kỉ 19.
- Văn bản CCTPCT ghi chép về cuộc sống và sinh hoạt ở phủ chúa thời Trịnh Sâm (1748-1782) xa hoa, bỏ bê việc triều chính. Văn bản là 1 trong 88 mẩu chuyện mà tác giả viết 1 cách tự nhiên thoải mái, chân thực nhưng cũng hết sức ngắn gọn. 
II . Đọc - Hiểu văn bản.
1. Đọc – chú thích
- Giọng đọc bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo. 
- Thể loại : Tuỳ bút cổ là thể văn ghi chép những sự việc, con người có thật trong hiện thực đời sống.
 -> Văn bản tự sự
- Ngôi thứ 3.
- Đảm bảo tính khách quan. 
3. Bố cục.
- P1 : Từ đầu-> triệu bất tường. Thú ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh.
- P2 Còn lại. -> Thủ đoạn của bọn quan lại trong phủ chúa. 
4. Phân tích.
a. Thú ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh.
* Thú chơi đèn đuốc :
- Xây dựng đình đài, cung điện liên miên.
- Mỗi thang 3-> 4 lần ra cung Thuỵ Liên.
- Binh lính quanh hồ bày trò giải trí
-> Thú chơi rất hao tiền tốn của, bày đặt một cách tốn kém, rất lố lăng, không mang tính văn háo.
* Thú chơi cây cảnh:
- Thu: Trâm cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh.
- Lấy cả cây đa to phải một cơ binh mới khiêng nổi.
- Trong phủ bày cảch bến bể đầu non, chim kêu vợn hót như vỡ tổ tan đàn.
-> Đó là cảch dùng quyền lực để cướp của quí trong thiên hạ hoặc là lãng phí tiền của, lãng phí công sức của mọi người.
=> Đó không phải là sự hưởng thụ cái đẹp chân chính mà là sự hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân.
- Sự việc đưa ra rất cụ thể chân thực và khách quan.
- Liệt kê, miêu tả tỉ mỉ -> gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
- Đêm thanh vắng: chim kêu, vượn hót >< mưa xa bão táp, vỡ tổ tan đàn.
-> Gợi cảm giá ma quái, bí hiểm, ghê rợn, tan tác đau thương
- Đây không phải là cảnh thái bình phồn thực mà là điểm gở báo trước những điều chẳng lành
b. Thủ đoạn của bọn quan lại 
+ Bọn chúng mượn gió bẻ măng:
- Ra ngoài doạ dẫm.
- Dò xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim tốt khiếu hay thì phụng thủ.
- Lấy – buộc tội – lấy tiền.
=> Cáo mượn oai hùm, ỷ thế chúa để hoành hành, tác oai tác quái, vừa ăn cướp vừa la làng, lộng hành vô nhân đạo.
- Mất của còn bị phạt tiền-> bị cướp 2 lần
- Tự tay phá bỏ-> chịu cuộc sống bất công
- Làm tăng sức thuyết phục, làm cho câu chuyện thêm chân thực, đáng tin cậy và làm cho cách viết thêm phong phú sinh động
-> Bộc lộ thái độ: bất bình phê phán, chế độ phong kiến thối nát, suy tàn
III. Tổng kết.
- Nội dung: Sgk/63.
- Nghệ thuật: Lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
IV .Luyện tập.
- Học sinh viết đoạn- đọc trước lớp.
- Gv nhận xét đánh giá.
D . Củng cố - Hướng dẫn.
? Nguyên nhân nào khiến chính quyền Lê – Trịnh suy tàn và sụp đổ không thể
 cứu vãn nổi?
? Thử so sánh sự giống và khác nhau giữa tuỳ bút, bút kí với truyện.	
	- Học bài, nắm chắc nội dung văn bản .
 	- Soạn bài : Hoàng Lê nhất thống chí.	
_______________________________________
Tuần 5 - Tiết 23 Ngày soạn:
Văn bản
Hoàng lê nhất thống chí 
	( Ngô gia văn phái)
A . Mục tiêu.
 - Giúp học sinh : Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Hụê trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước. Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuậtcủa thểloại tiểu thuyết lịch sử theo lối văn trần thuật kết hợp mtả chân thực và sinh động.
 - Rèn kĩ năng đọc ,tìm hiểu và phântích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, mtả lời nói, hành động.
 - Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí xả thân vì dân vì nước.
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, ...  Huệ.
* Việc lên ngôi của N Huệ:
- Căm giận, họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.
-> Ngay thẳng, cương trực, yêu nước, căm ghét bọn xâm lược.
- Lên ngôi hoàng đế
- Đốc binh, kén lính, ra dụ chiêu quân.
-> Việc làm rất đúng lúc, có ý nghĩa và cần thiết. Nhận định đúng tình hình, biết liệu cơ hành động-> có ý nghiac quyết định đến sự thành công, thất bại của cuộc chiến. 
* Nội dung của lời dụ:
- Đất nào, sao ấy
- Phương Bắc, phương Nam
- Không phải nòi giống, bụng dạ ắt khác.
- Hán – Trưng Vương, Tống - Đinh Tiên Hoàng Lê, Mông nguyên – Trần Hưng Đạo, Minh – Lê Thái Tổ
-> Lời lẽ rất trong sáng, chân thành. Lí lẽ, lập luận chặt chẽ, rõ ràng. Hình ảnh sóng đôi đối ứng với nhau đã kích động được lòng quân lính, lằm tăng thêm sức mạnh và lòng căm thù giặc.
?7
D . Củng cố - Hướng dẫn
	? Tóm tắt văn bản HLNTC – Hồi thứ 14 cách ngắn gọn nhất.
	- Đọc văn bản , nắm chắc nội dung chính của văn bản .
	- Chuẩn bị phần còn lại tiết sau học tiếp. 
_________________________________________
Tuần 5 - Tiết 24 Ngày soạn:
Văn bản
Hoàng lê nhất thống chí – hồi thứ 14
	( Ngô gia văn phái)
A. Mục tiêu.
 - Giúp học sinh : Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Hụê trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước. Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuậtcủa thểloại tiểu thuyết lịch sử theo lối văn trần thuật kết hợp mtả chân thực và sinh động.
 - Rèn kĩ năng đọc ,tìm hiểu và phântích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, mtả lời nói, hành động.
 - Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí xả thân vì dân vì nước.
 - Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí xả thân vì dân vì nước.
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học.
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Tóm tắt ngắn gọn văn bản? 
 ? Nêu cảm nhận về lời dụ của vua Q Trung?
 - Bài mới: 
? Vua Q Trung là người có tài cầm quân, điều đó được thể hiện qua chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về tài cầm quân của vua Q Trung?
? Việc khao quân vào 30 tết, hứa đón năm mới ở Thăng Long cho thấy năng lực gì của Q Trung?
? Qua các sự việc trên em thấy vua Q Trung là vị vua ntn?
? Hình ảnh vua Q Trung ra trận được miêu tả ntn?
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh đó?
? Khi nghĩa quân T Sơn tiến đánh thì cuộc sống của quân Thanh diễn ra ntn?
? Qua đó cho thấy thái độ của quân địch ra sao?
? Được tin quân T Sơn kéo đến, TSN đã có phản ứng ntn?
? So với phần trên em có nhận xét gì nhân vật TSN?
? Khi TSN bỏ chạy đám quân lính nhà Thanh rơi vào tình trạng ntn?
? Cảnh tượng đó gợi cho em suy nghĩ gì? 
? Vua L C Thống được nhắc đến là kẻ ntn?
? Hành động đó nói lên điều gì?
? Bộ mặt thật cuat vua tôi nhà Lê ra sao?
? Theo em chi tiết đó là bi kịch hay hài kịch? Tìm chi tiết để chứng minh?
? Qua đó giúp ta hiểu ra điều gì?
? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở phần cuối?
? Ngòi bút của tác giả khi miêu tả 2 cuộc tháo chạy có gì đặc biệt?
? Nêu khái quát giá trị ND và NT?
? Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn mtả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung- Nguyễn Huệ từ tối 30 Tết đến ngày 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu(1789). 
4. Phân tích( tiếp)
a. Hình tượng người anh hùng N Huệ.
* Tài cầm quân của vua Q Trung:
- Tự mình đốc xuất đại binh
- Gặp tướng sĩ: La Sơn Nguyễn Thiếp.
- Trong 6 ngày: kén lính ở N An, mở cuộc duyệt binh lớn , tổ chức lại đội ngũ, mở cuộc khao quân30 tết, xuất quân ra Bắc.
-> Là vì tướng tài giỏi, quyết đoán, mưu lược, một thủ lĩnh chỉ huy quân sự sắc sảo, lỗi lạc.
- Hs thảo luận – phát biểu
- Gv chốt: Là người có tài, tiên đoán chính xác, liệu việc như thần. Là lời khẳng định dứt khoát, lòng tin tưởng đinh ninh vào sự tất thắng của chính nghĩa.
=> Là vị vua yêu nước, anh minh, là bậc đạo cao đức trọng, là người có kiến thức lỗi lạc, uyên thâm, có tài cầm quân bậc nhất thiên hạ.
* Hình ảnh vua Q Trung ra trận
- Thân chinh cầm quân ra trận
- Bày thế trận 5 đạo quân
- Cưỡi voi đốc thúc 3 quân...
=> Dũng mãnh thần tốc, quyết đoán, linh hoạt, sáng tạo.
b. Hình ảnh quân xâm lược nhà Thanh
* Thái độ của quân xâm lược:
- Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, buông tuồng
- Tướng tá ngày ngày cờ bạc, tiệc tùng
- Quân lính : bỏ đội ngũ đi lang thang
- Ngày tết chúng chỉ chăm chú vào yến tiệc
- > Thái độ rất kiêu căng tự mãn, chủ quan, khinh địch, coi thường nghĩa quân Tây Sơn
* Tôn Sĩ Nghị : 
- Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp.
- Cách kẻ tả đối lập, hình ảnh hài hước, hành động đáng mỉa mai.
=> Kẻ bất tài, hèn nhác, ngu xuẩn, thất bại một cách nhục nhã.
* Quân lính nhà Thanh.
- Hoảng hồn, bỏ chạy tan tác, xô đẩy nhau rơi xuống sông mà chết
-> Một lũ ham sống sợ chết, hèn nhác, vô dụng, tan rã một cách thảm hại.
c. Bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống
- Cầu viện quân Thanh, nhận thu phong của vua nhà Thanh.
-> Hành động nhỏ nhen vị kỉ, sợ mất địa vịnên hành động một cách mù quáng, đó là sự bất tài, ngu dốt và đê hèn.
- Tâm địa bỉ ổi của bè lũ bán nước cầu vinh.
- Hài kịch : vì nó trái với lẽ thường
 vua cướp thuyền để vượt sông
 chạy chốn mấy ngày không ăn ngủ
-> Vua chẳng còn ra vua, lếch thếch, tả tơi, thê thảm. Coi việc bám gót kẻ thù ngoại bang làm lẽ sống duy nhất, nguyện làm kiếp tay sai trâu ngựa cho chúng.
* Nghệ thuật :
- Kể chuyện xen kẽ mtả một cách sinh động cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật
- Miêu tả khách quan, nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả khi quân Thanh tháo chạy. Nhịp điệu chậm, ngậm ngùi chua xót khi miêu tả cuộc chạy chốn của bè lũ L C Thống.
III. Tổng kết.
Hs đọc ghi nhớ sgk (tr 72).
IV. Luyện tập
- Gv hướng dẫn hs viết
- Hs trình bày viết của mình
D. Củng cố - Hướng dẫn.
	? Hồi thứ 14 của tác phẩm mang lại cho em những hiểu biết gì về: Người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ . Số phận của quân xâm lược nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.
? Theo em, tại sao các tác giả Ngô gia văn phái vốn trunh thành với nhà Lê lại có thể viết thực và hay như thế về người anh hùng Nguyễn Huệ.	
	- Soạn bài: Truyện Kiều.	
- Chuẩn bị: Sự phát triển của Từ Vựng ( tiếp).
__________________________________
Tuần 5 - Tiết 25 Ngày soạn:
Tiếng Việt
 Sự phát triển của từ vựng
A. Mục tiêu.
	- Giúp học sinh nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một từ ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: 
	a. Tạo thêm từ ngữ mới.
	b. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 - Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ và giải thích ý nghĩa của từ ngữ mới.
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học.
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Chữa bài tập 4 - sgk
 - Bài mới: 
- Đọc ví dụ sgk.
? Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ : điện thoại, di động, kinh tế, tri thức
? Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó?
? Trong T Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x + tặc. Hãy tìm những từ ngữ mới xúât hiện cấu tạo theo mô hình đó? 
? Giải thích nghĩa của các từ đó?
? Em rút ra bài học gì qua cách tạo từ?
 - Đọc hai đoạn trích sgk.
? Em hãy xác định các từ Hán Việt trong hai đoạn trích a và b?
? Tại sao tác giả lại dùng từ HV đó mà không dùng từ thuần Việt?
? Trong tiếng Việt dùng những từ ngữ nào để chỉ những khái niệm sau? (sgk).
? Những từ này có nguồn gốc từ đâu 
? Mượn từ nước ngoài có tác dụng gì?
?Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ mới như kiểu x + tặc?
? Tìm những từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của các từ đó?
? Trong những từ sau, từ nào mượn của tiếng hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu?
? Thảo luận: từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?
I. Tạo từ ngữ mới
1. Ví dụ .
2. Nhận xét.
- Điện thoại di động: ( cầm tay)điện thoạivô tuyến nhỏ, có thể mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
- Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi. 
- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, sáng chế.
* Học sinh tạo từ mới và giải nghĩa từ.
- Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.
- Tin tặc: dùng kĩ thuật thâm nhập vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
- Gian tặc: những kẻ gian manh, trôm cắp.
- Gia tặc: kẻ cướp trong nhà.
- Nghịch tặc: kẻ phản bội làm giặc
- Không tặc: những kẻ chuyên cướp máy bay
- Hải tặc: Những kẻ chuyên cướp tàu biển.
3. Ghi nhớ.
Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là 1 cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.
II.Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
* VD1: 
a. Thanh minh ,tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b. Bạc mệnh, duyên, phận, thiếp, chứng giám, thần linh, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
-> Có thể từ TV còn thiếu hoặc có nhưng không phù hợp.
* VD2:
a AIDS 
b. Ma-ket-tinh 
-> Mượn từ tiếng Anh.
3. Ghi nhớ. 
Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận quan trọng nhất trong tiếng Việt là mượn từ tiếng Hán. 
III. Luyện tập
Bài tập 1
a. x + trường: chiến trường, công trường, thương trường, phi trường, nông trường, thao trường, lâm trường, ngư trường, 
b. x + tập : học tập, thực tập, kiến tập.
c. x + hoá : Sinh hoá, ô xi hoá,..
d. x+ điện tử : máy điện tử, đánh điện tử
 Bài tập 2
a. Cầu truyền hình: Hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống ca-mê-ra giữa các địa điểm cách xa nhau.
b. Cơm bụi: Cơm giá rẻ, thường bán trong các quán nhỏ, tạm bợ.
c. Đường cao tốc: Đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao.
d. Đa dạng sinh học: sự đa dạng về nguồn gen, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.
đ. Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại có uy tín trên thị trường.
Bài tập 3
a. Từ mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
b. Từ mượn của ngôn ngữ Châu Âu: xà phòng, ô tô, ra- đi- ô, cà phê, ca nô.
Bài tập 4 
- Những cách phát triển từ vựng:
+ Phát triển về nghĩa của từ: biến đổi, chuyển nghĩa
+ Phát triển về số lượng từ ngữ: tạo từ mới, mượn từ.
- Các ngôn ngữ đều phát triển vì:
+ Số từ ngữ có hạn mà sự vật hiện tượng là vô hạn
+ Có thể thay đổi theo thời gian.
D . Củng cố - Hướng dẫn
	? Để phát triển từ vựng tiếng Việt người ta làm gì?
	? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?
	- Về nhà học bài , hoàn thiện bài tập vào vở bài tập .
	- Chuẩn bị : Truyện Kiều

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 5 0910.doc