I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. kiến thức: Giúp học sinh :
Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
2. Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thương giúp đõ những người bị nạn.
3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, tả, phân tích nhân vật.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Tác phẩm Lục Vân Tiên.Tóm tắt nội dung đến đoạn trích Vân Tiên gặp nạn.
HS :Đọc đoạn trích và chuẩn bị nội dung câu hỏi SGK.
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ (3ph): Cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
2. Giới thiệu bài:(1ph) GV tóm tắt:Vân Tiên đến nhà Võ Công, gặp Hớn Minh, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Trịnh Hâm thấy tài năng của Vân Tiên sinh ra ganh tị, để bụng.
“Kiệm , Hâm là đứa so đo
.Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi”.
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN Tuần 9 Ngày 23/10 Tiết 41: (TríchTruyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. kiến thức: Giúp học sinh : Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường. Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích. 2. Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thương giúp đõ những người bị nạn. 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, tả, phân tích nhân vật. II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: Tác phẩm Lục Vân Tiên.Tóm tắt nội dung đến đoạn trích Vân Tiên gặp nạn. HS :Đọc đoạn trích và chuẩn bị nội dung câu hỏi SGK. III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ (3ph): Cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga? 2. Giới thiệu bài:(1ph) GV tóm tắt:Vân Tiên đến nhà Võ Công, gặp Hớn Minh, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Trịnh Hâm thấy tài năng của Vân Tiên sinh ra ganh tị, để bụng. “Kiệm , Hâm là đứa so đo .Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi”. Khi Vân Tiên khóc mẹ bị mù mắt, Trịnh Hâm đã ra tay hãm hại. 3.Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG Hoạt động 1: (8 ph) Tìm hiểu vị trí, chú thích, bố cục. GV: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm? Tóm tắt từ đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Ngầ đoạn này. GV: Hướng dẫn đọc: Đoạn đầu đọc nhịp nanh gọn, đoạn sau đọc chậm. GV: Đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? Hoạt động 2: (27 ph) Tìm hiểu nội dung đoạn trích. (giao nhiệm vụ thảo luận nhóm) GV: Trịnh Hâm có hành động gì và chọn thời điểm nào để hại Vân Tiên? Hắn là kẻ như thế nào? ?Hãy sắp xếp trình tự việc làm của Trịnh Hâm hại Vân Tiên.Cho biết Trịnh Hâm hại Vân Tiên vì lí do gì? ? Trịnh Hâm lên kế hoạch hại Vân Tiên như thế nào? Nhận xét tội ác đó? ? Em có nhận xét chung gì về thái độ và tâm địa của Trịnh Hâm? ? Qua nhân vật Trịnh Hâm tác giả muốn nói điều gì về cuộc sống, con người? HS: Trong xã hội có loại người tàn nhẫn, xảo quyệt, đê hèn,xuất phát từ tính đố kị nhỏ nhen, lại có có chút ít trinhfddooj văn hóầNV khá tiêu biểu trong truyện LVT. GV: Nhận xét về nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này? HS:- Tự sự: Kể về tội ác tày trời và lột tả tâm địa bất nhân bất nghĩa. Cách sắp xếp tình tiết hợp lí,diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ giản dị,mộc mạc GV: Còn Ngư ông và gia đình khi thấy Vân Tiên bị nạn đã làm gì? Thể hiện tấm lòng như thế nào? ? Sau khi Vân Tiên tỉnh lại Ngư ông đã nói gì với chàng để thấy đó là tấm lòng của nhân dân ta? ? Nhận xét về ngôn ngữ?(Mang màu sắc Nam Bộ- hẩm hút) ? Liên hệ lời nói của Vân Tiên khi cứu Kiều Nguyệt Nga. ? Ngư ông đã bày tỏ quan niệm của mình về cuộc sống như thế nào? Oâng ngư có phải chỉ đơn thuần là người nghèo khổ, thất học không? Nhà thơ gửi gắm điều gì qua nhân vật ông Ngư? Hoạt động 3: (5 ph) Hướng dẫn tổng kết, luyện tập. GV: Nêu tóm tắt nội dung, nghệ thuật của đoạn trích? ? Trong truyện còn có những nhân vật nào được xếp vào cùng loại với ông Ngư trong đoạn trích này? Họ có những điểm chung gì? Tác giả muốn gởi gắm ý tưởng nào thông qua nhân vật đó? * Dặn dò: (1 ph) Chuẩn bị bài chương trình ĐP I. Tìm hiếu chung: 1. Vị trí: Nằm ở phần hai Lục Vân Tiên gặp nạn được thần và dân cứu giúp. 2. Đọc – tìm hiểu chú thích: 3. Bố cục: 2 phần: - P1: 8 câu đầu: Hành động tội ác của Trịnh Hâm. - P2: Còn lại: Miêu tả việc làm nhân đức cùng cuộc sống trong sạch, nhân cách cao cả của Ngư Ông. II. Đọc – Hiểu văn bản: Trịnh Hâm Ngư ông - Đẩy Vân Tiên xuống nước rồi giả vờ kêu cứuà bất nhân bất nghĩa. - Kế hoạch phân tán thầy trò Vân Tiên lúc Vân Tiên bị mùà Tội ác ngấm vào máu. - Động cơ: Đố kị, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, lo cho đường tiến thân của y =>Hành động có toan tính, có âm mưu kế hoạch sắp đặt kĩ lưỡng, chặt chẽàlà hiện thân của cái ác. - Vớt Vân Tiên cả nhà khẩn trương chạy chữa để cứu Vân Tiênà Tấm lòng nhân nghĩa, thấy việc nghĩa là làm. - Mời vân Tiên ở lại(dù gia cảnh nghèo khó)à Tấm lòng bao dung, hào hiệp sẵn sàng cưu mang người bị hại. - Không màng chuyện đền ơn. =>Việc làm nhân ái, không so đo, tính toánàlà hiện thân của cái thiện. - Cuộc sống của ông Ngư: . Nghề chài lưới. . Thích tự do, đọc sách thánh hiền. =>Sự trân trọng, yêu quý người dân lao động bình thường, niềm tin vào cái thiện, khát vọng cuộc sống tốt đẹp, ngoài vòng danh lợi. III. Tổng kết- Luyện tập: 1/ Nội dung(ghi nhớ sgk) 2/ Nghệ thuật: - Lời thơ tự sự giàu cảm xúc, khoáng đạt. - Ngôn ngữ bình dị, dân dã, mang màu sắc Nam Bộ. 3/ Luyện tập: - Nhân vật: chú tiểu đồng, bà lão trong rừngà nghèo khổ nhưng nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa, khinh tài. - Triết lí nhân sinh: “ở hiền gặp lành”à niềm tin và ước mơ của nhân dân. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (VĂN) Tuần 9 Ngày dạy: 25/10 Tiết 42: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình. Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương. Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học của địa phương. II. CHUẨN BỊ:- GV: Tài liệu về các tác gia Nguyễn Hải Tùng, Nguyễn Ngọc Tư. - HS sưu tầm theo yêu cầu SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ(2ph): GV kiểm tra bài phần chuẩn bị ở nhà của học sinh. 2. Giới thiệu bài(1ph): GV nêu yêu cầu bài học. Năm học vừa qua các em đã lập bảng thống kê các tác giả đã được học. Hôm nay chúng ta bổ sung thêm cho hoàn chỉnh. 3. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1(6ph): Các tổ tập hợp, bổ sung kết quả sưu tầm. Hoạt động 2(17ph): Trình bày: - Các tổ cử đại diện trình bày kết quả. - Bổ sung kết quả sưu tầm giữa các tổà Bảng thống kê hoàn chỉnh. - Giáo viên giới thiệu thêm một số tác giả, tác phẩm đạt giải trong cuộc vận động thi viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu nhi, nhi đồng năm 2005: Tác giả Tác phẩm Quê hương Đạt giải 1. Việt Linh (Cán bộ ấp) Hai cậu bé Cai Lậy – Tiền Giang Khuyến khích 2.Trần Thị Ngọc Hồng (Nhà giáo) Bàn tay nhựa và cái nắm đấm dạ Châu Thành- Tiền Giang Giải ba 3. Trần Quang chánh (Bộ đội ph.viên) Hai mẹ con Châu Thành- Tiền Giang Khuyến khích 4. Châu Sóc Kha (Nhà giáo) Những đứa con xa nhà An Giang Khuyến khích - Giới thiệu thêm một số nhà văn: 1/ Nguyễn Hải Tùng: Cán bộ kháng chiến vùng Cà Mau – Bạc Liêu. Sau năm 1975, Giám đốc sở VHTT tỉnh Minh Hải. Nay đã nghỉ hưu sống tại thi xã Bạc Liêu. Sự nghiệp văn học: .Thơ phản ánh phong trào kháng chiến của nhân dân Cà Mau, Bạc Liêu. . Ca ngợi các anh hùng Cà Mau. 2/ Nguyễn Ngọc Tư: Thế hệ nhà văn trưởng thành sau năm 1975. Văn chương: .Sinh hoạt của nhân dân Cà Mau. Hoạt động 3(20ph): Viết bài văn trình bày cảm nghĩ của mình về một tác phẩm địa phương: Ví dụ: Bài: Sông nước Cà Mau của tác giả Đoàn Giỏi. - Mỗi tổ chọn một bài đọc trước lớp. - Đọc bài sáng tác của học sinh(nếu có)- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giáà Tuyên dương, khuyến khích học sinh có bài viết khá. Hoạt động 4(2ph) Củng cố- dặn dò: - Tiếp tục sưu tầm các nhà văn địa phương và các tác phẩm viết về địa phương Cà Mau. - Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng. Tiết 43 – 44: Ngày dạy:24/10 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiết 1 – 2) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: + Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ) II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ, sơ đồ. - HS: ôn lại phần lí thuyết có liên quan đến bài học III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (1 ph) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh; Kết hợp ôn lí thuyết từng phần. 2. Giới thiệu bài:(1 ph) Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học. Hoạt động của GV-HS Nội dung Hoạt động 1: (14 ph) ôn tập từ đơn và từ phức : GV: gọi HS nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức. Phân biệt các loại từ phức. Sơ đồ. Từ đơn Từ Từ ghép Từ phức Từ láy GV: Cho HS đọc câu 2 trong SGK HS: đọc và nhận diện từ ghép, từ láy. Dùng bảng phụ ghi từ ghép, từ láy.HS phân biệt. GV: cho HS đọc bài 3, xác định từ nào có giảm ghĩa, từ nào tăng nghĩa. I. Từ đơn và từ phức : 1.Khái niệm: a)Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng. VD: nhà, cây b)Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng. VD: quần áo, trầm bổng c) Từ phức gồm 2 loại: a.Từ ghép: gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. b.Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng (láy âm và vần). 2. Xác định từ ghép, từ láy. - Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. - Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. 3.Từ láy giảm nghĩa, từ láyï tăng nghĩa: - Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. - Tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt. Hoạt động 2: (15 ph) ôn tập thành ngữ : GV: gọi HS nói lại khái niệm thành ngữ. ?Làm thế nào để phân biệt thành ngữ, tục ngữ? -Thành ngữ: Biểu thị khái niệm. Giá tri tương đương một từ. -Tục ngữ: Biểu thị phán đoán, nhận định. Thường khuyết chủ ngữ. HS: thảo luận nhóm xác định thành ngữ, tục ngữ GV: Chia lớp thành các nhóm và cho các em thi nhau xem nhóm nào tìm ra được nhiều thành ngữ có đặc diểm như bài tập yêu cầu. HS: tìm thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, thực vật. GV: hướng dẫn HS tìm thành ngữ được sử dụng trong văn chương. HS tìm thêm các trường hợp khác trong văn chương. Hoạt động 3: (8 ph) ôn tập nghĩa của từ. GV: Cho HS ôn lại nghĩa của từ. Hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục III sgk: b/ Nghĩa của mẹ chỉ khác nghĩa của bố ở phần nghĩa”người phụ nữ”. c/ Nghĩa từ mẹ trong hai câu này có thay đổi: mẹ trong “Mẹ em rất hiền”à nghĩa chuyển. d/ mẹ- bà có nghĩa chung là”người phụ nữ” GV: Bài 3, cách giải thích nào là đúng? Vì sao? - Cách giải thích câu a: Dùng một cụm từ có nghĩa thực thể – cụm danh từ, giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất. (độ lượng – tính từ) Hoạt động 4: (6 ph) Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.ø HS: Nhắc lại khái niệm vềø từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. ? Từ “hoa” dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. TIẾT 2 222222: Hoạt động 1: (5 ph) ôn tập từ đồng âm. HS: Nhắc lại khái niệm, phân biệt từ đồng âm và hiện tượng từ nhiều nghĩa. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 Hoạt động 2: (8 ph) ôn tập từ đồng nghĩa. HS: ôn lại khái niệm từ đồng nghĩa. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập mục 2, 3 phần VI Hoạt động 3: (6 ph)ôn tập từ trái nghĩa. HS: Nhắc lại từ trái nghĩa. - Một HS lên bảng làm bài tập 2. GV: Chia 2 đội thi tìm nhanh những cặp từ trái nghĩa bài tập 3 Hoạt động 4:(10 ph) ôn tập cấp độ khái quát của từ 1. GV cho HS nêu khái niệm. 2. GV dùng bảng phụ cho HS viết lên bảng phụ để củng cố. - Các từ ngữ có quan hệ bao hàm hoặc bao hàm nhau về nghĩa gọi là cấp độ khái quát của từ ngữ. Ví dụ: Động vật:Thú,Cá Thú: Voi, Báo II.Thành ngữ. 1/ Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị khái niệm. Thường thông qua một số phép chuyển nghĩa: ẩn dụ, so sánh.. Tục ngữ: thường là một câu biểu thị phán đoán, nhận định. 2/ Xác định thành ngữ, tục ngữ: * Thành ngữ: b/ Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm. d/ Được voi đòi tiên: Tham lam, được cái này lại muốn cái khác. e/ Nước mắt cá sấu: Sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác. * Tục ngữ: a/ Gần mực: Hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người. c/ Chó treo mèo đậy: Muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại. 3)Tìm hai thành ngữ có yếu tổ chỉ động vật, hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật: a.Động vật: Hàm chó vó ngựa. Lên voi xuống chó. Đánh chó nhìn mặt chủ. Mèo nhỏ bắt chuột con. b.Thực vật: Bèo dạt mây trôi. Cưỡi ngựa xem hoa. Quýt làm cam chịu. 4/ Thành ngữ trong văn chương. a. Đố ai lượm đá quăng trời Đan gàu tát nước ghẹo người trên mây. ( Ca dao) b. Ra tuồng mèo mả gà đồng Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào. (Nguyễn Du) III. Nghĩa của từ 1. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị. 2. Chọn cách hiểu đúng: - Chọn a. - Không chọn b: chưa đầy đủ - Không chọn c: nghĩa chuyển. - Không chọn d: nghĩa chưa chuẩn 3. Chọn cách giải nghĩa câu b. - Cách hiểu b đúng, cách giải thích nghĩa câu a vi phạm nguyên tắc giải nghĩa từ. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 1. Từ có thể có mộït nghĩa hay nhiều nghĩa. VD: + Từ một nghĩa: Xe đạp + Từ nhiều nghĩa: Chân: chân người chân mây à Chuyển nghĩa: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. 2. “Hoa” nghĩa chuyển là nghĩa lâm thời(tách khỏi câu, nghĩa này không còn nữa) V. Từ đồng âm 1.Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. 2. a)Từ “lá”nhiều nghĩa. b) Từ “đường” đồng âm. VI. Từ đồng nghĩa: 1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. 2. Chọn cách hiểu đúng : c. 3. Từ xuân: mùa thay 1 năm = 1 tuổi hoán dụ.Tác dụng:tránh lặp từ. VII. Từ trái nghĩa: 1.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 2. Những cặp từ có nghĩa trái ngược : xa- gần, xấu - đẹp, rộng - hẹp. 3. Nhóm 1: sống - chết, đực - cái, chiến tranh - hòa bình, chẵn - lẻ. àNhững cặp từ trái nghĩa tuyệt đối.(Phủ định , không thể vừa A vừa B, không dùng từ chỉ mức độ) Nhóm 2 :Già – trẻ, yêu – ghét, cao –thấp, nông - sâu. àTrái nghĩa tương đối. (Không phủ định lẫn nhau. Có thể kết hợp thành từ ghép, vừa A vừa B.) VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ 1. Khái niệm: 2. Điền từ thích hợp vào ô trống:( Sơ đồ vẽ dưới) Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép đẳng lập Từ láy Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ Từ láy bộ phận Từ láy hoàn toàn Từ láy âm Từ láy vần Hoạt động 5: (7 ph) ôn tập trường từ vựng: 1. GV cho HS định nghĩa về trường từ vựng . + HS nêu định nghĩa. Bàn tay Tay tay nhỏ Tay nắm, sờ 2. GV giợi ý cho HS tìm từ vựng trong đoạn văn: + HS lập bảng trường từ vựng của vài từ IX. Trường từ vựng: 1.Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 2. Trường tự vựng: Tắm - bể Tác dụng: tác giả dùng 2 từ này khiến cho câu văn có hình ảnh sinh động, có giá trị tố cáo mạnh mẽ. Hoạt động 6: (9 ph) Củng cố – Dặn dò + Dặn dò HS lập bảng ôn tập. + Soạn bài mới “Đồng chí”Tuần 9 Ngày dạy: 1/11 Tiết 45: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 Văn tự sự I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS: + Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết bài này. + Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt. II. CHUẨN BỊ : + GV: Chấm bài, bảng phụ ghi lỗi sai của học sinh, đáp án cho phần sửa lỗi sai. Thống kê: điểm, những ưu, nhược điểm của HS trong bài viết. + HS: xem lại bài nháp, lập dàn bài III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị dàn ý của HS. 2. Bài mới: Hoạt động 1: GV chép đề bài lên bảng: Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè em về thăm trường cũ.viết thư cho một bạn hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xuc động đó. Hoạt động 2: Xây dựng dàn ý(Tiết 34+35) Hoạt động 3: Nhận xét ưu- khuyết điểm: * Ưu điểm: Một số có ưu điểm sau: + Có cốt truyện + Bố cục chặt chẽ + Kể chuyện sinh động + Nhân vật có cá tính,đặc điểm + Có kết hợp yếu tố miêu tả, đối thoại, độc thoại * Khuyết điểm: + Một số bài viết tình huống không hợp lí + Kể xuôi lại sự việc, thiếu sự kết hợp các yếu tố khác. + Lời văn chưa mạch lạc, ý sơ sài, sắp xếp lộn xộn Hoạt động 4: Trả bài: Học sinh đọc bài viết của mình, của bạn, đối chiếu lỗi sai với phần sửa. Hoạt động 5: Sửa lỗi. - GV liệt kê lỗi sai của HS ra bảng phụ. - GV gọi một HS nhận xét, chỉ ra lỗi sai, sửa lại lỗi sai ( viết lại câu, đoạn văn) - HS nhận xét phần sửa lỗi sai của bạn. - GV nhận xét, sửa lại. Lỗi sai Nhận xét Sửa lỗi Thời gian đã trôi qua thật nhanh mới đây đã 20 năm Rồi hè lại về với các em học sinh sau một năm học vất vả công việc của mình là giám đốc công ty sây dựng, mình đã có dịp về thăm trường củ của mình và xửa chửa sây dựng lên những căn nhà tập thể và ngôi trường mới. - Sai chính tả - Chưa chọn lọc sự việc - Thiếu cảm xúc Thế là 20 năm đã qua đi. Ngày mai cùng đoàn công tác xuống làm việc huyện nhà ghé lại trường cũ. Lâu rồi chưa có dịp thăm lại mái trường ghi bao kỉ niệm êm đềm tuổi thơ tôi. Cảnh vật sung quanh khác sa hơn hẳn, nhiều ngôi nhà đồ xộ khang trang đã mọc lên nhiều sau 20 năm mình mới có dịp mà đã trông thay đổi hơn nhiều, cổng trường càng thay đổi hơn nữa. - Sai chính tả - Diễn đạt - Thiếu yếu tố miêu tả Trường xưa chỉ có vài dãy nhà cấp bốn lợp ngói đỏ thâm sì rệu rã dột mỗi khi mưa xuống, lổ loang những thảm rêu xanh hòa màu đỏ gạch trên tường. Giờ đây thay vào đó là nững dãy nhà hai tầng khang trang với những phòng học, phòng thiết bị hiện đại. Hoạt động 6: Củng cố. - Nhắc lại yêu cầu bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả. - Gọi tên lấy điểm. Hoạt động 7: Hướng dẫn học nhà: - Tiếp tục đọc và sửa lại bài theo đáp án, viết laị bài ở nhà. - Soạn bài Đồng chí theo câu hỏi hướng dẫn học bài sgk. & Ngày 20 tháng 10 năm 2008 KÍ DUYỆT
Tài liệu đính kèm: