Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Tiết 16,17,18,19,20

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Tiết 16,17,18,19,20

TUẦN IV

BàI 4

TIẾT 16

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

(TRÍCH "TRUYỀN KÌ MẠN LỤC")

 (Nguyễn Dữ)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- Kiến thức: + Cảm nhận vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam thấy được phẩm chất cao đẹp qua nhân vật Vũ Nương.

- Thái độ: Tôn ttrọng những người phụ nữ.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự, phân tích nhân vật.

II/ CHUẨN BỊ: Trò: - Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi/ SGK.

 Thầy: - Đọc kĩ phần II SGV/ 43, 44.

 - Ảnh nhà văn, bài soạn, bảng phụ.

 - Đèn chiếu ( Máy vi tính+ Dầu Pro tơ)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1/ Tổ chức: (1')

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Tiết 16,17,18,19,20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng :
Tuần IV
Bài 4
Tiết 16 
chuyện người con gái nam xương
(Trích "truyền Kì mạn lục")
 (Nguyễn Dữ)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
- Kiến thức: + Cảm nhận vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam thấy được phẩm chất cao đẹp qua nhân vật Vũ Nương.
- Thái độ: Tôn ttrọng những người phụ nữ.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự, phân tích nhân vật.	
II/ Chuẩn bị: Trò: - Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi/ SGK. 
 Thầy: - Đọc kĩ phần II SGV/ 43, 44.
 - ảnh nhà văn, bài soạn, bảng phụ.
	 - Đèn chiếu ( Máy vi tính+ Dầu Pro tơ)
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
 2/ Kiểm tra: - Bản tuyên bố đã nêu ra những nhiệm vụ cụ thể nào?
 - Đọc ghi nhớ. 
 3/ Bài mới: 
Vào bài: (1') 
HS: Đọc chú thích */SGK/48,49.
GV: Em hiểu gì về tác giả?
GV sử dụng đèn chiếu ghi nội dung phần tác giả
GV: Giảng thêm
Hoàn cảnh lịch sử: giai cấp phong kiến gây chiến tranh --> đất nước suy yếu.
GV: Tác phẩm có điều gì đáng chú ý?
HS: Là truyện thứ 16 trong 20 truyện của tác phẩm "Truyền kỳ..."
- Viết bằng chữ Hán.
GV sử dụng đèn chiếu ghi nội dung phần tác phẩm, và tranh bìa của tác phẩm.
GV: Bổ sung:
- Tác phẩm khai thác truyện dân gian
- Truyền kỳ: yếu tố hoang đường kỳ ảo
- Văn: biền ngẫu.
Hoạt động II: HDHS đọc, chú thích.
GV: Hướng dẫn đọc (diễn cảm, chú ý phân biệt các đoạn tự sự và những lời đối thoại, thể hiện tâm trạng từng nhân vật)
- Đọc mẫu một đoạn.
HS: Đọc tiếp đến hết.
HS: Đọc chú thích sgk/49 
Lưu ý chú thích 1, 2, 8, 8. 18, 19, 20, 21, 22 còn các chú thích khác về nhà các em tìm hiểu.
Hoạt động III: HDHS tìm hiểu văn bản.
GV: Em hãy cho biết đại ý của bài
HS: Suy nghĩ trả lời
GV sử dụng đèn chiếu ghi nội dung phần đại ý.
GV: Truyện có thể chia làm mấy đoạn? ý mỗi đoạn?
HS: Chia ba đoạn
GV: (Kết luận- Đèn chiếu ghi phân bố cục của VB).
Hoạt động iV: HDHS phân tích văn bản.
HS: Nhắc lại ý chính của đoạn 1
- Đọc đoạn 1
GV: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong hoàn cảnh nào?
HS: a- Trong cuộc sống vợ chồng bình thường.
 b- Khi tiễn chồng đi lính
 c- Khi xa chồng
 d- Khi bị chồng nghi oan
GV sử dụng đèn chiếu ghi nội dung phẩm chất của Vũ Nương.
HS: Đọc đoạn "bấy giờ --> ngăn được"
GV: Em hiểu hình ảnh bướm lượn... mây che như thế nào?
HS: Bướm lượn --> cảnh vui mùa xuân
 Mây che --> cảnh buồn mùa đông.
GV: Hình ảnh đó biểu tượng cho điều gì?
HS: Thời gian trôi
GV: Cảnh đó tác động đến tình cảm của nàng ra sao?
HS: Nỗi buồn "chân trời góc bể" (cô đơn)
GV: Hành động tự trẫm mình cho thấy Vũ Nương là người như thế nào?
HS: Đó là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, có nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng cũng có chỉ đạo của lý trí.
GV: Qua phân tích các tình huống trên em hãy nhận xét tính cách của Vũ Nương?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV sử dụng đèn chiếu ghi phần kết luận về phẩm chất của Vũ Nương.
	4/ Củng cố: Hệ thống bài:
 - Qua tìm hiểu cảnh sống vợ chồng, cảnh tiễn chồng đi lính, em thấy Vũ Nương là người thể hiện tình cảm với chồng ra sao?
GV sử dụng đèn chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về đền thờ của Vũ Nương.
4'
1'
7'
7'
20'
4'
ĐA: - Tăng cường sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng và phát triển giáo dục.
- Củng cố gia đình, xây dựng môi trường bảo đảm bình đẳng.
(HS nêu được phần ghi nhớ)
I / Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1/ Tác giả: Quê Hải Dương, sống ở thế kỷ XVI
- Sống ở TK16 lúc chế độ phong kiến lâm vào tình trạng loạn li suy yếu.
- Là người học rộng, tài cao, nhng ông đã cáo quan vế sống ẩn dật ở thanh Hóa.
2/ Tác phẩm: Sgk
Là truyện thứ 16 trong 20 truyện của tác phẩm "Truyền kỳ..."
- Viết bằng chữ Hán. 
- Truyện được tái tạo trên cơ sở truyện cổ tích Vợ chàng Trương.
*/ Truyện truyền kì là loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc.. 
- truyện truyền kì thương mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc dã sử vốn có được lưu truyền rộng rãi trong dân gian
Truyền kỳ mạn lục: ghi chép tản mạn những điều được lưu truyền trong dân gian. 
II/ Hướng dẫn đọc, chú thích
1/ Đọc:
2/ Chú thích:
III/ Tìm hiểu văn bản
 A. Vài nét chung:
1. Đại ý:
Là câu chuyện kể vế số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến.
2. Bố cục: Chia ba đoạn
Đoạn 1: Từ đầu --> mẹ đẻ mình: cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương- Vẻ đẹp của Vũ Nương trong những ngày chồng đi lính.
Đoạn 2: Tiếp --> qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
Đoạn 3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan. 
 B. Phân tích:
1. Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương:
- Khi mới lấy chồng cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ khuôn phép, không júc nào vợ chồng phải đến thất hòa.
- Khi tiễn chồng đi lính: 
+ Không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu mong 2 chữ bình an trở về.
 + Cảm thông nỗi vất vả gian nan mà chồng phải chịu đựng.
 + Bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ nhung..
- Khi xa chồng:
 + Là người vợ: thủy chung, yêu chồng tha thiết.
+ Là người mẹ: hiền thục, đảm đang, tháo vát.
+ Là người con dâu hiếu thảo: chăm sóc thuốc thang, ma chay cho mẹ chồng
- Khi bị chồng nghi oan nàng phân trần --> tự vẫn để bảo toàn danh dự.
--> Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đảm đang, tháo vát, thuỷ chung, hiếu thảo...
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học kĩ bài theo câu hỏi / SGK.
 - Soạn tiếp bài/ 44, 45.
Ngày giảng: 
 Tiết 17: (Tiếp)
chuyện người con gái nam xương
(Trích "truyền Kì mạn lục")
 (Nguyễn Dữ)	
I/ Mục tiêu cần đạt: 
- Kiến thức: Giúp HS: 
 +Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong. 
 +Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kể chuyện kết hợp yếu tố kì ảo với tình tiết thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.
- Kĩ năng: Rèn kĩ tìm hiểu phẩm tự sự và kĩ năng phân tích nhân vật.	
- Thái độ: Tôn ttrọng những người phụ nữ.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Soạn bài.
 Thầy: - Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức : (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động i	
2/ Kiểm tra : 
- Nêu đại ý của bài, tóm tắt sơ lược tác phẩm
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 
Hoạt động ii
Hoạt động nhóm
Chuyển ý
HS: Đọc đoạn 2 từ "qua năm sau --> qua rồi"
- Nhắc lại ý đoạn 2
GV: Em có nhận xét gì về cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương?
HS: Không bình đẳng (... con kẻ khó)
GV: Tính cách Trương Sinh ra sao?
HS: Đa nghi
GV: Khi đi đánh trận trở về không khí gia đình như thế nào?
HS: Không khí gia đình nặng nề, không vui (mẹ mất... con không nhận bố...)
GV: Nguyễn Dữ đưa ra một tình huống bất ngờ nào?
HS: Nghe chuyện con kể
GV: Thái độ Trương Sinh ra sao?
HS: Tính đa nghi đến cao trào, đinh ninh là vợ hư.
GV: Cách cư xử của Trương Sinh với vợ ra sao?
HS: Cách cư xử hồ đồ và độc đoán.
GV: Hậu quả của cuộc xô xát đó?
HS: Cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
GV: Theo em tại sao Vũ Nương chết? (do bé Đản, Trương Sinh hay ghen, Vũ Nương không dám đấu tranh, do chiến tranh...?)
HS: Nguyên nhân chủ yếu do chiến tranh, nguyên nhân trực tiếp do thói ghen tuông.
GV: Thái độ của tác giả với Trương Sinh, với xã hội đó?
HS: Tác giả tố cáo chế độ gia trưởng phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
Chuyển ý.
GV: Em hãy nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện của tác giả?
HS: - Tái tạo từ truyện cổ tích
 - Chú trọng khắc học tâm lý nhân vật.
GV: Em hãy nhận xét về những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện? (lời của bà mẹ? lời của Vũ Nương? lời của đứa trẻ...).
HS: Suy nghĩ trả lời
HS: Em đọc đoạn 3
GV: Tìm yếu tố kỳ ảo.
HS: - Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa
 - Phan Lang lạc vào động rùa gặp Vũ Nương.
 - Hình ảnh Vũ Nương hiện ra ở bến Hoàng Giang lung linh, huyền ảo...
GV: Đưa yếu tố kỳ ảo vào truyện tác giả nhằm thể hiện điều gì?
HS: Ước mơ công bằng, hạnh phúc.
- Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương.
GV: Tại sao nói hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương.
HS: Vũ Nương khi sống, khi chết đều tốt.
GV: Chi tiết cuối cùng có tác dụng gì?
HS: Giảm nỗi đau cho người đọc.
- Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Nhấn mạnh ghi nhớ.
Hoạt động 4: HDHS phần luyện tập.
HS: Suy nghĩ trả lời
4/ Củng cố: Hệ thống hai tiết, liên hệ thơ Hồ Xuân Hương, truyện Kiều.
4'
1'
30'
5'
3'
ĐA: Là câu chuyện kể vế số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến.
 (HS tóm tắt được TP) 
III/ Tìm hiểu văn bản
 B. Phân tích.
1.
2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương:
- Tính cách Trương Sinh đa nghi với vợ, phòng ngừa quá mức.
- Tình huống bất ngờ: nghe chuyện bé Đản kể.
- Cách cư xử hồ đồ và độc đoán của Trương Sinh (vũ phu, thô bạo, đuổi vợ đi...)
--> Hậu quả: dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
3. Nghệ thuật:
- Cách dẫn dắt tình tiết truyện:
Tác giả đã sắp xếp, thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, tăng tính bi kịch --> truyện hấp dẫn sinh động hơn.
- Lời của Vũ Nương chân thành, dịu dàng, có tình có lý.
- Lời của đứa trẻ hồn nhiên, thật thà.
4. Yếu tố hoang đường, kỳ ảo trong truyện:
- Tăng sức hấp dẫn, tin cây --> tạo kết thúc có hậu.
* Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập:
- Truyện đáng lẽ có thể kết thúc ở chỗ nào cũng đã đủ thành một truyện hoàn chỉnh? Tác giả thêm vào đó phần nào? Để làm gì?
5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học bài
 - Soạn bài: "Xưng hô trong hội thoại".
Ngày giảng: 
Tiết 18
Xưng hô trong hộI THOạI
I/ Mục tiêu cần đạt: 
- Kiến thức: Qua bài giúp học sinh hiểu được sự phong phú tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
 Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
- Thái độ: Yêu thích bộ môn, biết cách xung hô trong giao tiếp
- Kỹ năng: Nắm vững, sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Bài tập, bảng phụ.
 Thầy: - Bài soạn, kênh chữ (bảng phụ).
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1') 
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
 2/ Kiểm tra: 
- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
- Làm bài số 2 SGK/38.
 3/ Bài mới: 
Vào bài : 
Hoạt động i1: HDHS tìm hiểu phần I/38.
GV: Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt?
HS: Tôi, tao, tớ, mình, chúng tôi, chúng tao. chúng tớ,.... mày, mi, nó, hăn, gã, họ, anh, em, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ ,,,,,
GV: Những từ tìm trên thuộc từ loại gì?
HS: Là đaị từ xưng hô.
GV: Em hãy nêu cách dùng đại từ để xưng hô?
* Cách dùng:
( bảng phụ )
Ngôi
Số ít
số nhiều
N thứ 1
tôi, tao
chúng tôi, chúng tao...
N thứ 2
mày, mi
chúng mày...
N thứ 3
nó, hắn
chúng nó, bọn hắn ...
Ngoài dùng ... t không còn coi mình là đàn em cần nhờ vả nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.
HS: Đọc ghi nhớ:
GV: Nhấn mạnh hai ý trong ghi nhớ.
Hoạt động 2: HDHS luyện tập.
HS: Đọc yêu cầu bài 1 sgk/39
GV: Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào?
HS: Trong tình huống này làm cho ta có thể hiểu lễ thành hôn là của cô học viên người Châu âu với vị giáo sư Việt Nam.
GV: Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
HS: Chúng ta: gồm người nói và người nghe. Chúng em, chúng tôi không gồm người nghe.
HS: Đọc yêu cầu bài 2,3 sgk/40
Hoạt động nhóm
GV: Giao việc
N1- 3: Làm bài 2
N2- 4: Làm bài 3
HS: Trao đổi, thảo luận
N1- 2: Cử đại diện trình bày
N2- 4: Nhận xét, bổ xung.
GV: Nhận xét, kết luận (bảng phụ).
HS: Đọc yêu cầu bài 4
- Trao đổi, thảo luận
- Một em trình bày bài làm
- Các bạn khác nhận xét.
	 4/ Củng cố : - GV: Hệ thống bài
 - HS: Đọc ghi nhớ
4'
1'
20'
15'
3'
ĐA: - Nguyên nhân:
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
+ người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
+ Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
- Bài 2: Lời nói của Chân và Tay không tuân thủ phương châm lịch sự, không thích hợp với tình huống giao tiếp, các vị khách không chào hỏi mà còn nói năng giận dữ, nặng nề...
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
+ Có thể dùng đại từ xưng hô để xưng hô
1. Ví dụ:
+ Có thể xưng hô bằng DT chỉ người
 - DT chỉ quan hệ: ông, bà, cô, chú, dì ....
 - DT chỉ chức vụ, nghề nghiệp: Bác sỹ, kĩ sư, giám đốc...
 - Danh từ chỉ tên riêng: Lan, Hằng, Hoa....
 - DT chỉ quan hệ xã hội.
2. Nhận xét:
a. anh- em, ta- chú mày
b. Tôi- anh
* Ghi nhớ: sgk/39.
II. Luyện tập:
Bài 1:
Cô học viên có sự nhầm lẫn, dùng chúng ta thay dùng chúng tôi, chúng em.
Bài 2: 
Cách xưng hô "chúng tôi" thay "tôi" nhằm tăng tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản. Ngoài ra, việc xưng hô này thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
Bài 3:
Đứa bé gọi mẹ mình theo cách thông thường, nhưng xưng hô với sứ giả (tôi- ông) cho thấy Thánh Gióng là đứa bé khác thường.
Bài 4:
- Cách xưng hô thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng đối với thầy giáo của mình. Đó là bài học sâu sắc về tinh thần "tôn sư trọng đạo".
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học bài, làm bài 5,6 sgk/41.
Ngày giảng:
Tiết 19 
 Cách dẫn trực tiếp và 
cách dẫn gián tiếp
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Kiến thức: Nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Kỹ năng: Làm bài tập thành thạo.
- Thái độ: Có ý thức trong khi viết văn bản có sử dung lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Đọc kĩ phần II / SGV/ 51, Bảng phụ ví dụ
 	 Trò: - Đọc trước bài.
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
2/ Kiểm tra: (4’) 
- Trong giao tiếp để xưng hô thích hợp người nói cần chú ý điều gì? 
- Làm bài tập 5,6.
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 
Hoạt động i1:
GV: Treo bảng phụ, viết ví dụ.
HS: Đọc ví dụ
 Đọc yêu cầu 1, 2
HS: Suy nghĩ, trả lời.
- Phần in đậm ở ví dụ (a) là lời nói
- Phần in đậm ở ví dụ (b) là ý nghĩ.
GV: Các phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hiệu gì?
HS: ví dụ (a), (b) được tách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
GV: Có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm trên với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?
HS: Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận và được ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
Chuyển ý:
GV: Treo bảng phụ, viết ví dụ sgk/53
HS: Đọc ví dụ
- Đọc yêu cầu 1, 2.
Ví dụ (a): Phần câu in đậm là lời nói (khuyên) không có dấu hiệu ngăn cách.
Ví dụ (b) phần câu in đậm là ý nghĩ giữa phần ý nghĩ được dẫn và phần lời nói người dẫn có từ "rằng" có thể thay thế từ "là".
HS: Qua việc phân tích ví dụ em thấy cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp có gì khác nhau?
HS: Suy nghĩ trả lời
HS Đọc ghi nhớ - GV: Nhấn mạnh hai ý 
.
Hoạt động 2: HDHS luyện tập.
HS: Đọc yêu cầu bài tập 1
Hoạt động nhóm
GV: Giao việc
N1- 2: ý a
N3- 4: ý b
HS: Trao đổi, thảo luận.
N1- 3: Cử đại diện trình bày
N2- 4: Nhận xét, bổ sung
Gv: Nhận xết, kết luận (bảng phụ).
HS: Đọc yêu cầu bài 2 sgk/54
Hoạt động nhóm.
GV: Giao việc:
N1= ý a
N2,3 = ý b.
N4= ý c
HS: Trao đổi, thảo luận (ghi bảng).
Các nhóm cử đại diện trình bày. Các bạn khác nhận xét.
Câu 2: 
+ Trong cuốn sách "Tiếng Việt" ông Đặng Thai Mai khẳng định "Người Việt Nam..."
+ Trong cuốn sách" Tiếng Việt " ông Đặng Thai Mai khẳng định rằng...
 4/ Củng cố: - GV: Hệ thống 
 - Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
4'
1'
21
15
3'
ĐA: - Căn cứ vào các đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp.
- - Bài 5: Trước 1945 nước ta là nước phong kiến đứng đầu nhà nước là vua xưng với dân là trẫm.
- Bác đứng đầu nhà nước Việt Nam mới, xưng tôi và gọi dân là đồng bào --> nghe gần gũi, thân thiết.
Bài 6: Cách xưng hô của chị Dậu ban đầu thì hạ mình nhẫn nhục (cháu- ông), sau thay đổi (tôi- ông), (bà- mày) --> thể hiện sự phản kháng quyết liệt của một người bị dồn đến bước đường cùng.
I. Cách dẫn trực tiếp:
1. Ví dụ: sgk/52
2. Nhận xét.
 * Phần in đậm 
VD (a): là lời nói
VD (b): là ý nghĩ.
--> Được đặt trong dấu ngoặc kép
- Trích dẫn nguyên văn lời nói và ý nghĩ -> Cách dẫn trực tiếp.
II. Cách dẫn gián tiếp:
1. Ví dụ: sgk/ 53
2. Nhận xét.
Phần in đậm
VD (a): là lời nói
VD (b): là ý nghĩ.
--> Không đặt trong dấu ngoặc kép -> Thuật lại lời nói, ý nghĩ có điều chỉnh cho phù hợp -> Cách dẫn gián tiếp.
* Ghi nhớ: sgk/54
III. Luyện tập:
Bài 1: (54)
 Cách dẫn a, b đều là dẫn trực tiếp.
a. "A! Lão già..." là ý nghĩ
b. "Cái vườn là..." là ý nghĩ.
Bài 2:
Câu a:
+ Lời dẫn trực tiếp: 
Trong "Báo cáo chính trị đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng" Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ "Chúng ta phải..."
+ Lời dẫn gián tiếp: trong "Báo cáo..." Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải...
Câu b:
* Lời dẫn trực tiếp:
- Trong cuốn sách " Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa..." đồng chí Phạm Văn Đồng viết"giản dị..."
* Lời dẫn gián tiếp:
- Trong cuốn sách "Chủ tịch Hồ Chí Minh..." đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ tịch là người...
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học bài
Ngày giảng :
Tiết 20 
Luyện tập
 Tóm tắt văn bản tự sự
I/ Mục tiêu cần đạt : 
- Kiến thức: Ôn tập củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự 
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự. 
- Thái độ: Có ý thức trong việc tóm tắt các văn bản tự sự đã học.
II/ Chuẩn bị: 
 Thầy: - Đọc kỹ phần II sgv/58
 Trò : - Xem trước bài.
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I:
 2/ Kiểm tra: Kết hợp ghi bảng. 
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 
Hoạt động II: HDHS ôn lại kiến thức lớp 8.
GV: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
HS: Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại một cốt truyện để người nghe hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
GV: Bổ sung
- Căn cứ vào yếu tố quan trọng là:
+ Sự việc và nhân vật chính
Hoạt động iII: HDHS tìm hiểu sự cần thiết của tóm tắt văn bản tự sự.
GV: Cho học sinh tìm hiểu 3 tình huống sgk/58
HS: Suy nghĩ, trao đổi
GV: Từ các tình huống trên em hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt trong văn bản tự sự?
HS: Tình huống 1: Phải kể diễn biến của bộ phim cùng tên với tác phẩm văn học để người không đi xem nắm được (thông thường phim ít nhiều khác với tác phẩm văn học).
- Tình huống 2: Người học văn phải đọc tác phẩm trước khi học, sau đó tóm tắt tác phẩm (nhân vật chính và cốt truyện) khi học sẽ hứng thú hơn.
- Tình huống 3: Tóm tắt tác phẩm văn học mà mình yêu thích, do đó người kể phải trung thực, khách quan với cốt truyện.
GV: Theo em tóm tắt văn bản tự sự có tác dụng gì?
HS: Trả lời
GV: Em hãy nêu một vài tình huống khác trong cuộc sống.
HS: Nêu các tình huống:
+ Lớp trưởng báo cáo tóm tắt cho cô giáo chủ nhiệm nghe về một hiện tượng vi phạm nội quy của lớp mình (sự việc gì? ai vi phạm? hậu quả?...).
+ Con kể tóm tắt cho mẹ nghe về một thành tích nào đó của mình được nhà trường tặng giấy khen (làm được việc gì? Tác dụng của việc làm ấy? Có ai giúp đỡ hay tự làm?...).
Hoạt động III:
HS: Đọc 7 ý tóm tắt "Chuyện người con gái Nam Xương" sgk/58.
GV: Các sự việc chính đã được nêu đủ chưa?
HS: Khá đầy đủ- song thiếu sự việc rất quan trọng đó là sau khi vợ trẫm mình tự vẫn, 1 đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ bóng nói đó chính là người đã đến đêm đêm nghĩa là chàng hiểu ngay sau khi vợ chết chứ không phải đợi đến khi Phan Lang kể lại.
GV: Các sự việc nêu trên đã hợp lý chưa? Có cần thay đổi gì không?
HS: Nên giữ nguyên từ SV1--> SV6.
- SV7 thêm vào "một đêm Trương Sinh cùng con trai..."
- SV8" Trương Sinh nghe Phan Lang..."
GV: Trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lý các sự việc, nhân vật em hãy viết một văn bản tóm tắt "Chuyện người..." khoảng 20 dòng.
HS: Suy nghĩ, viết bài.
Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi làVũ Nương, bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.Sau khi tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ vào bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương bị chết đuối ở biển được Linh Phi cứu sống. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động Linh Phi.
Phan Lang được trở về trần gian Nũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh.
Trương Sinh nghe Phan Lang kể thương nhớ vợ vô cùng và lập đàn giải oan.
Vũ Nương trở về ngồi trên kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
GV: Em hãy tóm tắt ngắn gọn hơn khoảng 9- 10 dòng.
HS: Làm bài
- 1 em đại diện trình bày
- Các em khác nhận xét.
HS: Đọc ghi nhớ
Hoạt động IV: HDHS luyện tập.
HS: Đọc yêu cầu bài tập 2 (59)
- Trao đổi thảo luận
- N1- 2: Trình bày
- N3- 4: Nhận xét
GV: Nhận xét bổ sung cho đầy đủ
4/ Củng cố: - Tóm tắt văn bản tự sự có tác dụng gì?
 - HS: Đọc lại ghi nhớ
4'
10'
20'
5' 
4'
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
- Trong thực tế việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự:
- Thiếu một sự việc quan trọng"Trương Sinh cùng con ngồi bên ngọn đèn..."
2. Tóm tắt "Chuyện người con gái Nam Xương".
3. Tóm tắt ngắn:
*Ghi nhớ:
III. Luyện tập:
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học bài
 - Làm bài 1 sgk/59.
 Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_4_tiet_1617181920.doc