Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 10

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 10

Văn học

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp học sinh :

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác HS có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II. CHUẨN BỊ :

 - Giáo viên :

 + SGK, giáo án.

 + Anh nhà sàn của Hồ Chí Minh.

 + Anh những người thân trong gia đình Bác.

- Học sinh : Soạn bài.

+ Bố cục.

 + Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 * Ổn định lớp.

 * Kiểm tra sỉ số.

 * Giới thiệu bài mới :

 Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Bác, học theo phong cách sống và làm việc của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hóa của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Đoạn trích dưới đây sẽ phần nào trả lời cho câu hỏi ấy.

 

doc 23 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1 
Văn học
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp học sinh :
	- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
	- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác HS có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên : 
	+ SGK, giáo án.
	+ Aûnh nhà sàn của Hồ Chí Minh.
	+ Aûnh những người thân trong gia đình Bác.
- Học sinh : Soạn bài.
+ Bố cục.
	+ Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	* Ổn định lớp.
	* Kiểm tra sỉ số.
	* Giới thiệu bài mới :
 	 Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Bác, học theo phong cách sống và làm việc của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hóa của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Đoạn trích dưới đây sẽ phần nào trả lời cho câu hỏi ấy.
	Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động 
của trò
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM.
 Giáo viên giới thiệu khái quát về tác giả và xuất xứ của tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG 2 : HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
- GV hướng dẫn cách đọc : đọc chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.
- GV gọi HS đọc.
 - Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào ? Thuộc loại văn bản nào ? 
-Văn bản đề cập đến vấn đề gì 
-Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần 
- Gọi HS đọc phần một.
- Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào ?
- Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hóa nhân loại ?
- Chìa khóa để mở ra kho tri thức là gì ? 
- Động lực nào giúp Bác có được những tri thức ấy ? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh họa cho những ý mà em đã trình bày ? ( GV chia nhóm thảo luận )
- Qua những vấn đề trên . em nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh ?
- Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức độ như thế nào và theo hướng nào ?
- Theo em, điều kì lạ nhất đã tạo nên phong cách HCM là 
gì ?
- Để làm nổi bật vấn đề HCM với sự tiếp thu văn hóa nhân loại, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?
- GV chốt lại cách lập luận của đoạn văn. 
- Nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Nắm cách đọc
- Đọc giọng khúc triết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với Bác.
- Làm việc độc lập, phát hiện phương thức biểu đạt chính luận, loại văn bản nhật dụng.
- Suy nghĩ trả lời.
- Từ đầu ... hiện đại.
- Còn lại.
- Đọc văn bản.
- Suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản trả lời.
- Suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản trả lời
- Suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản trả lời
- Chia nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
- Suy nghĩ độc lập trả lời.
- Suy nghĩ độc lập trả lời.
- Suy nghĩ độc lập trả lời.
- Chia nhóm thảo luận, phát hiện câu văn cuối phần một vừa khép lại vừa mở ra vấn đề
I. GIỚI THIỆU :
1/ Tác giả : Lê Anh Trà.
2/ Tác phẩm : Văn bản trích từ bài viết Phong cách Hồ Chí Minh , cái vĩ đại gắn với cái giản dị , in trong tập Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, Viện văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.
II. PHÂN TÍCH :
* Văn bản đề cập đến vấn đề : Sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
* Bố cục : hai phần.
 + Phần một : Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của Hồ Chí Minh.
 + Phần hai : Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
1/ Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại :
- Hoàn cảnh : đầy gian nan vất vả bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước ( qua nhiều cảng trên thế giới, thăm và ở nhiều nuớc ).
- Cách tiếp thu : nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Qua công việc lao động mà học hỏi ( làm nhiều nghề khác nhau ).
- Động lực : ham hiểu biết, học hỏi.
 + Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
 + Làm nhiều nghề.
 + Đến đâu cũng học hỏi.
=> Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động.
 - Hồ Chí Minh có vốn kiến thức rộng ( từ văn hóa phương Đông đến văn hóa phương Tây ) và sâu ( uyên thâm ), tiếp thu có chọn lọc. Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực.
 - Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
	* Củng cố :
	 - Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào ?
	- Để làm nổi bật vấn đề HCM với sự tiếp thu văn hóa nhân loại, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?
	* Dặn dò : 
- Học kỉ bài.
- Chuẩn bị phần còn lại.
+ Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
	+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
	+ Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách HoÀ Chí Minh .
***
Tiết 2 
Văn học
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
( tiếp theo )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp học sinh :
	- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
	- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác HS có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên : 
	+ SGK, giáo án.
	+ Aûnh nhà sàn của Hồ Chí Minh.
	+ Aûnh những người thân trong gia đình Bác.
- Học sinh : Soạn bài.
+ Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
	+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
	+ Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách HoÀ Chí Minh .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	* Ổn định lớp.
	* Kiểm tra bài cũ :
	1/ Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào ?
	2/ Để làm nổi bật vấn đề HCM với sự tiếp thu văn hóa nhân loại, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?
	* Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động 
của trò
Nội dung hoạt động
- Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của HCM , tác giả tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào ? ( Nơi ở và làm việc ? Trang phục ? Việc ăn uống của Bác ?
- Em hình dung như thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại ?
- GV bình bằng dẫn chứng tổng thống B. ClinTơn thăm VN ?
- Em cảm nhận được điều gì trong lối sống của HCM 
- Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi- vị anh hùng dân tộc thế kỉ XV. Em hãy tìm những nét giống và khác nhau giữa hai lối sống của Bác với vị hiền triết như thế nào?
- Để nêu bật vẻ đẹp phong cách lối sống giản dị của HCM tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
- Trong cuộc sống hiện đại, xét về phương diện văn hóa trong thời kì hội nhập. Hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ ?
- Tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó ?
- Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hóa và phi văn hóa ?
- GV chốt lại : Vấn đề ăn mặc, cơ sở vật chất, cách nói năng ứng xử vừa có ý nghĩa hiện tại vừa có ý nghĩa lâu dài.
HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT
 Hãy rút ra ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh ?
HOẠT ĐỘNG 4 : LUYỆN TẬP
- Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác ?
- GV bổ sung
- Hát minh họa.
- Chỉ ra được 3 phương diện : nơi ở, trang phục, ăn uống.
- Chia nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
- Trình bày ý kiến.
- Tìm ra điểm giống nhau và khác nhau .
- Trình bày ý kiến.
- Trình bày ý kiến.
- Sống, làm việc theo gương Bác Hồ . Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa.
- Tự do phát biểu ý kiến.
- Trình bày ý kiến.
- Kể.
- Hát minh họa.
2. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh :
- Nơi ở và làm việc : nhỏ bé, mộc mạc : chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ chính trị. Đồ đạc đơn sơ.
- Trang phục giản dị : quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã.
=> Hồ Chí Minh chọn lối sống vô cùng giản dị.
 - Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của nhà văn hóa dân tộc mang nét đẹp thời đại gắn với nhân dân.
3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận : " Có thể nói ... HCM ", " Quả như .... cổ tích ".
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa HCM với các bậc hiền triết.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập : Vĩ nhân mà hết sứcgiản dị, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức dân tộc.
4. Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách HoÀ Chí Minh .
- Thuận lợi : giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa hiện đại.
- Nguy cơ : có nhiều luồng văn hóa tiêu cực phải biết nhận ra độc hại.
III. TỔNG KẾT :
 Cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
IV. LUYỆN TẬP :
1. Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
2. Hát minh họa " HCM đẹp nhất tên người ".
	* Củng cố : 
	- Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của HCM , tác giả tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào ?
	- Để nêu bật vẻ đẹp phong cách lối sống giản dị của HCM tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
	- Hãy rút ra ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh ?
	* Dặn dò :
	- Học bài.
	- Chuẩn bị bài : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
	+ Phương châm về lượng.
	+ Phương châm về chất.
	+ ... 
a. Nói mát
b. Nói hớt
c. Nói móc
d. Nói leo
e. Nói ra đầu ra đũa.
 4/ 
a. Tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ.
b. Giảm nhẹ sự đụng chạm tới người nghe, tuân thủ PCLS.
c. Báo hiệu cho người nghe là người đó vi phạm PCLS.
 5/
 - Nói băm nói bổ : nói bốp chát, thô bạo ( PCLS ).
 - Nói như đấm vào tai : nói mạnh, trái ý người khác ( PCLS )
 - Điều nặng tiếng nhẹ : nói trách móc( PCLS ).
 - Nửa úp nửa mở : nói mập mờ, nói không ra hết ý( PCCT )
 - Mồm loa mép giải : lắm lời nói át người khác ( PCLS )
 - Đánh trống lảng : tìm cách chuyển đề tài đang trao đổi sang đề tài khác ( PCQH )
 - Nói như dùi đục chấm mắm cáy : nói không khéo, thô cộc ( PCLS ).
* Củng cố :
	 Thế nào là PCQH, PCCT, PCLS ? Cho ví dụ.
	* Dặn dò :
	- Học thuộc bài
	- Soạn bài : SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
Tiết 9 
Tập làm văn
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp học sinh hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Giáo án, SGK.
- HS : soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	* Ổn định lớp.
	* Kiểm tra bài cũ :
 Những đối tượng thuyết minh nào cần sử dụng lập luận ? Nêu ví dụ cụ thể ? Tác dụng của lập luận trong văn bản thuyết minh ?
	* Giới thiệu bài mới :
 Trong văn bản thuyết minh, khi phải trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như các loài cây, các di tích, thắng cảnh, các thành phố  bên cạnh thuyết minh rõ ràng, mạch lạc các đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành của đối tượng thuyết minh cũng cần vận dụng biện pháp miêu tả để làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận. Vậy vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này.
Hoạt động của thầy
Hoạt động
 của trò
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1 : ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI.
- Gọi HS đọc văn bản trang 24 - 25 SGK.
- Hãy giải thích nhan đề của văn bản ?
- Tìm và gạch dưới những câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
- Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó.
- Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, bài này có thể bổ sung những gì ? Em hãy cho biết thêm công dụng của thân cây chuối, lá chuối, nõn chuối ... ?
- Cho biết vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong việc thuyết minh như thế nào ?
- Những đối tượng nào cần sự miêu tả khi thuyết minh ?
- GV khái quát cho HS đọc to phần ghi nhớ trang 25 SGK.
HOẠT ĐỘNG 2 : HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 trang 26 SGK.
- Hãy bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh.
- Hãy chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn ở mục II. 2 trang 26.
- Gọi HS đọc văn bản Trò chơi ngày xuân.
- Hãy chỉ ra những câu văn miêu tả trong đó.
- Hai HS đọc.
- Giải thích nhan đề.
- Phát hiện, gạch dưới.
- Phát hiện, trả lời.
- Trình bày ý kiến.
- Miêu tả trong TM làm bài văn thêm sinh động, sự vật được tái hiện cụ thể.
- Các loài cây, di tích ...
- Một HS đọc to phần ghi nhớ.
- Một HS đọc.
- Trình bày ý kiến.
- Phát hiện, trả lời.
- Đọc văn bản.
- Phát hiện, trả lời.
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
a) Vai trò, tác dụng của cây chuối với đời sống con người.
b) Những câu văn thuyết minh về đặc điểm của cây chuối :
- Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng chuối.
- Cây chuối rất ưa nước ... vô tận.
- Người phụ nữ ... ngày nay.
- Quả chuối ... hấp dẫn.
- Mỗi cây chuối đều có ... nghìn quả.
- Quả chuối chín ... hàng ngày.
- Chuối xanh nấu với ... ngũ quả.
- Chuối thờ ... chuối chín.
c) Những câu văn có yếu tố miêu tả :
- Đi khắp Việt Nam ... núi rừng.
- Chuối xanh có vị chát ... món gỏi.
=> Việc sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh làm cho các câu văn thêm giàu hình ảnh, gợi hình tượng, hình dung về sự vật.
d) Có thể thêm các ý :
* Thuyết minh :
- Phân loại chuối : chuối tây ( thân cao, màu trắng, quả ngắn ), chuối hột ( thân cao, màu tím sẫm, quả ngắn, trong ruột có hột ), chuối rừng ( thân cao to, màu sẫm, quả to ... ).
- Thân gồm nhiều lớp bẹ, có thể dễ dàng bóc ra phơi khô, tước lấy sợi.
- Lá ( tàu ) gồm có cuống lá và lá.
- Nõn chuối : màu xanh.
- Hoa chuối ( bắp chuối ) : màu hồng, có nhiều lớp bẹ.
- Gốc có củ và rễ.
* Miêu tả :
- Thân tròn, mát rượi ...
- Tàu lá xanh rờn, bay xào xạc trong gió ...
* Có thể kể thêm một số công dụng :
Thân cây chuối non có thể thái ghém làm rau sống ăn rất mát, có tác dụng giải nhiệt.
- Hoa chuối có thể thái thành sợi nhỏ để ăn sống, xào, luộc ...
- Lá chuối tây tươi có thể dùng để gói bánh chưng, bánh giầy ...
- Nõn chuối tây có thể ăn sống rất mát ...
@ Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
II. LUYỆN TẬP :
1/
- Thân cây chuối có hình dáng đứng thẳng như chiếc cột nhà sơn màu xanh.
- Lá chuối tươi như chiếc quạt phẩy nhẹ theo làn gió.
- Lá chuối khô màu vàng sậm dùng để gói bánh.
- Nõn chuối trắng muốt, trông tinh khiết như một làn ánh sáng trắng.
- Bắp chuối khi to trĩu xuống lộ ra màu đỏ.
- Quả chuố khi chín vỏ thường có dấu chấm nâu hoặc đen.
2/ Yếu tố miêu tả :
- Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai.
- Chén của ta không có tai.
- Khi mời ai ... rất nóng.
3/
- Qua sông Hồng ... mượt mà.
- Lân được trang trí ... họa tiết đẹp.
- Múa lân rất sôi động ... chạy quanh.
- Kéo co ... mỗi người.
- Bàn cờ ... quân cờ.
- Hai tường ... che lọng.
- Với khoảng thời gian ... khê.
- Sau hiệu lệnh ... bờ sông.
	* Củng cố :
	 GV khái quát lại bài và nhắc HS nắm lại.
	* Dặn dò :
	- Học bài.
	- Chuẩn bị bài : LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
Tiết 10 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Giáo án, SGK.
- HS : soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	* Ổn định lớp.
	* Kiểm tra bài cũ :
 Cho biết vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong việc thuyết minh ?
	* Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động
 của trò
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý, LẬP DÀN Ý.
- GV chép đề lên bảng.
- Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì ?
- GV : Cần chú ý mấy chữ ở làng quê Việt Nam. Đó là cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng ...
- Mở bài cần trình bày những ý gì ?
- GV khái quát.
- Phần thân bài cần những ý nào để thuyết minh ? Trình tự các ý đó ?
- Kết bài trình bày ý nào ?
HOẠT ĐỘNG 2 : VIẾT BÀI.
- Cho HS viết phần mở bài.
- GV gợi ý để HS viết bài.
- GV : Có thể mở bài bằng cách giới thiệu Ở VN đến bất kì miền quê nào đều thấy hình bóng con trâu trên đồng ruộng hoặc mở bài bằng cách nêu mấy câu ca dao, tục ngữ ... Từ đó dẫn ra vị trí của con trâu trong đời sống nông thôn VN.
- Cần giới thiệu từng loại việc và có sự miêu tả con trâu trong từng việc đó.
- Phần này lướt qua vì tại địa phương không có các lễ hội đó .
- Cần tả cảnh trẻ em chăn trâu, hình ảnh những con trâu cần cù gặm cỏ ...
- Hãy viết một đoạn văn thuyết minh có kết hợp yếu tố miêu tả đối với một trong các ý nêu trên ?
- Thuyết minh con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Trình bày ý kiến.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.
- Trình bày ý kiến.
- Viết phần mở bài vào vở.
- Triển khai ý ( ghi vào nháp, đọc và bổ sung ).
- Lướt qua bằng một câu giới thiệu chung.
- Nhận thấy cảnh chăn trâu on trâu ung dung gặm cỏ là một hình ảnh đẹp.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.
I. TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý, LẬP DÀN Ý.
1/ Tìm hiểu đề :
 Đề : Con trâu ở làng quê Việt Nam.
2/ Tìm ý và lập dàn ý :
Mở bài :
Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
- Là giống vật nuôi quen thuộc.
- Chủ yếu được dùng vào việc cày bừa, kéo xe ...
Thân bài :
- Ngoại hình :
+ Tầm vóc lớn, cân đối, bốn chân vững chãi, da đen bóng, lông mượt ...
+ Đầu to, trán rộng, cặp sừng cong vút.
+ Cổ dài, lưng phẳng, mông nở.
+ Đuôi dài, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi, muỗi.
- Đặc tính :
+ Dễ nuôi, hiền lành.
+ Kéo cày rất khỏe, cần cù làm việc.
Kết bài :
Trâu là động vật có ích, gắn bó thân thiết với nhà nông.
II. THỰC HIỆN BÀI LÀM.
1/ Con trâu ở làng quê Việt Nam.
2/ Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng.
3/ Giới thiệu con trâu trong lễ hội.
4/ Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
* Viết đoạn văn thuyết minh có kết hợp yếu tố miêu tả :
1/ Chiều chiều, khi một ngày lao động đã tạm dừng, con trâu được tháo cày và đủng đỉnh bước trên đường làng, miệng luônnhai trầu bỏm bẻm. Khi ấy, cái dáng đi khoan thai, chậm rãi của con trâu khiến cho người ta có cảm giác không khí của làng quê VN sao mà thanh bình và thân quen quá đỗi !
2/ Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân :
Trâu ơi, ta bảo trâu này
..............
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công.
	* Củng cố :
	 GV khái quát lại bài.
	* Dặn dò :
	- Xem lại bài.
	- Chuẩn bị bài : TUYÊN BỐ THẾ GIỚI ...
+ Xuất xứ của văn bản.
	+ Bố cục của văn bản.
	+ Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới.
**********

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9(83).doc