Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 5

Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 5

Tuần 5: Tiết 21. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.

 I/ Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh:

 Hiểu từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển.

 Sự phát triển của từ vựng trước hết ở hệ thống một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa dựa trên cơ sở nghĩa gốc.

 II/ Chuẩn bị của giáo viên- học sinh.

 GV:Giáo án, sgk, Từ điển tiếng Việt.

 HS: Chuẩn bị bài.

 III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học.

1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, việc chuẩn bị của học sinh.

2- Kiểm tra bài cũ:

Phân biệt cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp, lời dẫn, ý dẫn.

3- Giới thiệu bài mới:

Từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển, sự phát triển đó như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

GV: Ghi tựa lên bảng.

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5: Tiết 21. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.
 I/ Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 Hiểu từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển.
 Sự phát triển của từ vựng trước hết ở hệ thống một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa dựa trên cơ sở nghĩa gốc.
 II/ Chuẩn bị của giáo viên- học sinh.
 GV:Giáo án, sgk, Từ điển tiếng Việt.
 HS: Chuẩn bị bài.
 III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học.
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra bài cũ:
Phân biệt cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp, lời dẫn, ý dẫn.
Giới thiệu bài mới:
Từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển, sự phát triển đó như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
GV: Ghi tựa lên bảng.
Hoạt động của thầy.
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Tìm hiểu sự phát triển của từ vựng.
GV:Cho học sinh đọc thuộc bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”.
GV? Từ “kinh tế” có nghĩa là gì? Ngày nay có được hiểu theo nghĩa đó nữa không? Qua đó em rút ra nhận xét gì về sự thay đổi nghỉa của từ?.
GV:Giải thích thêm từ “xuân, tay”.
HS:Nhận xét về sự phát triển của từ vựng ?
Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện tập.
GV: Yêu cầu hs đọc bài tập 1.
GV?Xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ?
HS: Xác định, hs khác nhận xét.
GV: Chốt lại vấn đề.
GV?Từ “trà” trong các tên gọi được dùng theo nghĩa nào?
GV:Cho hs đọc bài tập 4.
GV?Tìm những ví dụ chứng minh các từ đã dẫn là từ nhiều nghĩa ?
HS:Tìm, trả lời, Gv chốt lại vấn đề.
I/Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
1. Từ “Kinh tế” trong bài thơ Vào nhà ngục..-Phan Bội Châu
 (Định hướng nội dung)
 -Kinh tế:Kinh bang tế thế:Trị nước cứu đời.
 -Ngày nay được hiểu là toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
-Nghĩa của từ không phải bất biến, nó có thể thay đổi theo thời gian, nghĩa cũ mất đi, nghĩa mới hình thành.
2-Đoạn trích “Truyện Kiều’
(Học sinh đọc đoạn trích SGK)
 Xuân(1):Mùa.
 Xuân(2):Tuổi trẻ
 Chuyển nghĩa ẩn dụ
 Tay(1):Bộ phận cơ thể.
 Tay(2):Chuyên giỏi về một môn
 Chuyển nghỉa hóan dụ
 (Học sinh đọc ghi nhớ SGK)
II/ Luyện tập.
Bài1:
 Chân(1):Nghĩa gốc, chân(2):Nghĩa chuyển (hoán dụ).
 Chân(3):Nghĩa chuyển (ẩn dụ).
 Chân (4):Nghĩa chuyển (ẩn dụ).
Bài 2:
Trà trong các tên gọi là nghĩa chuyển (ẩn dụ).
Bài 4:
 Hội chứng(1):Tập hợp nhiều triệu chứng xuất hiện của bệnh.
 Hội chứng(2): Tập hợp nhiều sự kiện, biểu hiện một tình trạng, một vấn đề, cùng xuất hiện nhiều nơi.
Củng cố:
HS đọc ghi nhớ, làm bài tập.
GV: Hệ thống nội dung bài học.
Dặn dò:
HS học bài, làm bài tập còn lại.
Chuẩn bị: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
 Tuần 5- Tiết 22. CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH.
 I/ Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 Thấy được cuộc sống xa hoa nơi cung đình, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
 Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép mang tính hiện thực này.
 Rèn kỹ năng đọc cảm thụ tác phẩm.
 II/ Chuẩn bị của giáo viên- học sinh.
 GV:Giáo án, sgk.
 HS:Chuẩn bị bài.
 III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học. 
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, việc chuẩn bị của học sinh. 
 2 - Kiểm tra bài cũ:
Vẻ đẹp của Vũ Nương được thẻ hiện qua những cảnh nào? Qua đó em có nhận xét gì về người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Giới thiệu bài mới:
Trịnh Sâm khi mới lên ngôi là người thông minh sáng suốt, trí tuệ hơn người. Sau khi đã dẹp xong các phe phái chống đối, lập lại kỉ cương, lo ăn chơi xa xỉHôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản viết về phủ chúa dưới con mắt của Phạm Đình Hổ.
GV: Ghi tựa lên bảng.
Hoạt động của thầy- trò.
Nội dung.
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung.
GV: Cho học sinh đọc chú thích sgk.
HS: Đọc đúng ngữ pháp.
GV?Em hãy giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
GV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
HS: Đọc đúng giọng điệu.
GV: Giải thích các từ khó để học sinh nắm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và bọn quan lại.
GV: Cho hs đọc lại đoạn văn đầu.
HS: Đọc chú ý đúng ngữ pháp.
GV? Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận được miêu tả như thế nào?Thông qua chi tiết nào?
HS: Thảo luận, trình bày kết quả.
GV:Chốt lại vấn đề. HS: Ghi vào tập.
GV?Quan lại và các đại thần được miêu tả tỉ mỉ như thế nào?
HS:Tìm những chi tiết miêu tả bọn quan lại.
GV?Em có nhận xét gì về lời văn ghi chép sự việc của tác giả?
HS: Nhận xét, Gv chốt lại vấn đề.
GV? Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả tác giả nói “Kẻ thất giả biết đó là triệu bất tường”?
 HS:thảo luận, Gv chốt lại nội dung chính.
Hoạt động 3:Hướng dẫn tìm hiểu thái độ của tác giả.
GV? Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả qua bài văn?
HS:Nhận xét, Gv chốt lại vấn đề.
GV:Cho vài hs đọc ghi nhớ: sgk.
I/ Tìm hiểu chung.
1- Tác giả:
Phạm Đình Hổ (1768- 1893), là một nho sĩ sống trong thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, nên có những tư tưởng ẩn cư và sáng tác tác phẩm văn chương.
2- Tác phẩm:
Trích “Vũ trung tuỳ bút”- Tác phẩm đặc sắc đầu thế kỉ 19.
3- Đọc và tìm hiểu chú thích.
II/ Phân tích.
1- Thói ăn chơi của chúa Trịnh và sự sách nhiễu nhân dân của bọn quan lại.
a- Chúa Trịnh.
- Xây cung điện, đền đài các nơi để vui chơi thoả ý (hao tiền tốn của).
- Những cuộc dạo chơi giải trí lố lăng tốn kém, được tác giả miêu tả tỉ mỉ: Thần ăn mặc giả đàn bà, bày bán quanh hồ, thuyền ngự dạo trên hồ , chốc chốc lại ghé vào bờ mua bán,
dàn nhạc bố trí khắp nơi cho vui.
b- Bọn quan lại:
-Tìm thu mà thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ (chim quý, thú lạ, cây cổ thụ),lại được tiếng là mẫn cán.
-Dẫn chứng cụ thể khách quan không lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng.
2-Thái độ của tác giả.
-Qua miêu tả tỉ mỉ sự việc trong phủ chúa, thái độ của tác giả là tố cáo, khinh bỉ quan lại trong phủ chúa (phê phán kín đáo).
-Ông xem đó là điều không lành.
Ghi nhớ: sgk.
4-Củng cố: 
 HS: đọc ghi nhớ, nhận xét về thói xa hoa trong phủ chúa.
5-Dặn dò:
 HS: Học bài, nhận xét thái độ của tác giả.
 Chuẩn bị: Hoàng Lê nhất thống chí.
Tuần 5- Tiết 23-24. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ.
 I/ Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh.
 Sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ quan phản dân hại nước.
 Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
 II/ Chuẩn bị của giáo viên- học sinh:
 GV:Giáo án, sgk.
 HS:Chuẩn bị bài.
 III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
Ổn định tổ chức: Kiểûm tra sĩ số, việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra bài cũ:
Bức tranh miêu tả cảnh sống của phủ chúa Trịnh gợi cho em suy nghĩ gì về hiện thực đất nước?
Giới thiệu bài mới:
 Thế kỷ 16-18- Chế độ phong kiến suy vong- Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền bính. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nổ ra là một tất yếu. Tác phẩm ca ngợi người anh hùng Nguyễn Huệ.
 GV: Ghi tựa lên bảng.
Hoạt động của thầy – trò.
Nội dung.
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 GV?Em hiểu gì về tác giả?
 HS:Đọc chú thích, giới thiệu tác giả.
 GV:Bổ sung:Ngô Thì Chí (1753-1788) em ruột Ngô Thì Nhậm.
Ngô Thì Du (1772-1840) anh em chú bác với Ngô Thì Chí.
 GV? Em có nhận xét gì về đặc điểm thể loại?
 HS: Nhận xét, Gv chốt lại vấn đề.
 GV: Hướng dẫn hs đọc, tìm bố cục hồi thứ 14. 
 HS: Đọc to, rõ, đúng ngữ pháp.
 HS: Chia đoạn văn bản.
 HS: Tìm ý chính của từng đoạn.
 GV: Yêu cầu hs giải thích các chú thích (4,8,13,20,27).
 HS: Dựa vào chú thích sgk trả lời.
 GV? Em hãy nêu đại ý đoạn trích hồi thứ 14?
 HS: Nêu đại ý, Gv chốt lại vấn đề.
 GV: Hồi thứ 14 có thể chia làm 3 phần.
Phần1 :Từ đầu đến 1788.
 ND: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân dẹp giặc.
Phần 2: TTkéo quân vào thành.
 HS: Nêu nội dung.
Phần 3: Còn lại.
 HS: Nêu nội dung.
Hoạt động 2: Phân tích nhân vật Nguyễn Huệ.
 GV?Nêu cảm nhận của em sau khi đọc đoạn trích về người anh hùng Nguyễn Huệ?
 HS: Nêu cảm nhận của bản thân.
 GV? Em thấy tính cách anh hùng thể hiện ở hành động nào của nhân vật.
HS:Chỉ ra những việc lớn mà Nguyễn Huệ đã làm trong vòng một tháng (từ ngày 24-11 đến 30-12).
Tiết 2:
GV: Kiểm tra bài cũ:
 Em có nhận xét gì về người anh hùng Nguyễn Huệ?
Hoạt động 3:Tiếp tục tìm hiểu nhân vật Nguyễn Huệ.
 GV? Ngoài những biểu hiện con người hành động nhanh gọn, Quang Trung còn thể hiện trí tuệ sáng suốt, sâu rộng nhạy bén. Em hãy tìm dẫn chứng chứng minh?
 HS: Phát hiện những chi tiết thể hiện trí tuệ của Quang Trung.
 GV?Em cho biết ý nghĩa của lời phủ dụ trước khi lên đường?
 HS: Thảo luận, trình bày kết quả, Gv chốt lại vấn đề.
 GV?Việc Quang Trung tuyển quân nhanh và gấp, tiến quân thần tốc gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh người anh hùng?
HS: Nêu suy nghĩ, Gv nhận xét.
GV?Hình ảnh vua trong trận đánh tả đột hữu xông được miêu tả cụ thể ở những chi tiết nào?
HS:Chú ý cuộc tiến quân thần tốc.
GV?Tại sao các tác giả họ Ngô vốn rất trung thành với nhà Lê lại viết rất hay về người anh hùng Nguyễn Huệ như thế?
 HS: Tác giả tôn trọng sự thật lịch sử.
 HS:Nêu nhận xét về hình tượng Nguyễn Huệ.
 GV:Nhận xét, chốt lại vấn đề.
Hoạt động 4:Tìm hiểu sự thất bại của kẻ thù.
GV:Cho hs đọc lại đoạn cuối.
HS:Đọc, chú ý đúng ngữ pháp.
 GV? Em có nhận xét gì về Tôn Sĩ Nghị?
 HS: Là tên tướng bất tài, vô dụng.
 GV? Số phận của bọn xâm lược như thế nào?
 HS: Nhận xét,Gv chốt lại vấn đề.
 GV?Giọng văn có gì khác trước?
 HS:Thảo luận, trình bày kết quả.
 GV: Chốt lại vấn đề.
 GV? Tình cảnh của vua tôi nhà Lê được miêu tả như thế nào?
 HS: Bỏ chạy, chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh.
 GV? Em thấy thái độ của tác giả như thế nào, giọng điệu và cảm xúc có gì đáng chú ý? 
 HS: thảo luận.
 GV: Chốt lại vấn đề.
Hoạt động 5:Hướng dẫn luyện tập.
 GV:Cho hs miêu tả chiến công thần tốc của vua Quang Trung.
 HS: Làm việc cá nhân. 
I/ Tìm hiểu chung.
1-Tác giả:
Tập thể các tác giả họ Ngô Thì, quê ở Hà Tây.
Hai tác giả chính: Ngô thì Chí, Ngô Thì Du.
2- Tác phẩm:
Chí: Là thể văn có tính chất văn, có tính chất sử.
Hoàng Lê nhất thống chí: Tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán (thế kỷ 18-19).
3- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích, bố cục.
Ba đoạn.
 - Đ1: Từ đầu1788.
ND:Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân dẹp giặc.
 - Đ2: Tt kéo quân vào thành.
ND:Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
 - Đ3: Còn lại.
ND:Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.
Đại ý:Đoạn trích nêu bức tranh chân thực
và sinh động, hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ, sự đại bại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
II/ Phân tích.
1- Hình ảnh Nguyễn Huệ.
- Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ định và quả quyết trong một tháng.
 + Tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế.
 + Xuất binh ra Bắc.
 + Tuyển mộ quân lính.
 + Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An.
 + Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch đối phó với quân Thanh sau chiến thắng.
Nguyễn Huệ là người lo xa, có hành động mạnh mẽ.
- Trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén.
 + Trong việc phân tích tình hình, thời cuộc và thế tương quan lực lượng giữa ta và địch.
 + Phủ dụ quân lính( khẳng định chủ quyền, lợi thế trung quân) kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.
 + Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người (Sở, Lân).
- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
 + Mới khởi binh đã khẳng định sẽ chiến thắng.
 + Tính kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với một nước lớn gấp mười nước mình.
- Tài dụng binh như thần 4 ngày vượt đèo núi đi 350 km tới Nghệ An, vừa tuyển quân, vừa duyệt binh, tổ chức đội ngũ trong vòng một ngày, tiến quân thần tốc, hẹn 7-1 ăn tết ở Thăng Long, đi xa nhưng quân luôn chỉnh tề.
- Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận qua kể tả, thuậtQuang Trung hiện lên như người anh hùng mang tính sử thi.
2- Sự thất bại của bọn xâm lược và bè lũ tay sai bán nước.
a- Bọn quân tướng nhà Thanh.
- Tôn Sĩ Nghị: tên tướng bất tài kêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch, cho quân lính mặc sức ăn chơi.
- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, bọn chúng sợ xấu mặt xin hàng.
b- Bọn phản nước hại dân.
- Cõng rắn cắn gà nhà mưu cầu lợi ích riêng.
- Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, mất tư cách là quân vương.
Tình cảnh khốn quẩn của vua Lê
- Tác giả ngậm ngùi thương cảm.
* Ghi nhớ: sgk.
III/ Luyện tập.
Hs miêu tả chiến công thần tốc đại phá quân Thanh. 
Củng cố:
 HS đọc ghi nhớ, nêu suy nghĩ về người anh hùng Nguyễn Huệ.
Dặn dò:
 HS: Học bài, làm phần luyện tập.
 Chuẩn bị: Sự phát triển của từ vựng (tt).
Tuần 5- tiết 25 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (T. T).
 I/ Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh hiểu:
 - Ngoài việc phát triển nghĩa của từ, từ vựng của một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm số lượng và các từ ngữ nhờ: 
 + Cấu tạo từ mới.
 + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 - Rèn kỹ năng sử dụng và tạo từ mới.
 II/ Chuẩn bị của giáo viên- học sinh:
 GV: Giáo án, sgk.
 HS: Chuẩn bị bài.
 III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học.
 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, việc chuẩn bị của học sinh.
 2- Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy tìm ba từ có sự phát triển nghĩa? Nêu những nét nghĩa đã phát triển?
 3- Giới thiệu bài mới:
 Ở tiết trước em được tìm hiểu sự phát triển của từ vựng, tiết này chúng ta tìm hiểu sự phát triển về số lượng từ vựng. 
 GV: Ghi tựa lên bảng.
Hoạt động của thầy- trò.
Nội dung.
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc tạo từ ngữ mới.
GV: Cho hs đọc các ví dụ sgk.
HS: Đọc, chú ý yêu cầu.
GV? Từ từ ngữ đã có sẵn em hãy tạo từ ngữ mới?
HS: Điện thoại di động.
 Đặc khu kinh tế.
 Kinh tế tri thức.
 Sở hữu trí tuệ.
GV? Em hãy giải thích nghĩa các từ trên?
HS: Thảo luận, trình bày kết quả.
GV? Tìm những từ có cấu tạo theo mô hình x+ tặc?
HS: Lâm tặc, hải tặc
GV? Có những cách nào để phát triển từ vựng?
HS: Dựa vào ghi nhớ sgk trả lời.
GV: Chốt lại vấn đề.
GV: Cho vài hs đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
GV: Cho hs đọc ví dụ sgk.
GV? Tìm những từ ngữ Hán Việt có trong đoạn trích.
HS: Tìm hiểu, phát biểu, hs khác nhận xét.
GV? Tiếng Việt dùng từ nào để biểu thị khái niệm sau?
 Bệnh mất khả năng miễn dịch gây tử vong.
HS: Tìm hiểu trả lời.
GV? Ở câu b tạo nên từ ngữ mới bằng cách nào?
HS: Trả lời, ghi kết quả vào tập.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
GV: Cho hs đọc bài tập 1.
GV? Em hãy tạo ra mô hình có thể tạo từ ngữ mới.
HS: Tạo mô hình, tạo từ ngữ mới, gv nhận xét.
GV: Cho hs đọc bài 2.
GV? Tìm 5 từ ngữ mới được dùng gần đây.
HS: Thảo luận, trình bày kết quả.
GV: Nhận xét, chốt lại vấn đề.
I/ Tạo từ ngữ mới.
1- Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ, mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao.
- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành thu hút vốn và công nghệ nước ngoài.
- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại.
- Kinh tế tri thức: Nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Điện thoại nóng: Dành riêng cho việc tiếp nhận, giải quyết các vấn đề khẩn cấp.
2- Lâm tặc: Kẻ cướp tài nguyên rừng.
 - Tin tặc: Kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hại.
* Ghi nhớ: sgk.
II/ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
1- a/ Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
 - b/ Bạc mệnh, duyên phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
2- a- AIDS.
 b- Ma- két-ting.
3- Kết luận:
Mượn từ ngữ nước ngoài để phát triển từ vựng.
* Ghi nhớ: sgk.
III/ Luyện tập.
Bài 1: 
- X+ trường: Lâm trường, chiến trường
- X+ hoá: Lão hoá, cơ giới hoá
Bài 2:
- Cơm bụi: Cơm giá rẻ, bán ở cửa hàng nhỏ.
- Cầu truyền hình: Hệ thống truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, điện thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống ca- mơ- ra.
- Công viên nước: Công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước.
- Thương hiệu: Nhãn hiệu thương mại.
- Bàn tay vàng: Bàn tay tài giỏi hiếm có.
 4/ Củng cố:
 GV: Cho hs tìm những từ ngữ mới xuất hiện gần đây.
 5/ Dặn dò:
 HS: Học bài, làm các bài tập còn lại.
 HS: Chuẩn bị “Truyện Kiều”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc