Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 37

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 37

NỘI DUNG CHƯƠNG

I. TÊN CHƯƠNG: Chương trình học kỳ một.

 1. Văn học:

 Văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và trữ tình; văn bản nhật dụng; thuyết minh; văn thơ cách mạng; chương trình địa phương.

 2. Tiếng việt:

 Các phương châm hội thoại; sự phát triển của từ vựng; thuật ngữ; trao đổi vốn từ; tổng kết từ vựng.

 3. Tập làm văn:

 Nghệ thuật trong văn bản thuyết minh; miêu tả trong tự sự, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự; đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự.

II. TỔNG SỐ TIẾT: 90 tiết (11 tiết kiểm tra + thi học kỳ ).

III.THỜI GIAN THỰC HIỆN: Từ tuần 01 đến tuần 18.

 Từ ngày 17 tháng 8 năm 2009 đến ngày tháng năm 2010.

IV. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRỌNG TÂM:

1. Khai thác tính nhân văn cao cả trong tác phẩm văn học Việt Nam; làm nổi bật tình yêu con người, tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, nghĩa khí. Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc.

2. Vận dụng có ý thức các kiến thức về tiếng Việt trong giao tiếp.

3. Tập làm văn tích hợp từ thấo đến cao, có kiến thức để cảm thụ, phân tích, thực hành văn bản khoa học, văn bản văn học.

V. ĐỒ DÙNG:

 1. Văn bản.

 2. Tranh tác giả.

 3. Sơ đồ, lược đồ.

 

doc 62 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 37", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 15 THÁNG 8 NĂM 2009
THỜI GIAN THỰC HIỆN
TỪ NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2009
ĐẾN NGÀY THÁNG NĂM
KẾ HOẠCH CHƯƠNG
TÊN CHƯƠNG: CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ MỘT
NỘI DUNG CHƯƠNG
I.. TÊN CHƯƠNG: Chương trình học kỳ một.
 1. Văn học:
 Văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và trữ tình; văn bản nhật dụng; thuyết minh; văn thơ cách mạng; chương trình địa phương.
 2. Tiếng việt:
 Các phương châm hội thoại; sự phát triển của từ vựng; thuật ngữ; trao đổi vốn từ; tổng kết từ vựng.
 3. Tập làm văn:
 Nghệ thuật trong văn bản thuyết minh; miêu tả trong tự sự, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự; đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự.
II. TỔNG SỐ TIẾT: 90 tiết (11 tiết kiểm tra + thi học kỳ ).
III.THỜI GIAN THỰC HIỆN: Từ tuần 01 đến tuần 18.
 Từ ngày 17 tháng 8 năm 2009 đến ngày tháng năm 2010.
IV. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRỌNG TÂM:
Khai thác tính nhân văn cao cả trong tác phẩm văn học Việt Nam; làm nổi bật tình yêu con người, tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, nghĩa khí. Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Vận dụng có ý thức các kiến thức về tiếng Việt trong giao tiếp.
Tập làm văn tích hợp từ thấo đến cao, có kiến thức để cảm thụ, phân tích, thực hành văn bản khoa học, văn bản văn học.
V. ĐỒ DÙNG:
 1. Văn bản.
 2. Tranh tác giả.
 3. Sơ đồ, lược đồ.
***************
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 16 THÁNG 8 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2009
TIẾT 01 
TUẦN 01
TÊN BÀI DẠY:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và 
hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 2. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.	
B. CHUẨN BỊ:	
 1. Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Giới thiêu. bài:Tiết 1
 Ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh, giờ hôm nay 
văn bản “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” chúng ta sẽ rõ hơn cách sống và làm việc của Bác.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
20
Phút
15
phút
Hoạt động 1
Gv đọc mẫu, hs đọc, nhận xét.
Nêu chú thích.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản? Văn bản nêu những nội dung nào?
Hs thảo luận, nêu, nhận xét.
Gv chốt.
Hoạt động 2
Vốn văn hóa nhân loại của Bác sâu rộng như thế nào? vì sao Bác lại có vốn thi thức sâu rộng như vậy?
Hs phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv chốt, bình.
I. Đoc, tìm hiểu chung văn bản:
 1. Đọc:
 2. Hoàn cảnh ra đời văn bản:
 Năm 1990 nhân kỷ niệm 100 năm ngà sinh của Bác.
 3. Phương thức biểu đạt:
 Văn bản kết hợp kể và bình luận.
 4. Chia đoạn:
 a. Đầu đến hiện đại: Hồ Chí Minh vói sự tiếp thu văn hóa dân tộc, nhân loại.
 b. Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc, nhân loại:
 a. Hiểu sâu sắc văn hóa nhiều nơi, nhiều nước; biết rất nhiều ngoại ngữ; thông kim, bác cổ.
 b. Có vốn tri thức sâu rộng là vì Bác có khát vọng cứu nước, cứu dân tộc. Vì con đường cách mạng đầy truân chuyên, nhiều gian khổ.
 4. Củng cố: ( 3 phút ).
 - Hoàn cảnh ra đời, phương thức biểu đạt, chia đoạn của văn bản.
 - Hồ Chí Minh có vốn tri thức sâu rộng “ thông kim, bác cổ” là vì Người có khát vọng cao cả.
 5. Dặn dò: ( 2 phút ).
 - Tìm hiểu về LỐI SỐNG của Bác.
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 16 THÁNG 8 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 19 THÁNG 8 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 19 THÁNG 8 NĂM 2009
TIẾT 02 
TUẦN 01
TÊN BÀI DẠY:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và 
hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 2. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.	
B. CHUẨN BỊ:	
 1. Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Chia đoạn và nêu nội dung của đoạn trong văn bản “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” ?
 - Hồ Chí Minh vói sự tiếp thu văn hóa dân tộc, nhân loại.
. - Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
 3. Giới thiêu. bài: Tiết 2
 Ở tiết 1 các em đã tìm hiểu Hồ Chí Minh vói sự tiếp thu văn hóa dân tộc, nhân loại. Ở tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu : Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
15
Phút
10
phút
10
phút
Hoạt động 3
Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn?
Phong cách sống của Bác được tác giả
đề cập tới ở những phương diện nào? 
Cụ thể ra sao?
Hs phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv chốt, 
(Tích hợp với văn bản: “Đức tính giản dị
của Bác Hồ”, vở kịch “Đêm trắng”, các
văn bản thơ khác).
Học sinh liên hệ với những bài viết đã
sưu tầm được.
Theo tác giả, lối sống của Bác chúng ta
cần nhìn nhận như thế nào cho đúng?
Hs phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv chốt, 
Tác giả so sánh Bác với nhân vật nào?
Hoạt động 4
Những đặc sắc về nghệ thuật của văn
bản?
Hs phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv chốt.
Giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản?
Hoạt động 5
Gv hướng dẫn, hs thực hiện.
Theo dõi, nhận xét.
Mở bài:
Nêu hoàn cảnh tiếp cận văn bản.
Thân bài:
Nội dung bài.	Nghệ thuật bài.
Bài học cho bản thân.	
Kết bài:
Khẳng định cảm nghĩ..
 2. Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh:.
 a.Thể hiện ở lối sống giản dị: mà thanh cao
của Người.
 - Nơi ở, nơi làm việc: “Chiếc nhà sàn nhỏ
bằng gỗ” “Chỉ có vài phòng tiếp khách, họp Bộ 
Chính trị, làm việc và ngủ đồ đạc rất mộc mạc, 
đơn sơ”.
 -Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu chiếc 
áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
 - Tư trang: “Tư trang ít ỏi, một chiếc vali
con với vài bộ quần áo, vài vật kỷ niệm”.
 - Việc ăn uống: “Rất đạm bạc” Những món 
ăn dân tộc không cầu kỳ “Cá kho, rau luộc, dưa
dưa ghém, cà muối”.
 b. Là lối sống thanh cao:
 - Không phải là một cách tự thần thánh hoá, 
tự làm cho khác đời, hơn đời.
 - Đây cũng không phải là lối sống khắc khổ
của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
 - Là lối sống thanh cao, một cách bồi bổ cho 
 tinh thần sảng khoái, một quan niệm thẩm mỹ 
(Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên).
 - Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác
cũng giống như các nhà nho nổi tiếng trước đây 
(Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm) – Nét đẹp của 
lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam.
 3. Nghệ thuật:
 a. .Kết hợp giữa kể và bình luận.
 b. Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
 c. Đan xen thơ, dùng chữ Hán Việt.
 d., Nghệ thuật đối lập.
 * GHI NHỚ: ( sgk )
III. Luyện tập:
 1. Viết bài cảm nghĩ sau khi học xong văn bản.
.
 4. Củng cố: ( 3 phút ).
 - Hoàn cảnh ra đời, phương thức biểu đạt, chia đoạn của văn bản.
 - Hồ Chí Minh có vốn tri thức sâu rộng “ thông kim, bác cổ” là vì Người có khát vọng cao cả.
 - Nghệ thuật:Kết hợp giữa kể và bình luận.Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.Đối lập.
 5. Dặn dò: ( 2 phút ).
 - Tìm hiểu về LỐI SỐNG của Bác.
 - Chuẩn bị: “Phương châm...; Sử dụng...; Luyện tập...”
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 16 THÁNG 8 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2009
TIẾT 03 
TUẦN 01
TÊN BÀI DẠY:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Nắm được phương châm về lượng, phương châm về chất.
 2. Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp..	
B. CHUẨN BỊ:	
 1. Truyện đọc. 2. Ví dụ.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Bài tập của hs.
 3. Giới thiêu. bài: Tiết 3
 Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai XH trong hội thoại, lượt 
lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo
của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
10
phút
10
phút
15
phút
Hoạt động 1
Hs đọc.
Câu trả lời có mang đầy đủ nội dung không? Cần trả lời như thế nào? Em rút ra nhận xét gì trong giao tiếp?
Hs phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv chốt.
Hoạt động 2
Vì sao truyện lại gây cười? Lẽ ra anh 
“Lợn cưới”và anh “áo mới”phải hỏi và trả 
lời như thế nào để nghe đủ biết được 
điều cần hỏi và trả lời?
Hs phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv chốt.
Hoạt động 3
Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 Phát hiện lỗi. Phân tích.
 Trình bày trước lớp.
 Gv chốt.
 Học sinh đọc yêu cầu cảu đề bài.
 Điền. Trình bày trước lớp.
 Gv chốt.
 Một học sinh đọc truyện.
 Nêu yêu cầu của bài tập.
 Làm bài tập. Trình bày.
 Gv chốt.
 Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 Suy nghĩ. Trình bày trước lớp.
 Gv chốt.
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập thêm
I. Phương châm về lượng:
 1.Đọc, trả lời:
 a. Không mang đủ nội dung, ý nghĩa.
 b. Cần phải có địa điểm rõ ràng, cụ thể.
 c. Khi nói cần có nội dung đúng yêu cầu.
 * GHI NHỚ: ( SGK ).
II. Phương châm về chất:
 1. Đọc, trả lời:
 a. Câu hỏi và trả lời có những từ thừa “cưới”, “áo mới”.
 b. Không nên trả lời thiếu hoặc thừa.
 * GHI NHỚ: ( SGK ).
III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1
 a gia súc nuôi ở trong nhà.Lặp từ ngữ 
gia súc-nuôi ở trong nhà (Thừa)
 b loài chim có hai cánh.Thừa cụm từ 
“có hai cánh” vì đó là đặc điểm của loài chim.
 2. Bài tập 2:
 Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
 a. nói có sách, mách có chứng.
 b. nói dối. c. nói mò.
 d.nói nhăng, nói cuội. e.nói trạng.
 Đều chỉ cách nói tuân thủ hoặc vi phạm
phương châm về chất.
 3. Bài tập 3:
 Truyện cười “Có nuôi được không”.
 Ở đây phương châm về lượng đã không
được tuân thủ vì câu hỏi “Rồi có nuôi được không?”
Thừa.
 4. Bài tập 4:
 a- Các từ ngữ này được sử dụng trong hội
thoại để bảo đảm tuân thủ phương châm về chất
nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực 
của nhận định hay thông tin mình đưa ra chưa 
được kiểm chứng.
 b- Sử dung các từ ngữ này trong diễn đạt 
để tuân thủ phương châm về lượng: Báo cho người
nghe biết việc nhắc lại nội dung đãcũ là do chủ 
ý của người nói.
 Bài tập 1, 4, 3 .
 4. Củng cố: ( 3 phút ).
 - Khi nói cần có nội dung đúng yêu cầu..
 - Không nên trả lời thiếu hoặc thừa.
 5. Dặn dò: ( 2 phút ).
 - Học bài. - Xem lại các bài tập. - Làm bài tập 5 
 - Chuẩn bị: “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh...”
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 16 THÁNG 8 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 2009
TIẾT 04 
TUẦN 01
TÊN BÀI DẠY:
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂNBẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh,làm cho văn ...  (sgk)
III. Luyện tập:
 1. Đọc diễn cảm.
 2. Tập phân tích đoạn trích.
 4. Củng cố: ( 2 phút )
 - Lòng nhân đạo của Nguyễn Du:
 Khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người và thế lực đồng tiền.
 Thương cam trước thực trạng nhân phẩm con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
 - Nghệ thuật:
 Nghệ thuật kể chuyện rất gọn, mạch lạc, kết hợp miêu tả chân dung thể hiện tính cách nhân vật bằng một vài từ rất đời thường mà rất đúng, rất đắt.
 5. Dặn dò: ( 3 phút )
 - Học thuộc bài thơ. 
 - Soạn: “Miêu tả trong văn bản tự sự; Bài viết số 2”.
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 27 THÁNG 9 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 2009
TIẾT 33
TUẦN 07
TÊN BÀI DẠY:
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc,cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
 2. Rèn luyện các kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản.
 B. CHUẨN BỊ:	
 1. Văn bản.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Lòng nhân đạo của Nguyễn Du:? 
 Khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người và thế lực đồng tiền.
 Thương cam trước thực trạng nhân phẩm con người bị hạ thấp, bị chà đạp. 
 3. Giới thiêu. bài: Tiết 33
 Miêu tả cần trong văn bản tự sự như thế nào...
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
15
phút
20
phút
Hoạt động 1
Hs đọc, thảo luận, trả lời.
Gv phân tích, chốt
Kể về trận đánh nào? Quang Trung làm gì, Xuất hiện như thế nào? Chỉ ra các chi tiết miêu tả?
Hs đọc, thảo luận, trả lời.
Gv phân tích, chốt
So sánh?
Vì sao ở đoạn trich sự việc lại tái hiện cụ thể và sinh động?
Hs thực hiện, rút ra kết luận.
Hoạt động 2
Hướng dẫn hs thực hiện.
Nhận xét.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
 1. Đọc và trả lời:
 a. Đánh đồn Ngọc Hồi.
 b. Các sự việc diễn ra:
 - Vua Quang Trung cho ghếp ván...thêo sau.
 - Quân Thanh bắn ra...làm hại mình.
 - Quân của Quang Trung... xông lên đánh.
 - Quân Thanh...đại bại.
 c. Chưa cho người đọc thấy sự việc diễn ra như thế nào. Nhờ có yếu tố miêu tả hành động, sự việc,cảnh vật và con người nên sự việc được tái hiện cụ thể và sinh động.
 * GHI NHỚ: (sgk)
II. Luyện tập:
 1. Bài tập 1:
 Mai cốt cách...
 Mây thua...
 Mùa xuân...
 2. Bài tập 2:
 4. Củng cố: ( 2 phút )
 - Nhờ có yếu tố miêu tả hành động, sự việc,cảnh vật và con người nên sự việc được tái hiện cụ thể và sinh động.
 5. Dặn dò: ( 3 phút )
 - Luyện viết văn bản có yếu tố miêu tả. 
 - Soạn, chuẩn bị “Bài viết số 2”.
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 27 THÁNG 9 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 02 THÁNG 10 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 2009
TIẾT 34,35
TUẦN 07
TÊN BÀI DẠY:
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2 – VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả hành động, sự việc,cảnh vật và con người.
 2. Rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, trình bày.
 B. CHUẨN BỊ:	
 1. Văn bản.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Giới thiêu. bài: Tiết 34, 35
 Miêu tả cần trong văn bản tự sự như thế nào...
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Hs chép đề.
Hoạt động 2
Tìm hiểu thể loại, đối tượng.
Hoạt động 3
Lập dàn ý chi tiết kết hợp với miêu tả hành động, sự việc.
Hoạt động 4
Chọn từ ngữ thích hợp, đặt câu, dựng đoạn.
Hoạt động 5
Hoạt động 6
I. Đề:
 1. Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
II. Tìm hiểu đề:
 a. Thể loại: Tự sự kết hợp với miêu tả.
 b. Đối tượng; Người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị...)
III. Dàn ý:
 1. Mở bài:
 a. Giới thiệu người thân.
 b. Hoàn cảnh xa cách.
 c. Nằm mơ gặp.
 2. Thân bài:
 a. Hình dáng người thân ( miêu tả ).
 b. Hoạt động người thân ( miêu tả hành động, sự việc).
 3. Kết bài;
 a. Cảm tưởng về cuộc gặp gỡ trong giấc mơ.
IV. Tìm từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết đoạn: 
V. Viết văn bản:
VI. Đọc, kiểm tra văn bản:
 4. Củng cố: 
 - Nhờ có yếu tố miêu tả hành động, sự việc,cảnh vật và con người nên sự việc được tái hiện cụ thể và sinh động.
 5. Dặn dò: 
 - Luyện viết văn bản có yếu tố miêu tả. 
 - Soạn, chuẩn bị “Kiều ở lầu Ngưng Bích; Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga;Trau dồi vốn
từ; Miêu tả nội tâm...”.
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 04 THÁNG 10 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2009
TIẾT 36
TUẦN 08
TÊN BÀI DẠY:
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo Kiều
 2. Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thuoaị, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 B. CHUẨN BỊ:	
 1. Văn bản.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Miêu tả cần trong văn bản tự sự như thế nào?
 Nhờ có yếu tố miêu tả hành động, sự việc,cảnh vật và con người nên sự việc được tái hiện cụ thể và sinh động.
 3. Giới thiêu. bài: Tiết 36
 Tâm trạng của Kiều thể hiện dưới ngòi bút...
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
5
phút
5
Phút
7
phút
10
Phút
3
phút
5
phút
Hoạt động 1
Giáo viên đọc mẫu, HS đọc
Vị trí đoạn trích?
Đoạn trích chia làm mấy phần? Ý mỗi phần?
Hs thảo luận, trả lời.
Gv chốt.
Hoạt động 2
Kiều cảm nhận phong cảnh xung quanh như thế nào? Không gian, tâm trạng con người?
Hs thảo luận, trả lời.
Gv phân tích, bình, chốt.
Hoạt động 3
Trong cảnh ngộ của mình, Kiều đã nhớ đến ai? Ai trước, ai sau? Như thế có hợp lý không? Vì sao?
Là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với lý do khác nhau, thể hiện khác nhau, hãy phân tích cách dùng từ?
Hs thảo luận, trả lời.
Gv phân tích, bình, chốt
Nhận xét Kiều qua nỗi nhớ thương ?
Hs thảo luận, trả lời.
Hoạt động 4
Cảnh là thực hay hư?
Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
Hs thảo luận, trả lời.
Gv phân tích, bình, chốt
Nhận xét cách dùng điệp ngữ, từ láy, Câu hỏi tu từ trong đoạn cuối? Cách dùng nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật?
Hs thảo luận, trả lời.
Gv phân tích, bình, chốt
Hoạt động 5
Em cảm nhận như thế nào về nghệ thuật đoạn trích?
Thái độ, tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào?
Hs thảo luận, trả lời.
Hoạt động 6
Em hiểu thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
Hs thực hiện.
Gv theo dõi, nhận xét.
I. Đọc, tìm hiểu chung:
 1. Đọc:
 2. Chú thích: sgk.
 3. Vị trí đoạn trích:
 Nằm ở phần hai: Gia biến và lưu lạc.
 4. Chia đoạn: Ba đoạn.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Sáu câu thơ đầu:
 a. Một khung cảnh mênh mông , hoang vắng thiếu vắng cuộc sống của con người...gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian ( mây sớm, đèn khuya ).
 b. Nỗ cô đơn buồn tủi, chán chường, những vò xé ngổn ngang trong lòng trước hoàn cảnh, số phận éo le.
 2. Tám câu tiếp:
 a. Nỗi nhớ Kim Trọng:
 Nàng nhớ người yêu vì nghĩ nàng đã phụ tinh Kim Trọng. Nhớ cảnh thề nguyền, hình dung Kim Trọng đang mong đợi, nỗi ân hận mình phụ tìnhNỗi nhớ ấy theo suốt mười lăm năm lưu lạc sau này.
 b. Nỗi nhớ cha mẹ:
 Xót xa cha mẹ mong tin con, xót thương vì không được chăm sóc cha mẹ già yếu ( xót người tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh ).
 c. Kiều vị tha, nhân hậu, thủy chung,giàu đức hy sinh (nhớ người thân mà cố quên đi nỗi đau khổ của mình ).
 3. Tám câu còn lại:
 a. Tả cảnh ngụ tình: Buồn lo.
 Mỗi cặp câu, một nỗi nhớ, nỗi buồn.
 “Thuyền... thấp thoáng... xa xa”: Thân phận bơ vơ nơi đất khách.
 “Cánh hoa trôi... biết là về đau”: Số phận chìm nổi long đong vô định.
 Khắc “Chân mây mặt đất” xanh xanh, dầu dầu, tê tái, héo úa, mịt mờ: Nỗi đau tê tái.
 Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi”: Âm thanh dữ dội , biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống: Kiều lo âu sợ hãi
 b. Điệp: “Buồn trông”: Điệp khúc của tâm trạng.
 Câu hỏi tu từ không trả lời: Sự bế tắc, tuyệt vọng.
 Tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi: Bế tắc, tuyệt vọng.
 4. Nghệ thuật:
 Nghệ thuật: Miêu tả nội tâm nhân vật: Diễn biến tâm trạng qua (ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình)
 * GHI NHỚ: (sgk)
II. Luyện tập:
 1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 Miêu tả cảnh qua cái nhìn của nhân vật, diễn tả tâm trạng nhân vật
 VD: 1 số đoạn trong Thuý Kiều:Người lên ngựa... Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san; Dưới cầu nước chảy trong veo...
Tám câu cuối đoạn trích.
 4. Củng cố: ( 2 phút )
 - Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo Kiều.
 5. Dặn dò: ( 3 phút )
 - Học bài; tâp phân tích văn bản. 
 - Soạn, chuẩn bị “LụcVân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga;Trau dồi vốn từ; Miêu tả nội tâm..”.
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 04 THÁNG 10 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 07 THÁNG 10 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 07 THÁNG 10 NĂM 2009
TIẾT 37
TUẦN 08
TÊN BÀI DẠY:
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
 2. Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật, Lục vân Tiên, Kiều Nguyệt nga.
 3.Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của.
 B. CHUẨN BỊ:	
 1. Văn bản.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích.
 3. Giới thiêu. bài: Tiết 36
 Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là 1tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Ngay từ năm 1864, tức là chỉ 10 năm sau khi tác phẩm ra đời, 1 người Pháp đã dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp, mà điều thoi thúc ông ta chính là hiện tượng đặc biệt “Ở Nam kì lục tỉnh, có lẽ không có 1 người chài lưới hay người láy đò nào lại không ngâm nga vài ba câu (Lục vân Tiên) trong khi đưa đẩy mái chèo”. Ông xem “Lục Vân Tiên” như là 1 sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả trung thực những tình cảm của cả 1 dân tộc”.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Giáo viên đọc mẫu, HS đọc
Hs đọc phần chú thích về tác giả, tác phẩm.
Gv giảng thêm:
Kết cấu truyện theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, nghĩa là theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời nhân vật chính. Truyện được viết mục đích là truyền dạy đạo lí làm người: xem trọng tình nghĩa con người, đề cao tinh thần nghĩa hiệp, thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng. Về thể loại: truyện thơ nôm... để kể.
I. Đọc, tìm hiểu chung:
 1. Đọc:
 2. Chú thích: sgk.
 a. Tác giả;
 Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
 b. Tác phẩm:
 Đặc điểm thể loại: là 1 truyện thơ Nôm mang tính chất là 1 truyện để kể.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9 (1).doc