Bài soạn Ngữ văn 9 - Bài 4: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Bài soạn Ngữ văn 9 - Bài 4: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Tiết 16-17: Đọc hiểu văn bản

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thân phạn bất bất hạnh của Vũ Thị Thiết - Vũ Nương - người phụ nữ Việt Nam, nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong; nắm được những đặc điểm chủ yếu của truyện truyền kỳ chữ Hán: nghệ thuật dựng, kể chuyện, NT xây dựng nhân vật. Kết hợp yếu tố kì ảo với những chi tiết có thực, sử dụng điển tích, lời văn biến ngẫu.

2- Giáo dục cho HS lòng yêu mến người phụ nữ và thái độ khinh ghét đối với chế độ phong kiến suy vong

3. Rèn KN tóm tắt TP tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

B. Chuẩn bị:

1. Thầy: giáo án. Tác phẩm "truyện kì mạn lục"; Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

2. Trò: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Bài 4: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/9/2009
Ngày giảng: 21/9/2009
 Bài 4 Văn bản
Chuyện người con gái Nam xương
(Trích "truyền kì mạn lục) 
 - Nguyễn Dữ- 
Tiết 16-17: Đọc hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thân phạn bất bất hạnh của Vũ Thị Thiết - Vũ Nương - người phụ nữ Việt Nam, nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong; nắm được những đặc điểm chủ yếu của truyện truyền kỳ chữ Hán: nghệ thuật dựng, kể chuyện, NT xây dựng nhân vật. Kết hợp yếu tố kì ảo với những chi tiết có thực, sử dụng điển tích, lời văn biến ngẫu.
2- Giáo dục cho HS lòng yêu mến người phụ nữ và thái độ khinh ghét đối với chế độ phong kiến suy vong
3. Rèn KN tóm tắt TP tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: giáo án. Tác phẩm "truyện kì mạn lục"; Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
2. Trò: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: 
1/ Theo "truyện bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" ( Phần sự thách thức); trẻ em trên thế giới đang là nạn nhân của những nỗi bât hạnh nào
2. Để thực hiện những nhiệm vụ đó, bản tuyên bố đã đề ra cách thức hoạt động như thế
 nào ?
A. Các nước phát triển sẽ chi viện tài chính cho các nước chưa phát triển để xoá đói, 
giảm nghèo.
B. Tất cả các nước phải nỗ lực liên tục và có sự phối hợp với nhau trong hoạt động của 
từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.
C. Tự bản thân mỗi quốc gia sẽ đề ra cách thức hoạt động của mình để bảo vệ và chăm
 sóc trẻ em.
D. Các nước phát triển cần cắt giảm bớt các chi phí trong lĩnh vực quân sự, xoá bỏ nạn
 phân biệt chủng tộc.
 . Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Vẻ đẹp tâm hồn trong sạch, thủy chung, vị tha của người phụ nữ Việt Nam và số phận đau thương của họ trong XHPK là đề tài sáng tạo của nhiều nhà văn. Với niềm trân trọng và thương cảm sâu sắc Nguyễn Du đã viết "Chuyện người con gái Nam Xương". Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tác phẩm và cùng dành tình yêu thương cho Vũ Nương - 1 người phụ nữ đẹp người, đẹp nết song bất hạnh.
b. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nôing cần đạt
* HĐ1: Đọc - Chú thích:
I. Đọc - Chú thích
- GV và học sinh đọc toàn bộ VB
1. Đọc
- Nhận xét giọng đọc của bạn?
- HS nhận xét
- Đọc chú thích(*) trong SGK, nêu những ý cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ?
- HS nêu.
2. Chú thích
a. Tác giả:
- Nguyễn Dữ (?-/- 
thế kỉ XVI, thời Lê
 –Mạc)
- Sống gần gũi với 
nhân dân lao động nơi 
thôn dã
GV: Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI, cáo quan về ở ẩn , sống cuộc đời ẩn sĩ. Ông dành nhiều tình cảm cho các số phận bất hạnh...
- Cho biết PTBĐ chủ yếu của văn bản? Hãy lí giải?
-PTBĐ :tự sự vì đây là câu chuyện kể về cuộc đời một con người theo chuỗi sự việc.
b. Tác phẩm:
Tác phẩm “Truyền kỳ
 mạn lục” là áng “thiên
 cổ kỳ bút”.
- Ngoài PT tự sự, văn bản còn có sự xuất hiện của PTBĐ nào? Nêu ví dụ?
GV lưu ý một số từ khó
- Có sử dụng PT biểu cảm như 1 yếu tố kết hợp.
C Từ khó
- Cho biết nhân vật trung tâm của câu chuyện? Tại sao?
- Nhân vật Vũ Nương, vì đây là nhân vật tập trung thể hiện tư tưởng, nội dung chính của tác phẩm.
- Hãy tóm tắt văn bản 
- Học sinh tóm tắt
*Tóm tắt
Nàng Vũ Nương đẹp người, đẹp nết, được chàng Trương Sinh cưới làm vợ. Gia đình đang yên ấm, hạnh phúc thì chàng Trương phải rời nhà đi lính. Khi trở về, Trường Sinh ngờ vợ phản bội. Vũ Nương không tự minh oan được, bèn trẫm mình tự vẫn. Chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương tha thứ, nhưng không thể trở về cuộc sống trần thế.
- Cho biết bố cục văn bản?
- 2 phần: 
+ Từ đầu -> "nhưng việc đã trót rồi": Cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế.
+ Phần còn lại: Cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung và Vũ Nương được giải oan.
- Hãy kể tên các nhân vật trong truyện?
- Trương Sinh, Vũ Nương, mẹ Trương Sinh, bé Đản..
- GV: ở đây, chúng ta hãy cùng nhau phân tích, tìm hiểu văn bản theo tuyến nhân vật. Ta sẽ tập trung tìm hiểu 2 nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh
* HĐ2: Nhân vật Vũ Nương
II. Tìm hiểu văn bản
- Gọi học sinh đọc từ đầu -> "Những việc trót đã qua rồi"
1. Nhân vật Vũ Nương
1. Tác giả giới thiệu Vũ Nương là một người phụ nữ như thế nào?
+ Khi về nhà chồng
+ Khi tiễn chồng ra trận 
+ Khi xa chồng
2. Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương qua những chi tiết trên ?
HS thảo luận mỗi nhóm một ý
N1 : Giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa
N2 : Tiễn dặn chồng chân tình.
N3 : Chu đáo, hiếu thảo với mẹ chồng, lo ma chay chu đáo.
- Là một người phụ nữ vẹn toàn, tư dung tốt đẹp, thùy mị, nết na. 
- Đức hạnh là nét nổi bật của nàng 
* Là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục 
Lại đảm đang tháo vát, hiếu thảo với mẹ chồng
3. Thời kỳ đầu Vũ Nương đã từng biết đến hạnh phúc. Hãy phân tích?
- Vũ Nương lấy chồng là Trương sinh - một người con nhà hào phú.
- Sinh con trai, đặt tên là Đản -> kết qủa của tình yêu và hạnh phúc.
GV: Vũ Nương đã tạo ra hạnh phúc và biết giữ gìn hạnh phúc cho mình. Là một người con hiếu thảo, một người vợ hiền - chung thủy, một người mẹ yêu con.
4. Song em linh cảm như thế nào về hạnh phúc của Vũ Nương khi nàng phải sống với người chồng có tính đa nghi như Trương Sinh?
- Đó có thể là một hạnh phúc mong manh, không trọn vẹn, dễ tan vỡ.
GV: Quả thật, linh cảm của em đã đúng. Niềm hạnh phúc mà Vũ Nương hết sức cố gắng giữ gìn đã bị đổ vỡ.
 *Vũ Nương - nỗi oan 
khiên động trời.
- Bị chồng nghi oan là
 thất tiết và bị ruồng bỏ.
5. Hãy kể tóm tắt nỗi oan khuất của Vũ Nương.
- Học sinh kể lại
6. Theo em, người gây ra oan trái cho Vũ Nương là đứa trẻ, cái bóng hay là Trương Sinh? Vì sao? (thảo luận)
- Học sinh tự do bộc lộ
- Đó chính là Trương Sinh, vì nếu Trương Sinh tin tưởng vợ mình, chịu khó suy xét lời con trẻ, nghe lời khuyên của mọi người, không độc đoán gia trưởng thì sẽ không có cái chết oan khiên của vợ mình.
7. Vũ Nương đã có những cách nào để cởi bỏ oan trái cho mình?
->Qua tất cả những sự việc ,những biến cố mà Vũ Nuông phảI trảI qua em they nàng là một người như thế nào?
- Dùng lời nói chân thành để giãi bày lòng mình: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.đừng một mực nghi oan cho thiếp"
- Ra sông trẫm mình
- Vũ Nương kêu oan, cố hàn gắn hạnh phúc gia đình
-Nàng thất vọng -> ra sông trẫm mình.
=> Nàng là người phụ nữ đẹp ngưồi đẹp nết thuỷ chung với chồng
luôn hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình
8. Trong những lời nói của Vũ Nương lời nào bày tỏ tình cảm gắn bó vợ chồng, lời nào đau xót nhất, gợi thương cảm cho người đọc? Vì sao?
-"Thiếp vốn con kẻ khónghi oan cho thiếp" -> Lời nói đẫm nước mắt, có tình có lý, bày tỏ tình cảm gắn bó vợ chồng những mong Trương Sinh nghĩ lại.
- Lời Vũ Nương nói ở bến Hoàng Giang "kẻ bạc mệnh này..khắp mọi người phỉ nhổ"-> Lời nói đau xót nhất, gợi thương cảm cho người đọc. Nỗi oan thấu trời xanh. Đây chính là 1 cách giải thoát.
9. Em nhận xét gì về lối giải thoát mà Vũ Nương đã lựa chọn? (thảo luận).
- Hợp quy luật( HS 1) 
- HS2: Tiêu cực. Không đấu tranh để sống mà lại tìm đến cái chết.
ố Hành động phát triển 
từ thấp đến cao: bảo vệ
hạnhphúc-> hyvọng ->
 tuyệt vọng.
GV: Cách giải thoát của Vũ Nương phải chăng chính là lời tố cáo, lên án cái xã hội phong kiến không đáng sống, không có chỗ sống.
10. Theo em, cái chết của Vũ Nương nói với ta điều gì về:
- Nhân cách con người Vũ Nương?
- Trong sạch, ngay thẳng, cao thượng
- Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
-Số phận trơ trọi, cô độc, bị đầy đọa, không thể có hạnh phúc.
GV: Số phận của Vũ Nương là một bi kịch, bi kịch không có lối thóat. Nàng khát khao hạnh phúc song không thể vươn tới hạnh phúc trọn vẹn, không có hạnh phúc nơi trần thế.
Vậy, ta hãy xem cuộc sống của nàng dưới thủy cung ra sao?
1. Tại sao tác giả lại xây dựng tình huống: Vũ Nương tự tử nhưng không chết, được các nàng tiên dưới biển cứu?
- Để khẳng định nỗi oan khuất thấu trời của Vũ Nương, thể hiện sự trong sạch của nàng. Quả thật lời nói của nàng trước khi chết đã được linh nghiệm.
b. Cuộc sống dưới thủy cung của Vũ Nương 
2. Em có nhận xét gì về cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung so với cuộc sống trênnhângian?
- Cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn . Nàng được dự tiệc tùng, không phải chịu điều oan khuất
GV: Rõ ràng, nhân gian là nơi không đáng sống. Con người phải đi tìm hạnh phúc ở một chốn xa xôi, không có thực .
3. Cách kể chuyện ở đây có gì khác thường? Tác dụng?
- Gợi ý:
+ Tạo màu sắc gì cho truyện?
+ Làm cho sự trở về của Vũ Nương mang màu sắc như thế nào?
- Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, gần với truyện cổ tích
->Tạo màu sắc truyền kỳ cho câu chuyện (truyện kể về những điều kỳ lạ được lưu truyền)
- Tạo không khí cổ tích dân gian.
- Thiêng liêng hóa sự trở về của Vũ Nương.
4. Với em, chi tiết kì ảo nào có thú nhất? Vì sao?
- HS1: Gặp Phan Lang
- HS2: Vũ Nương trở về ngồi trên một chiếc kiệu hoa, lúc ẩn lúc hiện-> ở đây cái thiện, cái tốt được ngợi ca, tôn vinh qua sự trở về lộng lẫy của Vũ Nương.
5. Hãy đọc các lời nói của Vũ Nương trong phần này? nhận xét
- "Tôi bị chồng ruồng rẫy.còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa"
- "Có thể không thể gửi hình, ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xatôi tất phải tìm về có ngày"
- "Nhờ nói họ với chàng Trươngtôi sẽ trở về"
- "Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi.không thể trở về nhân gian được nữa.
- Những lời ấy cho thấy phong cách đáng quý nào ở conngười Vũ Nương?
->Là 1 con người độ lượng, thủy chung, ân nghĩa, tha thiết với hạnh phúc gia đình
6. Một con người có phong cách tốt đẹp, yêu quí gia đình như Vũ Nương lại từ chối cuộc sống nhân gian.
Điều đó nói với ta những gì về hiện thực cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
- Hiện thực cuộc sống đầy áp bức, bất công.
- Trong cuộc sống ấy, con ngưới bé nhỏ, đức hạnh không thể tự bảo vệ được hạnh phúc chính đánh của mình
=> Hiện thực không đáng sống
7. Số phận bất hạnh của Vũ Nương gợi liên tưởng đến nhân vật nào trong 1 vở chèo cổ Việt Nam?
- Nhân vật Thị Kính trong vở chèo "Quan âm thị Kính".
- Theo em, có cách nào giải thoát oan trái cho những người phụ nữ như Thị Kính. Vũ Nương mà không cần đến những sức mạnh siêu nhiên, thần bí?
- Học sinh tự bộc lộ.
VD: Xóa bỏ chế độ áp bức bất công, tạo 1 xã hội công bằng, tôn trọng phụ nữ.
=>Tóm lại, Vũ Nương là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp, đức hạnh mà vô cùng bất hạnh, nạn nhân thê thảm của chế độ phong kiến phụ quyền.
* HĐ2: Tìm hiểu nhân vật Trương Sinh
2. Nhân vật Trương Sinh và hình ảnh chiếc bóng.
1. Em hãy đọc các câu văn thể hiện thái độ của Trương Sinh khi nghi ngờ và buộc tội vợ? Hãy nhận xét về thái độ đó của Trương Sinh?
- La um lên cho hả giận, lấy chuyện bóng gió này nọ mà nhiếc mắng nàng và đánh đuổi đi.
->Thái độ tàn nhẫn và độc ác, không coi vợ ra gì. Mặc dù Vũ Nương đã khóc lóc và giãi bày, họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả.
2. Khi Trương sinh biết vợ mình bị oan thì sự hối hận của chàng ra sao?
- "Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi"
-> Sự ăn năn, hối hận của Trương Sinh rất mờ nhạt, không được thể hiện rõ.
3. Qua đó, em có nhận xét gì về chàng Trương? Thái độ của tác giả đối với anh ta?
- Là 1 kẻ đa nghi, độc đoán, cố chấp, nông nổi và ngu xuẩn. Đó là 1 kể ghen tuông và gia trưởng, vô tình vô nghĩa, tàn nhẫn, phũ phàng đã đẩy Vũ Nương đến cái chết.
->Tác giả không đồng tình.
-Đa nghi, độc đoán, hay 
ghen.
4. Em có đồng tình với nhà vua Lê Thánh Tông trong bài " Lại bài viếng Vũ Thị": "Khéo trách chàng Trương khéo phũ phàng"
- Phũ phàng: tàn nhẫn, không một chút thương cảm.
-> Nhà vua Lê Thánh Tông quả thật đã bộc lộ phê phán,lên án, trách cứ.
GV: Vì tính hồ đồ độc đoán mà TS đã bỏ ngoài tai mọi lời phân trần của vợ ,k tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng và cũng nhất định k nói ra nguyên nhân để vợ minh oan nút thắt ngày một chặt, kịch tính ngày một cao TS đã trở thành kẻ vũ phu thô bạo dẫn đến cái chết của Vũ Nương .Bi kịch của VN là lời tố cáo XHPKxem trọng quyền uy của kẻ giàu và người đàn ông trong gia đình
Tóm lại, Trương Sinh là một hình ảnh khátiêu biểu cho người đàn ông,người chồng giàu có, gia trưởng, coi thường đàn bà con gái trong xã hội phong kiến.
5. Hình ảnh cái bóng trong câu truyện có ý nghĩa như thế nào?
- Cái bóng tưởng vô tình, ngẫu nhiên nhưng thực ra là 1 chi tiết quan trọng của câu chuyện. Với Vũ Nương, đó là cách dỗ con cho vơi nguôi nỗi nhớ chồng. Với bé Đản, đó là người đàn ông bí ẩn. Với Trương Sinh, đó là bằng chứng về sự hư hỏng của vợ; và cũng chính cái bóng đã mở mắt cho chàng sự thật tội ác do chàng gây ra.
->hình ảnh cái bóng có ý nghĩa tố cáo to lớn: Chỉ 1 cái bóng vô tri, vô giác, vô nghĩa mà có thể giết chết cả 1 con người.
=>Đọc phần ghi nhớ
HS đọc
* Ghi nhớ 51
*HĐ3: Luyện tập:
1. Nhận định nào cho đúng nhất thành công nghệ thuật của truyện:
A. Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn
B. Khắc họa TL nhân vật sâu sắc
C. Kết hợp tự sự với trứ tình
D. Cả A, B, C đều đúng.
Điền chữ Đ vào ô trống ở câu đúng và chữ S vào ô trống ở câu 
sai
1) Chuyện người con gái Nam Xương là một chuyện ngắn hay, xúc động. 2) Truyện có sử dụng yếu tố miêu tả, lời văn biến ngẫu tự sự 
kết hợp với trữ tình.
3) Truyện thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
4) Truyện phản ánh về hiện thực thân phận người phụ nữ, 
chế độ xã hội phong kiến đương thời.
2. Cho biết gíá trị phản ánh hiện thực qua câu chuyện Vũ Nương?
- Việc Trương Sinh bị bắt lính, mẹ và vợ tiễn chàng ra trận mà khóc và dặn dò tỉ mỏ chứng tỏ đây là 1 cuộc chia tay không được lòng dân. Chiến tranh phong kiến phi nghĩa, vô nghĩa, vô nhân đạo, làm khổ người dân. Nguyên nhân trực tiếp của cái chết của Vũ Nương là do chồng nghi oan. Song nguyên nhân sâu xa đó là do chế độ phong kiến: Nếu như Trương Sinh không bị đi lính thì có lẽ đã không có sự biểu hiệnlầm chết ngưới kia. Truyện lên án chế độ phong kiến suy tàn, chiến tranh xay ra liên miên.
 * BTVN: - Làm bài tập phần luyện tập.
	 - Học ghi nhớ.
	 - Kể tóm tắt truyện theo ngôi kể mới.
	 - Viết đoạn văn trình bày cảm xúc và suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong XHPK xưa.( Qua nhân vật Vũ Nương)
	 - Soạn bài tiếp “ Xưng hô trong hội thoại”:
	+Đọc các VD/ SGK và tìm hiểu các từ ngữ xưng hô & việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại.
	+ Chuẩn bị trước các bài tập phần luyện tập.
	***********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9(58).doc