Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 24: Sự phát triển của từ vựng

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 24: Sự phát triển của từ vựng

Tiết 24

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

Soạn: 20/09/2009

Dạy:

A. Mục tiêu cần đạt:

 Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. Sự phát triển của từ vựng được thể hiện trước hết ở hình thức một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc.

- Rèn kĩ năng làm bài tập về từ vựng: Nghĩa của từ, vận dụng khi giao tiếp nói và viết.

* Trọng tâm: Phương thức chuyển.

B. Chuẩn bị:

Giáo viên: Soạn bài, tham khảo tài liệu, từ điển Tiếng Việt, bảng phụ

Học sinh: Chuẩn bị bài mới, học bài cũ.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 24: Sự phát triển của từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24
Sự phát triển của từ vựng
Soạn: 20/09/2009
Dạy: 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. Sự phát triển của từ vựng được thể hiện trước hết ở hình thức một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc.
- Rèn kĩ năng làm bài tập về từ vựng: Nghĩa của từ, vận dụng khi giao tiếp nói và viết.
* Trọng tâm: Phương thức chuyển.
B. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Soạn bài, tham khảo tài liệu, từ điển Tiếng Việt, bảng phụ
Học sinh: Chuẩn bị bài mới, học bài cũ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. ổn định:
2. Kiểm tra:
Thế nào là dẫn trực tiếp? cho vd?
Thế nào là dẫn gián tiếp? cho vd?
3. Bài mới: 
* GTB:
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội có sự biến đổi phát triển, có sự biến đổi suy tàn Tiếng Việt là một ngôn ngữ ngày càng phát triển thể hiện ở 3 mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
Hoạt động của thầy và trò
- Học sinh đọc VD trong SGK
H: Từ "kinh tế" trong bài thơ có nghĩa là gì? (trị nước cứu đời)
H: Ngày nay chúng ta có hiểu nghĩa của từ này theo nghĩa của cụ Phan Bội Châu hay không? (không)
H: Vậy, nó được hiểu theo nghĩa nào?
H: Từ đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?
- Học sinh đọc các câu thơ phần a, b.
H: Chú ý những từ in đậm, cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc? nghĩa nào là nghĩa chuyển?
H: Hiện tượng từ ngữ có nghĩa gốc, nghĩa chuyển như trên theo em được thực hiện qua phương thức nào? (Hoán dụ)
H: Từ các VD trên, em có nhận xét gì về sự phát triển của từ vựng? (một từ có nghĩa có thể phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sở của nghĩa gốc)
H: Từ các VD a, b, em có nhận xét gì về sự phát triển của từ vựng ? (luôn biến đổi, không ngừng phát triển)
Hs đọc ghi nhớ sgk?
GV chốt.
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập 1
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu bài tập.
- Chia nhóm thảo luận.
- Nhóm trình bày - nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập 2
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu bài tập.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Bài tập 3: học sinh làm hình thức tương tự bài tập 2.
- bài tập 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm.
- bài tập 5: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên - về nhà học sinh làm vào vở bài tập.
Nội dung
I- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
1. VD:
2. nhận xét:
- Kinh tế (kinh bang tế thế)
- Nghĩa ngày nay: Toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải và vật chất làm ra.
- Nghĩa của từ luôn luôn biến đổi theo TG.
- Chơi xuân (nguồn gốc): Mùa
ngày xuân em - tuổi trẻ (chuyển)
- Tay buôn người - người giỏi về chuyên môn hoặc một nghề nào đó (chuyển)
3. Ghi nhớ ( sgk)
II- Luyện tập:
1. Bài 1: Xác định nghĩa của từ "chân"
a) Nghĩa gốc.
b) Nghĩa chuyển (phương thức hoán dụ)
c) Nghĩa chuyển: (phương thức ẩn dụ) d) Nghĩa chuyển: (phương thức ẩn dụ)
2, Bài 2: Từ "trà" được dùng theo nghĩa chuyển (sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô, pha nước uống)
3. Bài 3: Đồng hồ được dùng theo nghĩa chuyển -> phương thức ẩn dụ (chỉ dụng cụ - khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ.
4. Bài 4: 
a) Hội chứng: tập hợp những triệu chứng cùng xã hội của bệnh (gốc)
- Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội ở nhiều nơi.
VD: Hội chứng lạm phát, thất nghiệp
5. Bài 5: "Mặt trời" (câu 2) được sử dụng theo phương thức tu từ ẩn dụ -> t/c lâm thời, không phải một từ có nhiều nghĩa.
4. Củng cố: 
Nêu đặc điểm của sự phát triển của từ vựng: Vì sao từ vựng lại không ngừng phát triển? Cho vd minh hoạ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học nội dung ghi nhớ
- Làm các bài tập còn lại.
- Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng(tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24.doc