Bài soạn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tiết 91 đến tiết 174

Bài soạn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tiết 91 đến tiết 174

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: Chu Quang Tiềm

 -Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương đọc sách.

 -Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

II . CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên : Nghiên cứu văn bản, tham khảo sách giáo viên, giáo án , bảng phụ.

 - Học sinh : Đọc trước văn bản, soạn bài theo hướng dẫn sgk.

III . TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 150 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tiết 91 đến tiết 174", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II
TUẦN 20
Tiết 91 92 : Bàn về đọc sách 
Tiết 93 : Khởi ngữ .
Tiết 94 :phép phân tích và tổng hợp .
Tiết * : Rèn luyện kĩ năng phân tích và tổng hợp .
Ngày soạn 
Tiết : 91,92 Bài 18 
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: Chu Quang Tiềm
 -Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương đọc sách.
 -Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
II . CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên : Nghiên cứu văn bản, tham khảo sách giáo viên, giáo án , bảng phụ.
 - Học sinh : Đọc trước văn bản, soạn bài theo hướng dẫn sgk.
III . TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Sách báo có tầm quan trọng to lớn với con người. Xã hội ngày càng tiến bộ thì nhu cầu đọc sách ngày càng cao. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc đọc sách .
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
- Học sinh lắng nghe. 
* Hoạt động 2 (75’)
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2.Bố cục: 3 đoạn
a.Phần 1: “từ đầu  thế giới” Luận điểm : Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
b.Phần 2: “tiếp theo  lực lượng”
Luận điểm : Những khó khăn, và những tác hại dể gặp phải trong việc đọc sách.
c.Phần 3: “phần còn lại” Luận điểm : Phương pháp đọc sách.
II.Phân tích văn bản:
1.Vai trò quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
+Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại .
-Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn 
 HẾT TIẾT 91
2.Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách khi đọc :
a- Đọc sách không dể 
*Nguyên nhân:
-Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu , dể sa vào lối “ ăn tươi nuốt sống”
 -Sách nhiều khó lựa chọn, lãng phí thời gian, sức lực với những sách không thật có ích.
b/Cần lựa chọn sách khi đọc 
-Không tham đọc nhiều, chọn tinh đọc kỹ những quyển có giá trị, có lợi cho mình.
-Cần đọc kỹ các cuốn tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu.
-Nên đọc loại sách thường thức gần gũi, kế cận với chuyên môn.
3 / Lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách :
-Không nên đọc lướt qua mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ để tích luỹ.
-Không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch, có hệ thống, .
-
Þ Đọc sách vừa không chỉ là học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, học làm người.
4/ Tính thuyết phục và hấp dẫncủa văn bản :
-Ýù kiến hợp lí ,lí lẽ sắc bén ,thiết thực ,cụ thể ,thân tình 
-Bố cục chặt chẽ ,lô gíc hợp lí .
-Khéo sử dụng hình ảnh ,phép so sánh , nêu ví dụ . . 
-Gọi HS đọc chú thích *
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý đọc nhấn mạnh một số đoạn nghị luận của tác giả. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Gọi HS chia bố cục của bài. Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì ? Dựa theo bố cục của bài viết hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy ?
 Nhận xét - chuyển ý 
 GV đọc lại phần 1
-Hỏi: Qua lời bàn của tác giả, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ,việc đọc sách có ý nghĩa gì?
 Nhận xét diễn giảng kiến thức nhân loại ,thành tựu VH KHKT đều được ghi lại trong sách 
 GV đọc phần 2
-Hỏi : Muốn tích luỹ học vấn ,đọc sách có hiệu quả ,tại sao trước tiên cần biết lựa chọn sách mà đọc ? Theo tác giả ,nên chọn lựa như thế nào ?
Nhận xét diễn giảng về nguyên nhân liên hệ thực tế khi đi mua sách .
-Hỏi: Em sẽ chọn sách như thế nào để phục vụ môn văn học?
-Hỏi: Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách .
Nhận xét : diễn giảng về phương pháp đọc sách hiệu quả . . .. dẫn chứng Trần Đại Nghĩa chế tạo vủ khí - học qua sách .
-Hỏi: Sức thuyết phục của bài viết theo em được tạo nên từ những yếu tố nào ? ( Cùng với những ý kiến đúng đắn ,sâu sắc ,bố cục bài viết ,cách trình bày của tác giả có gì đáng chú ý ?
Nhận xét diễn giảng về vai trò của nghệ thuật lập luận giàu hình ảnh 
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS trình bày : sách là kho tàng . . . Đọc sách là con đường quan trọng 
-Trả lời : sách nhiều không chuyên sâu ,khó chọn lựa ,cần chọn tinh ,đọc kĩ ,những quyển có giá trị có lợi .
Nghe 
-Trả lời sách văn học, lịch sử ,địa lí .
-Trả lời : không đọc lướt ,không đọc tràn lan ,tuỳ hứng ,đọc có kế hoạch hệ thống .
-Nghe .
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Đồng ý và giải thích theo ý kiến cá nhân.
* Hoạt động 3 (10’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Đọc sách để tích luỹ, nâng cao học vấn . Sách nhiều phải chọn tinh đọc kĩ , cần kết hợp giữa đọc sách thường thức với sách chuyên môn . Đọc sách phải có kế hoạch ,có mục đích ,phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm 
-Bài viết giàu sức thuyết phục nhờ ý kiến xác đáng cách lập luận chặt chẽ ,lí lẽ sắc bén ,giàu hình ảnh ,dẫn chứng sinh động 
-Hỏi: Văn bản cho ta bài học gì?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 
* Luyện Tập:
-Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài “ Bàn về đọc sách”
GV nhận xét .diễn giảng về những thiệt thòi của HS nghèo ,vùng nông thôn thiếu sách ,GV cũng thế .
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
- HS phát biểu ý kiến .
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Em sẽ thực hiện việc đọc sách như thế nào sau khi đã học hỏi được những kinh nghiệm qua văn bản?
-Học bài. 
- Chuẩn bị “khởi ngữ”.
* Câu hỏi soạn: 
BT 1,2 (I) tr 7,8 SGK .
-Trả lời: (HS nêu ý kiến cá nhân).
KHỞI NGỮ
TIẾT 93. . BÀI 18 (TV)
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh :
 - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu, và không coi khởi ngữ là” bổ ngữ đảo “.
 - Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (câu hỏi thăm dò : cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này ? )
 - Sử dụng khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp Tiếng Việt cho phép dùng nó ở đầu câu.
II .CHUẨN BỊ:
 - HS: Soạn bài theo yêu cầu SGK và hướng dẫn của GV
 - GV: Tham khảo SGK, SGV, soạn giáo án ,bảng phụ ,ngữ liệu.
III .TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Trong tiếng Việt, ngoài thành phần phụ trạng ngữ rất quen thuộc với các em ta còn một thành phần câu khác, tuy xuất hiện ít hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng trong tiếng Việt. Đó chính là thành phần khởi ngữ . Vậy khởi ngữ là gì có đặc điểm gì ?
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
 - Học sinh lắng nghe.
* Hoạt động 2 (10’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
1/ Khởi ngữ :
-Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
-Trước khởi ngữ, thươìng có thêm các quan hệ từ về, đối với.
GV sử dụng bảng phụ ghi ngữ liệu SGK trang 7. Yêu cầu HS quan sát .
- Hỏi : Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ trong các câu trên : về vị trí trong câu ,mối quan hệ với chủ ngữ ?
-Hỏi : Khởi ngữ là gì ?
-Hỏi : trước các từ in đậm nói trên có ( hoặc có thể thêm ) những quan hệ tự nào ?
-Hỏi: Vậy khởi ngữ có đặc điểm gì ? 
* Chuyển ý: 
-HS đọc. Trả lời: 
a.Chủ ngữ là từ anh thứ hai.
b.Chủ ngữ tôi.
c.Chủ ngữ chúng ta.
Các trừ in đậm đứng trước chủ ngữ. Nó không có quan hệ với chủ ngữ.
-HS đọc. Trả lời: Thêm quan hệ từ về, đối với.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (20’)
(LUYỆN TẬP)
II.Luyện tập:
1.Các khởi ngữ:
a.Điều này.
b.Đối với chúng mình.
c.Một mình.
d.Làm khí tượng.
e.Đối với cháu.
2.-Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
-Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “phép phân tích và phép tổng hợp”.
* Câu hỏi soạn: 
BT (I) tr 9, 10 SGK .
-HS đọc.
TIẾT 94. BÀI 18 ( tlv)
PHÉP PHÂN TÍCH
VÀ TỔNG HỢP
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
 - Chỉ ra được đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp.
II . CHUẨN BỊ:
 -HS: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên và theo SGK
 -GV: Tham khảo SGK,SGV,soạn giáo án ,bảng phụ, ngữ liệu.
III . TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Một trong những phép làm văn nghị luận là phép phân tích và tổng hợp.Vậy thế nào là phép phân tích và tổng hợp? Vai trò của phép phân tích và tổng hợp như thế nào ? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay .
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
- Học sinh lắng nghe.
* Hoạt động 2 (20’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp: 
1 /Tìm hiểu bài nghị luận “ Trang phục”
=> từ việc phân tích các hiện tượng ăn mặc tác giả tổng hợp lại :: trang phục hợp đạo đức ,văn hoá môi trường mới là trang phục đẹ ... nhận định .
KB :Kết luận , khẳng định ,lời khuyên.
2/ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí .
là bàn về vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng , đạo đức của con người .
 DÀN BÀI CHUNG 
MB :Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn .
TB : - Giải thích ,,chứng minh ( đúng, sai ) nội đung vấn đề tư tưởng đạo lí .
 - Nhận định đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống chung , riêng .
KB - Kết luận , tổng kết nêu nhận thức mới khuyên bảo ..
3 / Nghị luận truyện :
là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật ,sự kiện ,chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể .
 DÀN BÀI CHUNG 
MB : Gới thiệu tác phẩm( tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài –phân tích gì ?) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình .
TB : Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ; có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực .
KB : Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích .
4/ Nghị luận thơ :
là trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung , nghệ thuật của đoạn thơ bài thơ .
 DÀN BÀI CHUNG 
MB : Giới thiệu đoạn thơ bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đnhs giá của mình ( nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó )
TB : lần lượt trình bày những suy nghĩ ,đánh giá về nội dung , nghệ thuật của đoạn thơ ,bài thơ .
KB :Khái quát về giá trị ý nghĩa của đoạn thơ ,bài thơ .
B PHẦN TẬP LÀM VĂN ( 7 điểm )
I/ PHÂN TÍCH TRUYỆN 
 Mở bài : Tác giả  tác phẩm ,nhận xét chung 
Nhân vật và ý nghĩa của truyện và nghệ thuật 
1
Kim Lân ..Làng 
1948
Truyện ca ngợi tình yêu làng yêu nước của người nông dân trong thời chống pháp 
Nhân vật ông Hai : có lòng yêu làng ,yêu nước sâu sắc :
- Đi tản cư lúc nào ông cũng nhớ làng ,đi đâu cũng khoe làng .
-Tình yêu làng yêu nước của ông được thể hiện rõ qua tâm trạng của ông khi nghe tin làng theo giặc .
=>Truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nươcù và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
-Nghệ thuật tạo tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách ,miêu tả tâm lí nhân vật 
2
Nguyễn Thành Long Lặng lẽ Sa Pa 1970
Truyện ca ngợi người lao động thầm lặng 
Nhân vật chính anh thanh niên :
-Sống và làm việc trong hoàn cảnh đặc biệt 
-Có ý thức về công việc ,yêu nghề 
-Có suy nghĩ đúng đắn 
-Cuộc sống không cô đơn buồn tẻ vì biết lấy sách làm bạn.
- Biết tổ chức sắp xếp cuộc sống .
-Cởi mở chân thành biết quý trọng tình cảm quan tâm đến người khác .
- Khiêm tốn
=>Truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.
3
Nguyễn Quang Sáng . truyện ngắn Chiếc lược ngà
Phản ánh chiến tranh ,ca ngợi tình cha con 
Nhân vật bé Thu : 
-có cá tính mạnh mẽ ,tình cảm yêu thương cha sâu sắc 
Nhân vật ông sáu :
- Rất mực thương con
=> truyện khẳng định và ca ngợi tình cha con thiêng liêng thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
4
Nguyễn Minh Châu . Bến quê 1985 truyện là bài học triết lí về cuộc đời con người 
Tình huống của truyện : Nhĩ được đăït vào hoàn cảnh bị bệnh hiểm nghèo từ đó tạo nên những nghịch lí .. qua đó tác giả gửi gắm những triết lí về đời người .
Nhân vật Nhĩ là nhân vật tư tưởng trong những ngày cuối đời Nhĩ phát hiện ra nhiều điều nghịch lí  
Truyện thức tỉnh mọi người những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.
5
Lê Minh Khuê Những ngôi sao xa xôi 1971
Truyện làm nổi bật vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời chống Mĩ 
Nhân vật chính Phương Định : con gái Hà nội hồn nhiên trong sáng ,dũng cảm ,có tình đồng đội sâu sắc .
=>ca ngợi thế hệ thanh niên thời chống Mĩ :Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan .
II / PHÂN TÍCH THƠ 
Mở bài : Tác giả  tác phẩm ,nhận xét chung 
Thân bài : phân tích nội dung 
Đặc sắc nghệ thuật
Chính Hữu Đồng chí
(1948 ). Bài thơ ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó của anh bộ độ cụ Hồ 
1.Cơ sở hình thành tình đồng chí : cùng cảnh ngộ nghèo khó ,cùng lí tưởng chiến đấu ,cùng chia xẻ khó khăn trở thành đồng chí 
2/ Biểu hiện tình đồng chí thật cao đẹp : hiểu nhau ,cùng nhau chia sẽ trong bệnh tật ,khó khăn , đoàn kêts tạo thành sức mạnh .
3/ Bức tranh đẹp về tình đồng chí gắn bó ,sát cánh trong nhiệm vụ ,hình anhe đầu súng trăng treo đẹp hình tượng giàu ý nghĩa
Chi tiết, hình ảnh ngôn ngữ giản dị, chân thực cô động, giàu sức biểu cảm.
Phạm TiếnDuật..Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1969 ) .
Bài thơ hay ca ngợi người lình lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
1/ Hình ảnh độc đáo –những chiếc xe không kính ,do bom đạn chiến tranh ,càng ngày xe càng biến dạng .
2/Mượn hình ảnh chiếc xe bài thơ khắc hoạ hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn , lạc quan yêu đời và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Chất liệu hiện thực, sinh động, hình ảnh độc đáo; giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ.
Huy Cận Đoàn thuyền đánh cá 1958 Bài thơ là những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển .
1/ Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đẹp ,lộng lẫy người lao động ra đi trong khí thế đầy hứng khởi .
2/ Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển :Kì vĩ vủ trụ và ngươì lao động như hoà nhập vào nhau .Cảnh biển đêm đẹp lung linh như một bức tranh sơn mài .Cảnh người lao động đánh cá trong tiếng hát 
3/ Cảnh thuyền cá trở về trong tiếng hát . 
Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn được sáng tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng ; âm hưởng khoẻ khoắn, lạc quan.
Bằng Việt ..Bếp lửa (1963 )
Bài thơ là tình cảm bà cháu thắm thiết 
1 / Hình ảnh bếp lửa khơi dậy những kỷ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu
2/ Những kĩ niệm tuổi thơ sống bên bà 
-Năm lên bốn tuổi 
-Tám năm ở cùng bà 
-Năm giặc đốt làng ..
3/ Những suy ngẫm về bà và bếp lửa . 
-Bếp lửa gắn liền với cuộc đời bà ,một người bà tần tảo ,giàu tình yêu thương ,đức hi sinh. 
- Bà nhóm lửa nhóm lên tình yêu thương niềm vui bà sưởi ấm lòng cháu .
4/ Ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa : ngọn lửa của tình yêu thương ,của niềm tin ,
Bài thơ thể hiện lòng kính yêu trân trọng biết ơn của cháu đối với bà,và cũng là đối với gia đình , quê hương,đất nước .
Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận; sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
Thanh Hải Mùa xuân nho nhỏ (1980)
Bài thơlà cảm xúc của nhà thơ trước hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên ,đát nước và ước nguyện sống có ích của nhà thơ 
1/ Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên đất trời 
-Một bức tranh thật đẹp .
-Nhà thơ say sưa ngây ngất trân trọng đón nhận..
2/ Suy nghĩ về mùa xuân của đất nước .
Con người làm nên mùa xuân của đất nước 
3/ Lời tâm nguyện của nhà thơ :
- Muốn làm tiếng chim ,cành hoà ,nốt nhạc trầm để hoà vào mùa xuân của dân tộc .
Làm một mùa xuân nho nhỏ dâng cho đời dù làtuổi 20 dù là khi tóc bạc .
Tâm niệm giản dị , tha thiết ,khiêm nhường 
=> Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước với cuộc đời ,thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ 
Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng,tha thiết gần với dân ca,hình ảnh đẹp giản dị những so sánh ẩn dụ sáng tạo.
Viễn Phương,Viếng lăng Bác (4/ 1976)
Bài thơ là lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
1/ Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng :
-Xúc động gới thiệu con 
-Xúc động khi thấy hàng tre -gần gủi ,thân thuộc ..
2/ Cảm xúc khi hoà vào dòng người đứng trước lăng .
Cảm xúc được thể hiện qua hai hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng kết tràng hoa .. lòng tôn kính tự hào đối với Bác .
3/ Cảm xúc khi vào lăng 
- xúc động khi thấy Bác 
- dù biết rằng bác sống mãi trong lòng dân tộc nhưng vẫn đau xót “nghe nhói ở trong tim”
4 / Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi ra về .
Giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm,ngôn ngữ bình dị cô đúc 
Hữu Thỉnh Sang thu
(Sau 1977) Bài thơ 
ghi lại những dấu hiệu chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
1/.Sự biến đổi của trời đất lúc sang thu: được cảm nhận đầu tiên qua hương ổi sương chùng chình .. 
2/Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được cảm nhận tinh tế từ hương ổi,gió lạnh ,sương chùng chình nước sông trôi nhẹ nhàng , bầu trời thu ,nắng cuối hạ ,những cơn mưa vơi dần vàtiếng sấm cũng bớt bất ngờ ,
3/ hai dòng thơp cuối mang nhiều ý nghĩa nghĩa đen –nghĩa bóng khi con người đã trưởng thành thì cũng vững vàng trước sóng gió 
Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác gợi cảm.
Y Phương  Nói với con (sau 1975)
Bài thơ là tình yêu gia đình quê hương thắm thiết ,niềm tự hào dân tộc được gởi gắm qua lời nói với con
1/ Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ ,sự đùm bọc của quê hương .
2/ Lời nhắc nhở những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha :con dù đi đâu cũng phải nhớ rằng : người đồng mình tuy mộc mạc quê mùa, nhưng không bao giờ nhỏ bé luôn biết sống nhân nghĩa ,thuỷ chung và cao thượng con phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống của quê hương 
=> Bài thơ nhắc nhở tình cảm gia đình sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.
Cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, gợi cảm, ý nghĩa sâu xa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 hk II(3).doc