Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 23

Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 23

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Nắm được một kiểu bài nghị luận xã hội: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo đức.

- Nhận diện văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Bảng phụ ghi vớ dụ và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

III. tổ chức hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ:

 Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày dạy:14/02/2009 
Tập làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
Tiết 108 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được một kiểu bài nghị luận xã hội: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo đức.
- Nhận diện văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ ghi vớ dụ và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
III. tổ chức hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
2. Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Xác định loại bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Học sinh đọc văn bản mẫu SGK .
? Văn bản bàn về vấn đề gì ? 
- Học sinh tự xác định . 
? Xác định bố cục của bài văn?
- HS thảo luận, đại diện trình bày. Lớp góp ý. GV bổ sung
? Xác định các câu mang luận điểm chính trong bài ? 
- Học sinh tự xác định .
? Bài văn đã sử dụng phép lập luận nào là chính ? 
- HS làm việc cá nhân, phát biểu.
? Phân biệt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí với bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng xã hội .
- HS thảo luận, trả lời.
? Thế nào là bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí?
- HS làm việc cá nhân, phát biểu.
Học sinh đọc ghi nhớ. Giáo viên kết luận vấn đề .
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí
1. Xét văn bản: Tri thức là sức mạnh
- Vấn đề nghị luận : Sức mạnh của tri thức .
- Bố cục : 3 phần :
 + Mở bài (đoạn 1) : nêu vấn đề cần bàn luận.
 + Thân bài (đoạn 2,3): nêu 2 ví dụ chứng minh tri thức là sức mạnh : 
Thứ nhất : Tri thức có thể cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu .
Thứ hai : Tri thức là sức mạnh của cách mạng.
 + Kết bài: Phê phán một số người không biết quý trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng chỗ.
- Các câu mang luận điểm: Bốn câu của đoạn 1, câu mở đoạn và câu kết đoạn 2, câu mở đoạn 3, câu mở đoạn và câu kết đoạn 4.
- Phép lập luận : chứng minh .
- Phân biệt : 
 + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội là từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.
 + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là dùng giải thích, chứng minh, ...làm sáng tỏ các tư tưởng đạo lí quan trọng đối với đời sống con người.
 2. Kết luận:
 Ghi nhớ SGK 
Hoạt động 2: Luyện tập
- Học sinh đọc văn bản: Thời gian là vàng và cho HS trả lời các câu hỏi.
? Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
? Vấn đề nghị luận của bài văn là gì ? 
? Chỉ ra các luận điểm chính của văn bản ấy.
- HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày. Lớp góp ý. GV bổ sung.
II. Luyện tập
- Văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí .
- Vấn đề nghị luận : Sự quý giá của thời gian .
- Các luận điểm chính : 
 + Thời gian là sự sống.
 + Thời gian là thắng lợi.
 + Thời gian là tiền.
 + Thời gian là tri thức.
- Phép lập luận : Phân tích + chứng minh
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
	- Chuẩn bị: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
—–—–—–—–—–—–—&–—–—–—–—–—–—–
Tuần 23	 Ngày dạy:14 /02/2009
 Tiếng Việt: LIấN KẾT CÂU VÀ LIấN KẾT ĐOẠN VĂN
Tiết 109 	
I. Mục tiêu: 	
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc Tiểu học.
- Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa câu và các đoạn văn.
- Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng liên kết câu và liên kết đoạn văn.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ ghi vớ dụ và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : So sỏnh hai thành phần phụ chỳ và gọi đỏp, lấy vớ dụ minh hoạ.
2. Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức liên kết nội dung và liên kết hình thức
Giáo viên cho HS đọc ví dụ ở SGK có ghi bảng phụ.
? Đoạn văn bàn về vấn đề gì ? 
 - HS làm việc cá nhân, phát biểu.
? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản ? 
? Xác định nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên ? 
? Quan hệ giữa những nội dung ấy với chủ đề đoạn văn .
- HS thảo luận, trả lời.
? Nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn .
- HS làm việc cá nhân, phát biểu.
? Người viết đã sử dụng những biện pháp như thế nào để thể hiện mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn ? ( chú ý từ in đậm ) .
- HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày. Lớp góp ý. GV bổ sung.
? Qua phân tích VD em hãy cho biết liên kết là gì ? 
? Có mấy hình thức liên kết giữa câu với câu , giữa đoạn văn với đoạn văn .
- HS làm việc cá nhân rút ra kết luận, phát biểu.
Học sinh đọc to ghi nhớ . Giáo viên lưu ý học sinh về phép dùng từ, định nghĩa trong những trường liên tưởng.
I . Khái niệm liên kết
1. Xét ví dụ mẫu: Đoạn văn SGK.
- Vấn đề bàn luận : Cách thức người nghệ sĩ phản ánh thực tại .
- Chủ đề góp phần làm sáng tỏ chủ đề chung : tiếng nói của văn nghệ.
- Nội dung chính :
 + Câu 1: Chất liệu của tác phẩm nghệ thuật lấy từ cuộc sống.
 + Câu 2: Nghệ sĩ luôn tạo ra cái mới trong những sáng tác của mình.
 + Câu 3: Những cách thức khác nhau để thể hiện sự đóng góp đó.
Liên kết chặt chẽ với chủ đề chung của toàn văn bản. Nội dung, ý nghĩa và vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người.
- Trình tự sắp xếp: 
 + Câu 1: Nêu lên một nguyên lí chung.
 + Câu 2: Mở rộng vấn đề .
 + Câu 3: Khẳng định vấn đề , nêu lên đề tài của cả đoạn.
- Biện pháp thể hiện:
 + Quan hệ từ " nhưng " nối câu 1 với câu 2 (Phép nối) .
 + Từ " anh" ở câu 3 thay cho từ "nghệ sĩ" ở câu 2 có tác dụng nối câu 2,3 (phép thế).
 + Từ "tác phẩm" ở câu 1 được lặp lại ở câu 3, liên kết 2 câu này với nhau (phép lặp từ).
 + Từ "tác phẩm" nằm cùng trường nghĩa với từ nghệ sĩ (phép liên tưởng).
2. Kết luận
Ghi nhớ SGK 
Hoạt động 2: Luyện tập
- GV cho HS đọc to đoạn trích.
- GV chia lớp thành hai nhóm.
- HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày. Lớp góp ý.
- GV bổ sung.
? Chủ đề của đoạn văn là gỡ?
? Nội dung cỏc cõu phục vụ chủ đề như thế nào?
? Nờu trường hợp cụ thể để thấy trỡnh tự sắp xếp cỏc cõu trong đoạn văn hợp lớ?
HS: Trình tự sắp xếp hợp lí của các ý trong các câu : 
 + Những mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam 
 + Những điểm hạn chế .
 + Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới .
II. Luyện tập
Bài tập: Phõn tớch về nội dung và hỡnh thức giữa cỏc cõu trong đoạn văn:
- Chủ đề của đoạn văn: khẳng định trí tuệ của con người Việt Nam , quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục . Đó là sự thiếu hụt về kiến thức , khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra .
- Nội dung các câu phục vụ theo một trỡnh tự hợp lớ và đều tập trung vào chủ đề đó: 
+ Câu 1 : Nêu điểm mạnh;
+ Câu 2 : Đánh giá lợi ích của điểm mạnh trong thời đại ngày nay; 
+ Câu 3: Khẳng định những điểm yếu; + Cõu 4 : Phỏt triển những điểm yếu .
+ Câu 5 : Yêu cầu khắc phục điểm yếu để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới .
- Các phép liên kết :
+ Phép nối : Từ "nhưng" ở câu 3 nối với 2 câu trước.
+ Phép thế: Từ "ấy" ở câu 4 thay thế cho "cái yếu" ở câu 3.
+ Từ "này" ở câu 5 thay "kiến thức" và "khả năng - sáng tạo" ở câu 4.
+ Phép lặp: Từ "mạnh" ở câu 1, 3. 
+ Từ "thông minh" ở câu 1 , 5.
+ Từ " Lỗ hổng " ở câu 4 , 5.
- Phép đồng nghĩa : " Kiến thức" - "tri thức"
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- Chuẩn bị: Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn.
—–—–—–—–—–—–—&–—–—–—–—–—–—–

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc