Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 72

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 72

 TUẦN 1 :

 Bài 1: tiết 1 : văn bản : CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

 Soạn : . ( Lí Lan )

 Dạy :

 A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS có thể :

 - Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái

 cũng như ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người . Từ đó xác định rõ

 hơn trách nhiệm, tình cảm của mình với cha mẹ .

 - Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản.

 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc và soạn bài trước ở nhà

 * GV : Máy chiếu hoặc bảng phụ

 C / Hoạt động trên lớp :

 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số : 7 : 7 :

 2. Kiểm tra bài cũ : ( 3 )

 - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài và dụng cụ học tập của HS

 3. Bài mới : Giới thiệu bài (1)

 Tuổi thơ của mỗi người thường gắn với mái trường, thầy cô, bè bạn. Trong muôn vàn những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò, có lẽ kỉ niệm về ngày chuẩn bị đến trường đầu tiên là rất sâu đậm khó quên. Bài văn mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được tâm trạng của một con người trong thời khắc đó.

 

doc 95 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân phối chương trình môn : Ngữ văn 7
Tuần
Bài
Tiết
Tên bài
Ghi chú
1
Cổng trường mở ra
1
1
2
Mẹ tôi
3
Từ ghép
4
Liên kết trong văn bản
5 , 6
Cuộc chia tay của những con búp bê
2
2
7
Bố cục trong văn bản
8
Mạch lạc trong văn bản
9
Những câu hát về tình cảm gia đình
3
3
10
Những câu hát về tình yêu quê hương - đất nước con người
11
Từ láy
12
Quá trình tạo lập văn bản - Viết bài TLV số 1 ở nhà
13
Những câu hát than thân
4
4
14
Những câu hát châm biếm
15
Đại từ
16
Luyện tập tạo lập văn bản
17
Sông núi nước Nam , Phò giá về kinh
5
5
18
Từ Hán Việt
19
Trả bài TLV số 1
20
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
21
Côn Sơn ca . Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ( tự học có hướng dẫn )
6
6
22
Từ Hán Việt (tiếp )
23
Đặc điểm văn bản biểu cảm
24
Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
25 , 26
Sau phút chia ly , Bánh trôi nước (tự học có hướng dẫn )
7
7
27
Quan hệ từ
28
Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
29
Qua đèo Ngang
8
8
30
Bạn đến chơi nhà
31, 32
Viết bài TLV số 2 ( tại lớp )
33
Chữa lỗi về quan hệ từ
9
8 - 9
34
Xa ngắm thác núi Lư
35
Từ đồng nghĩa
36
Cách lập ý của bài văn biểu cảm
37
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
10
10
38
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
39
Từ trái nghĩa
40
Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật , con người
41
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
11
11
42
Kiểm tra văn
43
Từ đồng âm
44
Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm 
Tuần
Bài
Tiết
Tên bài
Ghi chú
45
Cảnh khuya , Rằm tháng giêng
12
11- 12
46
Kiểm tra tiếng Việt
47
Trả bài TLV sô 2
48
Thành ngữ
49
Trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng Việt
13
12
50
Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
51 , 52
Viết bài TLV số 3 ( tại lớp )
53 , 54
Tiếng gà trưa
14
13
55
Điệp ngữ
56
Luyện nói : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
57
Một thứ quà của lúa non : Cốm
15
13 - 14
58
Chơi chữ
59 , 60
Làm thơ lục bát
61
Chuẩn mực sử dụng từ
16
14 - 15
62
Ôn tập văn biểu cảm
63
Sài Gòn tôi yêu
64
Mùa xuân của tôi
65
Luyện tập sử dụng từ
17
15-16-17
66
Trả bài TLV số 3
67
Ôn tập tác phẩm trữ tình
68
Ôn tập tác phẩm trữ tình ( tiếp )
69
Ôn tập tiếng Việt ; Ôn tập tiếng Việt ( tiếp )
18
16 - 17
70
Chương trình địa phương ( phần tiếng Việt ) 
71 , 72
Kiểm tra học kì I ( đề tổng hợp )
 Tuần 1 : 	&
 Bài 1: tiết 1 : văn bản : 	Cổng trường mở ra 
 Soạn : ..	 ( Lí Lan )
 Dạy : 
 A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS có thể :
 - Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái 
 cũng như ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người . Từ đó xác định rõ 
 hơn trách nhiệm, tình cảm của mình với cha mẹ . 
 - Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản.
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc và soạn bài trước ở nhà
	 * GV : Máy chiếu hoặc bảng phụ 
 C / Hoạt động trên lớp : 
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :	7 :	7 :
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 3’ ) 
 	- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài và dụng cụ học tập của HS
 3. Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 	Tuổi thơ của mỗi người thường gắn với mái trường, thầy cô, bè bạn. Trong muôn vàn những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò, có lẽ kỉ niệm về ngày chuẩn bị đến trường đầu tiên là rất sâu đậm khó quên. Bài văn mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được tâm trạng của một con người trong thời khắc đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Tìm hiểu chung: (4’ )
? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em cho biết ở VB này t/giả viết về cái gì ? Việc gì ?
? Theo em ‘’ Cổng trường mở ra ‘’ thuộc kiểu VB nào ? Vì sao em biết ?
* GV chốt:
- Kiểu VB : nhật dụng
- Thể loại : Bút kí - biểu cảm.
II . Đọc, hiểu văn bản : (20’ )
1) Đọc, tìm hiểu chú thích.
 * GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu : Giọng đọc nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình. 
 * GV nhận xét và lưu ý HS một vài chú thích.
 2) Bố cục : 2 đoạn
? Em hãy xác định bố cục của VB này ? ý chính của mỗi phần ?
* GV chốt :
 - VB gồm 2 đoạn.
3. Tìm hiểu văn bản: 
 ? Căn cứ vào nội dung của VB, cho biết n/vật chính là ai ? vì sao ? 
? Vậy phần đầu của VB toát lên nội dung gì?
Diễn biến tâm trạng của người mẹ trong 
đêm trước ngày khai trường của con.
 ? Trong đêm đầu tiên trước ngày khai trường của con, nhìn đứa con đang ngủ, bà mẹ hiểu tâm trạng của con mình ntn ? tìm những biểu hiện cụ thể ?
* GV chốt:
 - Cảm nhận được sâu sắc diễn biến tâm trạng của con: Háo hức, thanh thản.
? ‘’ Háo hức ‘’ là từ diễn tả trạng thái t/cảm ntn ? Tìm những từ đồng nghĩa ? 
? Vậy còn tâm trạng của người mẹ ra sao ?
’ GV dùng bảng phụ:
? Theo em điều gì khiến người mẹ thao thức, 
 suy nghĩ, k0 ngủ được ?
 1. Lo cho con
 2. Giúp con chuẩn bị đồ dùng
 3. Dọn dẹp nhà cửa, làm 1 vài việc lặt vặt 
 cho riêng mẹ.
 4. Mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về tương lai của 
 con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai
 trường năm xưa của mình. 
 b) ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của người 
 mẹ.
 ? Trong tâm trạng ngày khai trường ấy, những kỉ niệm nào về tuổi ấu thơ của người mẹ là sâu đậm nhất ?
 ? Tại sao bà mẹ lại nhớ về ngày đi học đầu tiên trong đêm trước ngày khai trường của con ?
? Để diễn tả sâu sắc tinh tế diễn biến tâm trạng của n/vật, t/giả đã dùng những từ :
 ‘’ háo hức, trằn trọc, xao xuyến, hồi hộp, hốt hoảng, nôn nao ‘’ những từ đó thuộc từ loại nào ? 
 ? Những động từ này thường được sử dụng trong thể loại nào ? nhằm mục đích gì ?
 ? Trước ngày khai trường của con người mẹ k0 chỉ nhớ về kỉ niệm ấu thơ của mình mà còn liên tưởng tới ngày khai trường ở nước Nhật. Em hãy đọc đoạn văn này ?
 ? Từ sự liên tưởng ấy bà mẹ còn suy nghĩ đến vấn đề gì ? Mong ước điều gì ?
 * GV chốt:
 Suy nghĩ về vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục, của nhà trường.
 ’ GV dùng bảng phụ hoặc máy chiếu:
 ? Trong những câu văn sau, câu văn nào thể hiện tập trung nhất suy nghĩ của người mẹ về tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ ?
 A. Mẹ nghe nói  tươi vui.
 B. Tất cả quan chức  lớn nhỏ.
 C. Các quan chức  học sinh.
 D. Thế giới này  sẽ mở ra .
 ? Vậy đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ?
* GV chốt :
 - Mái trường là nơi nuôi dưỡng tri thức, bồi đắp tâm hồn, chắp cánh cho ước mơ của thế hệ trẻ.
 ? Có ý kiến cho rằng : Người mẹ trong bài văn này đang tâm sự với con, nhưng lại có ý kiến cho rằng bà mẹ đang tâm sự với chính mình. ý kiến của em ntn ?
’ GV nhấn mạnh:
 Xuyên suốt bài văn, n/vật người mẹ là n/vật tâm trạng, ng2 độc thoại nội tâm là chủ đạo . 
Cho nên người mẹ nói thầm với con cũng là đang nói thầm với mình, với mọi người như 1 thông điệp : Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ, cho sự nghiệp giáo dục, bởi : Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. 
? Qua tìm hiểu bài văn trên, em thấy n/vật người mẹ là người ntn ? 
 * GV chốt:
 - Là người mẹ thương yêu, quan tâm đến con. 
 ? Trong tác phẩm văn học nào em đã học cũng có h/ả bà mẹ như vậy ?
 ? Bài văn được viết theo những phương thức biểu đạt nào ?
 III. Tổng kết: ( 5’ ) ( ghi nhớ - SGK )
 * GV hướng dẫn HS tổng kết
 ?Qua tìm hiểu VB ‘’Cổng trường mở ra ‘’ em thấy có những thành công gì về nghệ thuật ? ( cách viết, lời văn )
 ? Qua VB này, em hiểu được những điều gì ?
 * GV chốt: ( Ghi nhớ - SGK - tr 9 )
- GV gọi 1 HS đọc phần ( ghi nhớ )
 IV. Luyện tập : ( 5’ )
 - GV hướng dẫn HS l/tập.
 - Bài tập 2 GV yêu cầu HS viết đoạn văn khoảng 5 - 6 câu 
 ’ GV nhận xét bổ sung .
* HS trả lời:
- Tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường đầu tiên.
’ Thuộc kiểu VB nhật dụng
’ Thể loại bút kí.
- Hai HS đọc tiếp.
- HS giải nghĩa các từ khó:
+ Chú thích : 3,5,6 ( từ đồng nghĩa)
+ Chú thích : 1,4,10 ( từ Hán Việt )
* HS xác định bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu  đến ngày đầu năm học
’ ND: Tâm trạng của 2 mẹ con trong buổi 
 tối trước ngày khai giảng. 
- Đoạn 2: Thực sự mẹ k0 lo lắng  đến hết. 
’ ND: ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của 
 mẹ.
* HS xác định:
- Nhân vật chính: Người mẹ, đứa con. ’ vì 
 hầu hết mọi suy nghĩ, tâm trạng của n/vật trong VB là của người mẹ.
* HS suy nghĩ trả lời: 
- Cảm nhận được sự quan trọng của ngày đầu tiên đến trường.
- Như thấy mình đã lớn.
- Giúp mẹ  giấc ngủ đến dễ dàng.
- Trạng thái t/cảm vui, phấn khởi khi nghĩ đến 1 điều hay và nóng lòng muốn làm ngay.
- Từ đồng nghĩa : náo nức , khấp khởi  
’ Người mẹ thao thức, suy nghĩ , k0 ngủ 
 được. 
* HS thảo luận theo nhóm:
Đáp án : 4 
* HS tìm chi tiết - trả lời:
- Tiếng đọc bài trầm bổng.
- Bà ngoại dắt mẹ tới trường. 
’ HS khá giỏi phát biểu:
- Vì trong tâm trạng dạt dào cảm xúc, người mẹ như thấy mình trẻ lại, thấy tuổi thơ của mình sống dậy  Hơn thế nữa, người mẹ còn mong muốn cái ấn tượng đẹp đẽ ấy cũng sẽ khắc sâu vào tâm hồn con, truyền cho con những cảm xúc xao xuyếnkhi nhớ về ngày đầu tiên đến trường của mình, một ngày vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. 
- Thuộc từ loại : động từ chỉ trạng thái.
- Trong thể loại tự sự
’ Nhằm miêu tả diễn biến tâm trạng n/vật.
* HS tìm và đọc đoạn văn:
‘’ Mẹ nghe ’ sau này ‘’.
- Bà mẹ suy nghĩ về vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục, của nhà trường với thế hệ trẻ .
- HS suy nghĩ lựa chọn câu trả lời đúng:
’ Đáp án : D
- Đó là thế giới của những điều hay lẽ phải ở tình thương và đạo lí làm người. Đó là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú, kì diệu. Đó là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp thuỷ chung. Đó là thế giới của những ước mơ và khát vọng bay bỏng.
* HS thảo luận - phát biểu :
- Người mẹ nói thầm với con nhưng cũng là đang nói thầm với mình, với mọi người như là 1 thông điệp.
* HS nêu cảm nghĩ - nhận xét:
Người mẹ rất yêu thương, quan tâm với con, biết nâng niu những kỉ niệm đẹp đẽ.
- Bà mẹ Mạnh Tử trongh tác phẩm ‘’ Mẹ hiền dạy con ‘’.
- PTBĐ : Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm
* HS dựa vào phần ( ghi nhớ ) trả lời:
- Cách viết như nhật kí
- Lời văn tha thiết, sâu lắng, nhỏ nhẹ.
’ Tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con
’ Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
* 1 HS đọc ( ghi nhớ )
1) Bài tập 1: ( tr 9 )
’ 2 HS trả lời ý kiến riêng của mình.
2) Bài tập 2: 
’ 2 HS đọc đoạn văn mình viết .
 4. Củng cố: ( 2’ ) ’ GV dùng bảng phụ hoặc máy chiếu .
 ? Trong những nội dung sau, nội dung nào là nội dung chính được biểu hiện trong VB 
 ‘’ Cổng trường mở ra ‘’ ?
Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Tái hiện lại những tâm tư t/cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
Cả A, B, C đều đúng.
 	’ HS chọn đáp án : C
 5. Hướng dẫn về nhà: ( 3’ )
 - Học thuộc phần ( ghi nhớ ) để nắm chắc nội dung bài học.
 - Đọc bài đọc thêm ‘’ Trường học ‘’
 -Làm và hoàn thiện bài tập 2 ( SGK - TR9 )
 ’ Soạn bài: VB “ Mẹ tôi “ 
Chú ý so sánh và tìm ra những nét tương đồng trong h/ả người mẹ ở cả 2 VB 
“ Cổng trường m ... thiên nhiên rộng lớn > < với con người nhỏ bé cô đơn.
III) Tổng kết : (ghi nhớ :SGK - 104 ) (5’ )
? Bài thơ tả cảnh hay tả tình ?
? Nêu cảm nhận chung của em qua tìm hiểu bài thơ “ Qua đèo Ngang ” ? 
- GV gọi 1 HS đọc ( ghi nhớ )
IV) Luyện tập : ( 5 ‘ )
* Bài tập 1: 
? Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ Ta với ta ” ?
* 1 HS đọc chú thích ộ .
- HS phát hiện dựa vào phần chú thích (ộ) và tự ghi thông tin vào vở .
- Bài thơ được viết trong 1 buổi chiều tà khi bà từ Thăng Long vào Huế dạy học.
- * HS quan sát - trả lời :
* HS quan sát trên bảng phụ và xác định thể thơ.
- Thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật.
 ( Đáp án : C )
- Bài thơ có 8 câu , mỗi câu có 7 chữ .
- Gieo vần ở tiếng cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8
- Đối ở các câu: 3 - 4 ; 5 - 6
* 2 HS đọc lại VB.
- HS dựa phần chú thích - giải nghĩa các từ khó ( SGK - 103 )
- VB có bố cục 4 phần theo kết cấu:
+ Đề : 2 câu đầu .
+ Thực : 2 câu tiếp .
+ Luận : 2 câu tiếp .
+ Kết : 2 câu cuối .
- Bóng xế tà ( buổi chiều tà ) ’ thời gian dễ gợi nhớ, gợi buồn.
* HS phát hiện các chi tiết :
- Cỏ , cây , đá , lá , hoa . ’ chen lẫn vào nhau, xâm lấn không ra hàng lối.
* HS thảo luận nhóm - phát biểu :
* 1 HS đọc lại 2 câu thực :
- Đảo ngữ , phép đối .
- Từ láy : lom khom , lác đác .
* HS thảo luận nhóm - phát biểu :
* HS đọc lại 2 câu luận .
- Nghệ thuật đối : đối ý , đối thanh.
- ẩn dụ : Mượn tiếng chim để tỏ lòng người.
* HS thảo luận - phát biểu : 
* HS đọc lại 2 câu kết :
- Trời , non , nước : ’ không gian mênh mông , xa lạ , tĩnh lặng.
- Một mảnh tình riêng ta với ta .’ Tuy 2 mà một, chỉ để nói một con người, một nỗi buồn, một sự cô đơn không ai chia sẻ .
* HS thảo luận - phát biểu :
* HS thảo luận - phát biểu :
- Tả cảnh ngụ tình :
+ Trước hết là tả cảnh
+ Bày tỏ tâm trạng
* HS tự bộc lộ.
* 1 HS đọc ( ghi nhớ )
* HS thảo luận - phát biểu:
- Hàm nghĩa : diễn tả nỗi cô đơn , nỗi buồn thầm lặng của tác giả .
4. Củng cố : (2’ )
 ? Nêu những đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ?
 ? Bài thơ diễn tả tâm trạng gì của tác giả ? 
5. Hướng dẫn về nhà: (1’ )
	- Học thuộc ( ghi nhớ ) để nắm chắc ND , nghệ thuật của VB.
	- Học thuộc lòng văn bản . 	
	’ Soạn bài : “ Bạn đến chơi nhà ” . - ( Nguyễn Khuyến )
	’ Chú ý so sánh cụm từ “ Ta với ta ” được sử dụng trong 2 bài thơ.
	’ Tiết sau học VB : “ Bạn đến chơi nhà ” . 
	------------------------------------------------------------
Tiết 30 : văn bản : 	 bạn đến chơi nhà 
 Soạn : ...	 ( Nguyễn Khuyến )
 Dạy :  	
A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS có thể : 
- Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên dân dã vượt lên hoàn cảnh sống eo hẹp . Đó là một nét đẹp trong nhân cách nhà thơ Nguyễn Khuyến.
- Thể thơ thất ngôn bát cú được Việt hoa trong sáng bình dị. 
- Sự sáng tạo của nhà thơ trong bố cục bài thơ và sử dụng từ ngữ .
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .
	 * GV : - ảnh chân dung Nguyễn Khuyến.
 - Bảng phụ .
 C / Hoạt động trên lớp : 
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :	 7 :	 7 :
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ ) 
 	? Đọc thuộc lòng VB “ Qua đèo Ngang ” ?
	? Có người cho rằng : “ Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình ” , ý kiến của em ntn ? 
’ ý kiến trên là đúng : Tả cảnh ’ ngụ tình .
 3. Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I / Tìm hiểu chung : (4’ )
? Nêu những nét cơ bản về t/giả, tác phẩm ?
- GV cho HS quan sát ảnh chân dung của t/giả Nguyễn Khuyến .
? VB “ Bạn đến chơi nhà ” viết theo thể thơ nào ? 
? Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ ?
II / Đọc , hiểu văn bản : 
1) Đọc, tìm hiểu chú thích : (5’ )
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc : giọng 
 Hóm hỉnh .
? Giải nghĩa các từ ở các câu : 1 ,3 ,4 ,5 ?
2) Tìm hiểu văn bản : 
a) Câu 1 : Cảm xúc khi bạn đến nhà (3’ )
? Câu thơ nhập đề nói về điều gì ? cụm từ 
 “ Đã bấy lâu nay ” có ý nghĩa nhắc nhở thời gian hay bày tỏ niềm chờ đợi bạn ?
 ? Cách xưng hô có gì đặc biệt ?
? Quan hệ t/cảm bạn bè ở đây ntn ?
* GV chốt:
- Sự hồ hởi , vui vẻ , thực lòng.
- Tình bạn bền chặt , thuỷ chung , thân thiết.
b) Sáu câu tiếp : Hoàn cảnh tiếp bạn (8’)
? Ngay sau câu mở đầu , câu thơ tiếp theo nhà thơ nói gì ?
? Tình cảnh gia đình của tác giả ntn ? thể hiện qua những lời thơ nào ?
? Em thấy cách nói này của tác giả có gì độc đáo ?
? Qua cách nói đó em thấy chủ nhà là người ntn ? tình cảm của tác giả với bạn ra sao ?
* GV chốt : 
 - Cách nói hóm hỉnh, hài hước, dí dỏm .
 - Lời phân bua hữu tình, cho thấy chủ nhà là người thật thà chất phác .
’ Thể hiện t/cảm với bạn chan thực , k0 khách sáo.
? Cái “ không ” được đẩy tới tận cùng là gì ?
? Tất cả mọi thứ đều k0 có nhưng tình bạn của họ ntn ? 
? Những câu thơ đó đã hàm chứa điều gì của tác giả ?
* GV chốt : 
- Nụ cười hóm hỉnh, thân mật, tế nhị của tác giả.
? Câu kết bài cho em thấy điều gì của tác giả ?
c) Câu kết bài : Cảm nghĩ về tình bạn (8’ )
? Câu cuối và riêng cụm từ “ Ta với ta “ có những nét gì đặc sắc ? 
? Đó là những cái “ ta ” nào ? ai với ai ?
? Vậy cụm từ “ ta với ta ” diễn tả mối quan hệ tình bạn ntn ?
* GV chốt:
- Sự gắn bó hoà hợp gữa 2 người bạn .
’ Khẳng định tình bạn thanh cao, đẹp đẽ.
? Hãy so sánh cụm từ “ Ta với ta ” ở văn bản “ Qua đèo Ngang ”, em có nhận xét gì ?
III) Tổng kết : (ghi nhớ : SGK - 105 ) (7’ )
? Em có nhận xét gì về giọng điệu, nghệ thuật của bài thơ ?
? Qua đó em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn của ông từ văn bản này ? 
- GV gọi 1 HS đọc ( ghi nhớ )
IV) Luyện tập : ( 5 ‘ )
* Bài tập 1(a): ( SGK - 106 ) 
? Ngôn ngữ ở bài “ Bạn đến chơi nhà ” có gì khác ngôn ngữ ở đoạn thơ “ Sau phút chia li ” ?
’ GV bổ sung , hoàn chỉnh bài tập cho HS.
* 1 HS đọc chú thích (ộ) .
- HS phát hiện dựa vào phần chú thích (ộ) và tự ghi thông tin vào vở .
- Nguyễn Khuyến ( 1835 - 1909 ).
- Là nhà thơ lớn của dân tộc.
- Thể thơ : thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục : 1 - 6 - 1 ( 6 câu nói về gia cảnh )
* 2 HS đọc lại VB .
* HS giải thích nghĩa dựa vào phần chú thích ( SGK - 105 ) 
- Bày tỏ niềm chờ đợi bạn.
- Xưng hô : Bác ’ thể hiện sự thân mật.
* HS thảo luận - trả lời :
* HS đọc lại 6 câu tiếp .
- Nói về gia cảnh : ( hoàn cảnh tiếp bạn )
- Mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà như không .
+ Có trẻ ’ đi vắng.
+ Có cải , cà , bầu , mướp ’ nhưng vì đều chửa ra cây, mới nụ, vừa rụng rốn 
- Cách nói hóm hỉnh, hài hước, dí dỏm .
- Chủ nhà là người thật thà , chất phác.
’ Thể hiện t/cảm với bạn chan thực , k0 khách sáo.
- “ Trầu không có ” .
- Không cần xây cất trên cơ sở vật chất.
* HS thảo luận - trả lời :
- Cảm nghĩ về tình bạn của tác giả .
- Quan hệ từ “ với ” liên kết 2 thành phần 
“ Ta ”.
- “ Ta với ta ” chủ nhân ( tác giả )
 Người khách ( bạn )
* HS thảo luận - trả lời :
- VB “ Qua đèo Ngang ” : 2 từ “ ta ” nhưng cùng chỉ 1 người, 1 tâm trạng cô đơn.
- VB “ Bạn đến chơi nhà ” : chỉ 2 người bạn cùng chung tâm trạng, niềm vui gặp gỡ .
* HS khái quát qua phần ( ghi nhớ : SGK - 105 )
* 1 HS đọc ( ghi nhớ )
* 1 HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 (a).
* HS thảo luận - Nêu ý kiến :
- Bài “ Sau phút chia li ” ’ ngôn ngữ bác học , trang trọng .
- Bài “ Bạn đến chơi nhà ” ’ ngôn ngữ mộc mạc , đời thường . ( nhưng đều tinh tế hấp dẫn )
4. Củng cố : (2’ )
 ? Đọc diễn cảm VB “ Bạn đến chơi nhà ” ?
 ? VB được thể hiện bằng những phương thức biểu đạt nào ? 
5. Hướng dẫn về nhà: (1’ )
	- Học thuộc ( ghi nhớ ) để nắm chắc ND , nghệ thuật của VB.
	- Học thuộc lòng văn bản . Đọc đoạn thơ ( phần đọc thêm )	
	’ Soạn bài : “ Xa ngắm thác núi Lư ” . 
	’ Chú ý : đọc kĩ phần giải nghĩa từ .
	’ Tiết sau viết bài tập làm văn số 2 ( tại lớp ) : 2 tiết . 
	------------------------------------------------------------
Tiết 31 , 32 : Tập làm văn : 	 viết bài tập làm văn số 2 
 Soạn : ...	 Văn biểu cảm ( làm tại lớp )
 Dạy :  	
A / Mục tiêu : Qua viết bài kiểm tra , HS có thể : 
- Trên cơ sở những thao tác, kĩ năng đã được hướng dẫn, HS viết được bài văn biểu cảm về một h/ả thiên nhiên, thực vật, thể hiện t/cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
- Rèn kĩ năng viết văn biểu cảm . 
- Luyện phương pháp trình bày một bài văn có bố cục khoa học .
 B / Chuẩn bị : * HS : Giấy kiểm tra, kiến thức, kĩ năng làm bài văn biểu cảm .
	 * GV : - Đề bài văn biểu cảm .
 C / Hoạt động trên lớp : 
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :	 7 :	 7 :
 2. Kiểm tra bài cũ : ( Không kiểm tra ) 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài : Viết bài văn biểu cảm ( 2 tiết )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I / Đề bài : 
- GV chép đề bài lên bảng .
 Em hãy phát biểu cảm nghĩ về cây hoa phượng mùa hè .
II / Yêu cầu chung : 
- Đọc kĩ đề bài.
- Cần thực hiện đủ các thao tác khi làm văn biểu cảm.
- Vận dụng các kĩ năng :
+ Trình bày cảm xúc.
+ Tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm.
+ Chọn các yếu tố tự sự để bộc lộ cảm xúc.
- Biết thực hiện và tuân thủ các bước khi tạo lập văn bản.
III) Yêu cầu cụ thể : 
1) Về nội dung :
- Trình bày được những suy nghĩ, cảm xúc của mình về loài hoa phượng gắn liền với tuổi học trò.
- Có sự liên hệ với bản thân, có sự minh hoạ những kỉ niệm của mình và bạn bè với cây phượng.
- Cảm xúc sâu sắc, hồn nhiên, chân thực xuất phát từ tâm hồn, tránh dùng lời văn sáo rỗng thiếu chân thực.
2) Về hình thức :
- Bố cục 3 phần rõ ràng.
- Trình bày khoa học, chữ viét đẹp , sạch sẽ .
- Không viết sai chính tả.
- Có liên kết mạch lạc.
- Diễn đạt lưu loát.
IV) Biểu điểm : 
- Điểm 8 - 10 : Đáp ứng cơ bản những yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
- Điểm 6 - 7 : Đáp ứng phần lớn những yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên, song cảm xúc chưa thật phong phú, sâu sắc, mắc một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 : Những bài có bố cục rõ ràng, song nội dung còn sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả .
- Điểm 3 - 4 : Chưa làm rõ được cảm xúc của mình trên cơ sở các yếu tố tự sự, nhưng bước đầu đã xây dựng theo bố cục của bài văn biểu cảm, sai nhiều chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi câu.
- Điểm 1 - 2 : Bài làm lạc sang văn miêu tả. mắc quá nhiều lỗi câu, diễn đạt, chính tả.
* HS chép đề bài vào giấy kiểm tra .
- HS đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề bài. Xác định phạm vi và đối tượng biểu cảm.
* HS vận dụng kiến thức về văn biểu cảm đã học để làm đúng kiểu bài .
* Nắm chắc kĩ năng , phương pháp và các bước tạo lập văn bản. 
* HS tiến hành viết bài và cần đạt được những yêu cầu về nội dung và hình thức như yêu cầu cụ thể ( mục III ).
4. Củng cố : (1’ )
 - GV thu bài , kiểm bài . 
 - GV nhận xét 2 tiết viết bài của HS , đánh giá về ý thức và thái độ làm bài của HS . 
5. Hướng dẫn về nhà: (1’ )
	- Tiếp tục ôn kĩ kiến thức về văn biẻu cảm .
	- Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm . Nắm chắc các bước làm văn biểu cảm .	
	’ Đọc và xem trước tiết : “ Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm ” . 
	’ Tiết sau học : “ Chữa lỗi về quan hệ từ ” . 
	------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(51).doc